Return to Video

This new telescope might show us the beginning of the universe

  • 0:01 - 0:05
    Khi tôi 14 tuổi, tôi rất thích khoa học --
  • 0:05 - 0:08
    bị nó mê hoặc, và rất hứng thú
    học hỏi về nó.
  • 0:08 - 0:13
    Khi tôi học trung học, giáo viên khoa học
    của tôi đã nói với cả lớp rằng,
  • 0:13 - 0:16
    "Các bạn nữ không cần phải nghe cái này."
  • 0:17 - 0:18
    Thật là khích lệ, vâng.
  • 0:18 - 0:19
    (Cười)
  • 0:19 - 0:23
    Tôi chọn cách không lắng nghe --
    mà làm lơ câu nói đó.
  • 0:25 - 0:28
    Giờ hãy để tôi đưa các bạn đến
    những ngọn núi Andes ở Chile,
  • 0:28 - 0:33
    500 km, 300 dặm về phía bắc Santiago.
  • 0:33 - 0:37
    Nơi đó rất xa, rất khô cằn và
    cũng rất đẹp.
  • 0:38 - 0:39
    Và cũng ko có gì nhiều ở đó.
  • 0:39 - 0:42
    Ở đó có những con kền kền, nhện đen,
  • 0:42 - 0:45
    và vào buổi tối, khi ánh sáng tắt dần,
  • 0:45 - 0:48
    để lộ ra một trong những khoảng trời
    tối nhất trên trái đất.
  • 0:49 - 0:51
    Một nơi khá kỳ diệu, ngọn núi.
  • 0:51 - 0:56
    Đó là một sự kết hợp tuyệt vời giữa
    những đỉnh núi xa xôi
  • 0:56 - 0:59
    và khoa học tinh vi phức tạp.
  • 1:00 - 1:03
    Và tổ tiên chúng ta, xa ở mức có thể được
    ghi nhận trong lịch sử
  • 1:03 - 1:08
    đã từng nhìn lên bầu trời đêm này
    và nghĩ về bản chất tồn tại của con người.
  • 1:09 - 1:11
    Và chúng ta cũng ko ngoại lệ,
    thế hệ chúng ta.
  • 1:12 - 1:15
    Điều khó khăn duy nhất là hiện nay
    bầu trời đêm thường bị cản trở
  • 1:15 - 1:17
    bởi ánh đèn thành phố.
  • 1:17 - 1:21
    Thế nên những nhà thiên văn học đã đến
    những đỉnh núi xa xôi này
  • 1:21 - 1:23
    để quan sát và nghiên cứu về vũ trụ.
  • 1:23 - 1:26
    Kính thiên văn là cửa sổ của chúng ta
    mở ra với vũ trụ.
  • 1:28 - 1:32
    Không hề cường điệu khi nói rằng
    bán cầu nam sẽ trở thành
  • 1:32 - 1:36
    tương lại của ngành thiên văn
    trong thế kỷ 21.
  • 1:36 - 1:39
    Chúng ta đã có một loạt kính thiên văn
    tồn tại sẵn
  • 1:39 - 1:41
    trên các ngọn núi Andes ở Chile,
  • 1:41 - 1:47
    và sớm thôi sẽ được bổ sung bởi một loạt
    khả năng mới đáng kinh ngạc.
  • 1:47 - 1:50
    Ở đó sẽ có hai nhóm quốc tế
    tiến hành xây dựng
  • 1:50 - 1:55
    những kính thiên văn khổng lồ, nhạy với
    bức xạ quang học, giống như mắt chúng ta.
  • 1:56 - 1:58
    Ở đó sẽ có kính thiên văn giám sát
  • 1:58 - 2:01
    dùng để quét bầu trời vài đêm một lần.
  • 2:01 - 2:03
    Sẽ có những kính thiên văn radio
  • 2:03 - 2:06
    nhạy với bức xạ radio bước sóng dài.
  • 2:06 - 2:10
    Và sau đó là những kính thiên văn
    không gian.
  • 2:10 - 2:12
    Ở đó sẽ có kế vị của
    Kính thiên văn Hubble Space;
  • 2:13 - 2:15
    được gọi là Kính thiên văn James Webb,
  • 2:15 - 2:17
    và nó sẽ được khởi động vào năm 2018.
  • 2:17 - 2:19
    Ở đó sẽ có một vệ tinh
    tên là TESS
  • 2:19 - 2:22
    sẽ được sử dụng để khám phá
    những hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời.
