Return to Video

7 nguyên lý để phát triển đô thị tốt hơn

  • 0:01 - 0:03
    Tôi sẽ nói thêm về sự phức tạp
  • 0:03 - 0:05
    của tình huống chúng ta đang đối mặt.
  • 0:05 - 0:10
    Cùng một lúc, chúng ta,
    vừa giải quyết biến đổi khí hậu
  • 0:10 - 0:13
    vừa chuẩn bị xây
    các thành phố ba tỷ người.
  • 0:15 - 0:17
    Môi trường đô thị tăng gấp đôi.
  • 0:18 - 0:20
    Nếu không nhận thức đúng điều này,
  • 0:20 - 0:24
    tôi không chắc sẽ có giải pháp
    cứu loài người,
  • 0:25 - 0:29
    bởi cách xây dựng các đô thị
    sẽ tác động đến nhiều thứ,
  • 0:29 - 0:31
    không chỉ về mặt môi trường,
  • 0:31 - 0:32
    mà còn hạnh phúc xã hội,
  • 0:33 - 0:35
    sức sống của nền kinh tế,
  • 0:35 - 0:38
    ý thức cộng đồng và sự kết nối.
  • 0:38 - 0:41
    Quan trọng là, cách mà chúng ta
    xây các thành phố là biểu hiện
  • 0:41 - 0:44
    cách con người đang sống hiện nay.
  • 0:44 - 0:47
    Mà nếu tôi hiểu đúng, thì đó là
  • 0:47 - 0:49
    yêu cầu của thời đại này.
  • 0:49 - 0:52
    Một mức độ nào đó, xây đô thị đúng
    có thể giúp giải quyết biến đổi khí hậu,
  • 0:52 - 0:54
    bởi vì suy cho cùng,
  • 0:54 - 0:57
    chính hành vi của chúng ta
    đã gây ra vấn đề này.
  • 0:57 - 0:59
    Vấn đề này không tự phát
  • 0:59 - 1:03
    và không phải chỉ do ExxonMobil
    hay các tập đoàn xăng dầu.
  • 1:03 - 1:05
    Mà do cách chúng ta sống.
  • 1:06 - 1:08
    Cách chúng ta sống.
  • 1:08 - 1:10
    Nhân vật phản diện ở đây,
  • 1:10 - 1:13
    là sự bùng phát
    và giờ tôi sẽ lý giải về nó.
  • 1:13 - 1:17
    Nhưng đây không phải là sự bùng phát
    mà các bạn hay nhiều người đang nghĩ đến
  • 1:17 - 1:19
    như là phát triển mật độ thấp
  • 1:19 - 1:21
    ở những khu vực ngoài đô thị.
  • 1:22 - 1:27
    Thực sự, tôi cho rằng bùng phát có thể
    xảy ra ở bất cứ đâu, ở bất cứ mật độ nào.
  • 1:27 - 1:30
    Hậu quả chính là nó cô lập con người.
  • 1:31 - 1:35
    Nó chia con người ra
    thành các vùng kinh tế khác nhau
  • 1:35 - 1:37
    vào các vùng đất khác nhau.
  • 1:37 - 1:39
    Nó tách biệt con người với thiên nhiên.
  • 1:39 - 1:42
    Nó ngăn cản sự thụ tinh chéo,
  • 1:42 - 1:43
    sự tương tác,
  • 1:43 - 1:46
    mà những điều đó mới tạo nên
    những đô thị tuyệt vời
  • 1:46 - 1:48
    và giúp xã hội phát triển.
  • 1:48 - 1:53
    Vì thế, giải pháp cho bùng phát là điều
    tất cả mọi người cần suy nghĩ đến
  • 1:53 - 1:58
    đặc biệt khi chúng ta đang có
    một dự án xây dựng khổng lồ
  • 1:58 - 2:01
    Tôi sẽ dẫn bạn đến một bài tập.
  • 2:01 - 2:04
    Chúng tôi đã phát triển một mô hình
    cho bang California
  • 2:04 - 2:07
    để họ có thể giảm lượng khí thải carbon.
