Return to Video

Bốn câu chuyện mà chúng ta tự kể về cái chết

  • 0:00 - 0:02
    Tôi có một câu hỏi:
  • 0:02 - 0:06
    Ai ở đây nhớ
    lần đầu tiên mình nhận ra
  • 0:06 - 0:09
    một ngày nào đó
    mình sẽ chết hay không?
  • 0:09 - 0:12
    Tôi thì có. Lúc tôi còn nhỏ,
  • 0:12 - 0:15
    ông nội tôi mới qua đời,
  • 0:15 - 0:19
    và tôi vẫn nhớ những ngày sau đó
    mình đã nằm trên giường buổi tối
  • 0:19 - 0:22
    cố gắng hiểu điều gì đang xảy ra.
  • 0:22 - 0:25
    Ông nội chết nghĩa là gì?
  • 0:25 - 0:27
    Ông đi đâu rồi?
  • 0:27 - 0:30
    Nó giống như một lỗ hổng
    trong hiện thực mở ra
  • 0:30 - 0:32
    và nuốt ông vào.
  • 0:32 - 0:35
    Nhưng sau đó, một câu hỏi khủng khiếp
    xuất hiện trong tôi:
  • 0:35 - 0:38
    Nếu ông có thể chết,
    điều đó cũng sẽ xảy đến với tôi ư?
  • 0:38 - 0:42
    Liệu lỗ hổng đó
    có thực sự mở ra và nuốt tôi vào?
  • 0:42 - 0:44
    Liệu nó sẽ mở ra ngay dưới giường
  • 0:44 - 0:47
    và nuốt tôi vào ngay lúc đang ngủ không?
  • 0:47 - 0:51
    Vâng, ở một vài điểm, tất cả trẻ em
    dần nhận thức được về cái chết.
  • 0:51 - 0:53
    Nó có thể xảy ra
    theo nhiều cách khác nhau, dĩ nhiên,
  • 0:53 - 0:55
    và thường xảy đến
    trong những tình huống khác nhau.
  • 0:55 - 0:58
    Khái niệm của chúng ta về cái chết
    phát triển dần khi ta lớn lên,
  • 0:58 - 1:01
    Và nếu bạn tìm đến những góc tối
  • 1:01 - 1:03
    trong trí nhớ của mình,
  • 1:03 - 1:06
    bạn có thể nhớ ra những điều
    giống như cảm nhận của tôi
  • 1:06 - 1:09
    khi ông nội qua đời
    và khi tôi nhận ra
  • 1:09 - 1:11
    nó cũng có thể xảy đến với tôi
    như vậy.
  • 1:11 - 1:13
    cảm giác đó đứng sau mọi chuyện
  • 1:13 - 1:17
    rằng cái lỗ hổng ấy luôn chờ đợi.
  • 1:17 - 1:19
    Và sự phát triển này ở trẻ em
  • 1:19 - 1:22
    phản ánh sự phát triển
    của giống loài chúng ta.
  • 1:22 - 1:25
    Có một điều là
    khi còn là một đứa trẻ
  • 1:25 - 1:29
    sự phát triển cảm nhận của bạn
    về bản thân và thời gian
  • 1:29 - 1:31
    trở lên đủ phức tạp
  • 1:31 - 1:35
    để bạn nhận ra mình có thể chết,
  • 1:35 - 1:38
    thế nên ở vài điểm
    trong quá trình tiến hoá của loài người,
  • 1:38 - 1:41
    những cảm nhận đầu tiên của con người
    về bản thân và thời gian
  • 1:41 - 1:44
    trở lên đủ phức tạp
  • 1:44 - 1:47
    để họ trở thành
    những người đầu tiên nhận ra rằng,
  • 1:47 - 1:50
    " Mình sẽ chết".
  • 1:50 - 1:52
    Đây là lời nguyền của chúng ta,
    nếu bạn thấy thế.
  • 1:52 - 1:56
    Đó là cái giá chúng ta phải trả
    vì quá thông minh.
  • 1:56 - 1:59
    Chúng ta phải sống
    trong khi biết rằng
  • 1:59 - 2:01
    điều xấu nhất có thể xảy ra
  • 2:01 - 2:03
    chắc chắn sẽ xảy ra vào một ngày nào đó,
  • 2:03 - 2:04
    kết thúc mọi dự định,
  • 2:04 - 2:08
    mọi hi vọng, ước mơ
    của tất mọi người trên thế giới.
