Return to Video

Cửa sổ tiếp theo mở ra trong vũ trụ của ta là gì?

  • 0:02 - 0:05
    Năm 1781, một nhạc sĩ người Anh.
  • 0:05 - 0:08
    nhà khoa học và thiên văn học tên là William Herschel
  • 0:08 - 0:09
    nhìn thấy một vật thể trên trời
  • 0:09 - 0:13
    không chuyển động giống như những ngôi sao khác.
  • 0:13 - 0:16
    Phát hiện của Herschel có điều khác lạ,
  • 0:16 - 0:18
    có điều gì đó không đúng,
  • 0:18 - 0:20
    đó là việc khám phá được 1 hành tinh,
  • 0:20 - 0:21
    sao Thiên Vương,
  • 0:21 - 0:22
    cái tên này đã được
  • 0:22 - 0:25
    nhiều thế hệ con cháu biết đến,
  • 0:25 - 0:28
    nhưng đây lại là hành tinh đã tăng gấp đôi
  • 0:28 - 0:30
    kích thước trong hệ Mặt trời của chúng ta
    chỉ trong 1 đêm
  • 0:30 - 0:33
    Vào tháng trước, NASA đã thông báo
  • 0:33 - 0:35
    việc khám phá được 517 hành tinh mới
  • 0:35 - 0:37
    quay quanh những ngôi sao gần Mặt trời,
  • 0:37 - 0:39
    số liệu đó lại gấp đôi tổng số hành tinh
  • 0:39 - 0:42
    mà chúng ta biết trong thiên hà.
  • 0:42 - 0:44
    Nhờ vậy, ngành thiên văn không ngừng phát triển
  • 0:44 - 0:47
    để thu thập thông tin,
  • 0:47 - 0:49
    và hầu như số liệu liên tục tăng gấp đôi mỗi năm,
  • 0:49 - 0:51
    trong vòng 2 thập kỉ tiếp theo, ngay cả tôi
  • 0:51 - 0:53
    cũng có thể hiểu được lần đầu tiên trong lịch sử
  • 0:53 - 0:56
    chúng ta phát hiện vị trí của hầu hết các thiên hà
  • 0:56 - 0:58
    trong vũ trụ.
  • 0:58 - 1:00
    Nhưng khi chúng ta bước vào kỉ nguyên số
  • 1:00 - 1:02
    điều chúng ta bắt đầu tìm kiếm chính là điểm khác nhau
  • 1:02 - 1:05
    giữa số liệu ngày càng tốt hơn
  • 1:05 - 1:07
    và số liệu ngày càng khác biệt,
  • 1:07 - 1:10
    có khả năng thay đổi những câu hỏi ta đặt ra,
  • 1:10 - 1:13
    và sự thay đổi này không phải việc
    số liệu ta thu thập được bao nhiêu,
  • 1:13 - 1:15
    mà là số liệu đó có mở ra những cánh cửa mới
  • 1:15 - 1:17
    vào vũ trụ hay không,
  • 1:17 - 1:19
    và liệu có thay đổi cách ta quan sát
    bầu trời hay không.
  • 1:19 - 1:23
    Vậy cửa sổ tiếp theo mở ra trong vũ trụ là gì?
  • 1:23 - 1:25
    Chương tiếp theo của ngành thiên văn là gì?
  • 1:25 - 1:28
    Tôi sẽ cho các bạn xem một số công cụ
    và qui trình công nghệ
  • 1:28 - 1:31
    mà chúng ta sẽ phát triển trong thập kỉ tới,
  • 1:31 - 1:32
    và cách những công nghệ này,
  • 1:32 - 1:34
    cùng với việc sử dụng dữ liệu hợp lí,
  • 1:34 - 1:35
    có thể một lần nữa làm thay đổi ngành thiên văn
  • 1:35 - 1:39
    bằng việc mở ra cửa sổ mới trong vũ trụ của ta,
  • 1:39 - 1:40
    cửa sổ thời gian.
  • 1:41 - 1:44
    Tại sao lại là thời gian? Vì thời gian là xuất phát điểm,
  • 1:44 - 1:45
    và cũng chứa đựng qui trình tiến hoá.
  • 1:45 - 1:47
    Nguồn gốc hệ Mặt trời của chúng ta,
  • 1:47 - 1:49
    và quá trình hình thành của nó,
  • 1:49 - 1:53
    có gì bất thường hay điểm đặc biệt nào không?
  • 1:53 - 1:54
    Về sự hình thành của vũ trụ.
  • 1:54 - 1:57
    Tại sao vũ trụ tiếp tục giãn nở,
  • 1:57 - 1:59
    và năng lượng đen bí ẩn này là gì
  • 1:59 - 2:02
    lại khiến nó giãn nở như vậy?