  • 2:08 - 2:14
    Chúng tôi đã có nhiều viễn cảnh làm sao
    để California có thể phát triển,
  • 2:14 - 2:17
    và đây là một trong những cảnh
    được đơn giản hóa quá mức.
  • 2:17 - 2:20
    Chúng tôi kết hợp các
    nguyên mẫu phát triển khác nhau
  • 2:20 - 2:23
    và nói rằng chúng sẽ đưa ta
    xuyên đến năm 2050,
  • 2:23 - 2:28
    10 triệu thành viên mới
    trong bang California.
  • 2:29 - 2:30
    Một viễn cảnh là bùng phát
  • 2:30 - 2:33
    Nó như là các khu mua sắm,
  • 2:34 - 2:35
    hay những khu văn phòng.
  • 2:35 - 2:39
    Viễn cảnh khác được đưa ra,
    là không phải ai cũng đến thành phố ở,
  • 2:39 - 2:40
    đó là sự phát triển tinh gọn,
  • 2:40 - 2:43
    mà chúng ta quen nghĩ
    là các xe bus ngoại ô
  • 2:43 - 2:44
    hàng xóm kế cận nhau,
  • 2:44 - 2:48
    môi trường tích hợp, không nhà cao tầng
  • 2:49 - 2:51
    và kết quả thật đáng kinh ngạc.
  • 2:51 - 2:55
    Kinh ngạc không chỉ vì mức độ khác biệt
  • 2:55 - 2:59
    của viễn cảnh này là nó giúp thay đổi
    thói quen xây dựng đô thị của chúng ta
  • 2:59 - 3:04
    mà còn bởi mỗi viễn cảnh đại diện
    cho một nhóm lợi ích đặc biệt khác nhau
  • 3:04 - 3:09
    nhóm mà thường biện họ
    cho những mối quan tâm của họ
  • 3:09 - 3:10
    từng mối quan tâm một.
  • 3:10 - 3:15
    Họ không nhìn thấy, điều tôi gọi đó
    là "lợi ích chung" của xây dựng đô thị
  • 3:15 - 3:17
    cho phép họ có thể tham gia cùng nhau.
  • 3:17 - 3:19
    Nên, việc sử dụng đất:
  • 3:19 - 3:22
    các nhà môi trường học thực sự
    lo lắng về điều này,
  • 3:22 - 3:23
    người nông dân cũng vậy,
  • 3:24 - 3:26
    và tất nhiên là,
    tất cả mọi người
  • 3:26 - 3:29
    và dĩ nhiên, cả người muốn
    quanh nhà mình có khoảng không thoáng đãng
  • 3:30 - 3:32
    Phiên bản bùng phát của California
  • 3:32 - 3:36
    gần như đã lớn gấp đôi
    mô hình đô thị hiện tại.
  • 3:36 - 3:39
    Khí nhà kính: tích trữ khổng lồ,
  • 3:39 - 3:44
    vì ở California,
    lượng carbon lớn nhất đến từ xe hơi,
  • 3:44 - 3:48
    những thành phố
    không phụ thuộc nhiều vào xe hơi
  • 3:48 - 3:51
    thì sẽ giảm được lượng lớn điều này.
  • 3:52 - 3:55
    Quãng đường mà phương tiện di chuyển:
    là những gì tôi vừa nói.
  • 3:55 - 4:00
    Nếu giảm trung bình
    10,000 dặm trên một hộ gia đình mỗi năm
  • 4:00 - 4:05
    từ mức trung bình 26,000 trên mỗi hộ,
  • 4:05 - 4:10
    sẽ tác động lớn đến
    không chỉ chất lượng không khí và carbon
  • 4:10 - 4:13
    mà còn đến túi tiền của gia đình.
  • 4:13 - 4:16
    Lái nhiều như vậy thì khá đắt đỏ,
  • 4:16 - 4:17
    và như đã thấy,
  • 4:17 - 4:20
    tầng lớp trung lưu đang
    khó khăn để duy trì,
  • 4:20 - 4:24
    Sức khỏe: chúng ta đang nói về việc
    làm sao để khôi phục sau khi phá hỏng nó
  • 4:24 - 4:25
    việc làm sạch không khí
  • 4:26 - 4:27
    Sao không dừng việc gây ô nhiễm lại?
