Return to Video

Liệu bạn có thật sự biết được khi trẻ em đang nói dối?

  • 0:01 - 0:02
    Xin chào.
  • 0:02 - 0:05
    Tôi xin được hỏi quý khán giả một câu hỏi
  • 0:05 - 0:07
    Các bạn đã bao giờ
    nói dối lúc nhỏ chưa?
  • 0:07 - 0:10
    Ai có xin giơ tay lên nào
  • 0:11 - 0:15
    Ồ! Đây là nhóm người
    thành thật nhất tôi từng gặp
  • 0:15 - 0:17
    (Cười)
  • 0:17 - 0:18
    Trong suốt 20 năm qua,
  • 0:18 - 0:22
    Tôi đã nghiên cứu về
    cách mà trẻ con tập nói dối
  • 0:22 - 0:24
    Và hôm nay, tôi xin chia sẻ với các bạn
  • 0:24 - 0:26
    một số kết quả mà chúng tôi tìm được
  • 0:27 - 0:32
    Để bắt đầu, tôi sẽ kể cho các bạn
    câu chuyện của anh Richard Messina
  • 0:32 - 0:35
    một người bạn của tôi
    và là hiệu trưởng một trường tiểu học
  • 0:35 - 0:37
    Một ngày kia anh nhận được một cuộc gọi.
  • 0:39 - 0:40
    Người gọi nói rằng,
  • 0:40 - 0:44
    "Thưa ông Messina, con trai tôi Johnny
    sẽ không đến trường hôm nay
  • 0:44 - 0:46
    bởi vì nó đang ốm"
  • 0:46 - 0:48
    Messina hỏi lại,
  • 0:48 - 0:50
    "Xin hỏi tôi đang nói chuyện với ai vậy?"
  • 0:51 - 0:52
    Và người gọi trả lời,
  • 0:52 - 0:54
    "Tôi là bố tôi."
  • 0:54 - 0:57
    (Cười lớn)
  • 0:58 - 1:00
    Câu chuyện này
  • 1:00 - 1:01
    (Cười)
  • 1:01 - 1:06
    đã thể hiện hoàn hảo
    ba suy nghĩ phổ biến
  • 1:06 - 1:08
    về trẻ em và nói dối.
  • 1:08 - 1:13
    Thứ nhất, trẻ em chỉ bắt đầu nói dối
  • 1:13 - 1:15
    sau khi vào tiểu học.
  • 1:16 - 1:18
    Thứ hai, trẻ em nói dối rất tệ.
  • 1:18 - 1:21
    Người lớn có thể dễ dàng nhận ra.
  • 1:21 - 1:25
    Và thứ ba, nếu trẻ em nói dối
    từ khi còn rất nhỏ,
  • 1:25 - 1:28
    thì nhất định chúng có một số
    sai lệch về tính cách
  • 1:28 - 1:32
    và chúng sẽ trở thành
    những kẻ nói dối kinh niên.
  • 1:33 - 1:35
    Sự thật là,
  • 1:35 - 1:37
    cả ba định kiến trên đều sai.
  • 1:39 - 1:41
    Chúng ta đều đang chơi trò đoán mò
  • 1:41 - 1:43
    với trẻ em trên toàn thế giới.
  • 1:43 - 1:45
    Đây là một ví dụ.
  • 1:45 - 1:49
    Trong một trò chơi, chúng tôi
    yêu cầu trẻ đoán đúng con số trên lá bài.
  • 1:50 - 1:53
    Và chúng tôi bảo rằng nếu chúng thắng,
  • 1:53 - 1:55
    chúng sẽ được một phần quà rất lớn.
  • 1:56 - 1:57
    Nhưng ở giữa trò chơi,
  • 1:57 - 2:00
    chúng tôi sẽ lấy cớ đi ra khỏi phòng.
  • 2:02 - 2:04
    Và trước khi ra khỏi phòng,
  • 2:04 - 2:07
    chúng tôi bảo chúng
    không được nhìn lén lá bài
  • 2:08 - 2:09
    Dĩ nhiên,
  • 2:09 - 2:11
    chúng tôi có đặt máy quay phim trong phòng
  • 2:11 - 2:13
    để theo dõi nhất cử nhất động.
