Return to Video

Có phải con cháu chúng ta sẽ là một loài khác biệt?

  • 0:00 - 0:02
    Vâng. Cũng giống các câu chuyện hay khác,
  • 0:02 - 0:04
    câu chuyện này có từ rất, rất lâu rồi
  • 0:04 - 0:07
    khi trời đất chưa có có gì.
  • 0:07 - 0:09
    Đây là bức tranh toàn cảnh vũ trụ
  • 0:09 - 0:12
    khoảng hơn 14 tỉ năm trước.
  • 0:12 - 0:15
    Tất cả năng lượng tập trung ở một điểm.
  • 0:15 - 0:17
    Vì một lý do nào đó nó bùng nổ,
  • 0:17 - 0:19
    và ta bắt đầu có được những vật này.
  • 0:19 - 0:22
    Thế là ta đã gắn bó với nó
    gần 14 tỉ năm rồi đấy.
  • 0:22 - 0:24
    Và những thứ này cứ ngày càng mở rộng
  • 0:24 - 0:26
    thành những thiên hà khổng lồ,
  • 0:26 - 0:27
    Có hàng tỉ thiên hà,
  • 0:27 - 0:29
    Và trong những thiên hà đó
  • 0:29 - 0:31
    có những đám mây bụi khổng lồ.
  • 0:31 - 0:33
    Và tôi muốn bạn đặc biệt chú ý đến
  • 0:33 - 0:34
    ba nhánh nhỏ
  • 0:34 - 0:36
    ngay trung tâm của bức tranh vũ trụ này.
  • 0:36 - 0:38
    Nếu nhìn cận cảnh,
  • 0:38 - 0:39
    chúng trông như thế này.
  • 0:39 - 0:42
    Và những gì ta đang nhìn là những cột bụi
  • 0:42 - 0:44
    có rất nhiều bụi --
  • 0:44 - 0:49
    độ lớn của nó lên đến hàng nghìn tỉ dặm
    theo hướng thẳng đứng --
  • 0:49 - 0:52
    và vì có rất nhiều bụi,
  • 0:52 - 0:53
    chúng tụ lại với nhau và kết khối
  • 0:53 - 0:57
    rồi nóng chảy gây ra
    phản ứng nhiệt hạch.
  • 0:57 - 0:58
    Điều bạn đang thấy
  • 0:58 - 1:00
    là sự ra đời của các ngôi sao.
  • 1:00 - 1:01
    Các ngôi sao sinh ra ở ngoài kia.
  • 1:01 - 1:04
    Khi số ngôi sao xuất hiện đủ,
  • 1:04 - 1:06
    chúng tạo thành một thiên hà.
  • 1:06 - 1:09
    Dải thiên hà này lại đặc biệt quan trọng,
  • 1:09 - 1:11
    vì bạn đang ở trong nó.
  • 1:11 - 1:12
    (Cười)
  • 1:12 - 1:14
    Khi bạn nhìn kĩ thiên hà này,
  • 1:14 - 1:16
    bạn thấy một ngôi sao
    khá là bình thường,
  • 1:16 - 1:19
    không có gì đáng chú ý cả.
  • 1:19 - 1:23
    Đến đây, các bạn đã đi đến khoảng 2/3
    câu chuyện rồi đó.
  • 1:23 - 1:25
    Ngôi sao này thậm chí chưa xuất hiện
  • 1:25 - 1:28
    lúc 2/3 câu chuyện đã được kể.
  • 1:28 - 1:29
    Sau đó chuyện xảy ra là
  • 1:29 - 1:30
    số bụi còn lại
  • 1:30 - 1:32
    không phát sáng thành một ngôi sao,
  • 1:32 - 1:34
    mà trở thành một hành tinh.
  • 1:34 - 1:39
    Và điều này đã xảy ra
    khoảng hơn bốn tỉ năm trước.
  • 1:39 - 1:40
    Và sau đó,
  • 1:40 - 1:42
    vật chất còn lại đủ
  • 1:42 - 1:47
    để nấu một nồi súp sơ khai,
  • 1:47 - 1:49
    hình thành nên sự sống.
  • 1:49 - 1:53
    Và sự sống ngày càng
    mở rộng thêm,
  • 1:53 - 1:54
    cho đến khi nó bị hủy diệt.