  • 4:28 - 4:31
    Sao không đi bộ và đi xe đạp nhiều hơn?
  • 4:31 - 4:34
    Chúng ta đã tạo ra
    những thành phố như vậy.
  • 4:35 - 4:37
    Phí hộ gia đình:
  • 4:37 - 4:40
    2008 đánh dấu một năm,
  • 4:40 - 4:43
    không chỉ ngành tài chính mất kiểm soát.
  • 4:44 - 4:48
    Chúng ta đã cố mua bán
    quá nhiều bất động sản sai lầm
  • 4:48 - 4:51
    những lô đất lớn, ở xa,
    cho một hộ gia đình
  • 4:51 - 4:56
    quá đắt đỏ cho
    người có thu nhập trung bình,
  • 4:56 - 4:59
    nói thẳng ra là, không hợp
    với lối sống của họ một chút nào.
  • 4:59 - 5:01
    Nhưng để dọn hết kho hàng tồn,
  • 5:01 - 5:05
    bạn có thể giảm giá và bán tháo ra.
  • 5:05 - 5:07
    Tôi cho rằng họ đã giảm giá khá nhiều.
  • 5:07 - 5:09
    Giảm giá đến 10.000 đô.
  • 5:09 - 5:12
    hãy nhớ, ở California,
    mức trung bình là 50,000
  • 5:12 - 5:14
    đây là một vấn đề lớn.
  • 5:14 - 5:17
    Đó mới chỉ là giá xe và phí dịch vụ.
  • 5:17 - 5:21
    Người nhiều tiền, những người thường ngồi
    trong tòa tháp của mình đã thấy rằng
  • 5:21 - 5:25
    tách biệt với các nhà môi trường,
    tách biệt với các chính trị gia,
  • 5:25 - 5:27
    thì con người lại đang tranh giành nhau,
  • 5:27 - 5:29
    và họ bắt đầu có cái nhìn chung,
  • 5:29 - 5:33
    và tôi cho rằng cái nhìn chung đó
    là thứ thực sự tạo ra sự thay đổi.
  • 5:34 - 5:37
    Los Angeles, sau những nỗ lực này,
  • 5:37 - 5:40
    đã quyết định tự chuyển đổi
  • 5:40 - 5:43
    thành một môi trường
    định hướng quá cảnh nhiều hơn
  • 5:43 - 5:45
    Thực tế là, kể từ năm '08,
  • 5:45 - 5:49
    họ đã quyên 400 tỷ đô
    trái phiếu vào xây dựng trạm trung chuyển
  • 5:49 - 5:52
    và không xu nào cho các đường cao tốc mới.
  • 5:52 - 5:53
    Cú chuyển đổi ngoạn mục:
  • 5:53 - 5:56
    LA trở thành một thành phố
    của người đi bộ và trung chuyển
  • 5:56 - 5:58
    không phải của xe hơi.
  • 5:58 - 5:58
    (Vỗ tay)
  • 5:58 - 5:59
    Điều đó xảy ra thế nào?
  • 5:59 - 6:02
    Bạn dùng những dải đất,
    miền đất ít được mong đợi nhất
  • 6:02 - 6:04
    thì thêm khoảng trống,
    chỗ trung chuyển vào
  • 6:04 - 6:08
    và sau đó phát triển những khu phức hợp
  • 6:08 - 6:10
    nhu cầu nhà ở được thỏa mãn
  • 6:11 - 6:13
    và bạn làm cho những khu vực xung quanh
  • 6:13 - 6:14
    đều trở nên đa dụng hơn,
  • 6:14 - 6:16
    thú vị hơn, dễ đi bộ hơn.
  • 6:17 - 6:19
    Một loại hình bùng phát khác:
  • 6:20 - 6:23
    Trung Quốc, bùng phát mật độ cao,
    cái bạn nghĩ là một phép nghịch hợp,
  • 6:23 - 6:27
    nhưng lại cùng vấn đề:
    mọi thứ bị cô lập trong những khu nhà,
  • 6:27 - 6:30
    và dĩ nhiên là cả lượng khói lớn
    mà chúng ta đã nói.