  • 2:24 - 2:27
    Trong thập kỷ qua, tôi đã và đang
    lãnh đạo một nhóm --
  • 2:27 - 2:29
    một hiệp hội - một nhóm quốc tế,
  • 2:29 - 2:32
    xây dựng cái sẽ là, khi kết thúc,
  • 2:32 - 2:35
    một kính thiên văn quang học
    lớn nhất từng tồn tại.
  • 2:35 - 2:39
    Nó được gọi là Kính thiên văn
    Giant Magellan, hay GMT.
  • 2:40 - 2:44
    Kính thiên văn này sẽ được trang bị
    những tấm gương có đường kính 8,4m --
  • 2:45 - 2:46
    mỗi cái.
  • 2:46 - 2:47
    Gần 27 feet.
  • 2:47 - 2:52
    Nó choáng hết phần sân khấu này -- có lẽ
    đến tận hàng ghế thứ tư của khán thính giả.
  • 2:52 - 2:55
    Mỗi cái trong 7 tấm gương
    của kính thiên văn
  • 2:55 - 2:59
    sẽ có đường kính khoảng 27 feet.
  • 2:59 - 3:03
    Cùng với nhau, 7 tấm gương trong
    kính thiên văn này sẽ có
  • 3:03 - 3:05
    đường kính tổng cộng là 80 feet (24.3m)
  • 3:05 - 3:08
    Khoảng bằng kích thước của toàn bộ
    khán thính phòng này.
  • 3:08 - 3:12
    Toàn bộ kính thiên văn sẽ cao khoảng 43m,
  • 3:12 - 3:15
    và một lần nữa, ở Rio,
  • 3:15 - 3:18
    một số các bạn đã từng nhìn thấy
    tượng Chúa Giêsu to lớn này.
  • 3:18 - 3:20
    Chúng cũng cao gần ngang bằng nhau;
  • 3:20 - 3:24
    thực tế thì nó còn thấp hơn một chút
    so với độ cao của kính sẽ có.
  • 3:24 - 3:27
    Nó cao ngang với
    tượng Nữ Thần Tự Do.
  • 3:28 - 3:32
    Và nó sẽ được lắp đặt trong một
    tòa nhà 22 tầng
  • 3:32 - 3:34
    cao 60 mét.
  • 3:34 - 3:37
    Tuy nhiên, nó là một tòa nhà đặc biệt
    dùng để bảo vệ kính thiên văn
  • 3:37 - 3:39
    Nó sẽ có những cửa sổ mở ra bầu trời,
  • 3:39 - 3:41
    có thể hướng và nhìn ra bầu trời,
  • 3:41 - 3:44
    và nó thật sự có thể
    xoay quanh một cái đế --
  • 3:44 - 3:47
    một tòa nhà xoay 2000 tấn.
  • 3:48 - 3:53
    Kính Giant Magellan sẽ có
    độ phân giải gấp 10 lần
  • 3:53 - 3:54
    so với kính Hubble Space.
  • 3:55 - 3:59
    Nó sẽ nhạy gấp 20 triệu lần
    so với mắt người.
  • 4:00 - 4:06
    Và nó có thể, là lần đầu tiên, có khả năng
    tìm thấy sự sống trên những hành tinh
  • 4:06 - 4:08
    ngoài hệ mặt trời của chúng ta.
  • 4:08 - 4:13
    Nó sẽ cho phép chúng ta nhìn ngược vào
    tia sáng đầu tiên của vũ trụ --
  • 4:13 - 4:15
    theo nghĩa đen, là bình minh của vũ trụ.
  • 4:15 - 4:17
    Bình minh vũ trụ.
  • 4:18 - 4:22
    Nó là kính thiên văn cho phép chúng ta
    quan sát ngược lại,
  • 4:22 - 4:25
    chứng kiến những hệ thiên hà khi chúng
    đang hình thành,
  • 4:25 - 4:29
    hố đen đầu tiên trong vũ trụ,
    những hệ thiên hà đầu tiên.
  • 4:30 - 4:34
    Đã hàng ngàn năm,
    chúng ta nghiên cứu vũ trụ,
  • 4:34 - 4:37
    tự hỏi về vị trí của
    chúng ta trong vũ trụ.
  • 4:37 - 4:39
    Những người Hy Lạp cổ đã nói rằng
  • 4:39 - 4:41
    trái đất là trung tâm của vũ trụ.
