Return to Video

Nói cho tôi hệ vi sinh của bạn, tôi sẽ nói bạn là ai

  • 0:01 - 0:05
    Con người chúng ta luôn quan
    tâm đến sức khỏe
  • 0:05 - 0:09
    nhưng không phải lúc nào
    cũng biết cái gì là quan trọng
  • 0:09 - 0:12
    Lấy người Ai cập cổ đại làm ví dụ
  • 0:12 - 0:16
    họ rất quan tâm đến phần cơ thể mà
    họ nghĩ sẽ cần ở thế giới bên kia,
  • 0:16 - 0:18
    nhưng họ lại bỏ một vài cơ quan.
  • 0:18 - 0:20
    Ví dụ như phần này.
  • 0:20 - 0:23
    Mặc dù họ đặc biệt chú ý bảo quản
    bao tử, phổi,
  • 0:23 - 0:24
    gan và vân vân,
  • 0:24 - 0:28
    họ lại nghiền nát bộ não,
    rồi rút cạn nó qua đường mũi
  • 0:28 - 0:29
    rồi vứt bỏ,
  • 0:29 - 0:31
    thực ra cũng có lý
  • 0:31 - 0:33
    vì bộ não làm gì được cho ta chứ?
  • 0:33 - 0:37
    Nhưng hãy nghĩ xem liệu có 1 phần
    cơ thể nào bị lãng quên
  • 0:37 - 0:39
    trọng lượng ngang với bộ não
  • 0:39 - 0:42
    và quan trọng như não
    vì nó cũng quyết định ta là ai,
  • 0:42 - 0:45
    nhưng chúng ta biết quá ít
    và coi thường nó.
  • 0:45 - 0:48
    Và hãy nghĩ xem,
    nhờ có tiến bộ khoa học
  • 0:48 - 0:50
    chúng ta mới bắt đầu hiểu được
  • 0:50 - 0:53
    tầm quan trọng của nó để từ đó ta
    hiểu rõ hơn về chính mình.
  • 0:53 - 0:55
    Các bạn có muốn biết thêm về nó không?
  • 0:55 - 0:58
    Hóa ra chúng ta có một thứ như thế này:
  • 0:59 - 1:01
    ruột của chúng ta,
  • 1:01 - 1:03
    hay đúng hơn, vi sinh vật của nó
  • 1:03 - 1:06
    Nhưng không chỉ vi sinh vật
    trong ruột mới quan trọng.
  • 1:06 - 1:08
    Vi sinh trên cơ thể chúng ta
  • 1:08 - 1:11
    chúng đóng vai trò hệ trọng
    ở nhiều khía cạnh khác nhau
  • 1:11 - 1:13
    tạo nên những con người khác nhau.
  • 1:13 - 1:15
    Đơn cử như, bạn có bao giờ để ý
  • 1:15 - 1:20
    rằng vài người hay bị muỗi cắn
    hơn những người khác
  • 1:20 - 1:24
    Hóa ra cái kinh nghiệm cắm trại
    này là có thật.
  • 1:24 - 1:27
    Ví dụ như tôi hiếm khi bị muỗi đốt,
  • 1:27 - 1:29
    nhưng vợ tôi Amanda
    thu hút chúng từng đàn,
  • 1:29 - 1:32
    đó là do chúng ta có những
    vi sinh vật khác nhau trên da
  • 1:32 - 1:36
    tiết ra những chất hóa học khác nhau
    mà muỗi có thể nhận ra.
  • 1:36 - 1:40
    Vi sinh vật cũng rất quan trọng
    trong lĩnh vực y tế.
  • 1:40 - 1:42
    Ví dụ như loại vi sinh vật bạn có
    ở đường ruột
  • 1:42 - 1:46
    sẽ quyết định loại thuốc giảm đau nào
    sẽ gây độc cho gan.
  • 1:46 - 1:51
    Chúng cũng quyết định liệu loại thuốc
    khác sẽ tốt cho tim của bạn hay không.
  • 1:51 - 1:53
    Và nếu bạn là ruồi giấm,
  • 1:53 - 1:57
    lũ vi sinh vật còn quyết định
    bạn muốn làm tình với ai.
  • 1:57 - 1:59
    Chúng tôi chưa kiểm tra được điều này
    ở người
  • 1:59 - 2:03
    nhưng có thể chỉ là vấn đề thời gian thôi.
    (Cười)
  • 2:03 - 2:06
    Vậy, vi sinh vật đang đóng
    rất nhiều vai trò.
  • 2:06 - 2:07
    Chúng giúp ta tiêu hóa thức ăn.
  • 2:07 - 2:10
    Chúng huấn luyện hệ thống miễn dịch.
  • 2:10 - 2:12
    Chúng giúp ta chống lại bệnh tật,
  • 2:12 - 2:14
    thậm chí chúng có thể
    ảnh hưởng lên cách ta cư xử.