  • 2:02 - 2:04
    Trước tiên, tôi muốn cho các bạn thấy
  • 2:04 - 2:07
    công nghệ sẽ thay đổi cách chúng ta
    quan sát bầu trời như thế nào.
  • 2:07 - 2:09
    Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi
  • 2:09 - 2:11
    bên những dãy núi ở phía Bắc của Chile
  • 2:11 - 2:12
    nhìn về phía tây,
  • 2:12 - 2:14
    hướng về Thái Bình Dương
  • 2:14 - 2:17
    vài tiếng trước khi mặt trời mọc.
  • 2:17 - 2:20
    Đây là bầu trời đêm bạn sẽ thấy,
  • 2:20 - 2:22
    nó rất đẹp,
  • 2:22 - 2:25
    dải Ngân Hà lấp ló phía đường chân trời.
  • 2:25 - 2:27
    nhưng nó cũng là một góc nhìn tĩnh,
  • 2:27 - 2:30
    về nhiều mặt thì đây là cách chúng ta nghĩ về vũ trụ:
  • 2:30 - 2:32
    vĩnh cửu và không thay đổi.
  • 2:32 - 2:34
    Nhưng vũ trụ không như thế.
  • 2:34 - 2:37
    Vũ trụ thay đổi từ từng giây
  • 2:37 - 2:39
    đến hàng tỉ năm.
  • 2:39 - 2:41
    Các thiên hà hợp nhất và va chạm
  • 2:41 - 2:43
    với tốc độ hàng nghìn dặm trong 1 giờ.
  • 2:43 - 2:45
    Các ngôi sao sinh ra và chết đi,
  • 2:45 - 2:49
    phát nổ quá mức cho phép như vậy.
  • 2:49 - 2:50
    Thật ra, nếu chúng ta quay trở lại
  • 2:50 - 2:52
    với bầu trời yên tĩnh ở Chile
  • 2:52 - 2:54
    và cho phép tăng tốc thời gian
  • 2:54 - 2:59
    để xem bầu trời thay đổi thế nào vào năm sau,
  • 2:59 - 3:01
    những sự va đập mà bạn thấy
  • 3:01 - 3:06
    chính là những siêu tân tinh, những gì sót lại
  • 3:06 - 3:10
    từ những ngôi sao chết, nổ tung, loé sáng rồi nhạt dần,
  • 3:10 - 3:11
    mỗi một siêu tân tinh này
  • 3:11 - 3:14
    sáng gấp 5 tỉ lần Mặt trời,
  • 3:14 - 3:17
    nên chúng ta có thể quan sát được
    từ những khoảng cách xa
  • 3:17 - 3:19
    nhưng chỉ trong một thời gian ngắn.
  • 3:19 - 3:22
    Trong 1 giây, có khoảng 10 vụ nổ siêu tân tinh
  • 3:22 - 3:23
    diễn ra trong vũ trụ.
  • 3:23 - 3:25
    Nếu chúng ta có thể nghe được,
  • 3:25 - 3:28
    nó sẽ giống như tiếng bỏng ngô nổ.
  • 3:28 - 3:32
    Bây giờ, nếu chúng ta làm mờ siêu tân tinh,
  • 3:32 - 3:35
    không chỉ có độ sáng thay đổi.
  • 3:35 - 3:37
    Bầu trời chuyển động liên tục.
  • 3:37 - 3:40
    Nhóm vật thể bạn thấy chạy ngang bầu trời
  • 3:40 - 3:43
    chính là những tiểu hành tinh quay quanh Mặt trời,
  • 3:43 - 3:45
    và chính những sự thay đổi và chuyển động này
  • 3:45 - 3:47
    và những hoạt động trong hệ Mặt trời
  • 3:47 - 3:50
    cho phép chúng ta xây dựng được mô hình vũ trụ
  • 3:50 - 3:54
    để dự đoán tương lai và giải thích quá khứ.
  • 3:54 - 3:57
    Nhưng những chiếc kính thiên văn mà chúng ta dùng
    trong suốt thập kỉ vừa qua
  • 3:57 - 4:01
    không được thiết kế để thu thập thông tin trong phạm vi đó.
  • 4:01 - 4:02
    Kính viễn vọng không gian Hubble:
  • 4:02 - 4:04
    trong 25 năm qua nó đã tạo được
  • 4:04 - 4:07
    những cảnh chi tiết nhất
  • 4:07 - 4:09
    của vũ trụ xa xôi,
  • 4:09 - 4:12
    nhưng nếu bạn dùng kính Hubble để tạo 1 ảnh bầu trời,
  • 4:12 - 4:15
    1 lần sẽ tốn 13 triệu ảnh lẻ,
  • 4:15 - 4:19
    khoảng 120 năm để làm được điều này.
