Return to Video

Hậu quả chết người của những trái bom chùm.

  • 0:01 - 0:03
    Có một lần tôi mơ thấy ác mộng
  • 0:03 - 0:07
    Tôi đang đứng giữa khu đất vắng đầy mìn
  • 0:08 - 0:10
    Trong thực tế, tôi thích việc đi bộ
  • 0:10 - 0:14
    nhưng mỗi lần muốn đi, tôi lại lo lắng
  • 0:14 - 0:17
    Tôi có ý nghĩ rằng
  • 0:17 - 0:18
    tôi có thể sẽ mất đi cái chân
  • 0:19 - 0:22
    Nỗi sợ tiềm ẩn này bắt đầu từ 10 năm trước
  • 0:22 - 0:25
    sau khi tôi gặp Mohammed,
    người sống sót sau trận bom chùm
  • 0:25 - 0:29
    vào mùa hè năm 2006
    trận chiến Israel-Hezbollah ở Lebanon
  • 0:30 - 0:34
    Mohammed, như nhiều người sống sót khác
    trên toàn thế giới
  • 0:34 - 0:37
    phải sống trong hậu quả để lại nặng nề
    của bom đạn chùm
  • 0:40 - 0:40
    ngày qua ngày
  • 0:41 - 0:44
    Trong cuộc xung đột diễn ra một tháng
    nổ ra tại Lebanon
  • 0:44 - 0:47
    Tôi vẫn đang làm việc cho
    hãng thông tấn AFP tại Paris
  • 0:48 - 0:50
    Tôi còn nhớ cách tôi dán mắt lên màn hình,
  • 0:50 - 0:53
    theo dõi một cách lo lắng những tin tức
  • 0:53 - 0:55
    Tôi đã muốn tự trấn an với bản thân
  • 0:55 - 0:58
    rằng những trái bom đang rơi xuống
    không trúng nhà bố mẹ tôi
  • 0:59 - 1:02
    Khi tôi đến Beirut
    với nhiệm vụ tìm hiểu về cuộc chiến
  • 1:02 - 1:05
    Tôi thấy nhẹ nhõm
    khi đoàn tụ với gia đình mình,
  • 1:05 - 1:08
    cuối cùng họ cũng kiểm soát được
    để trốn khỏi miền Nam Lebanon
  • 1:09 - 1:11
    Ngày chiến tranh chấm dứt,
  • 1:11 - 1:13
    tôi nhớ rằng tôi đã thấy hình ảnh đó
  • 1:13 - 1:14
    một trong các đường bị khóa,
  • 1:14 - 1:18
    trong những người di tản háo hức
    chạy đến phía nam, trở về nhà của họ,
  • 1:18 - 1:20
    bất kể họ đang kiếm thứ gì
  • 1:21 - 1:24
    Ước lượng khoảng bốn triệu chùm đạn
  • 1:24 - 1:28
    đã được rãi ở Lebanon trong suốt
    34 ngày xung đột
  • 1:30 - 1:34
    Mohammed mất cả đôi chân
    trong tuần cuối cùng của cuộc chiến.
  • 1:35 - 1:38
    Sự thật là anh ta sống
    cách nhà bố mẹ tôi 5 phút
  • 1:38 - 1:41
    thật dễ dàng để chứng kiến anh ấy
    trong nhiều năm qua
  • 1:41 - 1:44
    Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày đầu
    chúng tôi gặp mặt
  • 1:44 - 1:46
    Tôi đã thấy một bé trai
  • 1:46 - 1:50
    người đã chịu đựng
    những chấn thương thể xác và cảm xúc
  • 1:50 - 1:54
    Tôi thấy một thiếu niên người đã cố gắng
    làm hình xăm cho bạn anh ấy,
  • 1:54 - 1:56
    với giá 5 đô la
  • 1:57 - 2:01
    Và tôi biết chàng trai trẻ, thất nghiệp ấy
    đã dành hàng tiếng đồng hồ lên Internet
  • 2:01 - 2:04
    cố gắng gặp cô gái có thể
    trở thành bạn gái của anh ta
  • 2:05 - 2:09
    Số phận của anh ta và cả sự ảnh hưởng
    của việc mất đi đôi chân
  • 2:09 - 2:11
    đã trở thành thực tế hằng ngày
  • 2:12 - 2:14
    Những người sống sót sau dư chấn của trận bom
    như Mohammed
  • 2:14 - 2:17
    phải giải quyết rất nhiều vấn đề
    chưa từng xảy đến với họ
  • 2:18 - 2:19
    Ai có thể tưởng tượng
  • 2:19 - 2:22
    rằng những công việc hằng ngày ta làm
  • 2:22 - 2:26
    như đến bãi biển hay nhặt thứ gì đó
    trên sàn nhà
  • 2:26 - 2:29
    lại trở thành những căng thẳng và lo lắng?