  • 2:14 - 2:18
    Vậy thì 1 bản đồ vi sinh
    có thể giống cái gì đây?
  • 2:18 - 2:20
    Nó có lẽ không giống y hệt thế này,
  • 2:20 - 2:23
    nhưng nó sẽ giúp ta hiểu thêm
    về tính đa dạng vi sinh.
  • 2:23 - 2:27
    Những vùng khác nhau trên thế giới
    có những sinh vật khác nhau
  • 2:27 - 2:32
    chúng đặc trưng cho vùng này, vùng khác
  • 2:32 - 2:34
    hoặc vùng khác nữa.
  • 2:34 - 2:38
    Với vi sinh vật, nó cũng tương tự như thế,
    mặc dù thật ra
  • 2:38 - 2:41
    dưới kính hiển vi, tất cả
    các vi sinh vật trông gần giống nhau.
  • 2:41 - 2:43
    Vì vậy, thay vì định danh từng cá thể,
  • 2:43 - 2:46
    chúng tôi nhìn vào chuỗi ADN của chúng,
  • 2:46 - 2:49
    và trong 1 dự án có tên
    Chương Trình Vi Sinh Người,
  • 2:49 - 2:52
    NIH tài trợ 173 triệu $ cho dự án này,
  • 2:52 - 2:54
    ở đó hàng trăm nhà khoa học
    làm việc cùng nhau
  • 2:54 - 2:57
    để sơ đồ hóa tất cả các
    nucleotid A,T, G và C
  • 2:57 - 2:59
    và tất cả các vi sinh vật
    trong cơ thể người.
  • 2:59 - 3:03
    Và khi đặt chúng cùng nhau,
    chúng sẽ trông như thế này.
  • 3:03 - 3:07
    Bây giờ hơi khó để nhìn ra
    ai sống ở đâu đúng không?
  • 3:07 - 3:10
    Lab của chúng tôi đã phát triển
    1 kĩ thuật máy tính
  • 3:10 - 3:13
    cho phép chuyển hàng tetrabyte dữ liệu này
  • 3:13 - 3:16
    thành 1 thứ hữu ích hơn giống như 1 bản đồ
  • 3:16 - 3:19
    Và khi chúng tôi làm thế với
    dữ liệu vi sinh ở người
  • 3:19 - 3:21
    trên 250 người tình nguyện khỏe mạnh,
  • 3:21 - 3:23
    nó trông như thế này.
  • 3:23 - 3:27
    mỗi điểm đại diện cho 1 quần thể vi sinh
  • 3:27 - 3:29
    trong toàn thể cộng đồng vi sinh.
  • 3:29 - 3:31
    Này, tôi đã nói về cơ bản,
    chúng trông giống nhau.
  • 3:31 - 3:35
    Vậy những gì ta đang nhìn thấy là
    mỗi điểm đại diện cho 1 cộng đồng vi sinh
  • 3:35 - 3:37
    từ 1 vùng cơ thể của
    tình nguyện viên khỏe mạnh.
  • 3:37 - 3:41
    Và do đó bạn có thể thấy có
    những vùng có màu khác nhau trên bản đồ
  • 3:41 - 3:43
    gần giống như các lục địa.
  • 3:43 - 3:44
    Và hóa ra là
  • 3:44 - 3:47
    những vùng khác nhau trên cơ thể
  • 3:47 - 3:49
    có những vi sinh vật rất khác biệt.
  • 3:49 - 3:52
    Ta có cộng đồng vi sinh
    vùng miệng màu xanh lá ở phía trên.
  • 3:52 - 3:55
    Phía bên kia, vi sinh ở da
    có màu xanh trời,
  • 3:55 - 3:58
    vi sinh vùng âm đạo màu tím,
  • 3:58 - 4:01
    ở dưới cùng, ta thấy vi sinh
    vùng phân có màu nâu.
  • 4:01 - 4:03
    Chỉ vài năm nay, ta mới phát hiện ra
  • 4:03 - 4:06
    rằng vi sinh ở các vùng trên cơ thể
  • 4:06 - 4:08
    khác nhau một cách đáng kinh ngạc.
  • 4:08 - 4:11
    Cho nên, nếu nhìn vào
    hệ vi sinh của 1 người
  • 4:11 - 4:13
    ở ruột và ở miệng,
  • 4:13 - 4:17
    ta sẽ thấy hai cộng đồng vi sinh
    ở 2 khu vực này
  • 4:17 - 4:18
    khác nhau kinh khủng.
  • 4:18 - 4:21
    Hơn cả sự khác nhau giữa hai hệ vi sinh
  • 4:21 - 4:24
    ở bãi san hô và thảo nguyên.
  • 4:24 - 4:27
    Thật là không thể tin được.