  • 4:19 - 4:21
    Điều đó thúc đẩy ta tạo ra công nghệ mới
  • 4:21 - 4:23
    và kính viễn vọng mới,
  • 4:23 - 4:25
    kính viễn vọng dù mờ mờ
  • 4:25 - 4:26
    cũng thấy được cả vũ trụ ở phía xa xăm,
  • 4:26 - 4:29
    nó còn có thể phóng đại hình ảnh
  • 4:29 - 4:32
    để thấy được bầu trời càng nhanh càng tốt,
  • 4:32 - 4:35
    những chiếc kính thiên văn tương tự
    kính quan sát cực đại ,
  • 4:35 - 4:37
    gọi tắt là LSST,
  • 4:37 - 4:39
    cái tên có lẽ chán nhất mọi thời đại,
  • 4:39 - 4:41
    dành cho một trong những thí nghiệm hấp dẫn nhất
  • 4:41 - 4:43
    trong lịch sự ngành thiên văn,
  • 4:43 - 4:46
    cũng chính là bằng chứng, nếu bạn cần,
  • 4:46 - 4:49
    không nên để một nhà khoa học hay một kĩ sư
  • 4:49 - 4:52
    đặt tên bất cứ cái gì, kể cả con bạn.
  • 4:54 - 4:56
    Chúng tôi đang chế tạo LSST.
  • 4:56 - 4:59
    Chúng tôi hi vọng sẽ thu thập thông tin
    bắt đầu từ cuối thập kỉ này.
  • 4:59 - 5:01
    Tôi định chỉ cho bạn thấy cách chúng ta nghĩ
  • 5:01 - 5:04
    sẽ thay đổi những quan điểm của chúng ta về vũ trụ,
  • 5:04 - 5:07
    vì một bức ảnh từ LSST
  • 5:07 - 5:09
    tương đương với 3 000 bức ảnh
  • 5:09 - 5:11
    từ kính viễn vọng ở trạm không gian Hubble,
  • 5:11 - 5:14
    mỗi ảnh trên không đạt 3.5 độ,
  • 5:14 - 5:17
    rộng gấp 7 lần trăng tròn.
  • 5:17 - 5:19
    À, làm cách nào bạn chụp được một bức ảnh ở phạm vi này?
  • 5:19 - 5:24
    Bạn đặt chiếc máy ảnh kĩ thuật số
    lớn nhất trong lịch sử,
  • 5:24 - 5:27
    dùng công nghệ tương tự như chức năng máy ảnh trong điện thoại của mình
  • 5:27 - 5:31
    hoặc máy ảnh kĩ thuật số bạn có thể mua trên đường High Street,
  • 5:31 - 5:34
    nhưng bây giờ phạm vi này chỉ ngang 5.5 feet,
  • 5:34 - 5:36
    khoảng kích thước của chiếc Volkswagen Beetle,
  • 5:36 - 5:39
    một ảnh chiếm 3 tỉ pixel.
  • 5:39 - 5:41
    Vì vậy nếu bạn muốn phân tích toàn diện một ảnh,
  • 5:41 - 5:44
    chỉ là một ảnh riêng lẻ từ kính LSST,
  • 5:44 - 5:48
    sẽ cần khoảng 1 500 chiếc HDTV.
  • 5:48 - 5:51
    Và máy ảnh này sẽ chụp lại ảnh bầu trời,
  • 5:51 - 5:54
    mỗi lần chụp một bức ảnh mới mất 20 giây,
  • 5:54 - 5:57
    quan sát bầu trời liên tục
  • 5:57 - 5:59
    nên cứ mỗi 3 đêm, chúng ta sẽ có được
    một bức hoàn toàn mới
  • 5:59 - 6:01
    về bầu trời ở Chi Lê.
  • 6:01 - 6:04
    Về chức năng lâu dài của chiếc kính viễn vọng này,
  • 6:04 - 6:08
    nó sẽ phát hiện ra được 40 tỉ ngôi sao và các ngân hà,
  • 6:08 - 6:09
    và đó sẽ là lần đầu tiên
  • 6:09 - 6:12
    chúng ta sẽ tìm ra nhiều đối tượng hơn trong vũ trụ
  • 6:12 - 6:15
    so với con người trên Trái Đất.
  • 6:15 - 6:16
    Bây giờ, chúng ta có thể nói về
  • 6:16 - 6:18
    các thông số terabytes và petabytes
  • 6:18 - 6:20
    và hàng tỉ các đối tượng khác,
  • 6:20 - 6:22
    nhưng cách để hiểu được các số liệu này
  • 6:22 - 6:24
    sẽ do máy ảnh phụ trách
  • 6:24 - 6:28
    chính là giống như việc đồng thời phát
    những đoạn video của kênh TED Talk
  • 6:28 - 6:31
    24 giờ mỗi ngày,
  • 6:31 - 6:34
    7 ngày một tuần, trong 10 năm.