  • 1:54 - 1:58
    (Cười)
  • 1:58 - 1:59
    Và điều vô cùng kỳ lạ là
  • 1:59 - 2:02
    cuộc sống bị hủy diệt, không phải
    một, hai lần
  • 2:02 - 2:04
    mà những năm lần.
  • 2:04 - 2:06
    Vì thế hầu hết mọi sự sống trên Trái Đất
  • 2:06 - 2:09
    bị quét sạch khoảng 5 lần.
  • 2:09 - 2:10
    Và khi bạn đang nghĩ về điều đó,
  • 2:10 - 2:13
    mọi thứ càng ngày càng phức tạp,
  • 2:13 - 2:14
    càng ngày càng phong phú
  • 2:14 - 2:18
    để tiếp tục tạo ra cái mới.
  • 2:18 - 2:20
    Và chúng ta chưa xuất hiện
  • 2:20 - 2:25
    tại thời điểm 99.96%
    thời gian của câu chuyện này,
  • 2:25 - 2:29
    nói vậy để thấy vị trí con người, từ tổ
    tiên đến chúng ta, trong toàn cảnh vũ trụ.
  • 2:29 - 2:33
    Thế là trong toàn cảnh đó,
    có hai thuyết
  • 2:33 - 2:34
    lý giải vì sao chúng ta tồn tại.
  • 2:34 - 2:36
    Thuyết thứ nhất
  • 2:36 - 2:39
    được trình bày như sau.
  • 2:39 - 2:41
    Theo thuyết này,
  • 2:41 - 2:42
    chúng ta là nguyên thủy và cùng đích
  • 2:42 - 2:44
    của tất cả tạo vật.
  • 2:44 - 2:47
    Lý do tồn tại của hàng nghìn tỉ thiên hà,
  • 2:47 - 2:49
    hàng tỉ tỉ hành tinh,
  • 2:49 - 2:54
    là để tạo ra một cái gì đó
    trông như thế này
  • 2:54 - 2:57
    hoặc như thế này.
  • 2:57 - 2:59
    Và đó là mục tiêu của vũ trụ;
  • 2:59 - 3:00
    và nó cứ như vậy,
  • 3:00 - 3:02
    không khá hơn được.
  • 3:02 - 3:06
    (Cười)
  • 3:06 - 3:09
    Câu hỏi duy nhất tôi muốn bạn tự vấn là,
  • 3:09 - 3:14
    có phải con người hơi tự cao không?
  • 3:14 - 3:16
    Và hình như vậy -
  • 3:16 - 3:21
    lại còn chuyện chúng ta suýt
    bị diệt vong nữa chứ.
  • 3:21 - 3:25
    Lúc đó chỉ còn khoảng
    2,000 loài còn sót lại.
  • 3:25 - 3:27
    Chỉ thêm vài tuần không mưa,
  • 3:27 - 3:30
    thì có lẽ chúng ta không bao
    giờ thấy được những vị này.
  • 3:30 - 3:36
    (Cười)
  • 3:36 - 3:41
    (Vỗ tay)
  • 3:41 - 3:44
    Vậy, bạn có thể phải nghĩ tới
    giả thuyết thứ hai
  • 3:44 - 3:47
    nếu giả thuyết thứ nhất không
    đủ thuyết phục.
  • 3:47 - 3:49
    Giả thuyết hai: chúng ta có
    thể nâng cấp không?
  • 3:49 - 3:52
    (Cười)
  • 3:52 - 3:55
    Tại sao lại hỏi một câu như thế?
  • 3:55 - 3:57
    Vì cho đến nay ta đã nâng cấp
    29 lần
  • 3:57 - 3:59
    cho robot hình người.
  • 3:59 - 4:02
    Và thực tế là con người chúng ta
    đã nâng cấp.
  • 4:02 - 4:04
    Và chúng ta đã nâng cấp hết lần
    này đến lần khác.
  • 4:04 - 4:07
    Thực tế là chúng ta liên tục tìm ra
    chứng cứ của những lần nâng cấp.
  • 4:07 - 4:09
    Ta tìm ra cái sọ này vào năm ngoái.
  • 4:09 - 4:12
    Ta tìm ra một cái khác vào tháng trước.
  • 4:12 - 4:14
    Khi nghĩ về chuyện này,
  • 4:14 - 4:16
    có thể bạn muốn đặt câu hỏi:
  • 4:16 - 4:19
    Vậy tại sao chỉ có một loài người?