  • 2:30 - 2:32
    Đó là những gì đã diễn ra với Mohammed,
  • 2:32 - 2:35
    với đôi chân giả cứng đờ.
  • 2:36 - 2:40
    10 năm trước, tôi không hề biết
    bom chùm là gì
  • 2:40 - 2:42
    cũng không biết những hệ lụy
    khủng khiếp của nó
  • 2:43 - 2:45
    Tôi biết rằng thứ vũ khí này
    được sử dụng bừa bãi
  • 2:45 - 2:47
    ở nhiều nơi trên thế giới
  • 2:47 - 2:49
    là chuyện thường ngày
  • 2:49 - 2:52
    bất chấp phân biệt giữa mục đích quân sự
  • 2:52 - 2:53
    hay một đứa trẻ
  • 2:54 - 2:56
    Tôi ngây thơ hỏi bản thân mình
  • 2:56 - 2:59
    "Một cách nghiêm túc, ai đã tạo ra những
    vũ khí đó?
  • 3:00 - 3:01
    Và với mục đích gì?"
  • 3:02 - 3:04
    Để tôi giải thích cho các bạn
    bom chùm là gì
  • 3:04 - 3:07
    Nó là một chiếc hộp lớn
    chứa đầy những quả bom nhỏ
  • 3:07 - 3:09
    Khi nó được rơi từ trên trời xuống
  • 3:09 - 3:13
    nó sẽ mở giữa không trung
    để phóng thích hàng trăm quả bom nhỏ
  • 3:14 - 3:16
    Chúng rải khắp những vùng đất rộng
  • 3:16 - 3:17
    và trong vụ va chạm,
  • 3:17 - 3:19
    chúng rơi xuống và phát nổ.
  • 3:19 - 3:23
    Những quả không nổ rơi xuống
    như những quả mìn
  • 3:23 - 3:24
    nằm trên mặt đất
  • 3:24 - 3:26
    chờ đến mục tiêu tiếp theo
  • 3:27 - 3:29
    Nếu có ai đó vô tình giẫm lên nó
  • 3:29 - 3:30
    hoặc nhặt chúng lên
  • 3:30 - 3:32
    chúng có thể phát nổ.
  • 3:32 - 3:35
    Những vũ khí này là cực kỳ khó lường trước
  • 3:35 - 3:37
    điều đó làm mối đe dọa
    ngày càng lớn hơn.
  • 3:37 - 3:40
    Hôm nay, người nông dân có thể làm
    việc trên ruộng bình thường
  • 3:40 - 3:44
    Ngày mai, ông ấy sẽ nhóm lửa
    và đốt vài cành cây
  • 3:44 - 3:48
    và một quả bom gần đó có thể
    nổ tung vì nhiệt độ cao
  • 3:49 - 3:52
    Vấn đề là trẻ con nhầm
    những quả bom ấy với đồ chơi
  • 3:52 - 3:56
    bởi vì chúng trông giống như
    những quả bóng nảy hay lon sôđa
  • 3:57 - 3:59
    Là 1 nhiếp ảnh gia tư liệu,
  • 3:59 - 4:03
    một vài tháng sau khi xung đột kết thúc,
    tôi quyết định trở về Lebanon
  • 4:03 - 4:05
    để gặp những người còn sống sót
  • 4:05 - 4:06
    Và tôi gặp một vài người
  • 4:06 - 4:08
    đó là Hussein và Rasha
  • 4:08 - 4:10
    cả hai đều đã mất đi đôi chân
    do bom gây ra
  • 4:10 - 4:14
    Câu chuyện của họ giống với rất nhiều
    những đứa trẻ khác trên toàn thế giới
  • 4:14 - 4:17
    và là những bằng chứng
    cho những hậu quả kinh kinh hoàng
  • 4:17 - 4:20
    của việc liên tục sử dụng thứ vũ khí này
  • 4:21 - 4:25
    Đó là khi tôi gặp Mohammed,
    vào tháng 1 năm 2007.
  • 4:25 - 4:27
    Lúc đó cậu 11 tuổi
  • 4:27 - 4:30
    và tôi gặp cậu ấy đúng 4 tháng
    sau khi tai nạn xảy ra
  • 4:31 - 4:32
    Khi tôi gặp cậu lần đầu
  • 4:32 - 4:34
    cậu vẫn đang trải qua
    vật lý trị liệu đau đớn
  • 4:34 - 4:36
    để hồi phục khỏi những vết thương
  • 4:37 - 4:39
    Tôi vẫn sốc vì ở độ tuổi
    trẻ như vậy,
  • 4:39 - 4:42
    Mohammed đã phải vật lộn
    để làm quen với cơ thể mới.