  • 4:41 - 4:45
    500 năm trước, Copernicus
    đã dời trái đất đi,
  • 4:45 - 4:48
    và đặt mặt trời vào vị trí trái tim
    của vũ trụ.
  • 4:49 - 4:51
    Và khi chúng ta học hiểu về vũ trụ
    qua nhiều thế kỷ,
  • 4:51 - 4:54
    từ khi Galileo Galilei,
    nhà khoa học người Ý,
  • 4:54 - 4:59
    lần đầu tiên quay, vào thời gian đó, một
    kính thiên văn bé xíu 5 cm, vào bầu trời,
  • 4:59 - 5:02
    mỗi khi chúng ta xây dựng được những
    kính thiên văn lớn hơn.
  • 5:02 - 5:04
    chúng ta lại học được điều gì đó
    về vũ trụ;
  • 5:04 - 5:07
    chúng ta có những khám phá mới,
    không có ngoại lệ nào.
  • 5:09 - 5:13
    Chúng ta đã học được trong thế kỷ 20 rằng
    vũ trụ đang giãn nở
  • 5:13 - 5:17
    và hệ mặt trời của chúng ta không phải là
    trung tâm của sự giãn nở đó.
  • 5:18 - 5:23
    Hiện nay chúng ta biết rằng vũ trụ
    có khoảng 100 tỉ hệ ngân hà
  • 5:23 - 5:25
    chúng ta có thể quan sát được,
  • 5:25 - 5:30
    và mỗi một trong số những hệ ngân hà đó
    có 100 tỉ ngôi sao bên trong.
  • 5:31 - 5:34
    Chúng ta đang nhìn thấy hình ảnh
    sâu nhất của vũ trụ
  • 5:34 - 5:36
    đã từng được chụp.
  • 5:36 - 5:39
    Hình ảnh này được chụp bởi
    kính thiên văn Hubble Space
  • 5:39 - 5:44
    bằng cách hướng nó vào nơi trước kia
    chỉ là một khoảng trời trống rỗng,
  • 5:44 - 5:45
    trước khi khởi động Hubble.
  • 5:45 - 5:48
    Và nếu bạn có thể tưởng tượng được
    khu vực bé nhỏ này,
  • 5:48 - 5:51
    nó chỉ bằng 1/50 kích thước của mặt trăng.
  • 5:51 - 5:53
    À, nếu bạn có thể tưởng tượng được
    mặt trăng tròn.
  • 5:53 - 5:57
    Hiện tại có 10,000 ngân hà có thể
    quan sát trong bức ảnh này.
  • 5:58 - 6:02
    Sự mờ nhạt của những hình ảnh này
    và kích thước nhỏ bé ấy chỉ là kết quả của
  • 6:02 - 6:07
    thực tế rằng những ngân hà ấy rất xa,
    một khoảng rộng bao la.
  • 6:07 - 6:10
    Và mỗi một ngân hà có thể
    chứa đựng bên trong nó
  • 6:10 - 6:15
    vài tỉ hay thậm chí
    vài trăm tỉ ngôi sao riêng lẻ.
  • 6:16 - 6:18
    Kính thiên văn như những cỗ máy thời gian.
  • 6:18 - 6:22
    Khoảng cách nhìn ra không gian càng xa,
    thời gian chúng ta nhìn ngược lại càng lâu
  • 6:22 - 6:26
    Chúng giống như những cái thùng ánh sáng
    -- theo nghĩa đen, chúng thu thập ánh sáng.
  • 6:26 - 6:29
    Thế nên thùng càng lớn,
    tấm gương chúng ta có càng lớn,
  • 6:29 - 6:32
    càng thấy nhiều ánh sáng, chúng ta càng
    có thể nhìn ngược lại xa hơn.
  • 6:34 - 6:36
    Chúng ta biết được trong thế kỷ vừa qua
  • 6:36 - 6:39
    rằng có những vật thể kỳ lạ trong
    vũ trụ -- những hố đen.
  • 6:39 - 6:42
    Và chúng ta thậm chí biết rằng có
    vật chất tối và năng lượng tối
  • 6:42 - 6:43
    mà chúng ta không thể nhìn thấy.
  • 6:43 - 6:47
    Thế nên cái các bạn đang tìm kiếm là
    hình ảnh thật sự của vật chất tối.