  • 2:08 - 2:11
    Mỗi chúng ta đều sống
    dưới một cái bóng riêng
  • 2:11 - 2:13
    của sự khải huyền.
  • 2:13 - 2:16
    Và nó thật đáng sợ.
    Thật kinh hoàng.
  • 2:16 - 2:18
    Nên chúng ta tìm cách thoát ra.
  • 2:18 - 2:21
    Trong trường hợp của tôi, khi tôi 5 tuổi,
  • 2:21 - 2:24
    là hỏi mẹ.
  • 2:24 - 2:27
    Ngay lần đầu khi tôi bắt đầu hỏi
  • 2:27 - 2:29
    điều gì xảy ra khi chúng ta chết,
  • 2:29 - 2:31
    những người lớn xung quanh tôi, lúc đó
  • 2:31 - 2:34
    trả lời bằng những từ tiếng anh thông thường
    pha trộn giữa sự vụng về
  • 2:34 - 2:37
    và đức tin Cơ đốc nửa mùa,
  • 2:37 - 2:39
    và cụm từ tôi thường được nghe là
  • 2:39 - 2:40
    ông nội giờ đang
  • 2:40 - 2:43
    "ở trên trời đang dõi theo chúng ta."
  • 2:43 - 2:46
    và nếu tôi cũng chết,
    điều này dĩ nhiên không xảy ra,
  • 2:46 - 2:49
    thì tôi cũng được lên đó,
  • 2:49 - 2:51
    làm cho cái chết nghe giống như
  • 2:51 - 2:53
    đi thang máy vậy.
  • 2:53 - 2:56
    Nó không hợp lý lắm.
  • 2:56 - 2:59
    Tôi cũng từng xem
    các chương trình thiếu nhi hồi đó,
  • 2:59 - 3:02
    và đó là kỷ nguyên
    của khám phá không gian.
  • 3:02 - 3:04
    Luôn có những tàu tên lửa
    phóng lên bầu trời,
  • 3:04 - 3:07
    đi vào không gian, lên trên đó.
  • 3:07 - 3:09
    Nhưng không có nhà du hành nào
    quay về
  • 3:09 - 3:12
    từng nhắc đến chuyện
    đã gặp ông nội tôi bao giờ
  • 3:12 - 3:15
    hoặc gặp bất cứ người đã chết nào.
  • 3:15 - 3:16
    Nhưng tôi đã hoảng sợ,
  • 3:16 - 3:18
    và ý nghĩ chiếc thang máy sự sống
  • 3:18 - 3:20
    sẽ đưa tôi lên gặp ông
  • 3:20 - 3:21
    nghe tốt hơn nhiều so với
  • 3:21 - 3:24
    bị nuốt vào lỗ hổng trong lúc ngủ.
  • 3:24 - 3:27
    Và vì thế, tôi tin nó,
  • 3:27 - 3:29
    dù nó nghe có vẻ hơn vô nghĩa.
  • 3:29 - 3:32
    Giai đoạn tư tưởng này, tôi đã trải qua
  • 3:32 - 3:34
    khi còn bé, và lặp lại nhiều lần kể từ đó,
  • 3:34 - 3:36
    kể cả khi đã lớn,
  • 3:36 - 3:38
    đó là một sản phẩm
    mà tâm lý học gọi là
  • 3:38 - 3:40
    định kiến.
  • 3:40 - 3:43
    Định kiến là những điều chúng ta
  • 3:43 - 3:45
    hiểu sai một cách có hệ thống,
  • 3:45 - 3:48
    những kiểu như
    chúng ta tính toán sai, đánh giá sai,
  • 3:48 - 3:51
    bóp méo hiện thực, hoặc thấy những cái
    mà chúng ta muốn thấy
  • 3:51 - 3:53
    và định kiến mà tôi đang nói đến
  • 3:53 - 3:55
    diễn ra như thế này đây:
  • 3:55 - 3:57
    Đối diện ai đó với sự thật
  • 3:57 - 3:59
    là họ sẽ chết
  • 3:59 - 4:02
    và họ sẽ tin bất cứ câu chuyện nào
  • 4:02 - 4:04
    nói rằng điều đó không đúng
  • 4:04 - 4:06
    thay vào đó, họ có thể sống mãi mãi,
  • 4:06 - 4:10
    dù đó là bước lên nấc thang của sự sống.
  • 4:10 - 4:14
    Giờ chúng ta có thể thấy
    đó là định kiến lớn nhất.