  • 6:34 - 6:36
    Và để chuyển tải số liệu này có nghĩa là
  • 6:36 - 6:38
    nghiên cứu qua tất cả các bài diễn thuyết
  • 6:38 - 6:40
    để tìm ý tưởng mới và khái niệm mới,
  • 6:40 - 6:42
    xem mỗi phần của video
  • 6:42 - 6:44
    để hiểu cách khung ảnh được thay đổi thế nào
  • 6:44 - 6:46
    trong cảnh tiếp theo.
  • 6:46 - 6:49
    Và điều này thay đổi cách chúng ta nghiên cứu khoa học,
  • 6:49 - 6:51
    thay đổi cách chúng ta nghiên cứu thiên văn,
  • 6:51 - 6:53
    đến vị trí mà phần mềm và những thuật toán
  • 6:53 - 6:55
    phải khai thác thông qua số liệu này,
  • 6:55 - 6:58
    vị trí mà phần mềm cũng quan trọng đối với khoa học,
  • 6:58 - 7:02
    giống như kính thiên văn và máy ảnh mà chúng ta đặt.
  • 7:02 - 7:05
    Hiện nay, hàng ngàn cuộc khám phá
  • 7:05 - 7:07
    sẽ đến từ dự án này,
  • 7:07 - 7:08
    nhưng tôi chỉ định kể bạn nghe khoảng 2 ý tưởng
  • 7:08 - 7:11
    về xuất phát điểm và quá trình tiến hóa
  • 7:11 - 7:13
    mà có lẽ được thay đổi bởi cách chúng ta tiếp cận
  • 7:13 - 7:15
    số liệu ở phạm vi này.
  • 7:15 - 7:18
    5 năm trước, NASA từng khám phá
  • 7:18 - 7:20
    hơn 1 000 hệ thống hành tinh
  • 7:20 - 7:22
    xung quanh ngôi sao gần đó,
  • 7:22 - 7:24
    nhưng hệ thống chúng ta đang tìm
  • 7:24 - 7:27
    không giống như hệ thống Mặt Trời của ta,
  • 7:27 - 7:28
    và một trong những câu hỏi chúng ta phải đối mặt là
  • 7:28 - 7:30
    chỉ là việc chúng ta chưa từng quan sát đủ kĩ
  • 7:30 - 7:32
    hoặc có gì đó đặc biệt hay bất thường
  • 7:32 - 7:35
    về việc hệ thống Mặt Trời của chúng ta
    được hình thành như thế nào?
  • 7:35 - 7:37
    Và nếu chúng ta muốn tìm ra đáp án,
  • 7:37 - 7:38
    chúng ta phải biết và hiểu
  • 7:38 - 7:41
    cụ thể lịch sử của hệ thống Mặt Trời,
  • 7:41 - 7:43
    và những chi tiết đó rất quan trọng.
  • 7:43 - 7:47
    Cho nên bây giờ, nếu chúng ta quan sát bầu trời,
  • 7:47 - 7:50
    tại những hành tinh nhỏ theo luồng lướt ngang bầu trời,
  • 7:50 - 7:55
    những hành tinh nhỏ này giống như
    mảnh vụn của hệ thống Mặt Trời.
  • 7:55 - 7:57
    Những vị trí của các hành tinh nhỏ
  • 7:57 - 7:59
    ban đầu giống như dấu vân tay
  • 7:59 - 8:01
    khi quĩ đạo của Sao Hải Vương và Sao Mộc
  • 8:01 - 8:03
    ngày càng gần Mặt Trời,
  • 8:03 - 8:06
    và vì những hành tinh khổng lồ di chuyển
    qua hệ thống Mặt Trời,
  • 8:06 - 8:09
    chúng sẽ phân tán những hành tinh nhỏ phía sau.
  • 8:09 - 8:12
    Cho nên việc nghiên cứu những hành tinh nhỏ
  • 8:12 - 8:13
    giống như việc giám định pháp y,
  • 8:13 - 8:15
    giám định pháp y đối với hệ thống Mặt Trời,
  • 8:15 - 8:18
    nhưng để làm được điều này, chúng ta cần khoảng cách,
  • 8:18 - 8:20
    và chúng ta cần khoảng cách từ trong chuyển động,
  • 8:20 - 8:25
    và chúng ta có sự chuyển động vì sự tiếp cận với thời gian
  • 8:25 - 8:26
    Vậy điều này nói lên được gì?
  • 8:26 - 8:29
    À, nếu bạn quan sát những hành tinh nhỏ màu vàng
  • 8:29 - 8:30
    lướt ngang qua màn hình,
  • 8:30 - 8:33
    những hành tinh nhỏ này đang
    di chuyển với tốc độ nhanh nhất,
  • 8:33 - 8:37
    vì chúng gần chúng ta nhất, gần Trái Đất hơn.