  • 4:19 - 4:21
    Có kỳ lạ không
  • 4:21 - 4:25
    nếu bạn đến châu Phi, châu Á và Nam Cực
  • 4:25 - 4:27
    và chỉ tìm thấy đúng một loài chim --
  • 4:27 - 4:31
    lại còn chuyện chúng ta cùng tồn tại
    vào cùng thời điểm
  • 4:31 - 4:33
    của tối thiểu tám phiên sơ đẳng
  • 4:33 - 4:37
    mà mỗi phiên bản lại tồn tại nhiều nơi
    cùng thời điểm trên hành tinh này?
  • 4:37 - 4:38
    Theo lý lẽ thông thường thì
  • 4:38 - 4:41
    không phải chỉ có một
    loài vượn người Homo sapiens;
  • 4:41 - 4:42
    đúng ra,
  • 4:42 - 4:46
    phải có vài phiên bản người
    khác nhau cùng tồn tại.
  • 4:46 - 4:49
    Và nếu đó là tình huống hợp lý,
  • 4:49 - 4:51
    thì bạn có thể tự hỏi,
  • 4:51 - 4:53
    để có một loài người nào khác,
  • 4:53 - 4:56
    thì sự biến đổi cần phải to lớn thế nào?
  • 4:56 - 4:59
    Svante Paabo có câu trả lời.
  • 4:59 - 5:01
    Sự khác biệt giữa người human
    và người Neanderthal
  • 5:01 - 5:05
    là 0.004% trong mã gen.
  • 5:05 - 5:06
    Đó là sự khác biệt giữa
  • 5:06 - 5:09
    loài này và loài khác.
  • 5:09 - 5:13
    Cho nên các đảng chính trị ngày nay cũng
    chỉ nói khác nhau đến mức đó thôi.
  • 5:13 - 5:15
    (Cười)
  • 5:15 - 5:17
    Nhưng khi bạn nghĩ về sự khác biệt,
  • 5:17 - 5:19
    một trong những điều làm ta chú ý
  • 5:19 - 5:22
    là sự thay đổi quá nhỏ và
    những bộ phận trên cơ thể có thay đổi.
  • 5:22 - 5:24
    Sự khác biệt giữa chúng ta
    và người Neanderthal
  • 5:24 - 5:26
    là tinh trùng và tinh hoàn,
  • 5:26 - 5:27
    khứu giác và da.
  • 5:27 - 5:29
    Đó là những gen đặc thù
  • 5:29 - 5:31
    tạo sự khác nhau giữa
    loài này với loài khác.
  • 5:31 - 5:34
    Vậy những sự thay đổi nhỏ
    có thể gây ra tác động lớn.
  • 5:34 - 5:36
    Và khi nghĩ về chuyện này,
  • 5:36 - 5:39
    chúng ta vẫn đang tiếp tục tiến hóa.
  • 5:39 - 5:41
    Vậy khoảng 10 000 năm trước
    tại Biển Đen,
  • 5:41 - 5:44
    chúng ta đã có một sự biến đổi
    trong một gen
  • 5:44 - 5:46
    dẫn đến có màu mắt xanh.
  • 5:46 - 5:50
    Và biến đổi cứ liên tục xảy ra.
  • 5:50 - 5:52
    Và khi nó tiếp diễn,
  • 5:52 - 5:54
    một trong những điều sẽ xảy ra vào năm nay
  • 5:54 - 5:57
    là ta sẽ khám phá 10,000
    bộ gen đầu tiên của người,
  • 5:57 - 6:00
    nhờ vào chi phí thấp trong việc xác
    định cấu trúc gen.
  • 6:00 - 6:02
    Và khi xác định được những cấu trúc này,
  • 6:02 - 6:04
    có thể chúng ta còn tìm thấy
    nhiều khác biệt.
  • 6:04 - 6:07
    Thật ra, chúng ta chưa sẵn sàng
    cho cuộc tranh luận này,
  • 6:07 - 6:10
    vì ở đây chúng ta có lạm dụng khoa học.
  • 6:10 - 6:14
    Ở thập niên 1920, chúng ta đã nghĩ rằng
    có nhiều khác biệt giữa người với người.
  • 6:14 - 6:18
    Một phần là do dựa vào
    tác phẩm của Francis Galton.