  • 4:14 - 4:17
    Nó được chứng minh qua hơn 400
  • 4:17 - 4:19
    cuộc nghiên cứu thực nghiệm.
  • 4:19 - 4:22
    Những nghiên cứu đó tài tình nhưng đơn giản.
  • 4:22 - 4:23
    Họ làm như sau.
  • 4:23 - 4:25
    Lấy hai nhóm người
  • 4:25 - 4:28
    có sự tương đồng quan điểm như nhau,
  • 4:28 - 4:30
    và với một nhóm
    bạn nhắc nhở họ rằng họ sẽ chết
  • 4:30 - 4:33
    nhóm kia thì không, rồi so sánh hành vi của họ.
  • 4:33 - 4:37
    Bạn sẽ thấy những định kiến đó
    tác động đến hành vi
  • 4:37 - 4:41
    của nhóm người nhận thức
    được cái chết của mình.
  • 4:41 - 4:44
    Và mọi cuộc thí nghiệm,
    bạn đều có chung một kết quả:
  • 4:44 - 4:47
    Những người bị buộc
    phải để ý đến cái chết của mình
  • 4:47 - 4:49
    thì muốn tin hơn
    vào những câu chuyện
  • 4:49 - 4:51
    nói rằng họ có thể thoát khỏi
    cái chết
  • 4:51 - 4:52
    và sống mãi mãi.
  • 4:52 - 4:55
    Đây là một ví dụ:
    Một nghiên cứu gân đây
  • 4:55 - 4:57
    với hai nhóm người
    thuộc thuyết không thể biết,
  • 4:57 - 4:59
    đó là những người
  • 4:59 - 5:02
    không theo bất kỳ tín ngưỡng
    tôn giáo nào.
  • 5:02 - 5:05
    Một nhóm được yêu cầu
    suy nghĩ về cái chết.
  • 5:05 - 5:07
    Nhóm kia được hỏi suy nghĩ về
  • 5:07 - 5:09
    sự cô đơn.
  • 5:09 - 5:11
    Rồi sau đó, họ được hỏi
    về niềm tin tôn giáo.
  • 5:11 - 5:14
    Nhóm người được yêu cầu
    suy nghĩ về cái chết
  • 5:14 - 5:18
    sau đó có khả năng cao gấp đôi
    cho rằng
  • 5:18 - 5:19
    mình tin vào Chúa trời và Jesus.
  • 5:19 - 5:21
    Xấp xỉ cao gấp đôi.
  • 5:21 - 5:24
    Dù trước đó
    họ đều không tin như nhau.
  • 5:24 - 5:26
    Nhưng khi được đặt vào
    nỗi sợ về cái chết,
  • 5:26 - 5:30
    họ chạy ngay đến với chúa Jesus.
  • 5:30 - 5:33
    Giờ, điều này cho thấy
    việc nhắc nhở mọi người về cái chết
  • 5:33 - 5:36
    khiến họ có đức tin,
    bất chấp những bằng chứng,
  • 5:36 - 5:38
    và nó không chỉ diễn ra với tôn giáo,
  • 5:38 - 5:41
    mà diễn ra với bất kỳ hê thống tư tưởng
  • 5:41 - 5:44
    hứa hẹn sự bất tử theo nhiều kiểu,
  • 5:44 - 5:46
    dù đó là trở lên nổi tiếng
  • 5:46 - 5:47
    hay có con
  • 5:47 - 5:49
    hay thậm chí là chủ nghĩa dân tộc,
  • 5:49 - 5:52
    đó là những lời hứa rằng
    bạn có thể sống trong một điều vĩ đại hơn.
  • 5:52 - 5:54
    Định kiến này đã hình thành nên
  • 5:54 - 5:57
    tiến trình lịch sử con người.
  • 5:57 - 5:59
    Học thuyết đằng sau định kiến này
  • 5:59 - 6:01
    qua hơn 400 nghiên cứu
  • 6:01 - 6:03
    được gọi là thuyết điều hành nỗi sợ,
  • 6:03 - 6:06
    ý tưởng thì đơn giản.
    Chỉ có vậy.
  • 6:06 - 6:08
    Chúng ta phát triển thế giới quan của mình,
  • 6:08 - 6:10
    ở đó, những câu chuyện
    chúng ta tự kể cho mình
  • 6:10 - 6:13
    về thế giới và vị trí của mình trong đó,
  • 6:13 - 6:15
    để giúp bản thân giải quyết được
  • 6:15 - 6:18
    nỗi sợ về cái chết.