  • 4:43 - 4:47
    Cậu ấy còn bị tỉnh giấc lúc nửa đêm
    để gãi ngứa ngón chân đã mất.
  • 4:48 - 4:52
    Điều đã kéo tôi đến với câu chuyện của cậu
    là việc nhận ra tức thì
  • 4:52 - 4:55
    về những khó khăn Mohammed
    phải đối mặt trong tương lai
  • 4:56 - 4:59
    là việc cậu ấy đã vất vả
    khi phải thích nghi với chấn thương
  • 4:59 - 5:01
    ở độ tuổi 11
  • 5:01 - 5:03
    sẽ tăng lên gấp bội phần.
  • 5:04 - 5:05
    Kể cả trước khi bị khuyết tật,
  • 5:05 - 5:08
    cuộc sống của Mohammed
    cũng không hề đơn giản.
  • 5:08 - 5:11
    Cậu ấy được sinh ra ở trại Rashidieh
    cho những người tị nạn Palestine
  • 5:11 - 5:13
    và đó cũng là nơi cậu ấy sống.
  • 5:13 - 5:17
    Lebanon có khoảng
    400,000 người tị nạn Palestine
  • 5:17 - 5:19
    và họ phải chịu đựng việc
    bị phân biệt đối xử.
  • 5:20 - 5:22
    Họ không được phép làm việc
    ở khu vực công
  • 5:22 - 5:24
    hay làm một chuyên môn nhất định
  • 5:24 - 5:27
    và bị từ chối quyền sở hữu cá nhân
  • 5:27 - 5:29
    Đây là một trong những lí do
  • 5:29 - 5:31
    tại sao Mohammed không
    hối hận việc bỏ học
  • 5:31 - 5:33
    sau chấn thương.
  • 5:33 - 5:37
    Cậu ấy nói: "Bằng đại học để làm gì
  • 5:37 - 5:39
    khi mà bạn không thể tìm được việc làm?"
  • 5:41 - 5:45
    Sử dụng bom chùm tạo nên một vòng luẩn
    quẩn những ảnh hưởng lên cộng động,
  • 5:45 - 5:48
    không chỉ riêng cuộc sống
    của những nạn nhân.
  • 5:48 - 5:52
    Rất nhiều người bị chấn thương
    bởi thứ vũ khí này đã bỏ học,
  • 5:52 - 5:54
    và không thể tìm được việc
    hoặc thậm chí mất việc,
  • 5:54 - 5:57
    từ đó mất đi khả năng
    chu cấp cho gia đình.
  • 5:58 - 6:01
    Đấy là chưa kể đến
    những cơn đau thể chất liên tục
  • 6:01 - 6:04
    và việc bị cô lập.
  • 6:06 - 6:09
    Những vũ khí này ảnh hưởng đến
    những người nghèo nhất của nghèo.
  • 6:09 - 6:12
    Chi phí điều trị cao
    là một gánh nặng cho cả gia đình.
  • 6:12 - 6:15
    Họ rốt cuộc phải nhờ cậy
    vào những tổ chức nhân đạo,
  • 6:15 - 6:17
    mặc dù nó không đủ và không bền vững
  • 6:18 - 6:21
    đặc biệt khi những chấn thương
    đòi hỏi việc hỗ trợ lâu dài
  • 6:22 - 6:24
    10 năm sau chấn thương của Mohammed
  • 6:24 - 6:27
    Anh ấy vẫn không đủ tiền
    để mua 1 cái chân giả tử tế.
  • 6:28 - 6:30
    Phải thận trọng
    với những bước đi ,
  • 6:30 - 6:32
    Vì những lần ngã trong nhiều năm
  • 6:32 - 6:34
    đã khiến anh xấu hổ trước bạn bè.
  • 6:35 - 6:37
    Anh ấy đùa rằng
    kể từ lúc mất chân,
  • 6:37 - 6:40
    có vài lần anh ấy cố đi bằng tay.
  • 6:41 - 6:44
    Một trong những hậu quả vô hình tồi tệ nhất
    của thứ vũ khí này
  • 6:44 - 6:47
    là những vết sẹo tinh thần
    mà nó để lại.
  • 6:47 - 6:50
    Trong một chẩn đoán y tế
    của Mohammed
  • 6:50 - 6:53
    anh ấy có những dấu hiệu của PTSD.
