Return to Video

Làm thế nào để phát hiện ra siêu tân tinh - Samantha Kuula

  • 0:03 - 0:12
    Ngay lúc này đây, đâu đó trong vũ trụ,
    một ngôi sao đang phát nổ.
  • 0:12 - 0:15
    Lại thêm một vụ nữa.
  • 0:15 - 0:21
    Trong thực tế, cứ khoảng mỗi một giây
    lại có một siêu tân tinh phát nổ,
  • 0:21 - 0:24
    và trung bình từ 25 tới 50 năm
    lại xuất hiện một siêu tân tinh
  • 0:24 - 0:28
    trong một ngân hà có cùng kích thước
    và độ tuổi với dải Ngân Hà Milky Way.
  • 0:28 - 0:31
    Nhưng ta chưa từng có cơ hội
    chứng kiến một vụ nổ siêu tân tinh nào
  • 0:31 - 0:35
    ngay từ phút bộc phát đầu tiên của nó.
  • 0:35 - 0:37
    Tất nhiên rồi, làm sao có thể đây?
  • 0:37 - 0:40
    Có khoảng hàng trăm tỉ
    ngôi sao ở gần chúng ta
  • 0:40 - 0:42
    cho phép ta quan sát sự kiện
    siêu tân tinh phát nổ
  • 0:42 - 0:44
    xuyên qua bề mặt của ngôi sao.
  • 0:44 - 0:48
    Nhưng sẽ phải cần đến kính thiên văn
    tốt nhất, được đặt vào đúng vị trí
  • 0:48 - 0:52
    ở vào đúng thời điểm
    để thu được dữ liệu có ích.
  • 0:52 - 0:57
    Có thể nói, khả năng xảy ra điều đó
    là cực kì thấp.
  • 0:57 - 1:02
    Nhưng nếu ta phát hiện vụ nổ
    trước khi thấy được ánh sáng từ nó?
  • 1:02 - 1:04
    Điều này nghe có vẻ không tưởng.
  • 1:04 - 1:08
    Suy cho cùng, không gì di chuyển nhanh
    hơn vận tốc ánh sáng, đúng không?
  • 1:08 - 1:10
    Theo tất cả những gì chúng ta biết thì,
    đúng vậy.
  • 1:10 - 1:14
    Nhưng trong cuộc đua, điều đó là vô nghĩa
    nếu bạn đi đường vòng
  • 1:14 - 1:17
    trong khi người khác lại
    thẳng đường chim bay tới đích.
  • 1:17 - 1:19
    Vì chính lí do đó,
  • 1:19 - 1:22
    photon đành thua trong cuộc đua
    siêu tân tinh tới Trái Đất.
  • 1:22 - 1:25
    Neutrino đã thắng.
  • 1:25 - 1:27
    Sau đây là lí do.
  • 1:27 - 1:29
    Siêu tân tinh có hai loại.
  • 1:29 - 1:34
    Loại 1 là những ngôi sao hút
    nhiều vật chất từ ngôi sao khác gần nó,
  • 1:34 - 1:41
    khiến khơi mào phản ứng hạt nhân,
    và từ đó phát nổ.
  • 1:41 - 1:45
    Loại 2, khi ngôi sao tiêu thụ
    hết nhiên liệu hạt nhân,
  • 1:45 - 1:47
    lực hấp dẫn sẽ kéo vào tâm nó mọi vật chất
  • 1:47 - 1:52
    áp đảo và tống đẩy lực lượng tử,
  • 1:52 - 1:58
    phần lõi sẽ sụp đổ bởi sức nặng
    của chính nó trong một phần trăm giây.
  • 1:58 - 2:02
    Trong khi phần rìa của ngôi sao
    không bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ này,
  • 2:02 - 2:04
    phần bên trong của nó tăng tốc
    phóng vào khoảng chân không,
  • 2:04 - 2:10
    đập vào nhân và tạo thành vụ nổ.
  • 2:10 - 2:12
    Trong cả hai trường hợp,
  • 2:12 - 2:16
    ngôi sao phát ra một lượng
    năng lượng khủng khiếp,
  • 2:16 - 2:19
    cùng một lượng vật chất khổng lồ.
  • 2:19 - 2:24
    Trên thực tế, các nguyên tử nặng hơn
    Niken, kể cả vàng hay bạc,
  • 2:24 - 2:29
    chỉ được tạo ra trong
    các phản ứng của siêu tân tinh.
  • 2:29 - 2:30
    Ở trường hợp của loại 2,
  • 2:30 - 2:33
    chỉ có 1% năng lượng là photon,