  • 6:18 - 6:20
    Và những câu chuyện về sự bất tử này
  • 6:20 - 6:23
    có muôn vàn hình dạng khác nhau,
  • 6:23 - 6:27
    nhưng tôi tin rằng
    đằng sau bề ngoài khác nhau ấy
  • 6:27 - 6:29
    thực chất có 4 dạng cơ bản
  • 6:29 - 6:33
    mà những câu chuyện về sự bất tử đó
    có thể có.
  • 6:33 - 6:35
    Chúng ta có thể thấy chúng
    tự lặp lại
  • 6:35 - 6:38
    qua quá trình lịch sử,
    chỉ hơi khác đi một chút
  • 6:38 - 6:41
    để phản ánh vốn từ vựng của thời đại.
  • 6:41 - 6:43
    Giờ, tôi sẽ giới thiệu ngắn gọn
    4 dạng cơ bản
  • 6:43 - 6:45
    của câu chuyện về sự bất tử này,
  • 6:45 - 6:47
    và tôi cố gắng mang đến cho bạn
    vài cảm nhận
  • 6:47 - 6:49
    về cái cách
    mà nó được kể lại bởi mỗi nền văn hoá
  • 6:49 - 6:51
    hay thế hệ
  • 6:51 - 6:53
    sử dụng từ ngữ của họ.
  • 6:53 - 6:56
    Câu chuyện đầu tiên là đơn giản nhất.
  • 6:56 - 6:58
    Chúng ta muốn tránh khỏi cái chết,
  • 6:58 - 7:00
    và giấc mơ thực hiện điều này
    là thân thể này
  • 7:00 - 7:02
    tồn tại trong thế giới này
    mãi mãi
  • 7:02 - 7:05
    là dạng đầu tiên và đơn giản nhất
    của câu chuyện bất tử,
  • 7:05 - 7:08
    và lúc đầu
    nó nghe có vẻ không hợp lý lắm,
  • 7:08 - 7:12
    nhưng thực ra, hầu hết các nền văn hoá
    trong lịch sử nhân loại
  • 7:12 - 7:14
    đều có một vài truyền thuyết hay giai thoại
  • 7:14 - 7:16
    về thuốc trường sinh hay suối nguồn tuổi trẻ
  • 7:16 - 7:19
    hoặc những kiểu hứa hẹn cuộc sống
  • 7:19 - 7:22
    vĩnh hằng như vậy.
  • 7:22 - 7:24
    Ai cập cổ đại
    có những truyền thuyết như thế,
  • 7:24 - 7:26
    người Babylon, người Ấn Độ cổ.
  • 7:26 - 7:29
    Trong suốt lịch sử châu Âu, chúng ta tìm thấy nó
    trong công trình của những nhà giả kim thuật,
  • 7:29 - 7:32
    và vẫn tin vào nó
    cho đến ngày hôm nay,
  • 7:32 - 7:35
    chỉ là chúng ta
    kể câu chuyện này
  • 7:35 - 7:36
    bằng ngôn từ khoa học.
  • 7:36 - 7:38
    Vậy 100 năm trươc,
  • 7:38 - 7:40
    hóc-môn được tìm ra,
  • 7:40 - 7:41
    và mọi người hi vọng
    hóc-môn đó là biện pháp
  • 7:41 - 7:44
    để chữa trị bệnh tật và tuổi tác,
  • 7:44 - 7:47
    và nay thay vào đó, chúng ta
    đặt hi vọng vào tế bào gốc,
  • 7:47 - 7:49
    kỹ thuật di truyền
    và công nghệ nano.
  • 7:49 - 7:53
    Nhưng ý tưởng cho rằng
    khoa học có thể ngăn được cái chết
  • 7:53 - 7:56
    chỉ là một chương mới nữa
    trong câu chuyện
  • 7:56 - 7:58
    về thuốc trường sinh,
  • 7:58 - 8:02
    một câu chuyện xưa như văn minh loài người.
  • 8:02 - 8:05
    Nhưng đặt cược tất cả
    vào ý nghĩ đi tìm thuốc trường sinh
  • 8:05 - 8:06
    và sống bất tử
  • 8:06 - 8:08
    là một chiến lược mạo hiểm.