  • 6:18 - 6:20
    Ông là em họ của Darwin.
  • 6:20 - 6:22
    Nhưng nước Mỹ, Viện Carnegie,
  • 6:22 - 6:25
    Stanford, Hiệp Hội thần kinh Hoa Kỳ
  • 6:25 - 6:27
    tiến hành nghiên sâu về vấn đề đó.
  • 6:27 - 6:30
    Lạm dụng khoa học đã bị phát hiện.
  • 6:30 - 6:32
    Thực tế, sự lạm dụng đó dẫn đến
    cách thức
  • 6:32 - 6:34
    điều trị khủng khiếp đối với con người.
  • 6:34 - 6:38
    Vậy là từ những thập niên 40, chúng ta đã
    kết luận không có sự khác biệt,
  • 6:38 - 6:39
    chúng ta hoàn toàn giống nhau.
  • 6:39 - 6:42
    Vào cuối năm chúng ta sẽ biết
    liệu điều đó có đúng hay không.
  • 6:42 - 6:44
    trong khi đó,
  • 6:44 - 6:46
    chúng ta sẽ bắt đầu
    tìm kiếm những điều
  • 6:46 - 6:49
    như là, bạn có một gen ACE không?
  • 6:49 - 6:51
    Tại sao điều đó quan trọng?
  • 6:51 - 6:55
    Vì không ai leo lên đến đỉnh cao
    8 000 mét mà không cần oxy
  • 6:55 - 6:58
    mà không có gen ACE.
  • 6:58 - 7:00
    Và nếu bạn muốn biết cụ thể hơn,
  • 7:00 - 7:03
    thì tìm hiểu kiểu di truyền 577R xem sao?
  • 7:03 - 7:07
    Thực tế là mỗi nam vận động viên Olympic
    từng được kiểm tra
  • 7:07 - 7:11
    đều mang theo ít nhất một trong số
    các biến thể này.
  • 7:11 - 7:12
    Nếu đúng là như vậy,
  • 7:12 - 7:14
    sẽ dẫn đến một vài nghi vấn phức tạp
  • 7:14 - 7:16
    cho kỳ Olympic ở London,
  • 7:16 - 7:18
    Có ba sự lựa chọn:
  • 7:18 - 7:21
    Bạn có muốn Olympic
    trở thành tủ trưng bày
  • 7:21 - 7:23
    những cá nhân đột biến đã qua
    luyện tập chăm chỉ hay không?
  • 7:23 - 7:25
    (Cười)
  • 7:25 - 7:28
    Lựa chọn số hai:
  • 7:28 - 7:31
    Sao chúng ta chơi gôn mà
    không thuyền buồm?
  • 7:31 - 7:34
    Vì bạn có đột biến này và bạn không
    có đột biến khác,
  • 7:34 - 7:38
    nên tôi sẽ cho bạn chạy trước 1/10 giây.
  • 7:38 - 7:39
    Lựa chọn số ba:
  • 7:39 - 7:41
    Vì đây là gen tự nhiên
  • 7:41 - 7:44
    bạn có nó mà bạn không thừa hưởng
    từ bố mẹ mình,
  • 7:44 - 7:47
    vậy bạn là điểm nâng cấp trong
    chuỗi các thế hệ.
  • 7:47 - 7:49
    Ba sự lựa chọn khác nhau.
  • 7:49 - 7:51
    Vậy những khác biệt này có
    phải là khác biệt
  • 7:51 - 7:54
    giữa huy chương Olympic
    và huy chương về gen hay không.
  • 7:54 - 7:57
    Thật ra khi chúng ta khám phá
    những điều này,
  • 7:57 - 8:00
    ta sẽ thay đổi
  • 8:00 - 8:02
    cách ta nhìn nhận, cách ta hành động,
  • 8:02 - 8:04
    điều cơ thể chúng ta làm.
  • 8:04 - 8:08
    Chúng ta có khoảng 10.2 triệu
    cuộc phẫu thuật chỉnh hình ở Mỹ,
  • 8:08 - 8:11
    ngoài ra với những công nghệ trực
    tuyến như ngày nay,
  • 8:11 - 8:14
    những giải phẫu hiện đại để
    chỉnh sửa, cắt bỏ,
  • 8:14 - 8:16
    làm lớn hơn và làm đẹp hơn
  • 8:16 - 8:19
    dễ như trò chơi trẻ con.