  • 6:30 - 6:34
    12% GDP của Trung Quốc hiện nay
    được chi
  • 6:34 - 6:36
    để giải quyết những hậu quả về sức khỏe.
  • 6:36 - 6:39
    Lịch sử đô thị Trung Quốc, dĩ nhiên,
    rất bền vững.
  • 6:39 - 6:40
    Như bất kỳ nơi nào khác.
  • 6:40 - 6:43
    Cộng đồng chỉ là
    các cửa hàng địa phương nhỏ,
  • 6:43 - 6:48
    các dịch vụ địa phương,
    đi bộ, tương tác với hàng xóm.
  • 6:48 - 6:50
    Có vẻ không tưởng,
    nhưng không phải vậy.
  • 6:50 - 6:52
    Đó lại là điều người dân thực sự muốn.
  • 6:52 - 6:53
    Những khu nhà mới:
  • 6:53 - 6:57
    mỗi khu gồm 5,000 căn hộ
  • 6:57 - 7:01
    và tách biệt nhau,
    bởi vì chẳng ai quen biết ai.
  • 7:01 - 7:05
    Và dĩ nhiên, thậm chí không có vỉa hè,
    không có cửa hàng ở dưới đất.
  • 7:05 - 7:06
    một môi trường không sức sống.
  • 7:07 - 7:12
    Tôi phát hiện ra điều này
    ở một trong những khu tòa nhà
  • 7:12 - 7:15
    trong đó người ta mở cửa hàng trái phép
    trong các gara
  • 7:15 - 7:19
    để họ có thể cung cấp
    dịch vụ kinh tế địa phương.
  • 7:19 - 7:23
    Khao khát của người dân
    ở ngay ngoài kia.
  • 7:23 - 7:27
    Chúng ta cần những chính trị gia và
    nhà hoạch định tham gia vào.
  • 7:27 - 7:31
    Đúng vậy. Vài vấn đề về
    kỹ thuật quy hoạch.
  • 7:31 - 7:34
    Trùng Khánh là một thành phố 30 triệu dân.
  • 7:34 - 7:37
    Nó lớn gần như California.
  • 7:37 - 7:38
    Nhưng lại là khu phát triển thấp.
  • 7:38 - 7:42
    Họ muốn chúng tôi thử nghiệm
    thay thế sự bùng phát
  • 7:42 - 7:45
    ở một vài thành phố
    khắp Trung Quốc.
  • 7:45 - 7:48
    Đây là thành phố của 4.5 triệu người.
  • 7:48 - 7:50
    Điều chúng tôi thấy từ hình ảnh này là,
  • 7:50 - 7:53
    tất cả những phòng tròn này
    là bán kính đi bộ
  • 7:53 - 7:55
    xung quanh một trạm trung chuyển
  • 7:55 - 7:58
    họ có khoản đầu tư khổng lồ
    vào tàu điện và BRT,
  • 7:59 - 8:01
    và tuyến đi cho phép mọi người
  • 8:01 - 8:04
    một khoảng cách có thể
    đi bộ tới nơi làm được.
  • 8:04 - 8:06
    Khu vực màu đỏ này, là điểm đánh dấu.
  • 8:06 - 8:09
    Tuy nhiên chúng tôi lại gọi đó là
    không gian xanh
  • 8:09 - 8:13
    là nơi giữ gìn những đặc tính
    sinh thái quan trọng.
  • 8:13 - 8:17
    Và những đường phố
    là những con đường tự do.
  • 8:18 - 8:21
    Vì vậy thay vì san bằng,
    tạo những khu công trình
  • 8:21 - 8:23
    hay xây dựng ngay bên sông,
  • 8:23 - 8:27
    thì khu vực màu xanh này là một điều
    thường không có ở Trung Quốc
  • 8:27 - 8:30
    cho đến khi những việc chúng tôi làm
  • 8:30 - 8:33
    được thử nghiệm ở đây.
  • 8:33 - 8:35
    Cấu trúc đô thị, những tòa nhà nhỏ,
  • 8:35 - 8:38
    mỗi tòa có khoảng 500 gia đình.
  • 8:38 - 8:39
    Họ quen biết nhau.
