Return to Video

Timothy Prestero - Thiết kế cho con người, không phải để giành giải thưởng.

  • 0:00 - 0:03
    Tôi vừa nảy ra một ý tưởng tuyệt vời có thể thay đổi thế giới.
  • 0:03 - 0:04
    Thật là tuyệt vời, nó khiến tôi rất phấn khích
  • 0:04 - 0:07
    Nó là đứa con xinh xắn của tôi
  • 0:07 - 0:08
    Vấn đề là ở đây, ai cũng đều yêu một đứa trẻ xinh xắn
  • 0:08 - 0:11
    Ý tôi là, tôi đã từng là một đứa trẻ xinh xắn
  • 0:11 - 0:13
    Đây là ảnh bố tôi và tôi 2 ngày sau khi tôi được sinh ra
  • 0:13 - 0:15
    Vậy nên trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm
  • 0:15 - 0:18
    đứa trẻ xinh xắn như những chiêc xe khái niệm.
  • 0:18 - 0:19
    Chiếc xe thật tuyệt vời.
  • 0:19 - 0:22
    Bạn thấy nó và quay đi, " Ôi trời ơi. Tôi muốn mua nó ngay lập tức!"
  • 0:22 - 0:25
    Vậy thì tại sao những chiếc xe mới của năm nay
  • 0:25 - 0:28
    lại trông y chang như những chiếc xe mới của năm ngoái?
  • 0:28 - 0:30
    ( Cười )
  • 0:30 - 0:33
    Có điều gì không ổn giữa studio thiết kế và nhà máy sản xuất?
  • 0:33 - 0:35
    Hôm nay tôi không muốn nói về những đứa trẻ xinh xắn nữa,
  • 0:35 - 0:38
    tôi muốn nói về giai đoạn phát triển tệ hại của thiết kế--
  • 0:38 - 0:42
    những năm tháng thanh niên rồ dại.
  • 0:42 - 0:46
    khi mà bạn cố tìm hiểu về thế giới này
  • 0:46 - 0:50
    Tôi sẽ bắt đầu với ví dụ từ một vài việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho những trẻ sơ sinh.
  • 0:50 - 0:52
    Và đây là vấn đề
  • 0:52 - 0:54
    4 triệu trẻ em trên thế giới,
  • 0:54 - 0:56
    hầu hết là ở các nước đang phát triển,
  • 0:56 - 0:58
    chết trước ngày sinh nhật đầu tiên mỗi năm,
  • 0:58 - 1:00
    thậm chí là trước khi đầy tháng.
  • 1:00 - 1:04
    Hóa ra nửa số trẻ đó, khoảng 1.8 triệu trẻ sơ sinh trên toàn thế giới
  • 1:04 - 1:06
    sẽ sống chỉ cấn bạn giữ ấm cho chúng.
  • 1:06 - 1:10
    trong 3 ngày đâu tiên, có thể là tuần đầu tiên.
  • 1:10 - 1:13
    Đây chính là phòng điều trị tích cực cho trẻ sơ sinh ở Kathmandu, Nepal.
  • 1:13 - 1:16
    Tất cả những đứa trẻ này được quấn trong chăn nằm trong trong lồng ấp trẻ
  • 1:16 - 1:20
    hay đại loại thế. Đó là lồng ấp ATOM được Nhật Bản quyên góp.
  • 1:20 - 1:23
    mà chúng tôi thấy trong một phòng chăm sóc trẻ sơ sinh nuôi trong lồng ấp (gọi tắt là NICU) ở Kathmandu.
  • 1:23 - 1:25
    Đây là điều chúng tôi muốn.
  • 1:25 - 1:28
    Có thể những gì đã xảy ra là một bệnh viện ở Nhật nâng cấp dụng cụ y tế
  • 1:28 - 1:32
    và tặng lại những dụng cụ cũ của họ cho Nepal.
  • 1:32 - 1:35
    Vấn đề là, không có kỹ thuật viên, không có phụ tùng,
  • 1:35 - 1:39
    những tặng phẩm này sẽ nhanh chóng trở nên vô ích.
  • 1:39 - 1:42
    Vậy nên dường như đây là một vấn đề mà chúng ta có thể làm gì đấy để giải quyết.
  • 1:42 - 1:44
    Giữ ấm cho em bé trong một tuần,
  • 1:44 - 1:46
    chẳng phải là phát minh vĩ đại gì.
  • 1:46 - 1:48
    cho nên chúng tôi đã tiến hành việc đó.
