Return to Video

Trương phái ẩn tượng trừu tượng là gì? - Sarah Rosenthal

  • 0:09 - 0:13
    Nếu bạn thăm một bảo tàng trưng bày
    bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại và đương đại,
  • 0:13 - 0:17
    hẳn sẽ có nhiều tác phẩm
    đôi lúc khiến bạn phải thốt lên rằng
  • 0:17 - 0:21
    "Con mèo của mình còn vẽ được như thế,
    làm sao thứ này là nghệ thuật cơ chứ?"
  • 0:21 - 0:26
    Một nhóm người được gọi là Trường phái trừu tượng, hay Trường phái New York
  • 0:26 - 0:29
    nhận được những phản ứng này
    khá thường xuyên.
  • 0:29 - 0:32
    Trường phái trừu tượng
    được thành lập năm 1943
  • 0:32 - 0:35
    và phát triển ngay sau Thế chiến thứ II.
  • 0:35 - 0:39
    Trường phái đặc trưng với những bức tranh lớn, tiêu biểu là những bức tranh trừu tượng
  • 0:39 - 0:43
    có đủ mọi bố cục
    mà không có điểm trọng tâm
  • 0:43 - 0:49
    và những đường cọ nghuệch ngoạc
    thể hiện và khơi gợi cảm xúc
  • 0:49 - 0:52
    Nhóm nghệ sĩ được xem là
    thuộc Trường phái trừu tượng
  • 0:52 - 0:56
    bao gồm Barnett Newman và những bức tranh
    đường kẻ hiện sinh của ông
  • 0:56 - 0:59
    Willem de Kooning nổi tiếng bởi
    các bức họa những người phụ nữ xấu xí
  • 0:59 - 1:03
    Helen Frankenthaler người tạo ra
    các bức họa với những mảng màu loang
  • 1:03 - 1:04
    và những người khác nữa.
  • 1:04 - 1:08
    Nhưng có lẽ nghệ sĩ nổi tiếng nhất,
    ảnh hưởng nhất và gây nhiều tranh cãi nhất
  • 1:08 - 1:10
    chính là Jackson Pollock.
  • 1:10 - 1:13
    Các bức họa của ông
    dễ dàng được nhận ra ngay lập tức
  • 1:13 - 1:16
    Chúng đặc trưng bởi
    một mớ lộn xộn những đường vẽ màu
  • 1:16 - 1:19
    văng tung tóe từ mọi hướng
    trên lớp vải canvas
  • 1:19 - 1:23
    Hiển nhiên, mớ hỗn độn đó to và ấn tượng
  • 1:23 - 1:25
    nhưng như vậy thì có gì tuyệt vời ở chúng?
  • 1:25 - 1:28
    Liệu có phải ông ấy vẩy mực lung tung?
  • 1:28 - 1:29
    Có phải ai cũng làm được như thế chăng?
  • 1:29 - 1:33
    Hừm, câu trả lời là có và không
  • 1:33 - 1:38
    Mặc dù Pollock thực hiện một kĩ thuật
    mà ai cũng có thể làm được
  • 1:38 - 1:39
    dù chẳng hề qua đào tạo
  • 1:39 - 1:42
    song chỉ duy nhất ông có thể vẽ nên
    những bức tranh độc nhất đó
  • 1:42 - 1:45
    Nghịch lý này liên quan đến
    nguồn gốc các sáng tác của ông
  • 1:45 - 1:50
    tương đồng với các bức vẽ ngẫu hứng trường phái
    siêu thực của André Masson và những người khác
  • 1:50 - 1:54
    Những họa sĩ siêu thực này hoàn toàn
    vẽ không có chủ đích
  • 1:54 - 1:57
    nhằm tiết lộ sự thực ẩn giấu bên trong suy nghĩ của họ
  • 1:57 - 2:02
    Thông thường, thay vì hình dung và vẽ
  • 2:02 - 2:04
    họ để đôi tay mình di chuyển một cách tự nhiên
  • 2:04 - 2:09
    và thành phẩm là những bức tranh giống nhau
    đầy các nét vẽ nguệch ngoạch
  • 2:09 - 2:12
    Sau khi Pollock nói xong mô tả về bức tranh
  • 2:12 - 2:17
    ông nhỏ màu, hoặc quẹt màu, và
    những bức tranh sau giống y như bức đầu
  • 2:17 - 2:19
    ông đã phát triển một kĩ thuật đặc biệt
  • 2:19 - 2:24
    và không bao giờ tìm kiếm hình ảnh hay thông điệp
    ẩn giấu đằng sau các bức họa.
  • 2:24 - 2:28
    Đầu tiên, ông gỡ tấm vải canvas khỏi giá
    và trải nó trên sàn
  • 2:28 - 2:30
    phá vỡ cách thức vẽ tranh cổ điển
  • 2:30 - 2:35
    Sau đó, ông bước vòng quanh tấm canvas
    như đang nhảy có chủ đích,
  • 2:35 - 2:40
    vung vẩy những giọt mực bằng
