Return to Video

Tất cả mọi thứ ta cần biết khi đọc "Frankenstein" - Iseult Gillespie

  • 0:07 - 0:13
    Vào năm 1815, vụ phun trào núi lửa Tambona
    đã đẩy nhiều phần thế giới vào bóng đêm
  • 0:13 - 0:18
    và đánh dấu một thời kì u ám được biết
    tới với cái tên "Một năm không có mùa hè".
  • 0:18 - 0:23
    Vì thế khi Mary và Percy Shelley đến
    ngôi nhà của Ngài Bryon trên Hồ Geneva,
  • 0:23 - 0:26
    kì nghỉ của họ hầu như ở trong nhà.
  • 0:26 - 0:31
    Để giải trí, Bryon đề ra một thách thức
    cho những đồng nghiệp:
  • 0:31 - 0:34
    Ai có thể viết câu chuyện ma kinh dị nhất?
  • 0:34 - 0:38
    Thách thức này làm cô gái 18 tuổi Mary
    nảy ra một ý tưởng.
  • 0:38 - 0:43
    Những tháng sau đó, cô ấy tạo dựng
    câu chuyện về Frankenstein.
  • 0:43 - 0:46
    Đại chúng thường miêu tả hình ảnh
    một nhân vật xanh lè và gầm gừ,
  • 0:46 - 0:49
    nhưng đó không phải con quái vật
    của Marry Shelley.
  • 0:49 - 0:54
    Thực ra, theo tiểu thuyết, Frankenstein là
    tên của người tạo ra con quái vật vô danh,
  • 0:54 - 0:56
    Tiến sĩ Victor Frankenstein.
  • 0:56 - 1:00
    Đó là một cuộc chiến khốc liệt giữa
    người chế tạo và con quái thú
  • 1:00 - 1:03
    đến nỗi mà cả hai đã hơp lại trong
    trí tưởng tượng chung của ta.
  • 1:03 - 1:06
    Trước khi bạn đọc hay đọc lại nguyên bản,
  • 1:06 - 1:10
    có vài thứ hữu ích để biết về
    Frankenstein
  • 1:10 - 1:13
    và quá trình bị quy chụp
    tính đa nghĩa của nó.
  • 1:13 - 1:16
    Cuốn sách theo dấu tiến sĩ Frankenstein
    trong hành trình viển vông
  • 1:16 - 1:19
    để truyền và duy trì sự sống.
  • 1:19 - 1:22
    Ông ta tạo dựng con quái vật bằng
    những mảnh xác chết
  • 1:22 - 1:25
    và truyền điện vào để biến nó
    thành một sinh vật có ý thức.
  • 1:25 - 1:31
    Tuy vậy, sau khi hoàn thành thí nghiệm,
    ông ta hoảng sợ trước kết quả và bỏ chạy.
  • 1:31 - 1:34
    Nhưng không gian và thời gian không đủ
    để giam hãm con quái vật bị bỏ rơi,
  • 1:34 - 1:39
    và cốt truyện dẫn đến một cuộc rượt đuổi
    kịch tính giữa cả hai.
  • 1:39 - 1:41
    Shelley đặt tên cho câu chuyện ma
    bên lò sưởi của mình,
  • 1:41 - 1:43
    "Prometheus thời hiện đại."
  • 1:43 - 1:46
    Đó là ngụ ý về titan Prometheus
    trong thần thoại Hy Lạp
  • 1:46 - 1:50
    người đánh cắp lửa của các vị thần
    và trao cho nhân loại.
  • 1:50 - 1:52
    Từ đó nhân loại có kiến thức
    và sức mạnh,
  • 1:52 - 1:55
    nhưng do cả gan xáo trộn hiện trạng
  • 1:55 - 2:00
    Prometheus bị xích vào một tảng đá và
    bị kền kền ăn mãi mãi.
  • 2:00 - 2:04
    Prometheus đã được sống lại trong
    văn học thời kì lãng mạn
  • 2:04 - 2:06
    vào thế kỉ 18.
  • 2:06 - 2:08
    Mary là một nhà văn lãng mạn
    xuất chúng,
  • 2:08 - 2:10
    và đồng quan điểm với xu hướng này
  • 2:10 - 2:13
    về thiên nhiên, cảm xúc và
    sự thuần khiết của nghệ thuật.
  • 2:13 - 2:16
    Hai năm sau, Mary xuất bản "Frankenstein",
  • 2:16 - 2:20
    Percy hồi tưởng lại cuộc chạy trốn của
    Prometheis trong vở kịch trữ tình của ông,
  • 2:20 - 2:22
    "Giải thoát Prometheus."
  • 2:22 - 2:24
    Các nhà văn phái lãng mạn
    dùng các yếu tố thần thoại
  • 2:24 - 2:29
    để ám chỉ sự đối lập trong sự trong sạch
    của thế giới cổ đại với thời bấy giờ.
  • 2:29 - 2:31
    Họ thường nhìn khoa học
    với con mắt ngờ vực,
  • 2:31 - 2:35
    Và "Frankenstein" là một trong những
    câu chuyện đầu tiên cảnh báo
  • 2:35 - 2:36
    về trí thông minh nhân tạo.