  • 1:48 - 1:51
    Chúng tôi hợp tác với một Viện nghiên cứu y khoa hàng đầu ở Boston.
  • 1:51 - 1:55
    Trong nhiều tháng, chúng tôi nghiên cứu trên những bé được thử nghiệm trên toàn thế giới
  • 1:55 - 1:58
    cố gắng nghĩ như một nhà thiết kế, một thiết kế tập trung vào con người.
  • 1:58 - 2:01
    Chúng ta cùng tìm ra điều mà mọi người muốn.
  • 2:01 - 2:03
    Chúng tôi đã xóa đi hàng ngàn mảnh ghi chú
  • 2:03 - 2:05
    Chúng tôi đã tạo ra hàng tá mẫu thử để có được điều này.
  • 2:05 - 2:09
    Và đây là lồng ấp trẻ sơ sinh NeoNurture,
  • 2:09 - 2:13
    với nhiều chi tiết thông minh được thiết kế bên trong. Chúng tôi cảm thấy rất tuyệt.
  • 2:13 - 2:15
    Ý tưởng ở đây là, khác với một chiếc xe hơi khái niêm,
  • 2:15 - 2:17
    chúng tôi muốn kết hợp cả cái đẹp
  • 2:17 - 2:19
    với tính ứng dụng
  • 2:19 - 2:21
    Mong muốn của chúng tôi là thiết kế này
  • 2:21 - 2:25
    sẽ truyền cảm hứng cho những nhà sản xuất và những người có tầm ảnh hưởng khác
  • 2:25 - 2:28
    để họ sẽ dùng chúng và quảng bá chúng.
  • 2:28 - 2:31
    Đây là tin xấu:
  • 2:31 - 2:35
    Đứa trẻ duy nhất từng được nằm trong Lồng ấp Sơ Sinh NeoNurture
  • 2:35 - 2:38
    là để chụp ảnh cho tạp chí Time.
  • 2:38 - 2:41
    Việc được công nhận đúng là rất tuyệt.
  • 2:41 - 2:44
    Chúng tôi muốn thiết kế của mình được mọi người chiêm ngưỡng.
  • 2:44 - 2:45
    Nó đã giành được nhiều giải thưởng.
  • 2:45 - 2:47
    Nhưng dường như chỉ là giải thưởng vô nghĩa.
  • 2:47 - 2:54
    Chúng tôi muốn tạo ra những thứ đẹp đẽ để làm cho thế giới này trở thành nơi tốt đẹp hơn
  • 2:54 - 2:57
    và tôi nghĩ đứa bé trên thậm chí còn không được nằm lâu đủ để được ủ ấm
  • 2:57 - 3:00
    Vậy hóa ra một thiết kế để truyền cảm hứng
  • 3:00 - 3:03
    không thực sự...
  • 3:03 - 3:06
    Tôi cho rằng điều tôi sắp nói đây, là cho chúng ta, cho điều mà tôi muốn làm,
  • 3:06 - 3:10
    không phải là quá chậm hay không hoạt động, mà là nó không có hiệu quả.
  • 3:10 - 3:13
    Điều tôi thật sự muốn là thiết kế để sử dụng được.
  • 3:13 - 3:14
    Tôi không muốn tạo nên những thứ đẹp đẽ vớ vẩn.
  • 3:14 - 3:16
    Tôi muốn làm cho thế giới này tốt đẹp hơn.
  • 3:16 - 3:19
    Vậy nên khi chúng tôi đang thiết kế NeoNurture,
  • 3:19 - 3:21
    chúng tôi tập trung nhiều vào những người sẽ sử dụng chúng --
  • 3:21 - 3:24
    ví dụ như những gia đình khó khăn, bác sĩ nông thôn,
  • 3:24 - 3:28
    những y tá làm việc quá tải, thậm chí những thợ sửa máy.
  • 3:28 - 3:30
    Chúng tôi nghĩ là mình đã tiên liệu hết những điều cơ bản, chúng tôi đã làm đúng mọi thứ
  • 3:30 - 3:33
    Nhưng nó lại dẫn đến việc một nhóm người
  • 3:33 - 3:36
    phải tham gia tạo nên một sản phẩm để làm cho nó thành công:
  • 3:36 - 3:39
    sản xất, tài chính, phân phối, điều tiết.
  • 3:39 - 3:44
    Michael Free ở PATH phát biểu rằng bạn phải xác định ai sẽ " chọn, dùng và trả thuế"
  • 3:44 - 3:46
    cho sản phẩm như thế.