  • 4:27 - 4:30
    Thật vậy, hai vùng vi sinh trên
    cơ thể người chỉ cách nhau vài chục cm
  • 4:30 - 4:33
    mà có sự khác biệt còn lớn hơn cả
  • 4:33 - 4:35
    hàng trăm dặm trên Trái Đất.
  • 4:35 - 4:38
    Và điều đó không nói rằng 2 người
    cơ bản giống nhau
  • 4:38 - 4:40
    cho dù sống cùng môi trường.
  • 4:40 - 4:41
    Có thể bạn đã nghe nói
  • 4:41 - 4:44
    phần lớn ADN của
    con người chúng ta giống nhau.
  • 4:44 - 4:49
    Bạn có 99,99% ADN giống
  • 4:49 - 4:50
    người đang ngồi bên cạnh.
  • 4:50 - 4:53
    Nhưng hệ vi sinh trong ruột
    thì không như vậy:
  • 4:53 - 4:55
    có thể nó chỉ giống 10%
  • 4:55 - 4:59
    với người ngồi bên cạnh bạn thôi.
  • 4:59 - 5:01
    Sự khác biệt này giống như giữa
    hệ vi khuẩn trên đồng cỏ
  • 5:01 - 5:04
    và hệ vi khuẩn trong rừng.
  • 5:04 - 5:06
    Và những vi sinh khác nhau này
  • 5:06 - 5:09
    có những chức năng khác nhau
    như tôi đã nói với bạn rồi đấy,
  • 5:09 - 5:11
    từ tiêu hóa thức ăn
  • 5:11 - 5:13
    đến mối liên hệ với các loại bệnh,
  • 5:13 - 5:15
    chuyển hóa thuốc, vân vân ...
  • 5:15 - 5:17
    Vậy chúng thực hiện chức năng này thế nào?
  • 5:17 - 5:19
    Hưmm, 1 phần là do
  • 5:19 - 5:23
    mặc dù vi sinh trong ruột
    chỉ nặng gần 1,5 ký
  • 5:23 - 5:24
    nhưng chúng vượt trội về quân số.
  • 5:24 - 5:27
    Và chúng nhiều đến mức nào?
  • 5:27 - 5:30
    Hưmm, nó tùy xem bạn nghĩ về cơ thể ta
    như thế nào.
  • 5:30 - 5:31
    Nếu tính theo số tế bào,
  • 5:31 - 5:35
    thì mỗi cơ thể có khoảng 10.000 tỷ tế bào
  • 5:35 - 5:38
    nhưng có đến 100.000 tỷ tế bào vi khuẩn
  • 5:38 - 5:41
    Vậy chúng nhiều hơn gấp
    10 lần về số lượng.
  • 5:41 - 5:44
    Bây giờ, bạn có thể nghĩ rằng,
    chúng ta được làm người là nhờ ADN,
  • 5:44 - 5:48
    thế mà mỗi chúng ta chỉ có khoảng
    20.000 gen người
  • 5:48 - 5:50
    tùy thuộc xem bạn đếm như thế nào,
  • 5:50 - 5:54
    nhưng lại có từ 2 triệu đến
    20 triệu gen của các loại vi sinh vật.
  • 5:54 - 5:57
    Vậy nhìn theo bất cứ cách nào,
    chúng ta thua về số lượng
  • 5:57 - 6:00
    so với số vi sinh cộng sinh
    trong cơ thể ta.
  • 6:00 - 6:03
    Vậy hóa ra là chúng ta không chỉ để lại
    dấu vết ADN người
  • 6:03 - 6:05
    mà còn để lại dấu vết ADN vi sinh
  • 6:05 - 6:07
    trên tất cả những thứ ta chạm vào.
  • 6:07 - 6:09
    Chúng tôi đã có 1 nghiên cứu gần đây:
  • 6:09 - 6:12
    bạn có thể biết chính xác
    tay của người nào
  • 6:12 - 6:14
    đã dùng chuột máy tính nào thường xuyên
  • 6:14 - 6:16
    với độ chính xác đến 95%.
  • 6:16 - 6:19
    Gần đây, kết quả này đã được công bố trên
    1 tạp chí Khoa học.
  • 6:19 - 6:22
    nhưng còn hay hơn, nó được
    vào phim "CSI: Miami,"
  • 6:22 - 6:23
    nên bạn có thể tin rằng nó là thật.
  • 6:23 - 6:25
    (cười)
  • 6:25 - 6:28
    Vậy thì, ban đầu vi khuẩn đến từ đâu?
  • 6:28 - 6:31
    Hưmm, nếu bạn nuôi chó
    hay có trẻ con như tôi,
  • 6:31 - 6:33
    bạn có thể nghi đâu là
    nguồn gốc lây truyền này,
  • 6:33 - 6:35
    thật vậy, tất cả đều đúng.