  • 6:47 - 6:48
    (Cười)
  • 6:48 - 6:51
    Bạn hiểu rồi đấy. Không phải tất cả
    khán thính giả đều có thể hiểu được.
  • 6:51 - 6:52
    (Cười)
  • 6:52 - 6:55
    Cách chúng ta phỏng đoán sự tồn tại của
    vật chất tối
  • 6:55 - 7:00
    chúng ta không thể nhìn thấy -- nhưng có
    một lực kéo rõ ràng, nhờ vào lực hấp dẫn.
  • 7:01 - 7:05
    Ngày nay chúng ta có thể nhìn lên trời,
    nhìn thấy một đại dương ngân hà
  • 7:05 - 7:06
    trong vũ trụ đang giãn nở.
  • 7:07 - 7:10
    Điều tôi làm là để đo lường
    sự giãn nở của vũ trụ,
  • 7:10 - 7:13
    và một trong những dự án mà tôi đã
    thực hiện vào những năm 1990s
  • 7:13 - 7:18
    là sử dụng kính thiên văn Hubble Space để
    đo đạc tốc độ giãn nở của vũ trụ.
  • 7:19 - 7:23
    Chúng ta ngày nay có thể theo dấu
    ngược về 14 tỉ năm trước.
  • 7:24 - 7:28
    Chúng tôi dần biết được rằng những
    ngôi sao ấy có những lịch sử riêng biệt;
  • 7:28 - 7:31
    chúng sinh ra,
    chúng ở tuổi trung niên
  • 7:31 - 7:33
    và một số trong chúng thậm chí
    có những kết cục bi thảm.
  • 7:34 - 7:40
    Những lớp bụi tro từ những ngôi sao ấy đã
    hình thành nên những ngôi sao mới mà chúng ta thấy,
  • 7:40 - 7:44
    hầu hết chúng lại có những hành tinh
    xoay quanh.
  • 7:44 - 7:48
    Và một trong những khám phá gây
    ngạc nhiên nhất trong 20 năm vừa qua
  • 7:48 - 7:52
    là sự phát hiện ra những hành tinh
    xoay quanh những ngôi sao.
  • 7:52 - 7:54
    Chúng được gọi là ngoại hành tinh (exoplanets).
  • 7:54 - 7:59
    Cho đến năm 1995, chúng ta thậm chí không hề
    biết đến sự tồn tại của bất kỳ một hành tinh nào khác,
  • 7:59 - 8:02
    ngoài những hành tinh quay
    xung quanh mặt trời của chúng ta.
  • 8:02 - 8:09
    Thế nhưng ngày nay, có khoảng 2,000 hành tinh
    có quỹ đạo quanh những ngôi sao khác.
  • 8:09 - 8:11
    mà chúng ta có thể phát hiện,
    đo đạc khối lượng.
  • 8:11 - 8:15
    500 trong số chúng là
    những hệ thống đa hành tinh.
  • 8:15 - 8:19
    Và có khoảng 4000 -- hiện vẫn đang đếm --
    những ứng cử viên khác
  • 8:19 - 8:21
    của hành tinh có quỹ đạo
    quanh những ngôi sao khác.
  • 8:22 - 8:25
    Chúng xuất hiện dưới một loạt kiểu
    khác nhau.
  • 8:25 - 8:28
    Có những hành tinh nóng giống sao Mộc
  • 8:28 - 8:33
    có những hành tinh đóng băng,
    có những thế giới nước
  • 8:33 - 8:36
    và có những hành tinh sỏi đá như
    Trái đất, gọi là "Siêu-quả-đất",
  • 8:36 - 8:41
    và thậm chí có những hành tinh được
    suy đoán là những thế giới kim cương.
  • 8:42 - 8:47
    Chúng ta biết có ít nhất một hành tinh,
    Trái Đất của chúng ta, là có sự sống.
  • 8:47 - 8:51
    Chúng ta còn tìm ra những hành tinh
    xoay quanh một lúc 2 ngôi sao.
  • 8:51 - 8:54
    Điều đó không còn là tiểu thuyết
    khoa học viễn tưởng nữa.
  • 8:55 - 8:57
    Chúng ta biết có sự sống quanh
    hành tinh này,
  • 8:57 - 9:03
    chúng ta đã tạo ra một đời sống phức tạp, và giờ đây
    chúng ta có thể đặt câu hỏi về nguồn gốc của bản thân.