  • 3:46 - 3:48
    Và tôi phải hỏi một điều --
  • 3:48 - 3:51
    VC's luôn hỏi rằng, " Thưa ngài, công việc kinh doanh của ngài là gì, và ai là khách hàng của ngài?"
  • 3:51 - 3:54
    Ai là khách hàng của chúng tôi? À Đây là ví dụ.
  • 3:54 - 3:57
    Đây là giám đốc một bệnh viện ở Băng-la-đét đang bên ngoài phòng làm việc của mình.
  • 3:57 - 4:00
    Thật ra ông ấy chẳng mua bất cứ cái nào trong số trang thiết bị của mình.
  • 4:00 - 4:03
    Mà đều là từ Bộ trưởng Bộ Y tế
  • 4:03 - 4:05
    hoặc những nhà quyên góp nước ngoài,
  • 4:05 - 4:06
    và đó chỉ là một hình thức phô trương.
  • 4:06 - 4:09
    Tương tự , đây là một nhà sản xuất dụng cụ y tế đa quốc gia.
  • 4:09 - 4:12
    Tất nhiên là họ phải đánh cá ở những nơi có cá.
  • 4:12 - 4:16
    Vậy nên khi gom các thị trường lại, những thị trường có cá
  • 4:16 - 4:19
    ta thu được chính là tầng lớp trung lúc của những nước này...
  • 4:19 - 4:22
    các căn bệnh của nhà giàu: bệnh tim, bệnh lão hóa.
  • 4:22 - 4:27
    Vậy thì hóa ra thiết kế để sử dụng được trong một khía cạnh
  • 4:27 - 4:30
    lại có nghĩa là nghĩ về thiết kế để sản xuất và phân phối.
  • 4:30 - 4:32
    Vâng, đó là một bài học quan trọng.
  • 4:32 - 4:37
    Thứ hai, chúng tôi tiếp thu bài học này và cố áp dụng nó vào trong dự án kế tiếp.
  • 4:37 - 4:40
    Vậy nên chúng tôi bắt đầu bằng cách tìm đến một nhà sản xuất,
  • 4:40 - 4:41
    một tổ chức có tên là MTTS ở Việt Nam,
  • 4:41 - 4:45
    chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ chăm sóc trẻ sơ sinh ở Đông Nam Á.
  • 4:45 - 4:47
    Đối tác còn lại của chúng tôi là East Meets West.
  • 4:47 - 4:50
    Nó được thành lập ở Mỹ chuyên phân phối công nghệ đó...
  • 4:50 - 4:53
    đến các bệnh viện khó khăn trong vùng.
  • 4:53 - 4:55
    Chúng tôi bắt đầu với việc tìm hiểu "Các anh cần gì?
  • 4:55 - 4:57
    Vấn đề các anh cần giải quyết là gì?"
  • 4:57 - 4:59
    Và họ nói "Vậy chúng tôi cùng giải quyết bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh"
  • 4:59 - 5:03
    Vậy ra đây là một trong những vấn đề khác gây đau đầu trên toàn cầu.
  • 5:03 - 5:07
    Bệnh vàng da xảy ra với 2/3 số trẻ sơ sinh trên toàn thế giới.
  • 5:07 - 5:12
    Trong số những trẻ mới sinh, cứ trong 10 trẻ thì có 1 trẻ,
  • 5:12 - 5:14
    nếu không được chữa trị, bệnh vàng da sẽ trở nặng
  • 5:14 - 5:17
    có thể dẫn đến các dị tật suốt đời,
  • 5:17 - 5:19
    cũng có khi dẫn đến tử vong.
  • 5:19 - 5:21
    Chỉ có một cách để chữa bệnh vàng da,
  • 5:22 - 5:24
    cách đó được gọi là tiến hành trao đổi máu (exchange transfusion).
  • 5:24 - 5:27
    Có thể mường tượng được là phương pháp này sẽ tốn nhiều chi phí và khá nguy hiểm.
  • 5:27 - 5:30
    Vẫn còn một cách chữa trị khác.
  • 5:30 - 5:35
    Liên quan rất nhiều đến công nghệ, rất phức tạp, và gây nản chí một chút.
  • 5:35 - 5:38
    Bạn phải chiếu tia sáng xanh lên đứa trẻ--
  • 5:38 - 5:42
    khắp các vùng da của bé càng rộng càng tốt.
  • 5:42 - 5:45
    Công việc đó khó đến thế nào?