  • 8:08 - 8:10
    Khi chúng ta nhìn lại lịch sử
  • 8:10 - 8:13
    tất cả những người
    từng đi tìm thuốc trường sinh trong quá khứ,
  • 8:13 - 8:15
    họ có một điểm chung duy nhất
    đó là
  • 8:15 - 8:18
    họ đều đã chết.
  • 8:18 - 8:21
    Vậy chúng ta cần một kế hoạch dự phòng,
    đúng kiểu phương án B
  • 8:21 - 8:25
    đó là điều mà dạng thứ hai
    của câu chuyện về sự bất tử đưa ra,
  • 8:25 - 8:27
    và đó là sự tái sinh.
  • 8:27 - 8:29
    Nó đi theo ý tưởng rằng
    Tôi là thân thể này,
  • 8:29 - 8:31
    Tôi là những bộ phận sống này.
  • 8:31 - 8:33
    Chấp nhận rằng tôi sẽ chết
  • 8:33 - 8:35
    nhưng dù vậy
  • 8:35 - 8:37
    Tôi có thể tỉnh dậy và sống trở lại.
  • 8:37 - 8:40
    Nói cách khác, tôi có thể làm được
    như Jesus đã từng.
  • 8:40 - 8:42
    Jesus chết, ông đã được chôn dưới mồ 3 ngày,
  • 8:42 - 8:45
    rồi sau đó tỉnh dậy và sống trở lại.
  • 8:45 - 8:48
    Và tư tưởng
    chúng ta đều có thể được hồi sinh sống lại
  • 8:48 - 8:50
    là niềm tin chính thống,
    không chỉ với Đạo Thiên chúa
  • 8:50 - 8:53
    mà với cả đạo Do Thái, đạo Hồi.
  • 8:53 - 8:55
    Nhưng chúng ta khát khao
    tin vào câu chuyện này
  • 8:55 - 8:57
    đã lún sâu đến nỗi
  • 8:57 - 8:59
    chúng ta đang sáng tác lại nó
    một lần nữa
  • 8:59 - 9:01
    trong thời đại khoa học,
  • 9:01 - 9:04
    ví dụ, ý tưởng đóng băng xác chết.
  • 9:04 - 9:05
    Ý tưởng đó là
    khi bạn chết đi,
  • 9:05 - 9:07
    bạn có thể tự đóng băng chính mình lại,
  • 9:07 - 9:10
    rồi một lúc nào đó
    khi công nghệ
  • 9:10 - 9:11
    đã tiến bộ tới mức
  • 9:11 - 9:13
    có thể rã đông bạn
    sửa chữa lại, làm bạn thức tỉnh
  • 9:13 - 9:14
    và hồi sinh bạn.
  • 9:14 - 9:17
    Có những người tin rằng
    một đấng toàn năng
  • 9:17 - 9:19
    sẽ hồi sinh họ trở lại.
  • 9:19 - 9:23
    và những người khác tin rằng
    một nhà khoa học đại tài sẽ làm được điều đó.
  • 9:23 - 9:26
    Nhưng với những người còn lại,
    mọi ý tưởng về sự hồi sinh,
  • 9:26 - 9:28
    đội mồ sống dậy,
  • 9:28 - 9:30
    nó quá giống
    như một bộ phim chán ngắt về thây ma.
  • 9:30 - 9:33
    Họ thấy thân thể quá mục nát, rệu rã
  • 9:33 - 9:35
    để có thể đảm bảo
    sự trường tồn mãi mãi,
  • 9:35 - 9:39
    vì vậy họ đặt niềm tin
    vào câu chuyện thứ 3,
  • 9:39 - 9:41
    câu chuyện về linh hồn bất tử,
  • 9:41 - 9:43
    ý tưởng là
    chúng ta có thể bỏ lại thân thể
  • 9:43 - 9:45
    và sống tiếp bằng linh hồn.
  • 9:45 - 9:47
    Hầu hết mọi người trên trái đất
  • 9:47 - 9:49
    đều tin rằng
    họ có linh hồn,
  • 9:49 - 9:51
    và ý tưởng đó
    là trọng tâm của nhiều tôn giáo.
  • 9:51 - 9:54
    Mặc dù vậy ở dạng hiện tại,
  • 9:54 - 9:56
    hay dạng truyền thống của nó,
  • 9:56 - 9:58
    ý tưởng về linh hồn
    vẫn cực kỳ phổ biến.