  • 2:14 - 2:18
    Bởi vì mong muốn thắng trò chơi quá lớn,
  • 2:18 - 2:21
    hơn 90 phần trăm trẻ em đều sẽ nhìn lén
  • 2:21 - 2:23
    ngay khi chúng tôi rời khỏi phòng.
  • 2:23 - 2:25
    (Cười)
  • 2:25 - 2:27
    Vấn đề quan trọng là:
  • 2:27 - 2:30
    Khi chúng tôi quay lại và hỏi bọn trẻ
  • 2:30 - 2:32
    chúng có nhìn lén hay không,
  • 2:32 - 2:35
    liệu tất cả bọn trẻ có nhìn lén
    đều sẽ thú tội
  • 2:35 - 2:38
    hay chúng sẽ nói dối về việc làm của mình?
  • 2:40 - 2:44
    Chúng tôi nhận thấy rằng dù cho bất kỳ
    giới tính, quốc gia, tôn giáo nào,
  • 2:45 - 2:47
    trong số trẻ em hai tuổi,
  • 2:47 - 2:49
    30 phần trăm nói dối,
  • 2:49 - 2:53
    70 phần trăm sẽ thú thật
    về sự gian lận của chúng.
  • 2:53 - 2:55
    Với trẻ ba tuổi,
  • 2:55 - 2:59
    50 phần trăm nói dối
    và 50 phần trăm nói thật.
  • 2:59 - 3:01
    Với trẻ bốn tuổi,
  • 3:01 - 3:03
    hơn 80 phần trăm nói dối.
  • 3:04 - 3:07
    Và với trẻ em trên bốn tuổi,
  • 3:07 - 3:08
    hầu hết chúng đều nói dối.
  • 3:09 - 3:11
    Như các bạn thấy,
  • 3:11 - 3:14
    nói dối là một phần thiết yếu
    trong quá trình phát triển của trẻ em.
  • 3:14 - 3:17
    Và một số trẻ em bắt đầu nói dối
  • 3:17 - 3:19
    từ rất sớm,
    thậm chí từ khi mới hai tuổi.
  • 3:20 - 3:24
    Vậy nên, hãy tập trung
    vào những đứa trẻ nhỏ hơn.
  • 3:25 - 3:29
    Tại sao chỉ một số mà không phải
    tất cả trẻ nhỏ nói dối?
  • 3:30 - 3:34
    Trong nấu ăn, các bạn cần nguyên liệu ngon
  • 3:34 - 3:35
    để làm ra được các món ăn ngon.
  • 3:36 - 3:40
    Để nói dối giỏi thì ta cần
    hai nguyên liệu chính.
  • 3:41 - 3:45
    Nguyên liệu đầu tiên là thuyết nhận thức,
  • 3:45 - 3:47
    hay còn gọi là khả năng đọc suy nghĩ.
  • 3:48 - 3:50
    Đọc suy nghĩ là khả năng nhận thức được
  • 3:50 - 3:54
    mỗi người có những hiểu biết khác nhau
    về một tình huống.
  • 3:55 - 3:58
    và khả năng phân biệt được
    giữa cái mà tôi biết
  • 3:58 - 4:00
    và cái mà bạn biết.
  • 4:00 - 4:02
    Khả năng đọc suy nghĩ rất quan trọng
    khi nói dối
  • 4:02 - 4:06
    bởi vì nguyên tắc cơ bản
    của nói dối là tôi biết rằng
  • 4:06 - 4:07
    bạn không biết
  • 4:07 - 4:08
    những gì tôi biết.
  • 4:08 - 4:10
    Vì vậy, tôi có thể nói dối bạn.
  • 4:11 - 4:16
    Nguyên liệu cơ bản thứ hai để
    nói dối giỏi là khả năng tự chủ.
  • 4:16 - 4:20
    Đó là khả năng điều tiết lời nói,
    biểu cảm gương mặt
  • 4:20 - 4:22
    và ngôn ngữ cơ thể của bạn,
  • 4:22 - 4:24
    để bạn có thể nói dối thuyết phục.