  • 5:45 - 5:48
    Tôi đã tới MIT,
  • 5:48 - 5:51
    Được rồi, chúng ta sẽ tìm ra sự thật ngay thôi. (Cười)
  • 5:51 - 5:54
    Và đây là một ví dụ. Đây là thiết bị điều trị bằng ánh sáng đặt trên đầu
  • 5:54 - 5:57
    được thiết kế cho những bệnh viện ở Mỹ.
  • 5:57 - 6:00
    Và đây là cách sử dụng.
  • 6:00 - 6:03
    Và đây là nó bao phủ hết đứa bé, chỉ định cho một trẻ duy nhất.
  • 6:03 - 6:05
    Nếu xét ra ngoài phãm vi bệnh viện Mỹ,
  • 6:05 - 6:07
    vượt đại đương đến với những bệnh viện đông đúc ở châu Á,
  • 6:07 - 6:09
    đây là cách nó thật sự được sử dụng.
  • 6:09 - 6:12
    Tác dụng của phương pháp điều trị này nằm ở chức năng của cường độ tia sáng.
  • 6:12 - 6:15
    Vậy nên những phần diện tích có màu xanh đậm này cho thấy nơi mà ảnh sáng thật sự có tác dụng.
  • 6:15 - 6:18
    Cái này thể hiện nó được sử dụng đúng.
  • 6:18 - 6:19
    Vậy nên những đứa trẻ nằm bên mép
  • 6:19 - 6:22
    không thật sự nhận được những tia sáng hữu dụng.
  • 6:22 - 6:25
    Nhưng nếu không được đào tạo, thiếu các thiết bị đo ánh sáng,
  • 6:25 - 6:27
    Làm sao mà bạn biết được?
  • 6:27 - 6:29
    Chúng ta xem xét những ví dụ khác về những vấn đề như thế này.
  • 6:29 - 6:30
    Đây là một phòng chăm sóc tích cực cho những em bé 1 tuần tuổi đầu tiên.
  • 6:30 - 6:33
    nơi những người mẹ đến thăm con.
  • 6:33 - 6:35
    Và hãy nhớ rằng, Mẹ có thể chỉ ở khu C,
  • 6:35 - 6:37
    điều đó hoàn toàn gây khó chịu.
  • 6:37 - 6:39
    Người mẹ đến thăm con của mình.
  • 6:39 - 6:42
    Cô ấy thấy đứa con của mình trần truồng, nằm dưới ánh sáng xanh
  • 6:42 - 6:44
    trông rất mong manh.
  • 6:44 - 6:47
    Chẳng có gì lạ nếu người mẹ lấy chăn che cho con
  • 6:47 - 6:51
    Trên phương diện của phương pháp điều trị bằng ánh sáng, có lẽ đó không phải là hành vi tốt nhất.
  • 6:51 - 6:54
    Thực tế điều đó là ngu xuẩn.
  • 6:54 - 6:56
    Ngoại trừ, điều mà chúng tôi nhận ra là
  • 6:56 - 7:01
    không có người tiêu dùng ngu xuẩn-- thực sự đó là những gì chúng tôi nhận ra
  • 7:01 - 7:02
    Mà chỉ có những sản phẩm ngu xuẩn.
  • 7:02 - 7:03
    Chúng tôi phải nghĩ như một người mang tư tưởng tin vào thuyêt hiện sinh (Chú thích của người dịch: là người tin rằng con người tạo ra giá trị đạo đức của chính mình và chịu trách nhiệm cho hành động của mình)
  • 7:03 - 7:05
    Đó không phải là bức tranh ta ý định sẽ vẽ
  • 7:05 - 7:08
    Mà là bức tranh chúng ta đã thực sự vẽ
  • 7:08 - 7:10
    Là để dùng--- thiết kế ra là để dùng được.
  • 7:10 - 7:12
    Người ta sẽ thực sự dùng nó như thế nào?
  • 7:12 - 7:16
    Tương tự, khi chúng tôi nghĩ về đối tác của mình MTTS
  • 7:16 - 7:19
    Họ sáng tạo ra những công nghệ đáng kinh ngạc chữa trị những căn bệnh ở trẻ sơ sinh
  • 7:19 - 7:21
    Và đây là một máy giữ ấm đội đầu và một CPAP
  • 7:21 - 7:24
    Chúng không hề đắt và thực sự bền.
  • 7:24 - 7:28
    Họ đã điều trị cho 50.000 trẻ ở Việt Nam với công nghệ này.