  • 2:33 - 2:35
    như ta biết đến chính là ánh sáng,
  • 2:35 - 2:40
    trong khi 99% phóng ra là neutrino,
  • 2:40 - 2:45
    loại hạt cơ bản mà ta đã biết rằng
    rất hiếm khi tương tác với bất cứ thứ gì.
  • 2:45 - 2:47
    Khởi hành từ tâm của ngôi sao,
  • 2:47 - 2:51
    vật chất phát nổ mất hàng chục phút,
    thậm chí hàng giờ,
  • 2:51 - 2:58
    hay hiếm hơn, phải mất nhiều ngày sau
    mới chạm tới và xuyên qua bề mặt ngôi sao.
  • 2:58 - 3:02
    Tuy nhiên, nhờ tính không tương tác,
  • 3:02 - 3:04
    neutrino đi theo đường khá trực tiếp.
  • 3:04 - 3:08
    Tại thời điểm diễn ra bất kì thay đổi nào
    tại bề mặt ngôi sao,
  • 3:08 - 3:13
    neutrino thường sẽ bỏ xa photon
    từ trước đó nhiều giờ.
  • 3:13 - 3:15
    Nên các nhà thiên văn và vật lí học
  • 3:15 - 3:19
    đã xây dựng dự án SNEWS,
  • 3:19 - 3:22
    Supernova Early Warning System,
    tức Hệ thống cảnh báo siêu tân tinh sớm.
  • 3:22 - 3:26
    Khi các thiết bị dò tìm khắp thế giới
    phát hiện ra neutrino,
  • 3:26 - 3:30
    chúng sẽ gửi thông tin tới
    máy tính trung tâm đặt tại New York.
  • 3:30 - 3:33
    Nếu các máy dò này đều nhận được
    tín hiệu giống nhau trong vòng mười giây,
  • 3:33 - 3:38
    SNEWS sẽ phát đi thông báo rằng
    có một siêu tân tinh sắp sửa xuất hiện
  • 3:38 - 3:42
    Dựa vào thông tin về hướng và khoảng cách
    từ các thiết bị dò neutrino,
  • 3:42 - 3:45
    các nhà thiên văn nghiệp dư
    và các nhà khoa học
  • 3:45 - 3:47
    sẽ quan sát bầu trời và
    chia sẻ thông tin
  • 3:47 - 3:51
    để nhanh chóng định vị
    siêu tân tinh
  • 3:51 - 3:55
    và xoay kính viễn vọng khổng lồ
    về phía đó.
  • 3:55 - 4:01
    Vụ nổ siêu tân tinh gần nhất truyền
    neutrino tới Trái Đất là vào năm 1987
  • 4:01 - 4:03
    diễn ra ở rìa tinh vân Tarantula
  • 4:03 - 4:07
    bên trong thiên hà gần đó là
    Đám Mây Magellanic Lớn,
  • 4:07 - 4:13
    Neutrino từ vụ nổ đến với Trái Đất trước
    khoảng ba giờ so với ánh sáng.
  • 4:13 - 4:16
    Chúng ta đang đợi một vụ nổ khác,
    và khi nó xảy ra,
  • 4:16 - 4:21
    SNEWS sẽ cho ta có cơ hội trở thành
    một trong những người đầu tiên thấy thứ
  • 4:21 - 4:25
    mà chưa một ai từng được
    chứng kiến trước đây.
Title:
Làm thế nào để phát hiện ra siêu tân tinh - Samantha Kuula
Description:

Xem bản đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/how-to-detect-a-supernova-samantha-kuula

Ngay lúc này đây, ở nơi nào đó trong vũ trụ, có một ngôi sao đang phát nổ. Thực tế, cứ khoảng mỗi một giây ta lại có thể quan sát được một vụ nổ siêu tân tinh. Tuy nhiên, có thể phát hiện ra nó từ khoảnh khắc bùng nổ đầu tiên thì lại là việc rất hiếm. Liệu có cách để phát hiện ra một siêu tân tinh ngay từ lúc nó chuẩn bị phát nổ không? Samantha Kuula sẽ tiết lộ cho chúng ta biết sự thực khoa học đằng sau Hệ thống dự báo siêu tân tinh sớm.

Nội dung bài học: Samantha Kuula, Minh họa: Nick Hilditch.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:42

Vietnamese subtitles

Revisions