  • 8:37 - 8:38
    Những hành tinh nhỏ này vào một ngày nào đó chúng ta
  • 8:38 - 8:42
    có thể gửi tàu vũ trụ đến đó, để khai thác khoáng chất,
  • 8:42 - 8:44
    nhưng có lẽ một ngày nào đó
  • 8:44 - 8:45
    chúng có thể ảnh hưởng đến Trái Đất,
  • 8:45 - 8:47
    giống như vào 60 triệu năm trước
  • 8:47 - 8:49
    xảy ra sự tuyệt chủng của loài khủng long,
  • 8:49 - 8:51
    hoặc chỉ vào thời điểm đầu thế kỉ trước,
  • 8:51 - 8:53
    khi một hành tinh nhỏ hủy diệt
  • 8:53 - 8:56
    khoảng 1 000 dặm của rừng Siberian,
  • 8:56 - 8:59
    hoặc mới năm ngoái, có một vụ cháy ở Nga,
  • 8:59 - 9:03
    giải phóng nguồn năng lượng của một quả bom hạt nhân nhỏ.
  • 9:03 - 9:06
    Vì vậy việc giám định pháp y cho hệ thống Mặt Trời
  • 9:06 - 9:08
    không chỉ cho chúng ta thấy chuyện quá khứ,
  • 9:08 - 9:11
    nó còn có thể dự đoán tương lai,
    bao gồm tương lai của chúng ta.
  • 9:15 - 9:17
    Nay khi chúng ta có khoảng cách,
  • 9:17 - 9:20
    chúng ta quan sát được những hành tinh
    trong môi trường tự nhiên của nó,
  • 9:20 - 9:22
    trong quĩ đạo quanh Mặt Trời.
  • 9:22 - 9:24
    Vì vậy mỗi điểm trong sự mường tượng mà bạn có thể thấy
  • 9:24 - 9:26
    là một hành tinh nhỏ có thật.
  • 9:27 - 9:31
    Quĩ đạo của nó được tính từ lúc
    nó di chuyển ngang bầu trời.
  • 9:31 - 9:34
    Màu sắc phản ánh cấu tạo của những hành tinh nhỏ này,
  • 9:34 - 9:37
    khô và cứng như đá ở trung tâm,
  • 9:37 - 9:39
    có nhiều nước và thô sơ ở phần rìa,
  • 9:39 - 9:42
    những hành tinh nhỏ có nhiều nước có thể gieo giống
  • 9:42 - 9:45
    giữa đại dương và biển cả mà chúng ta
    tìm được trên hành tinh của mình
  • 9:45 - 9:48
    khi chúng oanh tạc vào Trái Đất lúc trước.
  • 9:50 - 9:53
    Vì kính LSST sẽ có khả năng mờ đi
  • 9:53 - 9:54
    và không chỉ rộng không thôi,
  • 9:54 - 9:56
    chúng ta có thể quan sát những hành tinh nhỏ này
  • 9:56 - 9:59
    ở khoảng cách xa bên trong hệ thống Mặt Trời,
  • 9:59 - 10:03
    để những hành tinh nhỏ này vượt qua
    quĩ đạo của Sao Hải Vương và Sao Hỏa,
  • 10:03 - 10:06
    đển sao chổi và những hành tinh nhỏ tồn tại
  • 10:06 - 10:09
    trong khoảng 1 năm trong Mặt Trời.
  • 10:09 - 10:11
    Và khi chúng ta tăng số lượng chi tiết của bức tranh,
  • 10:11 - 10:14
    tăng theo hệ số trong khoảng 10 đến 100,
  • 10:14 - 10:17
    đại khái thì chúng ta có thể tìm ra câu trả lời,
  • 10:17 - 10:21
    có bằng chứng cho thấy còn nhiều hành tinh
    bên ngoài quĩ đạo của Sao Hải Vương,
  • 10:21 - 10:23
    để tìm thấy những hành tinh nhỏ gây ảnh hưởng cho Trái Đất
  • 10:23 - 10:26
    trước khi chúng trở thành mối đe dọa,
  • 10:26 - 10:27
    và có lẽ để tìm hiểu xem liệu
  • 10:27 - 10:31
    mặt trời tự nó hình thành hay là do
    một nhóm các ngôi sao hợp lại,
  • 10:31 - 10:34
    và có lẽ nó chính là những ngôi sao
    anh chị em của mặt trời
  • 10:34 - 10:37
    chi phối việc hình thành hệ thống mặt trời,
  • 10:37 - 10:41
    và có lẽ đó là một trong những lí do tại sao những hệ thống tương tự hệ mặt trời của ta lại hiếm có như vậy.