  • 8:39 - 8:41
    Trên đường phố có những cửa hàng
  • 8:41 - 8:43
    và những điểm đến tại địa phương.
  • 8:43 - 8:46
    Đường phố cũng trở nên nhỏ hơn,
  • 8:46 - 8:47
    bởi vì đã có nhiều đường hơn.
  • 8:47 - 8:49
    Rất đơn giản,
  • 8:49 - 8:51
    những thiết kế đô thị thực sự.
  • 8:51 - 8:55
    Giờ đây, các bạn có thứ gì đó
    mà tôi rất yêu thích.
  • 8:55 - 8:56
    Hãy nghĩ về logic này.
  • 8:56 - 8:58
    Nếu chỉ một phần ba thế giới có xe hơi,
  • 8:59 - 9:02
    tại sao phải
    dành 100% đường phố cho chúng?
  • 9:03 - 9:06
    Sẽ ra sao nếu chúng ta dành 70% đường phố
  • 9:06 - 9:08
    cho người không xe hơi,
    cho những người khác,
  • 9:08 - 9:11
    để cho việc lưu thông tiện lợi cho họ,
  • 9:11 - 9:13
    để mà họ có thể đi bộ,
    có thể đạp xe?
  • 9:13 - 9:14
    Tại sao không có --
  • 9:14 - 9:16
    (Vỗ tay)
  • 9:16 - 9:18
    sự công bằng về địa lý
  • 9:18 - 9:20
    trong hệ thống lưu thông của chúng ta?
  • 9:21 - 9:24
    Khá thẳng thắn là,
    những thành phố này sẽ hoạt động tốt hơn.
  • 9:24 - 9:26
    Không quan trọng họ làm gì,
  • 9:26 - 9:28
    hay họ đã xây bao nhiêu
    đường vành đai ở Bắc Kinh,
  • 9:28 - 9:31
    họ vẫn không thể hoàn toàn
    giải quyết được kẹt xe.
  • 9:31 - 9:35
    Đây là một con phố không xe cộ,
    hai bên vỉa hè có hàng quán.
  • 9:36 - 9:38
    Nó có trạm trung chuyển ở giữa,
  • 9:38 - 9:41
    Tôi rất vui khi có
    những phương tiện lưu thông tự động,
  • 9:41 - 9:44
    nhưng có lẽ tôi sẽ có cơ hội
    nói về nó ở phần sau.
  • 9:44 - 9:47
    Vậy, có bảy nguyên tắc
    đang được áp dụng hiện nay
  • 9:47 - 9:50
    bởi chính phủ cấp cao nhất của Trung Quốc,
  • 9:50 - 9:52
    và họ đang thực thi chúng.
  • 9:52 - 9:53
    Chúng đơn giản,
  • 9:53 - 9:56
    mang tính toàn cầu,
    tôi nghĩ đó là nguyên lý toàn cầu.
  • 9:56 - 9:59
    Một là, bảo tồn
    môi trường tự nhiên, lịch sử
  • 9:59 - 10:01
    và nền nông nghiệp thiết yếu.
  • 10:02 - 10:04
    Thứ hai: là kết hợp.
  • 10:04 - 10:06
    Kết hợp rất phổ biến,
    nhưng ở đây
  • 10:06 - 10:09
    tôi muốn nói là gộp chung các nhóm tuổi,
    nhóm thu nhập
  • 10:09 - 10:11
    cũng như dùng đất chung.
  • 10:12 - 10:13
    Đi bộ.
  • 10:13 - 10:16
    Chẳng có thành phố lớn nào
    mà ở đó bạn không thích đi bộ.
  • 10:16 - 10:18
    Nếu không bạn sẽ không đến.
  • 10:18 - 10:20
    Những nơi bạn đi nghỉ
    là những nơi bạn có thể quốc bộ.
  • 10:20 - 10:22
    Sao không tạo ra điều này ở khắp nơi?
  • 10:23 - 10:26
    Xe đạp là phương tiện hiệu quả nhất
    mà chúng ta biết đến.
