Return to Video

How bees help plants have sex - Fernanda S. Valdovinos

  • 0:11 - 0:14
    Loài ong là những người mai mối rất
    bé nhỏ bận rộn.
  • 0:14 - 0:17
    Những vị thần tình yêu đúng nghĩa.
  • 0:17 - 0:21
    Bạn thấy đó, loài ong là một phần trong
    chuyện "ong bướm"
  • 0:21 - 0:24
    để giúp cây tìm bạn tình và sinh sản.
  • 0:24 - 0:26
    Công việc của chúng như những kẻ
    thụ phấn,
  • 0:26 - 0:28
    ong mật không thể thiếu cho sự sản
    xuất
  • 0:28 - 0:32
    gần 1/3 thực phẩm mà chúng ta ăn.
  • 0:32 - 0:33
    Và những con ong này,
  • 0:33 - 0:36
    nghiêm túc giúp các cây lẻ loi giao hợp,
  • 0:36 - 0:37
    thì không một mình.
  • 0:37 - 0:40
    Nhưng thay vì là một phần của một
    mạng lưới
  • 0:40 - 0:42
    rất phức tạp
    của sinh vật mai mối,
  • 0:42 - 0:47
    quan trọng cho sự thụ phấn của các
    hệ sinh thái tự nhiên và cây trồng.
  • 0:47 - 0:51
    Thực vật trong các hệ sinh thái tự nhiên
    cần giúp đỡ để giao hợp.
  • 0:51 - 0:54
    Như nhiều người chúng ta, chúng quá bận
    để tự tìm kiếm 1 mối quan hệ.
  • 0:54 - 0:56
    Chúng có quá nhiều quang hợp để làm,
  • 0:56 - 0:59
    và chúng không thể tìm thấy thời gian để
    phát triển
  • 0:59 - 1:01
    chân để đi bộ đến một quán ba độc thân.
  • 1:01 - 1:03
    Các nơi đó được gọi là những chợ hẹn hò
    vì 1 lí do,
  • 1:03 - 1:05
    bởi vì thực vật không thể đi bộ.
  • 1:05 - 1:07
    Vì vậy chúng cần những người mai mối thụ
    phấn
  • 1:07 - 1:09
    để vận chuyển hạt phấn hoa của chúng
  • 1:09 - 1:12
    tới các bông hoa của thực vật cùng loài,
  • 1:12 - 1:15
    và chúng trả cho các loài thụ phấn này
    thức ăn.
  • 1:15 - 1:18
    Ngày nay, khoảng 170000 loài cây
  • 1:18 - 1:21
    nhận các dịch vụ thụ phấn
  • 1:21 - 1:24
    từ hơn 200000 loài thụ phấn.
  • 1:24 - 1:27
    Những kẻ thụ phấn bao gồm nhiều loài của
    ong,
  • 1:27 - 1:34
    bướm, bướm đêm, ruồi, ong vò vẻ, bọ cánh
    cứng, thậm chí là chim và dơi,
  • 1:34 - 1:37
    cùng nhau giúp thụ phấn cho nhiều loại cây,
  • 1:37 - 1:40
    cây bụi và các loài cây có hoa khác.
  • 1:40 - 1:45
    Đổi lại, cây có hoa là nguồn thức ăn dư
    thừa và đa dạng cho các sinh vật thụ phấn.
  • 1:45 - 1:47
    Ví dụ, mẫu hoá thạch dẫn khởi
  • 1:47 - 1:51
    ong có lẽ đã tiến hoá từ ong vò vẻ đã từ
    bỏ đi săn
  • 1:51 - 1:54
    sau khi chúng bắt đầu thích mật hoa.
  • 1:54 - 1:56
    Các mạng lưới thụ phấn của thực vật ở khắp
    nơi.
  • 1:56 - 2:00
    Những nhà sinh thái học ghi nhận các mạng
    lưới này trên cánh đồng
  • 2:00 - 2:03
    bằng cách quan sát các loài thụ phấn ghé
    đến các cây,
  • 2:03 - 2:08
    hoặc bằng cách phân tích bản sắc của phấn
    hoa trở trên cơ thể chúng.
  • 2:08 - 2:09
    Các mạng lưới, được ghi vào sổ theo
  • 2:09 - 2:13
    những cách này bao hàm 20 đến 800 loài.
  • 2:13 - 2:16
    Các mạng lưới này cho thấy một cấu trúc
    lặp lại, hoặc kết cấu.
  • 2:16 - 2:20
    Các sinh vật thụ phấn tương tác với các
    cây theo một cách rất không đồng nhất.
  • 2:20 - 2:23
    Phần lớn các loài cây là những loài khép
    kín,
  • 2:23 - 2:26
    chúng chỉ có một hoặc vài kẻ mai mối.
  • 2:26 - 2:28
    Trong khi đó, chỉ một vài các cây thì cởi
    mở hơn
  • 2:28 - 2:31
    thuê cả một đội nhiều kẻ mai mối,
  • 2:31 - 2:34
    nhận được sự viếng thăm từ hầu hết các kẻ
    thụ phấn trong mạng lưới.
  • 2:34 - 2:36
    Điều tương tự xảy ra với các kẻ thụ phấn.
  • 2:36 - 2:41
    Phần lớn chúng là những loài khép kín chỉ
    tiếp nhận một ít loài cây,
  • 2:41 - 2:44
    trong khi một vài kẻ thụ phấn, bao gồm
    ong mật thường,
  • 2:44 - 2:48
    là những loài cởi mở, bận rộn tiếp nhận và