    muỗng khuấy hoặc các dụng cụ khác,
  • 2:40 - 2:41
    ông thay đổi tốc độ và hướng đi
  • 2:41 - 2:46
    để kiểm soát bề mặt bức tranh
    trông như thế nào.
  • 2:46 - 2:48
    Những cách thức này, giống y như những
    vết nghuệch ngoạc của các họa sĩ siêu thực
  • 2:48 - 2:52
    dường như được sinh ra
    trong tiềm thức của Pollock
  • 2:52 - 2:54
    Song không giống các họa sĩ siêu thực khác
  • 2:54 - 2:57
    tranh của họ đại diện cho những điều
    ẩn giấu bên trong suy nghĩ của họ,
  • 2:57 - 3:02
    tranh của Pollock được cho là
    hiện thân hữu hình tâm lý ông
  • 3:02 - 3:06
    Những bức tranh chính là tâm trí của ông
  • 3:06 - 3:10
    Theo lý thuyết, ai cũng có thể vẽ những
    bức tranh thể hiện tâm trí họ
  • 3:10 - 3:12
    Vậy tại sao Pollock lại đặc biệt như vậy?
  • 3:12 - 3:17
    Có lẽ, điều quan trọng nhất chính là
    mặc dù ai cũng có thể làm
  • 3:17 - 3:21
    song chỉ có Pollock và những người của
    Trường phái New York mới là người đã vẽ.
  • 3:21 - 3:25
    Họ đã phá vỡ mọi chuẩn mực hội họa
    đã tồn tại hàng thế kỉ,
  • 3:25 - 3:28
    khiến giới hội họa thế giới phải
    suy nghĩ lại các chuẩn mực hoàn toàn
  • 3:28 - 3:33
    Nhưng lý do cuối cùng khiến các tác phẩm
    của Pollock đáng chú ý như vậy
  • 3:33 - 3:38
    bắt nguồn từ các chất liệu đặc biệt ông tạo ra,
    điều gợi lên những mâu thuẫn đầy ấn tượng.
  • 3:38 - 3:41
    Ví dụ, mặc dù Pollock sáng tạo trên
  • 3:41 - 3:44
    bề mặt bức tranh hoàn toàn phẳng
  • 3:44 - 3:51
    nếu chúng ta quan sát kĩ
    mạng lưới những nét vẽ tạo nên ảo giác
  • 3:51 - 3:53
    về một mảng chiều sâu vô tận
  • 3:53 - 3:57
    Và mớ hộn loạn những đường vẽ rối rắm này
    dường như thách đố mọi sự kiểm soát
  • 3:57 - 3:59
    song đó thực sự là tác phẩm được tạo ra có chủ đích
  • 3:59 - 4:02
    mặc dù không hề được tính toán từ trước.
  • 4:02 - 4:06
    Chính những điều này này đã khiến Pollock
    trở thành người của công chúng,
  • 4:06 - 4:08
    và trong lịch sử nghệ thuật
  • 4:08 - 4:10
    họ cũng tôn thờ ông như một huyền thoại
  • 4:10 - 4:13
    có tài năng nghệ thuật xuất chúng
    và như một anh hùng
  • 4:13 - 4:17
    Thay vì phủ định các sáng tác của
    những bộ óc sáng tạo,
  • 4:17 - 4:24
    các tác phẩm của ông đã củng cố
    một tinh hoa nghệ thuật dài lâu
  • 4:24 - 4:24
    Tinh hoa
  • 4:24 - 4:25
    sự sáng tạo
  • 4:25 - 4:27
    cho dù bạn gọi nó là gì đi nữa
  • 4:27 - 4:29
    lịch sử gắn liền với Trường phái trừu tượng
  • 4:29 - 4:33
    là điều mà không một con mèo nào,
    dù tài năng tới đâu, có thể thực hiện được
Title:
Trương phái ẩn tượng trừu tượng là gì? - Sarah Rosenthal
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/could-just-anyone-make-a-jackson-pollock-painting-sarah-rosenthal

Nếu bạn ghé thăm một bảo tàng trưng bày bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại và đương đại, hẳn bạn sẽ thấy những bức tranh khiến bản thân phải thốt lên, "Con mèo của mình có thể vẽ được như thế, làm sao thứ đó lại là nghệ thuật chứ?" Nhưng có phải đúng như thế không? Có phải ai cũng tạo được những bức tranh nhỏ giọt như Jackson Pollock? Cùng Sarah Rosenthal nghiên cứu về Trường phái trừu tượng và hi vọng bạn sẽ tìm được câu trả lời.

Bài học cung cấp bởi Sarah Rosenthal, minh họa bởi Tomás Pichardo-Espaillat.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:50

Vietnamese subtitles

Revisions