  • 8:19 - 8:23
    Bạn đã xem diễn thuyết của
    Tony Atala tại TED,
  • 8:23 - 8:26
    về khả năng tạo ra
  • 8:26 - 8:29
    mọi thứ giống như bơm đầy các
    hộp mực của máy in phun
  • 8:29 - 8:34
    cho phép chúng ta làm ra da, các cơ quan
  • 8:34 - 8:37
    và các bộ phận khác của cơ thể.
  • 8:37 - 8:38
    Và khi những công nghệ này phát triển,
  • 8:38 - 8:42
    bạn cứ thế quan sát, quan sát
    và quan sát --
  • 8:42 - 8:45
    vào năm 2000, cấu trúc gen người -
  • 8:45 - 8:49
    và dường như không có chuyện gì xảy ra
  • 8:49 - 8:52
    cho đến khi nó xảy ra.
  • 8:52 - 8:55
    Rồi chúng ta sẽ có thể làm những quan
    sát đó chỉ trong vài tuần.
  • 8:55 - 8:57
    Bạn biết
  • 8:57 - 9:00
    hai người sắp xếp
    bộ gen người vào năm 2000
  • 9:00 - 9:04
    và Dự Án Cộng Đồng về việc
    thiết lập bộ gen người năm 2000,
  • 9:04 - 9:07
    sau đó bạn không còn nghe
    nói đến nhiều nữa,
  • 9:07 - 9:11
    cho tới khi bạn nghe về cuộc thí nghiệm
    vào năm ngoái tại Trung Quốc,
  • 9:11 - 9:15
    họ lấy những tế bào da
    từ con chuột này,
  • 9:15 - 9:17
    tiêm bốn chất hóa học vào,
  • 9:17 - 9:20
    biến những tế bào da đó thành tế bào gốc,
  • 9:20 - 9:22
    để những tế bào gốc này phát triển
  • 9:22 - 9:25
    và tạo ra một bản sao đầy đủ
    của con chuột đó.
  • 9:25 - 9:28
    Đó là một công trình lớn.
  • 9:28 - 9:29
    Vì về cơ bản
  • 9:29 - 9:32
    điều đó có nghĩa là bạn
    có thể lấy một tế bào,
  • 9:32 - 9:34
    một tế bào gốc đa năng,
  • 9:34 - 9:36
    cũng tương tự người đi trượt tuyết
    trên đỉnh núi,
  • 9:36 - 9:40
    rồi nhân lên thành hai người, giống như
    hai tế bào gốc đa năng,
  • 9:40 - 9:42
    rồi thành 4, 8, 16,
  • 9:42 - 9:44
    và sau đó nó tăng lên rất nhiều
  • 9:44 - 9:45
    sau 16 lần phân chia
  • 9:45 - 9:48
    những tế bào đó định hướng
    phát triển khác nhau.
  • 9:48 - 9:50
    Vì vậy nhóm người này đi xuống
    sườn núi này,
  • 9:50 - 9:52
    nhóm còn lại đi xuống sườn bên kia.
  • 9:52 - 9:53
    Cũng vậy, khi chọn đường,
  • 9:53 - 9:54
    các tế bào trở thành xương,
  • 9:54 - 9:57
    nhóm khác trở thành tiểu cầu,
  • 9:57 - 9:59
    thành đại thực bào,
  • 9:59 - 10:01
    số tế bào này thành lympho bào T.
  • 10:01 - 10:03
    Nhưng một khi trượt xuống rồi,
    thì rất khó
  • 10:03 - 10:04
    để quay lại đỉnh núi.
  • 10:04 - 10:10
    Trừ phi, dĩ nhiên, nếu có
    cáp treo đưa bạn lên.
  • 10:10 - 10:12
    Bốn chất hóa học đó đưa
  • 10:12 - 10:14
    bất kì tế nào
  • 10:14 - 10:16
    lên lại đỉnh núi
  • 10:16 - 10:19
    thế là nó lại có cơ hội trở thành
    bất kì bộ phận nào của cơ thể.
  • 10:19 - 10:20
    Thực tế,
  • 10:20 - 10:22
    điều đó có nghĩa là
  • 10:22 - 10:24
    bạn có khả năng tái tạo một bản sao đầy đủ
  • 10:24 - 10:26
    của bất kì cơ quan nào
  • 10:26 - 10:28
    từ bất kỳ tế bào nào.