    mai mối cho
  • 2:48 - 2:51
    hầu hết tất cả các loài cây trong hệ sinh
    thái.
  • 2:51 - 2:55
    Điều thú vị là cả kẻ khép kín và cởi mở
  • 2:55 - 2:57
    ở phía thực vật và kẻ thụ phấn,
  • 2:57 - 3:00
    đều sắp xếp theo một mô hình cụ thể.
  • 3:00 - 3:04
    Phần lớn mạng lưới của những kẻ thụ phấn,
    mà chúng ta có dữ liệu, đều đan nhau.
  • 3:04 - 3:08
    Trong một mạng lưới đan xen nhau, các loài
    khép kín có khuynh hướng tương tác
  • 3:08 - 3:11
    với những loài cởi mở nhiều hơn là các
    loài khép kín.
  • 3:11 - 3:13
    Đây là bởi vì nếu bạn là một cái cây khép
    kín,
  • 3:13 - 3:17
    và người chỉ mai mối cho bạn cũng
    khép kín và dùng bạn
  • 3:17 - 3:19
    như nguồn lương thực duy
    nhất,
  • 3:19 - 3:21
    cả hai sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng.
  • 3:21 - 3:25
    Nên tốt nhất là bạn liên kết với
    một kẻ thụ phấn cởi mở
  • 3:25 - 3:27
    có nhiều nguồn thức ăn khác
  • 3:27 - 3:30
    để đảm bảo nó vượt qua được những năm
    mất mùa.
  • 3:30 - 3:33
    Điều tương tự cũng xảy ra nếu bạn là 1
    kẻ thụ phấn khép kín.
  • 3:33 - 3:35
    Tốt hơn hết là bạn
  • 3:35 - 3:37
    liên kết với loại cây cởi mở
  • 3:37 - 3:39
    để nó có thể được thụ phấn bởi các loài
  • 3:39 - 3:42
    khác đúng lúc khi bạn không có mặt để
    giúp.
  • 3:42 - 3:44
    Cuối cùng, ngoài sự đan nhau,
  • 3:44 - 3:46
    các mạng lưới thường là mô-đun.
  • 3:46 - 3:49
    Điều này có nghĩa là các loài trong một
    mạng lưới
  • 3:49 - 3:52
    được phân chia thành những mô-đun của thực
    vật và động vật
  • 3:52 - 3:54
    tương tác lẫn nhau nhiều
  • 3:54 - 3:57
    hơn là những loài trong các mô- đun khác.
  • 3:57 - 3:58
    Hãy xem chúng như các hội kín.
  • 3:58 - 4:01
    Một cái cây hoặc kẻ thụ phấn chết đi
  • 4:01 - 4:04
    sẽ ảnh hưởng đến các loài trong mô-đun của
    nó,
  • 4:04 - 4:07
    nhưng các ảnh hưởng đó sẽ ít trầm trọng
    hơn ở phần còn lại của mạng lưới.
  • 4:07 - 4:09
    Tại sao những điều đó quan trọng?
  • 4:09 - 4:13
    Bởi vì cấu trúc mạng lưới thụ phấn cây ảnh
    hưởng tới sự ổn định của các hệ sinh thái.
  • 4:13 - 4:17
    Sự phân phối đa dạng, sự đan xen và mô đun
  • 4:17 - 4:22
    cho phép các mạng lưới ngăn chặn và
    phản ứng tốt hơn trước sự tuyệt chủng.
  • 4:22 - 4:25
    Đó là điều then chốt vì tự nhiên
    luôn luôn biến đổi.
  • 4:25 - 4:28
    Một số loài không phải năm nào cũng
    xuất hiện.
  • 4:28 - 4:31
    Cây ra hoa vào những thời gian khác nhau.
  • 4:31 - 4:33
    Các kẻ thụ phấn trưởng thành khác thời
    điểm.
  • 4:33 - 4:37
    Các kẻ thụ phấn cởi mở phải thích nghi với
    các lựa chọn
  • 4:37 - 4:39
    phụ thuộc vào cây gì ra hoa vào lúc nào.
  • 4:39 - 4:42
    Vì vậy từ một mùa ra hoa tới mùa kế,
  • 4:42 - 4:44
    kẻ tham gia và hình thức việc kết đôi
  • 4:44 - 4:46
    có thể thay đổi dữ dội.
  • 4:46 - 4:48
    Với các sự khác biệt đó,
  • 4:48 - 4:51
    bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của
    các kẻ thụ phấn
  • 4:51 - 4:54
    cởi mở, giống như loài ong, để ổn định
    không chỉ là mùa thu hoạch,
  • 4:54 - 4:57
    mà còn là toàn bộ mạng lưới thụ phấn
  • 4:57 - 5:00
    mà chúng ta thấy trong tự nhiên,
    và sống còn nhờ đó.
  • 5:00 - 5:02
    Lần tới bạn thấy một con ong bay bên cạnh,
  • 5:02 - 5:06
    nhớ rằng nó thuộc vào một hệ thống phức
    tạp của mhững kẻ mai mối
  • 5:06 - 5:10
    quyết định tình duyên của cây cối
    xung quanh bạn.
Title:
How bees help plants have sex - Fernanda S. Valdovinos
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:26

Vietnamese subtitles

Revisions