  • 2:36 - 2:40
    Đối với Shelley, sự kinh dị
    không phải là thế lục siêu nhiên,
  • 2:40 - 2:42
    mà được sinh ra trong phòng thí nghiệm.
  • 2:42 - 2:45
    Thêm vào đó, phong cách gothic
    được pha vào câu chuyện.
  • 2:45 - 2:48
    Thể loại gothic được đặc trưng
    bởi sự khó chịu,
  • 2:48 - 2:49
    khung cảnh kì quái,
  • 2:49 - 2:51
    sự kinh tởm,
  • 2:51 - 2:53
    và nỗi sợ bị lãng quên -
  • 2:53 - 2:56
    những yếu tố có thể thấy
    trong "Frankenstein".
  • 2:56 - 2:59
    Nhưng sự kinh dị này cũng bắt nguồn
    từ chấn thương tâm lí cá nhân.
  • 2:59 - 3:03
    Câu chuyện đầy những liên hệ
    với hoàn cảnh của Shelley.
  • 3:03 - 3:10
    Sinh năm 1797, Mary là con của
    William Godwin và Mary Wollstonecraft.
  • 3:10 - 3:12
    Cả hai đều là những trí thức cấp tiến,
  • 3:12 - 3:16
    và cuốn sách của mẹ cô
    "Sự xác minh quyền của phụ nữ",
  • 3:16 - 3:18
    là một văn bản then chốt
    về bình đẳng giới.
  • 3:18 - 3:23
    Bi kịch thay, mẹ Mary chết vì
    chứng khó sinh sau khi đẻ cô.
  • 3:23 - 3:25
    Mary bị ám ảnh bởi cái chết của mẹ,
  • 3:25 - 3:29
    và sau này cũng gặp khó khăn
    trong việc sinh nở.
  • 3:29 - 3:33
    Cô có thai sau khi bỏ trốn cùng
    Percy ở tuổi 16,
  • 3:33 - 3:36
    nhưng đứa bé chết yểu sau sinh.
  • 3:36 - 3:40
    Bốn lần mang thai sau đó,
    chỉ có một đứa bé sống sót.
  • 3:40 - 3:45
    Một số nhà phê bình đã liên hệ bi kịch
    này với những chủ đề trong "Frankenstein."
  • 3:45 - 3:48
    Shelley miêu tả sự sinh nở là
    cả sáng tạo và huỷ diệt,
  • 3:48 - 3:54
    và con quái vật trở thành tấm gương ô uế
    của chu trình tự nhiên của sự sống.
  • 3:54 - 3:58
    Vì thế, con quái vật tượng trưng cho sự
    bóp méo tự nhiên của tiến sĩ Frankenstein
  • 3:58 - 4:00
    trong con đường tìm vinh quang.
  • 4:00 - 4:04
    Điều này cho thấy lỗi chí mạng của
    ông ta, hay còn gọi là harmatia.
  • 4:04 - 4:06
    Sự cuồng tín của ông ta
    thể hiện rõ nhất trong câu,
  • 4:06 - 4:10
    "Sự sống và cái chết đối với tôi là
    ranh giới tưởng tượng
  • 4:10 - 4:12
    mà tôi phải phá bỏ đầu tiên
  • 4:12 - 4:16
    và đổ tràn ánh sáng trên
    thế giới tối tăm này".
  • 4:16 - 4:18
    Mặc dù đạt được một thứ đáng nể phục,
  • 4:18 - 4:22
    ông ta đã chơi với lửa, bằng cái giá
    phải trả là luân lí của ông ta.
  • 4:22 - 4:25
    Và quyết định đó âm vang
    xuyên suốt cuốn tiểu thuyết,
  • 4:25 - 4:30
    bằng đầy rẫy những liên hệ với lửa và
    phép tương phản giữa sáng và tối.
  • 4:30 - 4:34
    Những khoảnh khắc này gợi nên không
    chỉ tia sáng của ngọn lửa Prometheus,
  • 4:34 - 4:39
    mà còn sức mạnh của lí trí để
    phơi bày những mặt đen tối của xã hội.
Title:
Tất cả mọi thứ ta cần biết khi đọc "Frankenstein" - Iseult Gillespie
Description:

Xem bài học đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/everything-you-need-to-know-to-read-mary-shelley-s-frankenstein-iseult-gillespie

Vào năm 1815, Lord Byron đưa ra một thách thức cho một vài vị khách văn chương khi được ông mời đến căn nhà ở hồ Geneva: Ai có thể viêt nên câu chuyện ma kinh dị nhất? Thách thức này làm cô gái 18 tuổi Mary nảy ra một ý tưởng, người mà vài tháng sau đó viết nên câu chuyện “Frankenstein.” Iseult Gillespie chia sẻ tất cả mọi thứ chúng ta cần biết khi đọc tác phẩm kinh điển của Mary Shelley.

Bài giảng bởi Iseult Gillespie, hoạt hình bởi Silvia Prietov.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:02

Vietnamese subtitles

Revisions