  • 6:35 - 6:38
    Như cách phát hiện ra bạn hay
    dùng con chuột máy tính nào,
  • 6:38 - 6:40
    dựa vào vi sinh bạn có,
  • 6:40 - 6:42
    chúng tôi cũng có thể
    tìm ra con chó của bạn.
  • 6:42 - 6:44
    Nhưng ở người lớn,
  • 6:44 - 6:46
    hệ vi sinh khá là ổn định,
  • 6:46 - 6:49
    thậm chí nếu bạn sống với ai đó,
  • 6:49 - 6:51
    thì bạn vẫn duy trì
    hệ vi sinh riêng của bạn
  • 6:51 - 6:54
    trong vài tuần, vài tháng,
    thậm chí vài năm.
  • 6:54 - 6:57
    Thực tế, hệ vi sinh đầu tiên của ta
  • 6:57 - 6:59
    phụ thuộc khá nhiều
    vào cách chúng ta sinh ra.
  • 6:59 - 7:01
    Trẻ em được sinh tự nhiên,
  • 7:01 - 7:04
    sẽ có hệ vi sinh về cơ bản là giống
    hệ vi sinh ở âm đạo mẹ,
  • 7:04 - 7:07
    trong khi đó, ở trẻ được đẻ mổ
  • 7:07 - 7:10
    sẽ có hệ vi sinh giống ở da của mẹ.
  • 7:10 - 7:13
    Nó có thể liên quan tới sự khác biệt
  • 7:13 - 7:15
    về sức khỏe ở trẻ được đẻ mổ.
  • 7:15 - 7:19
    Ví dụ như tỉ lệ hen suyễn, dị ứng,
    thậm chí béo phì... cao hơn
  • 7:19 - 7:21
    Tất cả những cái đó đều
    liên quan đến vi sinh,
  • 7:21 - 7:25
    ta liên tưởng đến việc
    động vật có vú mạnh khỏe
  • 7:25 - 7:28
    được sinh ra qua đường sinh môn,
  • 7:28 - 7:30
    sự thiếu hụt các vi sinh bảo vệ
  • 7:30 - 7:32
    mà chúng ta cần để phát triển
    có ảnh hưởng rất lớn
  • 7:32 - 7:37
    đến nhiều tình trạng mà bây giờ
    ta mới biết có liên quan đến vi sinh.
  • 7:37 - 7:40
    Khi con gái tôi ra đời vài năm trước
  • 7:40 - 7:42
    bởi mổ đẻ khẩn cấp,
  • 7:42 - 7:44
    chúng tôi đã phải tự xoay xở và
  • 7:44 - 7:46
    bảo đảm cho bé được che phủ
    bởi các vi sinh từ âm đạo mẹ
  • 7:46 - 7:49
    mà đáng lẽ ra bé có 1 cách tự nhiên.
  • 7:49 - 7:52
    Khá là khó để đánh giá xem
    nó có hiệu quả với sức khỏe
  • 7:52 - 7:54
    của bé hay không, đúng không?
  • 7:54 - 7:58
    Đối tượng được quan sát là con chúng tôi,
    dù kỹ lưỡng đến thế nào,
  • 7:58 - 8:00
    thì số lượng vẫn là không đủ
  • 8:00 - 8:02
    để kết luận điều gì cho số bình quân,
  • 8:02 - 8:05
    nhưng đến khi được 2 tuổi, con bé
    vẫn chưa bị nhiễm trùng tai
  • 8:05 - 8:07
    và chúng tôi vẫn
    tạ ơn Chúa về điều đó.
  • 8:07 - 8:10
    Và chúng tôi đang bắt đầu làm
    thử nghiệm lâm sàng với nhiều trẻ em
  • 8:10 - 8:13
    để xem thực sự nó có
    tác dụng bảo vệ hay không.
  • 8:15 - 8:20
    Vậy thì cách ta ra đời ảnh hưởng cực lớn
    đến việc ta có vi khuẩn gì ban đầu,
  • 8:20 - 8:22
    nhưng sau đó chúng ta sẽ đi đâu?
  • 8:22 - 8:25
    Tôi sẽ chỉ lại cho các bạn
    trên bản đồ
  • 8:25 - 8:27
    về Dữ Liệu Dự Án Vi Sinh Người,
  • 8:27 - 8:29
    mỗi điểm đại diện cho 1 mẫu
    ở 1 vị trí trên cơ thể
  • 8:29 - 8:32
    của một trong số 250 người khỏe mạnh
  • 8:32 - 8:34
    Và các bạn thấy trẻ con
    phát triển thể chất.
  • 8:34 - 8:36
    Bạn cũng thấy chúng phát triển tinh thần.