  • 6:53 - 6:58
    Anh ấy phải chịu đựng căng thẳng,
    chán ăn, mất ngủ
  • 6:58 - 7:00
    và có những biểu hiện tức giận.
  • 7:01 - 7:06
    Sự thật là Mohammed chưa từng được nhận
    một hỗ trợ nào để hồi phục hoàn toàn.
  • 7:06 - 7:10
    Nỗi ám ảnh hiện tại của anh ấy
    là phải rời Lebanon bằng bất cứ giá nào
  • 7:11 - 7:13
    kể cả nó có nghĩa là
    phải tham gia 1 chuyến đi nguy hiểm
  • 7:13 - 7:18
    cùng với những người tị nạn khác
    bơi đến châu Âu qua Địa Trung Hải.
  • 7:19 - 7:21
    Mặc dù biết chuyến đi
    sẽ mạo hiểm thế nào,
  • 7:21 - 7:24
    anh ấy nói: "Kể cả tôi có chết
    trên đường đi,
  • 7:24 - 7:26
    thì cũng không sao."
  • 7:26 - 7:29
    Đối với Mohammed, nếu ở đây thì anh
    cũng sẽ chết.
  • 7:30 - 7:33
    Bom chùm là một vấn đề toàn cầu,
  • 7:33 - 7:38
    bởi vì vũ khí này tiếp tục hủy diệt
    và làm tổn hại cả cộng đồng
  • 7:38 - 7:40
    từ thế hệ này đến thế hệ khác.
  • 7:41 - 7:44
    Trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến
    với giám đốc tập đoàn Mine Advisory,
  • 7:44 - 7:45
    Jamie Franklin,
  • 7:45 - 7:46
    ông ấy nói,
  • 7:47 - 7:51
    "Nước Mỹ đã thả
    hơn 2000 nghìn tấn bom xuống Lào.
  • 7:52 - 7:54
    Nếu họ không thể
    tìm được mục tiêu ở Việt Nam,
  • 7:54 - 7:59
    sẽ có những vùng đất không thả bom ở Lào
    để máy bay thả hàng xuống
  • 7:59 - 8:01
    trước khi hạ cánh,
  • 8:01 - 8:04
    vì rất nguy hiểm khi hạ cánh với máy bay
    chứa hàng."
  • 8:05 - 8:07
    Theo như Uỷ ban Chữ thập đỏ Quốc Tế,
  • 8:07 - 8:11
    chỉ ở riêng Lào - một trong những nước
    nghèo nhất trên thế giới-
  • 8:11 - 8:16
    9 đến 27 triệu quả bom chưa nổ
    vẫn còn lại.
  • 8:16 - 8:21
    Khoảng 11,000 người đã chết
    hoặc bị thương từ năm 1973.
  • 8:23 - 8:28
    Vũ khí chết người này được sủ dụng
    bởi hơn 20 lực lượng trong những trận xung đột
  • 8:28 - 8:30
    ở hơn 35 quốc gia,
  • 8:30 - 8:33
    ví dụ nư Ukraine, Iraq và Sudan.
  • 8:34 - 8:39
    Hơn nữa, 119 bang đã kí hiệp ước quốc tế
  • 8:39 - 8:40
    để cấm bom chùm,
  • 8:40 - 8:43
    nó được gọi là
    Convention on Cluster Munitions (CCM)
  • 8:44 - 8:48
    Nhưng một vài trong số
    những quốc gia sản xuất bom chùm lớn nhất
  • 8:48 - 8:51
    đó là Mỹ, Nga và Trung Quốc
  • 8:51 - 8:54
    đã không kí hiệp ước này
  • 8:54 - 8:56
    và tiếp tục sản xuất chúng,
  • 8:56 - 8:59
    ban hành luật để sản xuất chúng
    trong tương lai,
  • 8:59 - 9:01
    tiếp tục giữ những vũ khí này
    trong kho dự trữ
  • 9:01 - 9:04
    và có thể sẽ sử dụng chúng
    trong tương lai.
  • 9:06 - 9:10
    Bom chùm được sủ dụng
    gần đây nhất
  • 9:10 - 9:13
    là trong cuộc xung đột
    ở Yemen và Syria.
  • 9:14 - 9:17
    Theo như cuộc nghiên cứu về
    đầu tư toàn cầu
  • 9:17 - 9:19
    về những nơi sản xuất bom chùm
  • 9:19 - 9:21
    bởi Pax, một tổ chức phi chính phủ
    ở Hà Lan
  • 9:21 - 9:25
    những tổ chức tài chính
    đã đầu tư hàng tỉ đô la Mỹ
  • 9:25 - 9:28
    cho những công ti sản xuất bom chùm.