  • 4:25 - 4:29
    Và chúng tôi nhận thấy rằng ở các trẻ nhỏ
  • 4:29 - 4:34
    có khả năng đọc suy nghĩ
    và tự chủ vượt trội
  • 4:34 - 4:36
    bắt đầu nói dối từ rất sớm
  • 4:36 - 4:38
    và là những kẻ nói dối tinh vi.
  • 4:40 - 4:46
    Hóa ra, hai khả năng này
    cũng rất quan trọng với tất cả chúng ta
  • 4:46 - 4:48
    để có thể hoạt động tốt trong xã hội.
  • 4:49 - 4:53
    Thực tế, sự suy kém
    trong khả năng tự chủ và đọc suy nghĩ
  • 4:53 - 4:57
    liên quan đến những vấn đề nguy hiểm
    trong sự phát triển,
  • 4:57 - 5:00
    như là hội chứng tự kỷ
    hay rối loạn tăng động giảm chú ý.
  • 5:02 - 5:07
    Cho nên, nếu bạn phát hiện ra
    đứa con hai tuổi của bạn nói dối lần đầu,
  • 5:07 - 5:09
    thay vì trở nên cảnh giác,
  • 5:09 - 5:11
    bạn nên ăn mừng
  • 5:11 - 5:12
    (Cười lớn)
  • 5:12 - 5:18
    bởi vì đó là dấu hiệu con bạn
    đã bước sang một cột mốc mới
  • 5:18 - 5:20
    của sự phát triển thông thường.
  • 5:21 - 5:24
    Và bây giờ, trẻ em có phải là
    những kẻ nói dối tệ?
  • 5:25 - 5:28
    Bạn nghĩ rằng bạn có thể
    dễ dàng nhận ra chúng nói dối?
  • 5:29 - 5:30
    Các bạn có muốn thử không?
  • 5:31 - 5:32
    Có? OK.
  • 5:32 - 5:35
    Bây giờ tôi sẽ chiếu hai đoạn phim.
  • 5:35 - 5:36
    Trong hai đoạn phim này,
  • 5:36 - 5:39
    hai đứa trẻ sẽ trả lời
    câu hỏi của nhà khoa học,
  • 5:39 - 5:41
    "Con có nhìn lén không?"
  • 5:41 - 5:42
    Bạn hãy thử nói cho tôi biết
  • 5:42 - 5:44
    đứa trẻ nào nói dối
  • 5:44 - 5:46
    và đứa trẻ nào nói thật.
  • 5:46 - 5:48
    Đây là đứa trẻ đầu tiên.
  • 5:49 - 5:50
    Các bạn sẵn sàng chưa?
  • 5:51 - 5:53
    Người lớn: Con có nhìn lén không
    Trẻ em: Không.
  • 5:54 - 5:56
    Kang Lee: Và đây là đứa trẻ thứ hai.
  • 5:58 - 6:00
    Người lớn: Con có nhìn lén không
    Trẻ em: Không.
  • 6:01 - 6:05
    Kang Lee: Nếu bạn nghĩ
    đứa trẻ đầu tiên nói dối,
  • 6:05 - 6:07
    hãy giơ tay lên.
  • 6:08 - 6:12
    Và nếu bạn nghĩ đứa trẻ thứ hai nói dối,
    hãy giơ tay lên.
  • 6:14 - 6:16
    Và sự thật là,
  • 6:16 - 6:19
    đứa trẻ đầu tiên nói thật,
  • 6:19 - 6:21
    đứa trẻ thứ hai nói dối.
  • 6:22 - 6:25
    Có vẻ là rất nhiều các bạn là
    những kẻ nhận biết trẻ em nói dối tệ.
  • 6:25 - 6:28
    (Cười)
  • 6:28 - 6:31
    Chúng tôi đã chơi trò chơi tương tự
  • 6:31 - 6:36
    với rất nhiều người lớn
    đến từ nhiều tầng lớp khác nhau.
  • 6:37 - 6:39
    Và chúng tôi cho họ xem rất nhiều đoạn băng.
  • 6:39 - 6:42
    Trẻ em nói dối trong một nửa số băng.
  • 6:42 - 6:45
    Và trong nửa còn lại, trẻ em nói thật.
  • 6:47 - 6:49
    Và hãy xem những người lớn này làm ra sao.