  • 8:36 - 8:38
    Bây giờ, lần đầu tiên, các bạn sẽ thấy
  • 8:38 - 8:41
    1 trong những đứa con của đồng nghiệp tôi
    phát triển về mặt vi sinh
  • 8:41 - 8:43
    Cái chúng ta sắp nhìn thấy
  • 8:43 - 8:46
    là những gì trong phân của 1 đứa trẻ,
  • 8:46 - 8:48
    đó là cộng đồng vi sinh ở phân, đại diện
    cho ruột
  • 8:48 - 8:51
    được lấy mẫu mỗi tuần,
    trong gần 2 năm rưỡi.
  • 8:51 - 8:53
    Bây giờ ta sẽ bắt đầu
    ở ngày 1.
  • 8:53 - 8:57
    Bạn thấy đứa trẻ bắt đầu với chấm vàng,
  • 8:57 - 9:00
    và ta có thể thấy rằng nó bắt đầu đi từ
    cộng đồng vi sinh ở âm đạo,
  • 9:00 - 9:02
    giống như ta dự đoán từ cách nó sinh ra.
  • 9:02 - 9:05
    Và cái sẽ xảy ra trong hơn 2 năm rưỡi
  • 9:05 - 9:07
    là nó dần dần chuyển đổi
  • 9:07 - 9:11
    giống với hệ vi khuẩn ở phân của người
    trưởng thành khỏe mạnh ở phía dưới cùng.
  • 9:11 - 9:14
    Bây giờ tôi bắt đầu để ta xem
    nó xảy ra như thế nào.
  • 9:15 - 9:19
    Hãy nhớ là mỗi bước di chuyển
    là cho 1 tuần thôi,
  • 9:19 - 9:21
    Các bạn sẽ thấy theo từng tuần,
  • 9:21 - 9:25
    sự thay đổi hệ vi sinh
    trong phân đứa trẻ này,
  • 9:25 - 9:28
    sự thay đổi theo tuần này
    lớn hơn nhiều so với
  • 9:28 - 9:31
    sự khác nhau giữa
    những người lớn khỏe mạnh
  • 9:31 - 9:33
    trong nhóm Dự Án Vi Sinh Người,
  • 9:33 - 9:35
    là những chấm nâu ở dưới cùng này.
  • 9:35 - 9:38
    Và bạn có thể thấy đứa bé
    dần tiến tới hệ vi khuẩn phân người lớn.
  • 9:38 - 9:40
    Đó là thời điểm 2 năm.
  • 9:40 - 9:42
    Nhưng có vài thứ hay ho sắp xảy ra ở đây.
  • 9:42 - 9:45
    Đứa bé phải dùng kháng sinh
    do bị nhiễm trùng tai.
  • 9:45 - 9:48
    Ta có thể thấy sự thay đổi lớn
    của hệ vi sinh,
  • 9:48 - 9:50
    theo sau đó là sự hồi phục
    tương đối nhanh.
  • 9:50 - 9:52
    Tôi sẽ tua lại cho các bạn xem.
  • 9:53 - 9:57
    Và cái chúng ta có thể thấy
    là chỉ trong vài tuần,
  • 9:57 - 9:59
    đã có 1 sự thay đổi triệt để,
  • 9:59 - 10:01
    quay lại giai đoạn nhiều
    tháng phát triển bình thường,
  • 10:01 - 10:04
    tiếp theo là sự hồi phục khá nhanh,
  • 10:04 - 10:08
    và ở ngày 838,
  • 10:08 - 10:09
    ngày cuối cùng của video này,
  • 10:09 - 10:13
    bạn có thể thấy đứa bé đã có hệ
    vi khuẩn của người khỏe mạnh bình thường,
  • 10:13 - 10:16
    bất chấp sự can thiệp của kháng sinh.
  • 10:16 - 10:19
    Thực sự thú vị vì nó sẽ dẫn đến
    nhiều câu hỏi cơ bản
  • 10:19 - 10:23
    về điều sẽ xảy ra khi chúng ta
    can thiệp ở độ tuổi khác của đứa trẻ.
  • 10:23 - 10:27
    Những gì ta làm ở giai đoạn đầu, khi
    hệ vi sinh đang thay đổi rất nhanh,
  • 10:27 - 10:28
    thực sự quan trọng,
  • 10:28 - 10:30
    hay là giống như ném đá vào vùng
    biển đang có bão
  • 10:30 - 10:32
    và không để lại bất kì gợn sóng nào?
  • 10:33 - 10:37
    Thật đáng chú ý, nếu bạn cho trẻ
    dùng kháng sinh
  • 10:37 - 10:39
    trong 6 tháng tuổi đầu tiên,
  • 10:39 - 10:42
    nhiều khả năng sau đó nó sẽ bị béo phì
  • 10:42 - 10:45
    hơn là nếu không cho dùng kháng sinh
    hoặc dùng muộn hơn,
  • 10:45 - 10:48
    vậy những gì ta làm ở giai đoạn đầu
    có thể ảnh hưởng sâu sắc
  • 10:48 - 10:51
    đến hệ vi sinh ở ruột
    và sức khỏe sau này,
  • 10:51 - 10:54
    chúng ta mới chỉ bắt đầu hiểu điều đó.