  • 10:28 - 10:31
    Thực sự đây là một công trình lớn
  • 10:31 - 10:34
    vì bây giờ bạn không chỉ
    có thể lấy tế bào của chuột,
  • 10:34 - 10:36
    mà còn có thể là tế bào da của người
  • 10:36 - 10:39
    rồi biến chúng thành tế bào gốc.
  • 10:39 - 10:43
    Và sau đó, vào tháng 10, điều họ đã làm
  • 10:43 - 10:46
    là họ đã lấy những tế bào da,
    chuyển thành tế bào gốc
  • 10:46 - 10:50
    và bắt đầu chuyển chúng thành
    những tế bào gan.
  • 10:50 - 10:51
    Theo lý thuyết
  • 10:51 - 10:56
    bạn có thể phát triển bất kỳ cơ quan nào
    từ bất kỳ tế bào nào trong bạn.
  • 10:56 - 10:58
    Đây là thí nghiệm thứ hai:
  • 10:58 - 11:01
    Nếu bạn có thể sao chép cơ thể của mình,
  • 11:01 - 11:03
    có lẽ bạn cũng muốn tạo ra não của mình.
  • 11:03 - 11:06
    Một trong những diễn thuyết
    bạn đã xem ở TED
  • 11:06 - 11:07
    khoảng một năm rưỡi trước
  • 11:07 - 11:08
    của chàng trai này.
  • 11:08 - 11:11
    Anh ấy đã làm bài diễn thuyết tuyệt vời
  • 11:11 - 11:12
    Anh là một giáo sư tại MIT.
  • 11:12 - 11:14
    Nhưng về cơ bản, điều anh nói
  • 11:14 - 11:16
    là bạn có thể lấy retrovirus gây ung thư
  • 11:16 - 11:19
    ở bên trong tế bào não của lũ chuột.
  • 11:19 - 11:21
    Bạn có thể gắn chúng với protein
  • 11:21 - 11:23
    sẽ phát sáng khi bạn chiếu sáng chúng.
  • 11:23 - 11:27
    Và bạn có thể vẽ đường truyền thần kinh
  • 11:27 - 11:30
    khi một con chuột nhìn, ngửi, chạm,
  • 11:30 - 11:33
    ghi nhớ, yêu thích.
  • 11:33 - 11:36
    Rồi bạn có thể lấy một sợi cáp quang
  • 11:36 - 11:39
    và chiếu sáng vài thứ tương tự.
  • 11:39 - 11:41
    Và lúc bạn làm như vậy,
  • 11:41 - 11:43
    bạn có thể tưởng tượng nó theo hai màu,
  • 11:43 - 11:45
    có nghĩa là bạn có thể lấy thông tin
  • 11:45 - 11:50
    thông qua mã nhị phân rồi đưa
    trực tiếp vào máy tính.
  • 11:50 - 11:52
    Vậy thì kết luận là gì?
  • 11:52 - 11:55
    À điều này không hẳn là
    không tưởng tượng được
  • 11:55 - 11:59
    một ngày nào đó bạn có thể
    tải về những kí ức của riêng mình,
  • 11:59 - 12:01
    rồi đưa vào trong một cơ thể mới.
  • 12:01 - 12:06
    Và có lẽ bạn cũng có thể tải lên
    những kí ức của người khác.
  • 12:06 - 12:09
    Và điều này có thể chỉ có một hoặc hai
  • 12:09 - 12:13
    vấn đề nhỏ về đạo đức,
    chính trị, luân lý.
  • 12:13 - 12:14
    (Cười)
  • 12:14 - 12:17
    Đó chỉ là một ý tưởng thôi mà.
  • 12:17 - 12:19
    Còn đây là vấn đề
  • 12:19 - 12:21
    đang trở thành những câu hỏi thú vị
  • 12:21 - 12:23
    cho những triết gia,
    nhân viên chính phủ,
  • 12:23 - 12:26
    nhà kinh tế học, những nhà khoa học.
  • 12:26 - 12:30
    Vì những công nghệ này đang
    phát triển rất nhanh.
  • 12:30 - 12:31
    Bây giờ,
  • 12:31 - 12:34
    tôi xin đưa một ví dụ về não.