  • 6:50 - 6:54
    Bởi vì số kẻ nói dối bằng số kẻ nói thật,
  • 6:54 - 6:57
    Nếu bạn đoán bừa,
  • 6:57 - 7:01
    tỉ lệ đoán trúng của bạn sẽ là 50:50
  • 7:01 - 7:04
    Cho nên nếu bạn đoán đúng tầm 50 phần trăm
  • 7:04 - 7:08
    bạn là một kẻ nhận biết trẻ em nói dối tệ.
  • 7:08 - 7:13
    Hãy bắt đầu với sinh viên đại học
    và sinh viên luật,
  • 7:13 - 7:17
    những người có ít kinh nghiệm với trẻ em.
  • 7:18 - 7:20
    Không, họ không đoán được trẻ em nói dối.
  • 7:20 - 7:22
    Kết quả của họ chỉ tầm ngẫu nhiên.
  • 7:22 - 7:27
    Vậy còn những nhân viên xã hội
    và luật sư bảo vệ quyền trẻ em thì sao,
  • 7:28 - 7:30
    những người làm việc với trẻ em hằng ngày?
  • 7:30 - 7:32
    Liệu họ có nhận biết được trẻ em nói dối?
  • 7:34 - 7:35
    Không, họ không thể.
  • 7:35 - 7:36
    (Cười)
  • 7:36 - 7:37
    Vậy còn các thẩm phán,
  • 7:37 - 7:39
    các nhân viên hải quan,
  • 7:39 - 7:41
    và cảnh sát,
  • 7:41 - 7:44
    những người phải đối mặt
    với những kẻ nói dối hằng ngày?
  • 7:44 - 7:46
    Liệu họ có biết được trẻ em nói dối?
  • 7:47 - 7:48
    Không, họ không thể.
  • 7:48 - 7:50
    Vậy còn bố mẹ thì sao?
  • 7:50 - 7:53
    Liệu bố mẹ có biết được
    con của người khác nói dối?
  • 7:54 - 7:55
    Không, họ không thể.
  • 7:56 - 7:59
    Vậy chứ bố mẹ có thể nhận biết được
    chính con mình đang nói dối không?
  • 8:01 - 8:02
    Không, họ không thể.
  • 8:02 - 8:06
    (Cười lớn) (Vỗ tay)
  • 8:06 - 8:07
    Vậy bây giờ bạn sẽ hỏi
  • 8:09 - 8:12
    tại sao lại khó nhận ra
    trẻ em nói dối như vậy.
  • 8:13 - 8:16
    Để tôi minh họa điều này
    với chính con trai tôi, Nathan.
  • 8:16 - 8:18
    Đây là biểu cảm gương mặt của nó
  • 8:18 - 8:20
    khi nó nói dối.
  • 8:20 - 8:22
    (Cười lớn)
  • 8:22 - 8:23
    Khi trẻ em nói dối,
  • 8:23 - 8:27
    biểu cảm mặt của chúng khá bình thản.
  • 8:27 - 8:31
    Tuy nhiên, bên dưới vẻ ngoài bình thản,
  • 8:31 - 8:34
    đứa trẻ thật ra đang trải qua
    rất nhiều cung bậc cảm xúc,
  • 8:34 - 8:38
    như là sợ hãi, tội lỗi, xấu hổ
  • 8:38 - 8:41
    và có thể là một chút vui thú của nói dối.
  • 8:41 - 8:44
    (Cười)
  • 8:44 - 8:49
    Rủi thay, những cảm xúc đó
    rất thoáng qua hoặc được ẩn giấu.
  • 8:49 - 8:52
    Vì vậy, chúng hầu như vô hình với chúng ta.
  • 8:52 - 8:53
    Cho nên, trong suốt năm năm qua,
  • 8:53 - 8:57
    chúng tôi đã cố gắng tìm ra cách
    để làm lộ diện những cảm xúc tiềm ẩn này.
  • 8:57 - 8:58
    Và chúng tôi đã có được đột phá
  • 8:59 - 9:02
    Chúng tôi biết rằng bên dưới lớp da mặt,
  • 9:02 - 9:06
    có một hệ thống mạch máu dày đặc.
  • 9:06 - 9:08
    Khi chúng ta trải qua
    những cảm xúc khác nhau,
  • 9:08 - 9:11
    lưu lượng máu ở mặt chúng ta thay đổi nhẹ.