  • 10:27 - 10:30
    Trung Quốc giờ đây đang thi hành
    chính sách dành sáu mét cho làn xe đạp
  • 10:30 - 10:32
    trên mỗi tuyến phố.
  • 10:32 - 10:36
    Họ thực sự nghiêm túc dành lại
    lịch sử đạp xe của mình.
  • 10:36 - 10:37
    (Vỗ tay)
  • 10:37 - 10:39
    Vấn đề phức tạp cho các nhà hoạch định là:
  • 10:39 - 10:41
    kết nối.
  • 10:41 - 10:44
    Là mạng lưới thông nhiều tuyến đường
  • 10:44 - 10:46
    hơn là một tuyến đơn lẻ
  • 10:46 - 10:50
    và gồm nhiều loại đường
    hơn là chỉ một loại đường.
  • 10:51 - 10:52
    Các chuyến đi.
  • 10:52 - 10:54
    Ta phải đầu tư nhiều hơn
    vào trạm trung chuyển.
  • 10:54 - 10:56
    Không có giải pháp đơn giản nào hết.
  • 10:56 - 10:59
    Các phương tiện tự động
    cũng không giải quyết được việc này.
  • 10:59 - 11:05
    Thực tế, chúng đang làm tăng lưu lượng,
    tăng quãng đường,
  • 11:05 - 11:06
    so với những loại khác.
  • 11:06 - 11:07
    Tập trung.
  • 11:07 - 11:11
    Chúng ta xếp hạng các thành phố
    dựa trên sự trung chuyển
  • 11:11 - 11:14
    chứ không phải là các đường cao tốc cũ kỹ.
  • 11:15 - 11:17
    Đó là một thay đổi lớn,
  • 11:17 - 11:20
    nhưng hai thứ này cần được tái kết nối
  • 11:20 - 11:24
    theo cách mà thực sự
    tạo nên cấu trúc đô thị.
  • 11:25 - 11:28
    Vậy nên tôi rất hy vọng,
  • 11:28 - 11:32
    Ở California - Mỹ, Trung Quốc --
    những thay đổi này được chấp nhận rộng rãi
  • 11:32 - 11:35
    Tôi hy vọng bởi hai lý do.
  • 11:35 - 11:37
    Đầu tiên, hầu hết mọi người hiểu điều này.
  • 11:37 - 11:39
    Họ hiểu cặn kẽ
  • 11:39 - 11:42
    một thành phố tuyệt vời
    có thể và nên như thế nào.
  • 11:42 - 11:47
    Hai là, những phân tích
    mà chúng ta đang có
  • 11:47 - 11:49
    cho phép con người kết nối
    những thông tin còn thiếu
  • 11:50 - 11:53
    cho phép họ hình thành
    những liên minh chính trị
  • 11:53 - 11:54
    mà trước đấy không tồn tại.
  • 11:55 - 11:58
    Điều này mang đến cho nhân loại
    những kiểu cộng đồng mà chúng ta cần.
  • 11:58 - 12:00
    Cảm ơn các bạn.
  • 12:00 - 12:06
    (Vỗ tay)
  • 12:08 - 12:11
    Chris Anderson: Được rồi:
    lái xe tự động, xe tự lái.
  • 12:11 - 12:15
    Nhiều người ở đây
    rất hào hứng về điều này.
  • 12:15 - 12:18
    Vậy những lo lắng
    hay vấn đề về chúng là gì?
  • 12:18 - 12:22
    Peter Calthorpe: Ồ, tôi nghĩ
    là phóng đại quá nhiều rồi.
  • 12:22 - 12:25
    Đầu tiên, mọi người nói rằng
    con người chúng ta sẽ dần rời xa xe hơi.
  • 12:25 - 12:28
    Điều họ không đề cập
    là các bạn sẽ di chuyển nhiều hơn.
  • 12:29 - 12:31
    Sẽ có nhiều xe hơi trên phố hơn.
  • 12:31 - 12:33
    Tắc nghẽn nhiều hơn.
  • 12:33 - 12:35
    CA: vì thật hấp dẫn
  • 12:35 - 12:37
    bạn có thể vừa lái xe vừa đọc hay vừa ngủ.
  • 12:37 - 12:39
    PC: Ồ, có vài lý do đấy.