  • 9:29 - 9:33
    Số đông những tổ chức này
    là của những quốc gia
  • 9:33 - 9:36
    chưa kí hiệp ước CCM.
  • 9:37 - 9:39
    Trở lại với Mohammed,
  • 9:39 - 9:43
    Một trong số ít công việc mà
    anh ấy tìm được là nhặt những quả chanh.
  • 9:44 - 9:47
    Khi tôi hỏi anh ấy rằng có an toàn không
    khi làm việc này, anh ấy nói,
  • 9:47 - 9:48
    "Tôi không chắc"
  • 9:49 - 9:54
    Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bom chùm
    thường làm ô nhiễm những khu vực
  • 9:54 - 9:57
    mà nông ngiệp là nguồn thu nhập chính.
  • 9:58 - 10:01
    Dựa theo nghiên cứu
    của Handicap International,
  • 10:01 - 10:07
    98% những người bị giết hay bị thương
    bởi bom chùm là dân thường.
  • 10:07 - 10:11
    84% những người thương vong là con trai.
  • 10:11 - 10:14
    Trong những quốc gia mà người dân
    không có sự lựa chọn nào
  • 10:14 - 10:16
    ngoài việc làm những công việc như vậy,
  • 10:16 - 10:18
    Họ chỉ đơn giản là làm nó
  • 10:18 - 10:19
    và mạo hiểm.
  • 10:20 - 10:23
    Mohammed là con trai duy nhất
    trong 3 người chị gái.
  • 10:23 - 10:26
    Anh ấy vẫn luôn hi vọng
    sẽ hỗ trợ được cho gia đình,
  • 10:26 - 10:28
    nhưng không thể làm được.
  • 10:28 - 10:30
    Anh ấy cố làm rất nhiều việc,
  • 10:30 - 10:34
    nhưng anh ấy không thể giữ việc nào
    do những khuyết tật thể chất
  • 10:34 - 10:37
    và môi trường kém thân thiện hơn
    đối với người khuyết tật,
  • 10:37 - 10:39
    phải nói là kém nhất.
  • 10:40 - 10:43
    Anh ấy bị tổn thương rất nhiều
    khi đi ra ngoài xin việc,
  • 10:43 - 10:44
    và anh ấy từ chối với
  • 10:44 - 10:47
    một số tiền nhỏ để bố thí cho anh ấy.
  • 10:48 - 10:50
    Anh ấy nói: "Tôi không ở đây
    để xin tiền
  • 10:50 - 10:52
    tôi chỉ muốn kiếm chúng."
  • 10:54 - 10:56
    Bây giờ Mohammed đã 21 tuổi.
  • 10:56 - 10:57
    Anh ấy thất học,
  • 10:57 - 11:00
    và anh ấy giao tiếp với tin nhắn thoại.
  • 11:01 - 11:02
    Đây là 1 trong những tin nhắn của anh ấy.
  • 11:03 - 11:08
    (tiếng A Rập)
  • 11:11 - 11:14
    Anh ấy nói: " Giấc mơ của tôi
    là được chạy,
  • 11:14 - 11:16
    và tôi khá chắc rằng
    một khi đã bắt đầu chạy,
  • 11:16 - 11:18
    tôi sẽ không bao giờ dừng. "
  • 11:18 - 11:19
    Cảm ơn các bạn.
  • 11:19 - 11:24
    (vỗ tay)
Title:
Hậu quả chết người của những trái bom chùm.
Speaker:
Laura Boushnak
Description:

Sự hủy diệt của chiến tranh không dừng lại ở đó khi cuộc chiến kết thúc. Trong cuộc chiến tranh Israel-Hezbolla kéo dài 34 ngày năm 2006, ước tính khoảng 4 triệu quả bom chùm được thả ở Lebanon, nó giết chết con người không phân biệt già trẻ gái trai. Bởi vì rất nhiều quả bom vẫn chưa nổ và chưa được kích hoạt, nguy hiểm vẫn còn đó, chờ đợi để giết chết bất kì ai giẫm phải chúng. Trong cuộc nói chuyện này, nhiếp ảnh gia và hội viên của TED Laura Boushnak đã chia sẽ những hình ảnh đầy ám ảnh về những nạn nhân sống sót và đặt câu hỏi cho những nơi vẫn sản xuất thứ vũ khí này, bao gồm Mỹ, để loại bỏ chúng.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:36

Vietnamese subtitles

Revisions