  • 9:58 - 9:59
    tuy nhiên chúng ta lại một lần nữa
  • 9:59 - 10:01
    sáng tác lại nó trong thời đại số,
  • 10:01 - 10:03
    ví dụ với ý tưởng
  • 10:03 - 10:05
    rằng bạn có thể rời khỏi cơ thể
  • 10:05 - 10:07
    bằng cách tải dữ liệu
    về suy nghĩ, về cốt lõi của mình,
  • 10:07 - 10:09
    thực trạng của mình lên một cái máy tính,
  • 10:09 - 10:14
    và sống bằng một biểu tượng đại điện,
  • 10:14 - 10:16
    Nhưng dĩ nhiên là
    những người hoài nghi sẽ nói
  • 10:16 - 10:18
    nếu chúng ta nhìn vào bằng chứng khoa học,
  • 10:18 - 10:19
    đặc biệt là khoa học thần kinh,
  • 10:19 - 10:21
    nó cho rằng tâm trí bạn,
  • 10:21 - 10:23
    tính cách của bạn,
    thực trạng của bạn,
  • 10:23 - 10:25
    rất phụ thuộc vào một bộ phận
  • 10:25 - 10:27
    của cơ thể, đó là bộ não.
  • 10:27 - 10:30
    Và những người hoài nghi
    có thể tìm thấy lời giải thích
  • 10:30 - 10:32
    trong bốn dạng câu chuyện
    về sự bất tử,
  • 10:32 - 10:34
    và đó là di sản,
  • 10:34 - 10:36
    ý tưởng đó là
    bạn có thể sống mãi
  • 10:36 - 10:38
    bằng danh tiếng của mình
    để lại trên đời,
  • 10:38 - 10:41
    giống như chiến binh Hi Lạp vĩ đại
    Achilles (Asin),
  • 10:41 - 10:43
    người đã hi sinh tính mạng
    trong trận chiến thành Troy
  • 10:43 - 10:46
    vì thế anh ta có được danh tiếng muôn đời.
  • 10:46 - 10:48
    Và việc theo đuổi danh vọng đang lan rộng
  • 10:48 - 10:51
    và phổ biến hơn bao giờ hết,
  • 10:51 - 10:52
    trong thời đại số của chúng ta,
  • 10:52 - 10:54
    nó còn dễ dàng đạt được hơn.
  • 10:54 - 10:56
    Bạn không cần phải là
    một chiến binh vĩ đại như Achilles
  • 10:56 - 10:58
    hoặc một vị vua hay anh hùng.
  • 10:58 - 11:03
    Tất cả những gì bạn cần là một kết nối Internet
    và một con mèo ngộ nghĩnh.
  • 11:03 - 11:05
    Nhưng nhiều người
    muốn để lại thứ thực tiễn hơn,
  • 11:05 - 11:08
    di sản sinh học -- ví dụ như con cái,
  • 11:08 - 11:10
    Hay họ mong muốn, hi vọng, được sống
  • 11:10 - 11:12
    như là một phần của điều gì đó to lớn hơn,
  • 11:12 - 11:14
    như một quốc gia
    hoặc một gia đình hoặc một bộ lạc,
  • 11:14 - 11:17
    bộ gen của họ.
  • 11:17 - 11:18
    Nhưng một lần nữa,
    những người hoài nghi
  • 11:18 - 11:20
    lại nghi ngờ rằng liệu di sản ấy
  • 11:20 - 11:22
    có thực sự bất tử.
  • 11:22 - 11:24
    Ví dụ Woody Allen đã nói
  • 11:24 - 11:27
    " Tôi không muốn sống
    trong tim của đồng bào mình.
  • 11:27 - 11:29
    Tôi muốn sống
    trong căn hộ của mình"
  • 11:29 - 11:31
    Vậy đó là 4 dạng
  • 11:31 - 11:33
    cơ bản của câu chuyện về sự bất tử,
  • 11:33 - 11:34
    và tôi đã cố mang lại
    một vài cảm nhận
  • 11:34 - 11:37
    về những câu chuyện đó
    được kể lại thế nào qua các thế hệ
  • 11:37 - 11:38
    nó chỉ khác đi một chút
  • 11:38 - 11:41
    cho phù hợp với thời đại.
  • 11:41 - 11:44
    Và sự thật
    việc họ cứ diễn lại nó như vậy,
  • 11:44 - 11:47
    cùng một phong cách giống nhau nhưng
    trong những hệ thống tín ngưỡng khác nhau,
  • 11:47 - 11:49
    Tôi đề nghị,
  • 11:49 - 11:51
    rằng chúng ta
    nên hoài nghi về sự thật
  • 11:51 - 11:55
    của bất cứ phiên bản nào
    của những câu chuyện trên.
