Return to Video

Hạt và sóng: Trung tâm huyền bí của cơ học lượng tử - Chad Orzel

  • 0:07 - 0:10
    Một trong những thực tế đáng ngạc nhiên
    trong vật lý, đó là:
  • 0:10 - 0:14
    mọi vật trong vũ trụ, từ ánh sáng
    tới electron tới nguyên tử,
  • 0:14 - 0:18
    có đặc tính hạt và sóng
    đồng thời.
  • 0:18 - 0:22
    Trong tất cả những điều kỳ quặc,
    hẳn bạn đã từng nghe về vật lý lượng tử,
  • 0:22 - 0:27
    con mèo của Schrodinger, trò xúc xắc của Chúa,
    những hành động như quỷ ám ở khoảng cách xa,
  • 0:27 - 0:29
    tất cả chúng sinh ra trực tiếp
    từ thực tế rằng
  • 0:29 - 0:33
    mọi vật đều có bản chất sóng và hạt.
  • 0:33 - 0:35
    Điều này nghe có vẻ điên rồ.
  • 0:35 - 0:38
    Nếu bạn quan sát xung quanh, bạn sẽ thấy
    sóng nước và các hạt đá,
  • 0:38 - 0:40
    và chúng không có gì giống nhau.
  • 0:40 - 0:42
    Vậy tại sao bạn không nghĩ kết hợp chúng?
  • 0:42 - 0:46
    Các nhà vật lý không quyết định kết hợp
    chúng với nhau một cách ngẫu nhiên.
  • 0:46 - 0:49
    Đúng hơn là, chúng dẫn tới
    bản chất đối ngẫu của vũ trụ
  • 0:49 - 0:52
    thông qua 1 quá trình gồm nhiều bước nhỏ,
  • 0:52 - 0:56
    gắn nhiều dấu hiệu với nhau
    như những mảnh ghép trong trò xếp hình.
  • 0:56 - 1:00
    Người đầu tiên đề xuất chính thức
    bản chất lưỡng tính của ánh sáng
  • 1:00 - 1:03
    là Albert Einstein năm 1905,
  • 1:03 - 1:07
    nhưng ông ấy đã lấy
    1 ý tưởng trước đó từ Max Planck.
  • 1:07 - 1:10
    Planck giải thích màu sắc của ánh sáng
    phát ra từ vật nóng,
  • 1:10 - 1:12
    giống như sợi trong 1 dải ánh sáng,
  • 1:12 - 1:14
    nhưng để làm điều đó,
    ông cần 1 trò lừa kinh điển:
  • 1:14 - 1:17
    ông nói vật thể được tạo ra từ
    những phần tử dao động
  • 1:17 - 1:20
    chỉ có thể phát xạ ánh sáng
    trong khoảng riêng biệt,
  • 1:20 - 1:24
    lượng năng lượng phụ thuộc vào
    tần số ánh sáng.
  • 1:24 - 1:28
    Planck chưa bao giờ thực sự thỏa mãn với điều này,
    nhưng Einstein đã lấy ý tưởng đó và thực hiện.
  • 1:28 - 1:32
    Ông đưa ý tưởng của Planck vào ánh sáng,
    nói rằng,
  • 1:32 - 1:36
    ánh sáng mà mọi người biết có dạng sóng,
    thực ra là 1 dòng các photons,
  • 1:36 - 1:39
    mỗi photon mang năng lượng nhất định.
  • 1:39 - 1:44
    Chính Einstein đã gọi điều này là
    cuộc cách mạng thực sự ông đã làm,
  • 1:44 - 1:49
    nhưng nó giải thích cách mà ánh sáng
    chiếu vào bề mặt kim loại làm mất electrons.
  • 1:49 - 1:53
    Cả những người không thích ý tưởng này
    cũng phải thừa nhận rằng nó rất xuất sắc.
  • 1:53 - 1:57
    Mảnh ghép tiếp theo đến từ
    Ernest Rutherford tại Anh.
  • 1:57 - 2:02
    Năm 1909, Enerst Marsden và Hans Geiger,
    làm việc cho Rutherford,
  • 2:02 - 2:05
    đã bắn hạt alpha vào nguyên tử vàng
  • 2:05 - 2:09
    và bị sửng sốt khi nhận ra rằng
    một vài hạt đã bật ngược trở lại.
  • 2:09 - 2:14
    Điều này chỉ ra hầu hết khối lượng nguyên tử
    tập trung trong hạt nhân nhỏ bé.
  • 2:14 - 2:16
    Mô hình nguyên tử bạn học
    ở các trường trung học,
  • 2:16 - 2:19
    với quỹ đạo của electrons
    giống như hệ mặt trời thu nhỏ,
  • 2:19 - 2:21
    đó là của Rutherford.
  • 2:21 - 2:25
    Có 1 vấn đề nho nhỏ với
    nguyên tử của Rutherford: nó không đúng.
  • 2:25 - 2:27
    Vật lý cổ điển cho chúng ta biết rằng
    1 electron
  • 2:27 - 2:29
    chạy xung quanh 1 vòng tròn
    phát xạ ánh sáng,
  • 2:29 - 2:33
    và chúng ta sử dụng điều này liên tục
    để phát sóng radio và tia X.
  • 2:33 - 2:38