  • 10:43 - 10:47
    Bây giờ, khoảng cách và những thay đổi trong vũ trụ -
  • 10:47 - 10:51
    khoảng cách tương đương với thời gian,
  • 10:51 - 10:53
    cũng như những thay đổi trên bầu trời.
  • 10:53 - 10:56
    Mỗi bước bạn quay đi,
  • 10:56 - 10:59
    hay một vật cách xa một đoạn,
  • 10:59 - 11:02
    bạn sẽ nhìn lại khoảng 1/ 1 000 000 trong đúng một giây,
  • 11:02 - 11:05
    và ý tưởng này hoặc ý định nhìn lại đúng lúc
  • 11:05 - 11:07
    đã thay đổi khái niệm của ta về vũ trụ,
  • 11:07 - 11:10
    không chỉ một lần mà là rất nhiều lần.
  • 11:10 - 11:12
    Lần đầu tiên là vào năm 1929,
  • 11:12 - 11:15
    một nhà thiên văn tên là Edwin Hubble
  • 11:15 - 11:17
    đã chứng minh vũ trụ đang giãn nở,
  • 11:17 - 11:20
    dẫn đến khái niệm về vụ nổ Big Bang.
  • 11:20 - 11:22
    Và việc quan sát rất đơn giản:
  • 11:22 - 11:25
    chỉ có 24 ngân hà
  • 11:25 - 11:28
    và một bức tranh vẽ tay.
  • 11:30 - 11:34
    Nhưng chỉ có khái niệm một ngân hà nằm càng xa,
  • 11:34 - 11:36
    thì nó càng lùi nhanh hơn,
  • 11:36 - 11:39
    đủ để sinh ra một vũ trụ học hiện đại.
  • 11:39 - 11:42
    Vụ xoay vòng thứ hai xảy ra vào 70 năm sau,
  • 11:42 - 11:44
    khi 2 nhóm các thiên nhà thiên văn chứng minh
  • 11:44 - 11:46
    vũ trụ không chỉ có giãn nở,
  • 11:46 - 11:48
    nó còn gia tốc thêm,
  • 11:48 - 11:51
    một cách đáng ngạc nhiên như việc
    ném một quả bóng lên không trung
  • 11:51 - 11:54
    và phát hiện ra việc ném càng cao,
  • 11:54 - 11:55
    thì nó càng di chuyển nhanh hơn.
  • 11:55 - 11:57
    Và họ đã chứng minh điều này
  • 11:57 - 11:59
    bằng cách đo độ sáng của siêu tân tinh,
  • 11:59 - 12:01
    và độ sáng của siêu tân tinh
  • 12:01 - 12:03
    sẽ mờ hơn như thế nào ở khoảng cách nhất định.
  • 12:03 - 12:06
    Và việc quan sát này lại trở nên phức tạp hơn.
  • 12:06 - 12:09
    Yêu cầu phải có những công nghệ mới và
    những chiếc kính viễn vọng mới,
  • 12:09 - 12:13
    vì có nhiều siêu tân tinh trong các ngân hà
  • 12:13 - 12:15
    cách xa gấp 2 000 lần
  • 12:15 - 12:18
    so với những điểm từng dùng ở trạm không gian Hubble.
  • 12:19 - 12:23
    Và mất khoảng 3 năm chỉ để tìm kiếm 42 siêu tân tinh,
  • 12:23 - 12:25
    vì một siêu tân tinh chỉ nổ ra
  • 12:25 - 12:28
    100 năm 1 lần trong 1 ngân hà.
  • 12:28 - 12:30
    3 năm để tìm thấy 42 siêu tân tinh
  • 12:30 - 12:33
    bằng cách tìm kiếm thông qua 10 000 ngân hà.
  • 12:34 - 12:36
    Và khi họ thu thập tất cả dữ liệu,
  • 12:36 - 12:38
    đây là điều chúng ta đã tìm thấy.
  • 12:40 - 12:42
    Bây giờ, điều này có vẻ không gây ấn tượng lắm,
  • 12:42 - 12:45
    nhưng đây là những gì mà cuộc cách mạng ngành vật lí đem lại:
  • 12:47 - 12:49
    một đường dự kiến mức độ sáng của siêu tân tinh
  • 12:49 - 12:51
    cách 11 tỉ năm ánh sáng,
  • 12:51 - 12:55
    và một tập hợp điểm không tương thích với đường đó.
  • 12:55 - 12:59
    Nhiều sự thay đổi nhỏ đem lại những kết quả lớn
  • 12:59 - 13:02
    Nhiều sự thay đổi nhỏ cho phép
    chúng ta tiến hành khám phá,
  • 13:02 - 13:04
    như hành tinh được tìm thấy bởi Herschel.