  • 10:54 - 10:58
    Nó thực sự hấp dẫn, bởi vì 1 ngày nào đó,
    ngoài những ảnh hưởng
  • 10:58 - 11:00
    mà kháng sinh gây ra
    trên vi khuẩn kháng thuốc,
  • 11:00 - 11:02
    điều này thực sự nghiêm trọng,
  • 11:02 - 11:05
    những kháng sinh này còn có thể làm
    suy yếu hệ vi khuẩn ruột,
  • 11:05 - 11:08
    và 1 ngày nào đó chúng ta có thể sợ hãi
    kháng sinh giống như
  • 11:08 - 11:11
    cách ta đang nhìn những công cụ
    kim loại
  • 11:11 - 11:13
    người Ai Cập dùng để nghiền nát bộ não
  • 11:13 - 11:15
    trước khi họ rút hết ra để ướp xác.
  • 11:15 - 11:18
    Vì thế tôi nói vi sinh có rất nhiều
    vai trò quan trọng,
  • 11:18 - 11:21
    và chỉ trong vài năm gần đây
    chúng mới được xem
  • 11:21 - 11:24
    là có liên quan tới
    rất nhiều loại bệnh khác nhau,
  • 11:24 - 11:26
    bao gồm viêm bàng quang,
  • 11:26 - 11:28
    bệnh tim, ung thư trực tràng,
  • 11:28 - 11:29
    và thậm chí béo phì.
  • 11:29 - 11:32
    Béo phì có tác hại rất lớn,
  • 11:32 - 11:35
    ngày nay chúng tôi có thể nói
    liệu bạn sẽ béo phì
  • 11:35 - 11:36
    với độ chính xác đến 90%
  • 11:36 - 11:38
    bằng cách kiểm tra vi khuẩn đường ruột.
  • 11:38 - 11:41
    Thật sự điều đó nghe có vẻ rất ấn tượng
  • 11:41 - 11:44
    vì hiện nay, làm 1 kiểm tra y tế
    không qua vi sinh còn gặp khó khăn,
  • 11:44 - 11:47
    ví dụ, rất khó để nói ai sẽ bị béo phì
  • 11:47 - 11:50
    mà không kiểm tra
    hệ vi sinh đường ruột,
  • 11:50 - 11:53
    dù cho bạn có biết thậm chí
    việc giải mã
  • 11:53 - 11:55
    tất cả bộ gen người,
  • 11:55 - 11:59
    thì ta chỉ mới dự đoán bệnh béo phì
    tới 60% chính xác mà thôi.
  • 11:59 - 12:00
    Vi sinh kì diệu đúng không?
  • 12:00 - 12:04
    Nghĩa là 1,5 kilo vi sinh trong
    cơ thể bạn
  • 12:04 - 12:06
    có thể quan trọng cho
    sức khỏe của bạn
  • 12:06 - 12:10
    hơn cả bộ gen bạn có.
  • 12:12 - 12:14
    Ở chuột, chúng tôi
    có thể làm nhiều hơn thế.
  • 12:14 - 12:17
    Với chuột, vi sinh liên quan đến tất cả
    các loại tình trạng bổ sung,
  • 12:17 - 12:20
    bao gồm đa xơ cứng,
  • 12:20 - 12:24
    trầm cảm, tự kỉ, và 1 lần nữa, béo phì.
  • 12:24 - 12:27
    Nhưng làm thế nào ta biết được
    sự khác biệt vi sinh
  • 12:27 - 12:29
    là hệ quả hay nguyên nhân
    của những căn bệnh đó?
  • 12:29 - 12:32
    Có 1 thứ ta có thể làm,
    đó là nuôi vài con chuột
  • 12:32 - 12:35
    trong môi trường vô trùng.
  • 12:35 - 12:38
    Sau đó thêm vào các vi khuẩn mà ta
    cho là quan trọng,
  • 12:38 - 12:40
    và xem điều gì xảy ra.
  • 12:40 - 12:42
    Khi lấy vi khuẩn từ
    1 con chuột béo phì
  • 12:42 - 12:45
    và cấy sang 1 con chuột
    có bộ gen bình thường
  • 12:45 - 12:47
    đã được nuôi trong môi trường vô khuẩn,
  • 12:47 - 12:51
    nó trở nên béo hơn
    so với 1 con chuột bình thường.
  • 12:52 - 12:54
    Việc này thật kì diệu.
  • 12:54 - 12:57
    Đôi khi, những vi khuẩn đó
  • 12:57 - 13:00
    giúp quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn
    với cùng 1 chế độ ăn,
  • 13:00 - 13:02
    vậy chúng lấy nhiều năng lượng
    hơn từ thức ăn.