  • 7:28 - 7:28
    Nhưng lại có một vấn đề là:
  • 7:28 - 7:31
    Mọi bác sĩ, mọi nhà quản lý bệnh viện trên thế giới,
  • 7:31 - 7:36
    từng xem Tivi-- nguyền rủa chương trình phát lại "E.R"
  • 7:36 - 7:41
    Hóa ra họ đều biết một thiết bị y tế nên có hình dáng như thế nào.
  • 7:41 - 7:44
    Họ muốn Buck Rogers, chứ không muốn tính hiệu quả của thiết bị.
  • 7:44 - 7:46
    Nghe thật điên rồ, và ngu ngốc.
  • 7:46 - 7:49
    Nhưng trên thực tế có những bệnh viện thà không có trang thiết bị nào
  • 7:49 - 7:51
    còn hơn những thứ rẻ rúng và không có giá trị.
  • 7:51 - 7:54
    Thế nên, nếu chúng ta muốn mọi người tin vào một thiết bị
  • 7:54 - 7:56
    thì nó phải trông thật đáng tin.
  • 7:56 - 7:58
    Nghĩ về những tác động
  • 7:58 - 8:00
    Phải công nhận diện mạo cũng quan trọng.
  • 8:00 - 8:03
    Thế nên chúng tôi đem tất cả mọi thông tin đó lại.
  • 8:03 - 8:05
    Lần này nỗ lực làm cho nó đúng.
  • 8:05 - 8:06
    Và đây là thứ mà chúng tôi phát triển được.
  • 8:06 - 8:08
    Đây là Thiết bị điều trị bằng ánh sáng Firefly (Đom Đóm).
  • 8:08 - 8:11
    ngoại trừ là lần này chúng tôi không dừng lại ở một chiếc xe hơi khái niệm.
  • 8:11 - 8:15
    Ngay từ đầu chúng tôi đã cùng thảo luận với nhà sản xuất.
  • 8:15 - 8:18
    Mục tiêu chính là tạo ra một sản phẩm tân tiến nhất
  • 8:18 - 8:21
    mà dối tác MTTS có thể thực sự mang vào sản xuất.
  • 8:21 - 8:25
    Vậy nên chúng tôi đặt ra mục tiêu nghiên cứu về cách họ sản xuất và nguồn nguyên liệu họ có thể tiếp cận
  • 8:25 - 8:28
    để sản xuất sản phẩm này.
  • 8:28 - 8:30
    Thiết kế đó đặt ra một câu hỏi về việc sản xuất
  • 8:30 - 8:32
    Khi nghĩ về ứng dụng thực sự
  • 8:32 - 8:34
    mọi người sẽ để ý thấy Firefly được thiết kê với một cái nôi.
  • 8:34 - 8:36
    Chỉ vừa cho một đứa bé.
  • 8:36 - 8:40
    Ý tưởng ở đây là nó cho thấy rõ thiết bị này nên được dùng như thế nào
  • 8:40 - 8:42
    Nếu bạn cố nhét hơn một em bé vào nôi,
  • 8:42 - 8:44
    chỉ có một cách là đặt đứa này chồng lên đứa kia thôi.
  • 8:44 - 8:44
    (Cười)
  • 8:44 - 8:48
    Vậy như đã nói, ý tưởng ở đây là làm ra một sản phẩm bạn khó có thể dùng sai cách
  • 8:48 - 8:51
    Nói cách khác, bạn muốn tạo ra một cách dùng đúng để dùng nó.
  • 8:51 - 8:53
    cách dễ nhất để dùng nó.
  • 8:53 - 8:56
    Một ví dụ khác. Một lần nữa, bà mẹ ngớ ngẩn.
  • 8:56 - 8:59
    Một bà mẹ ngớ ngẩn nghĩ rằng con mình lạnh, muốn đắp chăn cho con.
  • 8:59 - 9:02
    Thế nên chúng tôi thiết kế Firefly chiếu ánh sáng cả ở trên và phía dưới em bé.
  • 9:02 - 9:05
    Nên trong trường hợp người mẹ đắp chăn lên trên bé,
  • 9:05 - 9:08
    thì chúng vẫn nhận được ánh sáng từ phía dưới.
  • 9:08 - 9:10
    Đây là câu chuyện cuối cùng:
  • 9:10 - 9:12
    Một người bạn Ấn Độ bảo tôi là:
  • 9:12 - 9:14
    Bạn không thực sự thử nghiêm một thiết bị công nghệ điện tử
  • 9:14 - 9:17
    được phân phối ở châu Á
  • 9:17 - 9:19
    cho đến khi bạn huấn luyện được một con gián chui vào trong
  • 9:19 - 9:22
    và tè lên mỗi một chi tiết có bên trong nó.