  • 12:34 - 12:36
    Cơ quan nào của cơ thể
  • 12:36 - 12:39
    phải chịu áp lực tiến hóa lớn
  • 12:39 - 12:41
    vì tín hiệu đầu vào
  • 12:41 - 12:43
    đang ngày càng trở nên khổng lồ
  • 12:43 - 12:45
    và vì áp lực phải làm việc,
  • 12:45 - 12:47
    đó chính là bộ não.
  • 12:47 - 12:50
    Chúng ta có bằng chứng để chứng minh
    điều đó đang diễn ra hay không?
  • 12:50 - 12:55
    À hãy nhìn vào vài việc như
    tỉ lệ mắc bệnh tự kỉ.
  • 12:55 - 12:58
    Đây là những gì xảy ra trong năm 2000.
  • 12:58 - 13:00
    trong năm 2002,
  • 13:00 - 13:04
    2006, 2008.
  • 13:04 - 13:08
    Đây là sự gia tăng trong vòng chưa
    tới một thập kỉ trở lại đây.
  • 13:08 - 13:13
    Và chúng ta vẫn không biết
    tại sao điều này lại diễn ra.
  • 13:13 - 13:15
    Điều chúng ta biết là, có lẽ
  • 13:15 - 13:17
    não đang phản ứng
  • 13:17 - 13:20
    theo hướng tăng động, tăng số lượng,
  • 13:20 - 13:22
    và đang tạo ra những cá nhân như thế này.
  • 13:22 - 13:25
    Và đó chỉ là một trong những điều kiện
    môi trường.
  • 13:25 - 13:29
    Bạn cũng biết những người
    thông minh xuất chúng,
  • 13:29 - 13:31
    người có thể nhớ mọi thứ
    họ từng thấy trong đời
  • 13:31 - 13:33
    người có giác quan thứ phát,
  • 13:33 - 13:34
    người mắc bệnh tâm thần phân liệt.
  • 13:34 - 13:36
    Có những thứ đang diễn ra
  • 13:36 - 13:38
    và ta vẫn không hiểu
  • 13:38 - 13:40
    chuyện này diễn ra như thế nào
    và lí do tại sao.
  • 13:40 - 13:43
    Nhưng một câu hỏi bạn có thể
    muốn hỏi đó là,
  • 13:43 - 13:45
    chúng ta có đang thấy sự tiến hóa
    nhanh chóng của não
  • 13:45 - 13:47
    và cách chúng ta truyền tải
    dữ liệu không?
  • 13:47 - 13:50
    Bởi vì khi bạn nghĩ về số lượng
    dữ liệu đi vào não,
  • 13:50 - 13:54
    chúng ta đang cố gắng tiếp nhận
    nhiều dữ liệu trong một ngày
  • 13:54 - 13:56
    như nhiều người từng tiếp nhận
    trong cả đời mình.
  • 13:56 - 13:59
    Và thực tế
  • 13:59 - 14:01
    có bốn thuyết giải thích tại sao
    điều này diễn ra,
  • 14:01 - 14:02
    còn có thêm các thứ khác.
  • 14:02 - 14:04
    Tôi không có một đáp án thỏa đáng.
  • 14:04 - 14:08
    Thật sự cần có nhiều
    cuộc nghiên cứu hơn nữa.
  • 14:08 - 14:10
    Một sự lựa chọn là tín đồ
    của thức ăn nhanh.
  • 14:10 - 14:12
    Khởi đầu với vài bằng chứng
  • 14:12 - 14:15
    cho rằng chứng béo phì và ăn kiêng
  • 14:15 - 14:16
    có liên quan đến
  • 14:16 - 14:18
    những biến đổi gen,
  • 14:18 - 14:20
    có hay không có tác động
  • 14:20 - 14:24
    trên hoạt động não
    của một bé sơ sinh.
  • 14:24 - 14:28
    Sự lựa chọn thứ hai là lựa chọn
    dành cho người lập dị đầy quyến rũ.
  • 14:28 - 14:32
    Những điều kiện này thì vô cùng hiếm.