  • 9:12 - 9:16
    Và những thay đổi này được điều khiển
    bởi một hệ thống tự động
  • 9:16 - 9:18
    vượt qua khỏi sự tự chủ của chúng ta.
  • 9:18 - 9:22
    Bằng việc quan sát
    sự thay đổi của lưu lượng máu trên mặt,
  • 9:22 - 9:25
    ta có thể biết được
    các cảm xúc tiềm ẩn của con người.
  • 9:25 - 9:30
    Rủi thay, những thay đổi
    lưu lượng máu trên mặt do cảm xúc này
  • 9:30 - 9:33
    quá nhỏ để có thể phát hiện ra được
    bằng mắt thường.
  • 9:34 - 9:37
    Vì vậy, để giúp chúng ta có thể nhận ra
    cảm xúc trên khuôn mặt con người,
  • 9:37 - 9:40
    chúng tôi đã phát triển
    một công nghệ hình ảnh mới
  • 9:40 - 9:44
    được gọi là "nhận dạng hình ảnh dưới da."
  • 9:45 - 9:49
    Để tạo ra công nghệ này, chúng tôi dùng
    máy quay phim để thu biểu hiện con người
  • 9:49 - 9:52
    khi họ trải qua
    các cảm xúc ẩn giấu khác nhau.
  • 9:52 - 9:56
    Sau đó, sử dụng công nghệ xử lý hình ảnh,
  • 9:57 - 10:02
    chúng tôi trích ra những hình ảnh dưới da
    của các thay đổi về lưu lượng máu trên mặt
  • 10:04 - 10:09
    Qua các hình ảnh dưới da này,
  • 10:09 - 10:11
    chúng ta có thể dễ dàng thấy được
  • 10:12 - 10:17
    những thay đổi của lưu lượng máu trên mặt
    liên hệ với các cảm xúc tiềm ẩn khác nhau.
  • 10:18 - 10:20
    Nhờ công nghệ này,
  • 10:20 - 10:24
    chúng ta có thể biết được
    các cảm xúc liên hệ với việc nói dối,
  • 10:24 - 10:27
    và nhờ vậy có thể phát hiện được
    khi một người nói dối.
  • 10:27 - 10:30
    Chúng ta có thể làm vậy
    mà không xâm phạm đến họ,
  • 10:30 - 10:32
    cách biệt họ, không tốn kém,
  • 10:32 - 10:36
    và với độ chính xác cao đến 85 phần trăm,
  • 10:36 - 10:38
    cao hơn rất nhiều với xác suất ngẫu nhiên.
  • 10:39 - 10:43
    Hơn nữa, chúng tôi còn phát hiện ra
    hiệu ứng Pinocchio.
  • 10:44 - 10:46
    Không, không phải hiệu ứng Pinocchio này.
  • 10:46 - 10:47
    (Cười)
  • 10:47 - 10:50
    Đây mới là hiệu ứng Pinocchio thật.
  • 10:50 - 10:51
    Khi con người nói dối,
  • 10:51 - 10:55
    lưu lượng máu ở má giảm,
  • 10:55 - 10:58
    và lưu lượng máu ở mũi tăng.
  • 10:59 - 11:03
    Dĩ nhiên, nói dối không phải là
    trường hợp duy nhất
  • 11:03 - 11:06
    khiến chúng ta bộc lộ các cảm xúc tiềm ẩn.
  • 11:06 - 11:08
    Vậy chúng ta tự hỏi bản thân,
  • 11:08 - 11:10
    ngoài việc phát hiện ra nói dối,
  • 11:10 - 11:12
    công nghệ này có thể dùng
    cho các mục đích nào nữa?
  • 11:13 - 11:17
    Một ứng dụng khác là trong học đường.
  • 11:17 - 11:21
    Ví dụ, với công nghệ này,
    chúng ta có thể giúp giáo viên toán này
  • 11:21 - 11:24
    phát hiện ra học sinh nào trong lớp
  • 11:24 - 11:29
    đang lo lắng cực độ
    về chủ đề mà anh ta đang dạy
  • 11:29 - 11:31
    để anh có thể giúp em học sinh đó
  • 11:31 - 11:34
    Chúng ta cũng có thể
    sử dụng công nghệ này trong y tế.