  • 12:39 - 12:43
    Một là, nếu chúng thuộc sở hữu cá nhân
    mọi người sẽ di chuyển khoảng cách xa hơn.
  • 12:43 - 12:45
    Là một cơ hội mới để bùng phát.
  • 12:45 - 12:47
    Nếu bạn có thể vừa di chuyển vừa làm việc,
  • 12:47 - 12:49
    bạn có thể sống ở những nơi xa hơn.
  • 12:49 - 12:52
    Nó sẽ kích hoạt lại sự bùng phát
  • 12:52 - 12:54
    theo cách mà tôi rất hoảng sợ.
  • 12:54 - 12:56
    Taxi:
  • 12:56 - 13:00
    khoảng 50% nghiên cứu cho thấy rằng
    mọi người không dùng chung taxi.
  • 13:00 - 13:01
    Nếu họ không dùng chung,
  • 13:01 - 13:06
    kết quả các bạn sẽ gia tăng
    tổng quãng đường di chuyển lên 90%
  • 13:07 - 13:08
    Nếu các bạn dùng chung,
  • 13:08 - 13:11
    các bạn vẫn ở mức gia tăng
    30% tổng quãng đường di chuyển
  • 13:11 - 13:15
    CA: dùng chung, nghĩa là
    nhiều người cùng đi một lúc
  • 13:15 - 13:17
    theo cách dùng chung thông minh nào đó?
  • 13:17 - 13:19
    PC: như là Uber chẳng cần
    một chiếc xe nào cả.
  • 13:19 - 13:23
    Thực tế là, sự hiệu quả của phương tiện,
    các bạn có thể tạo ra
  • 13:23 - 13:25
    dù có xe hay không có xe,
    điều này không quan trọng.
  • 13:26 - 13:29
    Uber cho rằng đó là cách duy nhất
    dùng điện hiệu quả
  • 13:29 - 13:30
    nhưng không phải vậy.
  • 13:30 - 13:34
    Mấu chốt thực sự là đi bộ,
    đạp xe và trung chuyển
  • 13:34 - 13:37
    là cách mà đô thị và cộng đồng phát triển.
  • 13:37 - 13:40
    Việc tách riêng mọi người,
  • 13:40 - 13:42
    dù họ có xe hơi hay không,
  • 13:42 - 13:44
    cũng là cách sai.
  • 13:44 - 13:45
    Và khá thẳng thắn,
  • 13:45 - 13:51
    hình ảnh một chiếc xe không người lái
    đang trên đường tới Mc Donald lấy đồ ăn
  • 13:51 - 13:52
    không có chủ nhân,
  • 13:52 - 13:56
    hay tự lái đi giải quyết
    những việc không đâu
  • 13:56 - 13:57
    thực sự khiến tôi kinh hoảng.
  • 13:57 - 14:01
    CA: ồ, cảm ơn ông, và phải nói rằng,
    những hình ảnh mà ông chỉ ra
  • 14:01 - 14:04
    về việc phố dùng chung thực sự
    rất truyền cảm hứng, rất đẹp.
  • 14:04 - 14:06
    PC: Cảm ơn.
    CA: Cảm ơn về bài thuyết trình.
  • 14:06 - 14:08
    (Vỗ tay).
Title:
7 nguyên lý để phát triển đô thị tốt hơn
Speaker:
Peter Calthorpe
Description:

Hơn một nửa dân số thế giới đang sống ở thành thị, và 2,5 tỷ người khác đang có kế hoạch di chuyển tới thành thị cho đến năm 2050. Cách mà chúng ta xây dựng đô thị sẽ là nguyên nhân của rất nhiều vấn đề, từ việc biến đổi khí hậu đến kinh tế thiết yếu đến sức khỏe con người và cả sự kết nối. Peter Calthorpe đang hoạch định cho các đô thị tương lai và lý giải việc nên thiết kế những cộng đồng tập trung vào sự tương tác của con người. Ông chia sẻ bảy nguyên lý chung để giải quyết sự bùng phát và tạo nên những thành phố bền vững hơn, những tòa nhà thông minh hơn.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:20

Vietnamese subtitles

Revisions