  • 13:04 - 13:07
    Nhiều sự thay đổi nhỏ khiến chúng ta
  • 13:07 - 13:08
    hiểu không đúng về vũ trụ.
  • 13:09 - 13:13
    Cho nên 42 siêu tân tinh, hơi mờ nhạt,
  • 13:13 - 13:15
    ý là từ từ cách xa dần,
  • 13:15 - 13:18
    bắt buộc vũ trụ không chỉ là giãn nở,
  • 13:18 - 13:21
    mà còn phải đẩy nhanh tốc độ giãn nở lên.
  • 13:21 - 13:23
    chỉ ra thành phần của vũ trụ
  • 13:23 - 13:26
    mà chúng ta đang gọi là nguồn năng lượng đen,
  • 13:26 - 13:28
    thành phần mà thúc đẩy sự giãn nở
  • 13:28 - 13:31
    và chiếm 68% ngân sách nguồn năng lượng
  • 13:31 - 13:33
    của vũ trụ chúng ta hiện nay.
  • 13:35 - 13:38
    Vậy cuộc cách mạng kế tiếp sẽ là gì đây?
  • 13:38 - 13:41
    À, nguồn năng lượng đen là gì và tại sao nó lại tồn tại?
  • 13:41 - 13:43
    Mỗi một đường cho thấy một mẫu khác nhau
  • 13:43 - 13:46
    đối với việc nguồn năng lượng đen có thể là gì,
  • 13:46 - 13:49
    cho thấy những thuộc tính của nguồn năng lượng đen.
  • 13:49 - 13:52
    Tất cả chúng đều phù hợp với 42 điểm,
  • 13:52 - 13:55
    nhưng nhiều ý tưởng ẩn sau những đường này
  • 13:55 - 13:57
    thì vô cùng khác biệt.
  • 13:57 - 13:59
    Nhiều người nghĩ nguồn năng lượng đen
  • 13:59 - 14:01
    thay đổi theo thời gian,
  • 14:01 - 14:03
    hoặc liệu những thuộc tính của nguồn năng lượng đen
  • 14:03 - 14:06
    có khác biệt phụ thuộc vào những nơi
    mà bạn nhìn lên bầu trời hay không.
  • 14:06 - 14:08
    Những điều khác tạo nên nhiều điều khác biệt và sự biến đổi
  • 14:08 - 14:11
    đối với vật lí ở cấp độ dưới nguyên tử.
  • 14:11 - 14:13
    Hoặc là, họ nhìn vào qui mô lớn,
  • 14:13 - 14:17
    và thay đổi cách hoạt động của trọng lực và
    tính tương đối chung chung
  • 14:17 - 14:20
    hoặc họ nói vũ trụ của chúng ta chỉ là một trong số,
  • 14:20 - 14:22
    những phần của đa vũ trụ bí ẩn này,
  • 14:22 - 14:26
    nhưng tất cả những ý tưởng này,
    tất cả những lí thuyết này,
  • 14:26 - 14:29
    rất đáng ngạc nhiên và phải thừa nhận là có chút điên rồ,
  • 14:29 - 14:33
    nhưng tất cả chúng thích hợp với 42 điểm của chúng ta.
  • 14:33 - 14:35
    Vì vậy làm cách nào chúng ta có thể hi vọng mình hiểu được
  • 14:35 - 14:38
    điều này qua thập kỉ tiếp theo?
  • 14:38 - 14:41
    À, hãy thử tưởng tượng nếu
  • 14:41 - 14:43
    và tôi từng nói bạn muốn nhìn thấy liệu
    những viên xúc xắc này
  • 14:43 - 14:45
    có được khởi động hay không.
  • 14:45 - 14:48
    Một viên xúc xắc sẽ cho bạn biết rất ít,
  • 14:48 - 14:50
    nhưng bạn càng quăng lên nhiều lần,
  • 14:50 - 14:51
    bạn thu thập càng nhiều dữ liệu,
  • 14:51 - 14:54
    bạn càng trở nên tự tin hơn,
  • 14:54 - 14:56
    không chỉ liệu chúng có được khởi động hay không
  • 14:56 - 15:00
    mà còn có số lượng bao nhiêu, và bằng cách nào.
  • 15:00 - 15:04
    Phải mất 3 năm chỉ để tìm ra 42 siêu tân tinh.
  • 15:04 - 15:07
    vì những chiếc kính viễn vọng mà chúng ta lắp đặt
  • 15:07 - 15:11
    có thể chỉ quan sát được một phần nhỏ của bầu trời.
  • 15:11 - 15:13
    Với LSST, chúng ta có được một quan điểm hoàn toàn mới
  • 15:13 - 15:17
    về bầu trời ở đất nước Chi Lê cứ mỗi 3 đêm như vậy.