  • 11:34 - 11:37
    Ví dụ, mỗi ngày tôi skype với bố mẹ tôi,
  • 11:37 - 11:40
    sống cách đây hàng ngàn dặm.
  • 11:40 - 11:42
    Với công nghệ này,
  • 11:42 - 11:46
    tôi không những có thể biết
    cuộc sống của họ như thế nào
  • 11:46 - 11:52
    mà còn đồng thời biết được
    nhịp tim, độ stress của họ,
  • 11:52 - 11:55
    tâm trạng của họ
    và họ có đang bị đau không.
  • 11:56 - 11:58
    Và có thể trong tương lai,
  • 11:58 - 12:01
    nguy cơ họ bị đau tim hoặc tăng huyết áp.
  • 12:02 - 12:03
    Bạn có thể tiếp tục hỏi:
  • 12:03 - 12:09
    Liệu chúng ta có thể dùng công nghệ này
    để nhận biết cảm xúc của các chính trị gia
  • 12:09 - 12:11
    (Cười)
  • 12:11 - 12:12
    Ví dụ, trong một cuộc tranh luận.
  • 12:13 - 12:15
    Câu trả lời là có.
  • 12:15 - 12:17
    Qua các băng thu hình TV,
  • 12:17 - 12:21
    chúng ta có thể biết được
    nhịp tim của các chính trị gia,
  • 12:21 - 12:23
    tâm trạng và độ stress,
  • 12:23 - 12:27
    và có thể trong tương lai,
    liệu họ có đang nói dối chúng ta không.
  • 12:27 - 12:30
    Chúng ta có thể dùng công nghệ này
    trong nghiên cứu thị trường.
  • 12:31 - 12:32
    ví dụ như, để tìm ra
  • 12:32 - 12:37
    nhóm người thích loại sản phẩm nhất định.
  • 12:37 - 12:39
    Chúng ta còn có thể dùng nó trong hẹn hò.
  • 12:40 - 12:41
    Ví dụ như,
  • 12:41 - 12:44
    nếu như bạn hẹn của bạn đang cười với bạn,
  • 12:44 - 12:46
    công nghệ này có thể giúp bạn biết được
  • 12:47 - 12:49
    liệu cô ấy thật sự thích bạn
  • 12:49 - 12:51
    hay cô ấy chỉ đang tỏ ra lịch sự với bạn.
  • 12:52 - 12:54
    Và trong trường hợp này,
  • 12:54 - 12:55
    cô ấy chỉ đang tỏ ra lịch sự với bạn.
  • 12:55 - 12:58
    (Cười lớn)
  • 12:59 - 13:03
    Công nghệ nhận dạng hình ảnh dưới da này
  • 13:03 - 13:06
    còn đang trong giai đoạn đầu phát triển.
  • 13:06 - 13:10
    Có rất nhiều ứng dụng sẽ được tìm ra
    mà chúng ta không biết đến hôm nay.
  • 13:10 - 13:13
    Tuy nhiên, một điều tôi biết chắc rằng
  • 13:13 - 13:17
    nói dối sẽ không bao giờ còn như xưa nữa.
  • 13:17 - 13:18
    Xin cám ơn rất nhiều.
  • 13:18 - 13:19
    Xin cám ơn.
  • 13:19 - 13:23
    (Vỗ tay)
Title:
Liệu bạn có thật sự biết được khi trẻ em đang nói dối?
Speaker:
Kang Lee
Description:

Trẻ em có phải là những kẻ nói dối tệ? Bạn nghĩ rằng bạn có thể dễ dàng nhận biết chúng nói dối? Nhà nghiên cứu về sự phát triển Kang Lee đã nghiên cứu về sự thay đổi của cơ thể trẻ em khi chúng nói dối. Chúng nói dối rất nhiều, ngay từ khi hai tuổi, và chúng rất giỏi nói dối. Lee giải thích vì sao chúng ta nên vui mừng khi trẻ em nói dối và trình bày một công nghệ phát hiện nói dối mới mà trong tương lai có thể giúp nhận biết những cảm xúc tiềm ẩn của chúng ta.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:36

Vietnamese subtitles

Revisions