  • 11:55 - 11:57
    Sự thật rằng vài người tin tưởng
  • 11:57 - 12:00
    vào một thánh quyền năng
    sẽ hồi sinh họ
  • 12:00 - 12:03
    và những người khác tin tưởng rằng
    một nhà khoa học đại tài sẽ làm đươc điều đó
  • 12:03 - 12:06
    tôi cho rằng
    với những bằng chứng rõ ràng này
  • 12:06 - 12:09
    những điều đó đều không đáng tin.
  • 12:09 - 12:11
    Hơn nữa, chúng ta tin vào
    những câu chuyện này
  • 12:11 - 12:13
    do chúng ta có thiên hướng nghiêng về phía
    tin tưởng vào đó,
  • 12:13 - 12:15
    và chúng ta tin vào đó
  • 12:15 - 12:19
    vì chúng ta sợ cái chết.
  • 12:19 - 12:21
    Vậy câu hỏi đặt ra là,
  • 12:21 - 12:25
    chúng ta phải chấp nhận sống
    chỉ một cuộc đời mình có
  • 12:25 - 12:29
    theo một lối sống được tạo nên
    bởi lo sợ và phủ nhận,
  • 12:29 - 12:32
    hay chúng ta có thể
    vượt qua định kiến này?
  • 12:32 - 12:34
    Nhà triết học vĩ đại Hi Lạp Epicurus
  • 12:34 - 12:36
    cho rằng chúng ta có thể.
  • 12:36 - 12:39
    Ông cho rằng
    lo sợ về cái chết là tự nhiên,
  • 12:39 - 12:42
    nhưng không lý trí.
  • 12:42 - 12:45
    "Chết", như ông nói, "
    chả là gì với chúng ta,
  • 12:45 - 12:47
    bởi vì khi ta ở đây, c
    ái chết không ở đây,
  • 12:47 - 12:51
    và khi cái chết ở đây,
    chúng ta đã ra đi."
  • 12:51 - 12:53
    Đây chỉ là lời trích dẫn,
    nhưng nó khó
  • 12:53 - 12:55
    để thực sự nắm bắt được,
    để hiểu được một cách sâu sát,
  • 12:55 - 12:57
    bởi vì ý nghĩa về sự ra đi
  • 12:57 - 13:00
    là khó để hình dung ra.
  • 13:00 - 13:02
    Nên 2000 năm sau,
    một nhà triết học khác,
  • 13:02 - 13:05
    Ludwig Wittgenstein,
    diễn đạt nó thế này:
  • 13:05 - 13:08
    " Cái chết không phải
    là một sự kiện trong đời:
  • 13:08 - 13:12
    Chúng ta không sống
    để trải nghiệm cái chết.
  • 13:12 - 13:13
    vậy nên," ông thêm vào,
  • 13:13 - 13:16
    "theo cảm nhận này,
    cuộc sống không có kết thúc."
  • 13:16 - 13:19
    Vậy điều đó
    là tự nhiên đối với tôi lúc bé
  • 13:19 - 13:22
    khi sợ bị nuốt chửng
    bởi cái lỗ hổng ấy,
  • 13:22 - 13:23
    nhưng điều đó là không lý trí,
  • 13:23 - 13:25
    bởi vì bị nuốt chửng bởi một cái hố
  • 13:25 - 13:27
    là điều gì đó mà ai trong chúng ta
  • 13:27 - 13:31
    sẽ cũng sống để trải nghiệm.
  • 13:31 - 13:33
    Giờ đây, việc vượt qua định kiến này
    là không dễ dàng bởi vì
  • 13:33 - 13:36
    nỗi sợ về cái chết
    đã ăn sâu trong mỗi chúng ta,
  • 13:36 - 13:41
    tuy nhiên, chúng ta lại không lý trí
    khi nhìn vào lỗi sợ đó,
  • 13:41 - 13:43
    và khi đó, chúng ta hoá ra lại mở ra
  • 13:43 - 13:46
    con đường để nó có thể
    làm lệch hướng chúng ta một cách vô thức,
  • 13:46 - 13:47
    rồi chúng ta ít nhất có thể
  • 13:47 - 13:50
    cố gắng giảm thiểu tác động của nó
  • 13:50 - 13:52
    lên cuộc sống của mình.