  • 9:22 - 9:24
    (Cười)
  • 9:24 - 9:26
    Bạn nghĩ điều này thật buồn cười.
  • 9:26 - 9:28
    Tôi có một cái Laptop ở Peace Corps,
  • 9:28 - 9:30
    màn hình của nó những điểm chết thế này.
  • 9:30 - 9:33
    Một hôm nọ tôi nhìn kĩ, chúng toàn là những con kiến chết
  • 9:33 - 9:34
    chui vào laptop của tôi và lăn ra chết...
  • 9:34 - 9:37
    những con kiến tội nghiệp!
  • 9:37 - 9:39
    Với Firefly, điều mà chúng tôi đã làm là...
  • 9:39 - 9:41
    Vấn đề là đồ điện tử thường nóng lên
  • 9:41 - 9:44
    nên bạn phải lắp ống thông gió hoặc quạt để làm mát...
  • 9:44 - 9:45
    ở hầu hết các sản phẩm.
  • 9:45 - 9:50
    Dĩ nhiên không thể đặt tấm biến "Cấm vào" bên cạnh ống thông gió được
  • 9:50 - 9:51
    Chúng tôi đã bỏ hết những thứ ấy.
  • 9:51 - 9:53
    Thế nên Firefly hoàn toàn kín.
  • 9:53 - 9:55
    Đây là kiểu bài học...
  • 9:55 - 9:58
    gây lúng túng như việc làm một đứa trẻ mới lớn ngớ ngẩn,
  • 9:58 - 9:59
    còn tệ hơn làm một người thiết kế bất lực.
  • 9:59 - 10:03
    Tôi đã nghĩ điều tôi rất muốn làm là thay đổi cả thế giới..
  • 10:03 - 10:06
    Tôi phải chú ý đến khâu sản xuất và phân phối.
  • 10:06 - 10:10
    Tôi phải chú ý tới cách người ta dùng thiết bị này như thế nào.
  • 10:10 - 10:13
    Tôi thực sự cần phải để tâm tới. Trên thực tể, không có lời bào chữa nào cho thất bại.
  • 10:13 - 10:14
    Tôi phải nghĩ như một người theo thuyết hiện sinh.
  • 10:14 - 10:16
    Tôi phải chấp nhận rằng không hề có những người dùng ngu ngốc.
  • 10:16 - 10:17
    mà chỉ có những sản phẩm ngu ngốc thôi.
  • 10:17 - 10:20
    Chúng tôi đặt ra cho mình những câu hỏi hóc búa.
  • 10:20 - 10:23
    Liệu ta có đang thiết kế để tạo nên một thế giới mà ta muốn?
  • 10:23 - 10:26
    Liệu ta có đang thiết kế cho cái thế giới mà ta đang có?
  • 10:26 - 10:28
    Liệu ta có đang thiết kế cho một thế giới trong tương lai,
  • 10:28 - 10:29
    Liệu ta đã sẵn sàng hay chưa?
  • 10:29 - 10:32
    Tôi đã tham gia vào công việc thiết kế sản phẩm.
  • 10:32 - 10:36
    Từ việc đó tôi nhận ra rằng nếu bạn thực sự muốn tạo ra một khác biệt trong thế giới này,
  • 10:36 - 10:38
    bạn phải thiết kế để sử dụng được.
  • 10:38 - 10:40
    Chính thiết kế đó mới là quan trọng.
  • 10:40 - 10:41
    Cám ơn.
  • 10:41 - 10:44
    (Vỗ tay)
Title:
Timothy Prestero - Thiết kế cho con người, không phải để giành giải thưởng.
Speaker:
Timothy Prestero
Description:

Timothy Prestero nghĩ mình đã thiết kế ra một lồng ấp trẻ sơ sinh hoàn hảo cho những nước đang phát triển-- thế nhưng nhóm của ông đã học được một bài học khó khăn sau nhiều lần sản phẩm này không được đưa vào sản xuất. Một lời tuyên ngôn về tầm quan trọng của việc thiết kế để phù hợp cho mục đích sử dụng hàng ngày, hơn là để được ca tụng. (Tại TedxBoston)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:05
  • Cảm ơn các bạn đã dịch và duyệt.

Vietnamese subtitles

Revisions