  • 13:02 - 13:05
    Nhưng cũng có lúc vi khuẩn thực sự
    làm thay đổi hành vi của chúng.
  • 13:05 - 13:08
    Làm cho chúng ăn nhiều hơn
    những con chuột bình thường,
  • 13:08 - 13:11
    nên chúng chỉ trở nên béo hơn nếu ta
    để chúng ăn tùy ý.
  • 13:13 - 13:15
    Thực sự đáng kinh ngạc đúng không?
  • 13:15 - 13:20
    Vậy có thể hiểu rằng vi sinh có thể
    ảnh hưởng hành vi của động vật có vú.
  • 13:21 - 13:25
    Có thể bạn nghĩ liệu ta có thể
    làm thí nghiệm này với các loài khác,
  • 13:25 - 13:29
    nếu bạn lấy vi sinh vật từ 1 người béo phì
  • 13:29 - 13:32
    và cấy vào chuột được nuôi vô khuẩn,
  • 13:32 - 13:34
    lũ chuột đó cũng sẽ trở nên béo hơn
  • 13:34 - 13:37
    so với khi nó nhận được
    vi sinh từ người gầy,
  • 13:37 - 13:40
    nhưng chúng ta có thể thiết kế
    1 hệ vi sinh để cấy vào chúng
  • 13:40 - 13:43
    nhằm ngăn chúng tăng cân.
  • 13:44 - 13:46
    Ta có thể thí nghiệm với suy dinh dưỡng.
  • 13:46 - 13:49
    Trong 1 dự án tài trợ bởi Quỹ Gates,
  • 13:49 - 13:51
    chúng tôi kiểm tra trẻ em ở Malawi
  • 13:51 - 13:54
    chúng bị kwashiorkor,
    1 loại suy dinh dưỡng trầm trọng,
  • 13:54 - 13:57
    và những con chuột bị cấy
    vi sinh kwashiorkor
  • 13:57 - 13:59
    giảm 30% trọng lượng cơ thể
  • 13:59 - 14:00
    chỉ trong 3 tuần,
  • 14:00 - 14:04
    nhưng chúng có thể hồi phục sức khỏe
    nhờ 1 loại chất dinh dưỡng bơ lạc
  • 14:04 - 14:06
    loại được dùng cho trẻ em trong bệnh viện,
  • 14:06 - 14:08
    và lũ chuột đều ổn khi nhận hệ vi sinh
  • 14:08 - 14:11
    từ những trẻ sinh đôi khỏe mạnh
    từng bị kwashiorkor.
  • 14:12 - 14:16
    Điều đó thực sự kì diệu vì nó gợi ý rằng
    chúng ta có thể thử nghiệm các liệu pháp
  • 14:16 - 14:18
    bằng cách thử
    nhiều loại chuột khác nhau
  • 14:18 - 14:20
    với vi sinh đường ruột của cá thể người
  • 14:20 - 14:25
    và có lẽ điều chỉnh những liệu pháp này
    cho từng cá thể người.
  • 14:26 - 14:29
    Và tôi nghĩ điều quan trọng là mỗi
    một người đều có cơ hội
  • 14:29 - 14:32
    để tham gia vào khám khá này.
  • 14:32 - 14:33
    Cho nên, 1 vài năm trước
  • 14:33 - 14:35
    chúng tôi bắt đầu dự án "Đường ruột Mỹ",
  • 14:35 - 14:39
    cho phép bạn đặt 1 chỗ cho chính bạn
    trong bản đồ vi sinh.
  • 14:39 - 14:43
    Đây là dự án khoa học được tài trợ
    bởi cộng đồng lớn nhất tôi biết
  • 14:43 - 14:46
    đến thời điểm này có
    hơn 8000 người đã tham gia.
  • 14:46 - 14:48
    Nó diễn ra như thế này,
    họ gửi sinh phẩm của họ,
  • 14:48 - 14:52
    chúng tôi giải mã ADN vi sinh của họ
    và gửi trả kết quả cho họ.
  • 14:52 - 14:56
    Chúng tôi cũng cung cấp kết quả ẩn danh
    cho các nhà khoa học, nhà giáo dục,
  • 14:56 - 14:59
    và những người quan tâm, vân vân,
  • 14:59 - 15:02
    nhờ thế mọi người đều tiếp cận
    được với dữ liệu.
  • 15:02 - 15:03
    Mặt khác,
  • 15:03 - 15:06
    khi nhóm nghiên cứu của chúng tôi đến
    Viện Biên giới Sinh Học,
  • 15:06 - 15:10
    và giải thích rằng chúng tôi dùng
    robot và laser để kiểm tra phân,
  • 15:10 - 15:13
    thì mới phát hiện ra là
    không phải ai cũng muốn biết.
  • 15:13 - 15:14
    (Cười)
  • 15:14 - 15:16
    Nhưng tôi đoán nhiều bạn muốn thử,
  • 15:16 - 15:19
    cho nên tôi mang 1 vài bộ thử
    đến đây, nếu bạn muốn
  • 15:19 - 15:22
    thử cho chính bạn.