    Nguyên tử của Rutherford sẽ bắn ra tia X
    theo mọi hướng ngay lập tức
  • 2:38 - 2:41
    trước khi electron theo đường xoắn ốc
    rơi vào hạt nhân.
  • 2:41 - 2:46
    Nhưng Neils Bohr, một nhà vật lý lý thuyết
    Đan Mạch làm việc cùng với Rutherford,
  • 2:46 - 2:48
    đã chỉ ra rằng nguyên tử đó
    thực sự tồn tại,
  • 2:48 - 2:51
    vì vậy có thể các định luật vật lý
    cần thay đổi.
  • 2:51 - 2:55
    Bohr đề xuất rằng 1 nguyên tử
    với quỹ đạo đặc trưng nhất định
  • 2:55 - 2:57
    không phát xạ ra ánh sáng nào cả.
  • 2:57 - 3:02
    Nguyên tử hấp thụ và phát xạ ánh sáng
    chỉ khi electrons thay đổi quỹ đạo,
  • 3:02 - 3:05
    và tần số ánh sáng
    phụ thuộc vào sự chênh lệch năng lượng
  • 3:05 - 3:09
    theo cách mà Planck và Einstein
    đã giới thiệu.
  • 3:09 - 3:11
    Nguyên tử Bohr khắc phục
    vấn đề của Rutherford
  • 3:11 - 3:15
    và giải thích tại sao nguyên tử chỉ phát xạ
    ánh sáng có màu nhất định.
  • 3:15 - 3:17
    Mỗi nguyên tố có quỹ đạo
    riêng đặc biệt của nó,
  • 3:17 - 3:20
    và do đó cho ra tần số duy nhất của nó.
  • 3:20 - 3:23
    Mô hình Bohr chỉ có 1 vấn đề nho nhỏ:
  • 3:23 - 3:26
    không có lý do nào cho những quỹ đạo đó
    trở thành đặc biệt.
  • 3:26 - 3:29
    Nhưng Louis de Broglie,
    1 thạc sĩ người Pháp,
  • 3:29 - 3:31
    đã khép lại mọi nghi ngờ.
  • 3:31 - 3:34
    Ông chỉ ra rằng nếu ánh sáng,
    cái mà mọi người đã biết ở dạng sóng,
  • 3:34 - 3:35
    có đặc tính hạt,
  • 3:35 - 3:39
    có lẽ electron,
    cái mọi người đều biết ở dạng hạt,
  • 3:39 - 3:41
    cũng có đặc tính dạng sóng.
  • 3:41 - 3:43
    Và nếu electron là sóng,
  • 3:43 - 3:46
    thật dễ để giải thích quy luật của Bohr
    cho những quỹ đạo đặc biệt đó.
  • 3:46 - 3:49
    Một khi bạn có ý tưởng
    electron có đặc tính sóng,
  • 3:49 - 3:51
    bạn có thể đi tìm nó.
  • 3:51 - 3:54
    Và trong vòng vài năm,
    các nhà khoa học tại US và UK
  • 3:54 - 3:57
    đã quan sát thấy các đặc tính sóng
    từ electrons.
  • 3:57 - 4:00
    Ngày nay chúng ta có một minh họa
    sinh động rõ ràng cho điều này:
  • 4:00 - 4:05
    bắn 1 electron vào 1 tấm chắn
    có những khe hỡ ở giữa.
  • 4:05 - 4:09
    Mỗi electron được nhận biết
    ở 1 vị trí nhất định trong 1 thời điểm nhất định,
  • 4:09 - 4:10
    giống như 1 hạt.
  • 4:10 - 4:12
    Nhưng khi bạn lặp lại thí nghiệm
    nhiều lần,
  • 4:12 - 4:17
    tất cả dấu vết các electron độc lập này
    tạo thành dạng dải,
  • 4:17 - 4:19
    đặc tính của sóng.
  • 4:19 - 4:22
    Ý tưởng hạt có tính sóng,
    và ngược lại,
  • 4:22 - 4:26
    là một trong những điều kỳ lạ nhất
    và quan trọng nhất trong vật lý.
  • 4:26 - 4:27
    Richard Feynman nổi tiếng đã nói
  • 4:27 - 4:31
    điều này minh họa cho trung tâm huyền bí
    của cơ học lượng tử.
  • 4:31 - 4:33
    Mọi thứ đều tuân theo quan điểm này,
  • 4:33 - 4:36
    như những mảnh ghép của trò xếp hình
    rơi vào đúng vị trí.
Title:
Hạt và sóng: Trung tâm huyền bí của cơ học lượng tử - Chad Orzel
Description:

Một trong những thứ tuyệt diệu nhất trong vật lý chính là mọi thứ trong vũ trụ, từ ánh sáng đến electron đến nguyên tử, đều đồng thời có đặc tính cả hạt và sóng. Thế nhưng làm thế nào để các nhà vật lý đưa đến kết luận dị thường này? Chad Orzel đã kể lại những nghiên cứu của nhà khoa học, những con người thừa kế nghiên cứu của những người đi trước để đi đến "trung tâm của sự bí ẩn" của vật lý lượng tử.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:52

Vietnamese subtitles

Revisions