  • 14:32 - 14:35
    (Cười)
  • 14:35 - 14:40
    (Vỗ tay)
  • 14:40 - 14:42
    Nhưng điều đang bắt đầu diễn ra
  • 14:42 - 14:45
    đó là vì tất cả những người lập dị này
    tập hợp lại,
  • 14:45 - 14:47
    vì họ đủ tiêu chuẩn để lập trình máy tính
  • 14:47 - 14:50
    và điều này được trả thù lao rất cao
  • 14:50 - 14:53
    cũng như những nhiệm vụ
    hướng dẫn chi tiết khác,
  • 14:53 - 14:55
    họ đang tập trung
    về mặt địa lý
  • 14:55 - 14:58
    và tìm những người bạn cùng chung ý tưởng.
  • 14:58 - 15:02
    Vì vậy đây là giả thuyết
    giao phối tương xứng
  • 15:02 - 15:05
    của những bộ gen tương hỗ nhau
  • 15:05 - 15:07
    trong những cấu trúc này.
  • 15:07 - 15:09
    Lựa chọn thứ ba,
    có phải có quá nhiều thông tin?
  • 15:09 - 15:11
    Chúng ta càng cố gắng
    truyền tải nhiều thứ
  • 15:11 - 15:14
    để những người có giác quan thứ phát
  • 15:14 - 15:16
    và chỉ có những cái ống khổng lồ
    để ghi nhớ tất cả.
  • 15:16 - 15:19
    Nhiều người lại nhạy cảm
    với khối lượng lớn thông tin.
  • 15:19 - 15:23
    Nhiều người lại phản ứng
    với những điều kiện tâm lí đa dạng
  • 15:23 - 15:24
    hoặc phản ứng trước thông tin này.
  • 15:24 - 15:27
    Hoặc có thể là do những chất hóa học.
  • 15:27 - 15:29
    Nhưng khi bạn thấy sự gia tăng
  • 15:29 - 15:31
    trật tự của âm lượng trong một điều kiện,
  • 15:31 - 15:33
    hoặc bạn không đo được chính xác
  • 15:33 - 15:35
    hoặc có thứ gì đó đang
    diễn ra vô cùng nhanh,
  • 15:35 - 15:39
    và có lẽ là sự tiến hóa trong thực tại.
  • 15:39 - 15:42
    Đây là kết luận.
  • 15:42 - 15:44
    Điều tôi nghĩ chúng ta đang làm
  • 15:44 - 15:46
    đó là chúng ta đang
    chuyển hóa như loài vật.
  • 15:46 - 15:51
    Tôi không nghĩ về điều này khi
    Steve Gullans và tôi cùng bắt đầu viết.
  • 15:51 - 15:54
    Tôi nghĩ chúng ta đang
    chuyển hóa thành Homo evolutis
  • 15:54 - 15:55
    dù tốt hơn hay tệ hơn
  • 15:55 - 15:59
    điều đó không chỉ là người Hominid ý thức
    được môi trường xung quanh mình,
  • 15:59 - 16:03
    đó là người Hominid đang bắt đầu
    trực tiếp và liều lĩnh
  • 16:03 - 16:06
    điều khiển sự tiến hóa của
    chính loài của mình,
  • 16:06 - 16:10
    của vi khuẩn
    của thực vật và động vật.
  • 16:10 - 16:12
    Và tôi nghĩ đó là trật tự
    của sự thay đổi lớn
  • 16:12 - 16:15
    mà chắt của bạn hoặc cháu cố của bạn
  • 16:15 - 16:19
    có lẽ sẽ là một loài vô cùng
    khác biệt với bạn.
  • 16:19 - 16:20
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 16:20 - 16:25
    (Vỗ tay)
Title:
Có phải con cháu chúng ta sẽ là một loài khác biệt?
Speaker:
Juan Enriquez
Description:

Trong suốt quá trình tiến hóa của loài người, nhiều phiên bản con người cùng tồn tại. Bây giờ chúng ta có thể nâng cấp giữa chừng không? Tại TEDxSummit, Juan Enriquez xuyên qua thời gian và không gian để đưa chúng ta về khoảnh khắc hiện tại - và chỉ ra cách thức công nghệ tiết lộ bằng chứng cho thấy quá trình tiến hóa nhanh chóng có thể diễn ra.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
16:48
  • Xin lỗi bạn vì mình không nhớ chi tiết này, mình nhớ là video này mình có click vào ô "khước từ" là mình edit không được nên không làm tiếp. Bạn có thể gửi lại cho mình để mình làm lại.

Vietnamese subtitles

Revisions