  • 13:52 - 13:55
    Giờ đây, tôi thấy nó
    giúp chúng ta nhìn cuộc sống
  • 13:55 - 13:57
    giống như một cuốn sách:
  • 13:57 - 13:59
    Chỉ như một cuốn sách
    được giới hạn bởi hai tờ bìa,
  • 13:59 - 14:00
    bởi bắt đầu và kết thúc,
  • 14:00 - 14:04
    vậy cuộc sống của chúng ta
    được giới hạn bởi sinh ra và chết đi,
  • 14:04 - 14:08
    và cho dù cuốn sách có bị giới hạn
    bởi sự bắt đầu và kết thúc,
  • 14:08 - 14:10
    nó vẫn có thể chứa đựng
    những khung cảnh bao la,
  • 14:10 - 14:13
    những hình ảnh ngoài đời thực,
    những cuộc phiêu lưu kỳ thú.
  • 14:13 - 14:16
    Dù cuốn sách có bị giới hạn
    bởi bắt đầu và kết thúc,
  • 14:16 - 14:18
    những nhân vật trong đó
  • 14:18 - 14:21
    không biết tới những chân trời.
  • 14:21 - 14:24
    Họ chỉ biết đến những giây phút
    tạo nên câu chuyện của họ,
  • 14:24 - 14:27
    kể cả khi cuốn sách được gấp lại.
  • 14:27 - 14:29
    Thì những nhân vật trong cuốn sách
  • 14:29 - 14:33
    cũng không lo sợ khi tiến đến trang cuối.
  • 14:33 - 14:35
    Long John Silver không lo sợ
  • 14:35 - 14:38
    khi bạn kết thúc cuốn "Đảo Kho Báu."
  • 14:38 - 14:39
    và chúng ta cũng nên như vậy.
  • 14:39 - 14:42
    Hình dung cuốn sách của cuộc đời mình,
  • 14:42 - 14:44
    bìa ngoài của nó là bắt đầu và kết thúc,
    và đó là sự sinh ra và chết đi của bạn.
  • 14:44 - 14:47
    Bạn chỉ biết đến những giây phút ở giữa,
  • 14:47 - 14:48
    những giây phút làm nên cuộc đời bạn.
  • 14:48 - 14:50
    Không có lý do gì để bạn phải lo lắng
  • 14:50 - 14:53
    cái gì ở ngoài những trang bìa kia,
  • 14:53 - 14:54
    dù đó là trước khi bạn sinh ra
  • 14:54 - 14:56
    hay sau khi chết đi.
  • 14:56 - 14:59
    Và bạn cũng không cần phải lo lắng
    về việc cuốn sách dày như thế nào,
  • 14:59 - 15:02
    hay đó là cuốn truyện tranh khôi hài
    hay một bản anh hùng ca.
  • 15:02 - 15:04
    Chỉ có một điều quan trọng là
  • 15:04 - 15:07
    bạn tạo nên một cốt truyện hay.
  • 15:07 - 15:09
    Xin cảm ơn.
  • 15:09 - 15:13
    (tiếng vỗ tay)
Title:
Bốn câu chuyện mà chúng ta tự kể về cái chết
Speaker:
Stephen Cave
Description:

Nhà triết học Stephen Cave bắt đầu bài nói chuyện bằng một sự u ám nhưng với một câu hỏi hấp dẫn: Lần đầu tiên bạn nhận ra mình sẽ chết là khi nào? Và một câu hỏi còn hấp dẫn hơn: Tại sao nhân loại luôn muốn cưỡng lại tính hiển nhiên của cái chết? Trong một bài diễn thuyết mê hoặc, Cave đã khám phá ra bốn dạng truyện phổ biến - qua các nền văn minh - mà chúng ta đã tự thuật lại cho mình "để giải quyết nỗi lo sợ cái chết."

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
15:33
  • Bạn ơi, mình rất thích bàn dịch của bạn.

    Mình cũng có một chút thay đổi nhỏ cho phù hợp hơn. Nếu có thời gian thì bạn xem qua nhé.

    Một lưu ý nhỏ nữa là dòng dài quá 42 ký tự thì xuống dòng để người đọc dễ theo dõi nhé.

    Thân,
    Nhu

  • Cảm ơn bạn đã góp ý, và sửa lỗi giúp mình.
    Have fun!
    Trang

Vietnamese subtitles

Revisions