  • 15:17 - 15:19
    Trong quá trình hoạt động vào đêm đầu tiên,
  • 15:19 - 15:23
    sẽ tìm được số lượng siêu tân tinh gấp 10 lần
  • 15:23 - 15:26
    được dùng trong việc khám phá nguồn năng lượng đen.
  • 15:26 - 15:28
    Con số này sẽ tăng lên 1 000
  • 15:28 - 15:30
    trong vòng 4 tháng đầu tiên:
  • 15:30 - 15:35
    1.5 triệu siêu tân tinh ở cuối bảng khảo sát này,
  • 15:35 - 15:38
    mỗi siêu tân tinh như viên xúc xắc,
  • 15:38 - 15:41
    mỗi siêu tân tinh kiểm tra những thuyết năng lượng đen nào
  • 15:41 - 15:46
    thích hợp, và những thuyết nào thì không.
  • 15:46 - 15:49
    Và vì vậy, bằng cách kết hợp những dữ liệu
    về siêu tân tinh
  • 15:49 - 15:52
    cùng những giới hạn khác trong vũ trụ học,
  • 15:52 - 15:55
    chúng ta sẽ từ từ bác bỏ nhiều ý kiến
  • 15:55 - 15:57
    và những lí thuyết khác nhau về năng lượng đen
  • 15:57 - 16:02
    hi vọng tới cuối cuộc khảo sát vào năm 2030,
  • 16:04 - 16:06
    chúng ta sẽ mong chờ hi vọng thấy được,
  • 16:06 - 16:08
    một lí thuyết cho vũ trụ của chúng ta,
  • 16:08 - 16:11
    một lí thuyết cơ bản về vật lí của vũ trụ của chúng ta,
  • 16:11 - 16:13
    dần dần xuất hiện.
  • 16:15 - 16:17
    Bây giờ, theo nhiều cách, những câu hỏi tôi đặt ra
  • 16:17 - 16:21
    thực tế là những câu đơn giản nhất.
  • 16:21 - 16:23
    Chúng ta có lẽ không biết đáp án,
  • 16:23 - 16:26
    nhưng ít nhất chúng ta biết cách trả lời các câu hỏi,
  • 16:27 - 16:30
    Nhưng nếu việc xem xét kĩ 10 ngàn dải ngân hà
  • 16:30 - 16:32
    cho thấy 42 siêu tân tinh khiến
  • 16:32 - 16:35
    chúng ta hiểu không đúng về vũ trụ,
  • 16:37 - 16:40
    khi chúng ta đang nghiên cứu hàng tỉ ngân hà,
  • 16:40 - 16:41
    bao nhiêu lần chúng ta định đi tìm
  • 16:41 - 16:46
    42 điểm không tương thích với điều chúng ta mong đợi?
  • 16:47 - 16:50
    Tương tự hành tinh được tìm thấy bởi Hershel
  • 16:50 - 16:52
    hoặc năng lượng đen
  • 16:52 - 16:56
    hoặc cơ học lượng tử hoặc thuyết tương đối,
  • 16:56 - 16:59
    tất cả những ý tưởng này nảy sinh vì dữ liệu
  • 16:59 - 17:02
    không tương thích với những gì chúng ta mong đợi.
  • 17:02 - 17:05
    Điều thú vị về dữ liệu của thập kỉ tiếp theo
  • 17:05 - 17:07
    trong thiên văn học,
  • 17:07 - 17:09
    ngay cả chúng ta không hề biết bao nhiêu câu trả lời
  • 17:09 - 17:11
    đang chờ đợi ngoài kia,
  • 17:11 - 17:15
    những câu trả lời về nguồn gốc và
    sự tiến hóa của chúng ta.
  • 17:15 - 17:16
    Hiện có bao nhiêu câu trả lời
  • 17:16 - 17:19
    mà chúng ta không hề biết câu hỏi
  • 17:19 - 17:21
    chúng ta muốn đặt ra?
  • 17:21 - 17:23
    Cảm ơn.
  • 17:23 - 17:24
    (Vỗ tay)
Title:
Cửa sổ tiếp theo mở ra trong vũ trụ của ta là gì?
Speaker:
Andrew Connolly
Description:

Số liệu có khắp mọi nơi - ngay cả khí hậu. Trong một bài diễn thuyết nhằm để cung cấp thông tin, nhà thiên văn Andrew Connolly chỉ ra số lượng lớn thông tin về vũ trụ của ta được thu thập như thế, ghi nhận lại những sự thay đổi chưa từng thấy của chúng. Chỉ là cách những nhà khoa học chộp được những hình ảnh trong phạm vi đó hay sao? Câu chuyện bắt đầu với một chiếc kính thiên văn khổng lồ...

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:39

Vietnamese subtitles

Revisions