  • 15:23 - 15:25
    Vậy tại sao chúng ta
    muốn làm điều này?
  • 15:25 - 15:28
    Vì vi sinh vật
    không chỉ quan trọng
  • 15:28 - 15:30
    trong việc xác định tình trạng
    sức khỏe chúng ta,
  • 15:30 - 15:33
    mà chúng còn có thể chữa bệnh.
  • 15:33 - 15:36
    Đây là một trong những
    phát hiện mới nhất của chúng tôi
  • 15:36 - 15:39
    với các đồng nghiệp ở Đại Học Minnesota.
  • 15:39 - 15:41
    Tôi sẽ chỉ lại cho các bạn trên
    bản đồ vi sinh người.
  • 15:41 - 15:43
    Chúng ta đang nhìn thấy đây--
  • 15:43 - 15:46
    Tôi sẽ thêm vào một vài người có
    vi khuẩn C.diff
  • 15:46 - 15:48
    Đây là loại vi khuẩn tiêu chảy nguy hiểm
  • 15:48 - 15:51
    làm cho bạn phải đi ngoài
    đến 20 lần mỗi ngày,
  • 15:51 - 15:54
    những người này đã điều trị thất bại
    với kháng sinh trong 2 năm
  • 15:54 - 15:56
    trước khi họ được tham gia
    thử nghiệm này.
  • 15:56 - 16:00
    Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi cấy
    1 ít phân từ một người khỏe mạnh,
  • 16:00 - 16:02
    được đánh dấu sao ở dưới cùng,
  • 16:02 - 16:04
    vào những bệnh nhân này.
  • 16:04 - 16:06
    Vi khuẩn tốt có đánh nhau
    với vi khuẩn xấu
  • 16:06 - 16:08
    để giúp họ hồi phục sức khỏe không?
  • 16:08 - 16:11
    Hãy cùng xem chính xác những gì
    xảy ra ở đây.
  • 16:11 - 16:13
    4 bệnh nhân được cấy
  • 16:13 - 16:15
    từ 1 người khỏe mạnh ở dưới cùng bản đồ,
  • 16:15 - 16:17
    bạn sẽ thấy là ngay lập tức,
  • 16:17 - 16:19
    vi khuẩn chí đường ruột
    có sự thay đổi căn bản.
  • 16:19 - 16:22
    Vậy 1 ngày sau khi cấy,
  • 16:22 - 16:23
    tất cả các triệu chứng biến mất,
  • 16:23 - 16:25
    tiêu chảy biến mất,
  • 16:25 - 16:29
    và họ khỏe mạnh trở lại,
    có vi khuẩn chí giống như của người cho
  • 16:29 - 16:31
    và chúng ở đó.
  • 16:31 - 16:35
    (Vỗ tay)
  • 16:37 - 16:40
    Chúng ta mới chỉ bắt đầu cuộc khám phá.
  • 16:40 - 16:42
    Chúng ta mới chỉ phát hiện ra
    ảnh hưởng của vi sinh vật
  • 16:42 - 16:44
    trên tất cả các loại bệnh này,
  • 16:44 - 16:47
    từ viêm bàng quang đến béo phì,
  • 16:47 - 16:50
    và thậm chí cả tự kỉ và trầm cảm.
  • 16:50 - 16:51
    Tuy nhiên cái chúng ta cần làm
  • 16:51 - 16:54
    là phát triển cái có thể được gọi là
    hệ thống định vị vi sinh,
  • 16:54 - 16:56
    để không những xác định
    tình trạng của chúng ta
  • 16:56 - 16:59
    mà còn giúp ta biết ta muốn gì
    và cần làm gì
  • 16:59 - 17:01
    để đạt được điều đó,
  • 17:01 - 17:03
    ta cần làm cho nó đủ đơn giản
  • 17:03 - 17:06
    đến mức 1 đứa trẻ cũng có thể dùng được.
    (Cười)
  • 17:06 - 17:08
    Xin cảm ơn.
  • 17:08 - 17:11
    (Vỗ tay)
Title:
Nói cho tôi hệ vi sinh của bạn, tôi sẽ nói bạn là ai
Speaker:
Rob Knight
Description:

Rob Kninght là người tiên phong trong nghiên cứu vi sinh, cộng đồng những sinh vật đơn bào nhỏ bé sống trong cơ thể chúng ta có một vai trò vô cùng lớn - nhưng chưa được tìm hiểu - trên sức khỏe của chúng ta. "3 pounds vi sinh vật mà bạn mang trên người có thể còn quan trong hơn toàn bộ hệ gen của bạn," Rob nhấn mạnh. Hãy tìm hiểu tại sao.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:24

Vietnamese subtitles

Revisions