  • 9:04 - 9:08
    Dựa trên những gì chúng ta đã khám phá,
    một số lượng lớn hiện nay cho rằng
  • 9:08 - 9:12
    có thể có hàng triệu, có lẽ --
    thậm chí hàng trăm triệu --
  • 9:12 - 9:15
    ngôi sao đủ gần --
  • 9:15 - 9:18
    ở một khoảng cách thích hợp với
    ngôi sao mà chúng xoay quanh --
  • 9:18 - 9:24
    để tồn tại nước và có thể có
    tiềm năng hỗ trợ sự sống.
  • 9:24 - 9:28
    Chúng ta hiện lấy làm sửng sốt về những
    điều kỳ lạ đó, rất nhiều điều kỳ lạ,
  • 9:28 - 9:31
    và điều tuyệt vời là trong thập kỷ tới,
  • 9:31 - 9:37
    GMT có thể có khả năng để chụp quang phổ
    khí quyển của những hành tinh ấy,
  • 9:37 - 9:40
    và xác định xem liệu chúng có tiềm năng
    về sự sống hay không.
  • 9:42 - 9:43
    Vậy, dự án GMT là gì?
  • 9:44 - 9:45
    Đây là một dự án quốc tế.
  • 9:45 - 9:51
    Nó bao gồm Úc, Hàn Quốc, và tôi rất vui
    được nói rằng, ở nơi đây, Rio,
  • 9:51 - 9:54
    cộng tác mới nhất về kính thiên văn
    là Brazil.
  • 9:55 - 9:59
    (Vỗ tay)
  • 9:59 - 10:04
    Nó cũng bao gồm một số học viện
    khắp nước Mỹ,
  • 10:04 - 10:07
    bao gồm Đại học Harvard,
  • 10:07 - 10:10
    Smithsonian, Học viện Carnegie,
  • 10:10 - 10:17
    và các trường đại học Arizona, Chicago,
    Texas-Austin và Đại học Texas A&M.
  • 10:17 - 10:19
    Nó cũng bao gồm Chile.
  • 10:21 - 10:24
    Việc chế tạo gương cho
    kính thiên văn này, bản thân nó
  • 10:24 - 10:25
    đã là một điều rất thú vị.
  • 10:25 - 10:30
    Những mảnh thủy tinh được thu thập,
    đun chảy trong một lò nung tự xoay.
  • 10:31 - 10:33
    Công việc đó diễn ra bên dưới sân đá banh
  • 10:33 - 10:35
    tại trường Đại học Arizona.
  • 10:35 - 10:38
    Nó được nhét bên dưới 52,000 ghế ngồi.
  • 10:38 - 10:39
    Không ai biết điều đang diễn ra.
  • 10:40 - 10:43
    Và ở đó còn có một nồi xoay.
  • 10:43 - 10:46
    Những tấm gương được đúc và làm lạnh
    với tốc độc rất chậm,
  • 10:46 - 10:49
    sau đó chúng được đánh bóng với
    độ chính xác hoàn hảo.
  • 10:50 - 10:53
    Nếu các bạn nghĩ về độ chính xác
    của những tấm gương này,
  • 10:53 - 10:57
    những vết lồi trên gương,
    trên toàn bộ bề mặt 27 feet (8,2m),
  • 10:57 - 11:01
    có độ lớn nhỏ hơn 1/1,000,000 lần 1 inch
    (1 inch = 25,4mm)
  • 11:01 - 11:03
    Sao, các bạn có hình dung ra ko?
  • 11:03 - 11:04
    Au!
  • 11:04 - 11:06
    (Cười)
  • 11:06 - 11:12
    Nó bằng 5/1000 độ dày sợi tóc của tôi,
  • 11:12 - 11:14
    trên toàn bộ bề mặt 27 feet.
  • 11:14 - 11:16
    Đó là một thành tích ngoạn mục.
  • 11:16 - 11:19
    Điều đó cho phép chúng ta có được độ
    chính xác mà chúng ta sẽ có.
  • 11:21 - 11:23
    Vậy, độ chính xác đó đem lại cho
    chúng ta điều gì?
  • 11:24 - 11:27
    GMT, nếu các bạn có thể tưởng tượng --
  • 11:27 - 11:31
    nếu chúng ta giơ một đồng xu lên,
    giống tôi có bây giờ,
  • 11:31 - 11:36
    và nhìn vào mặt của đồng xu,
    từ đây tôi có thể thấy
  • 11:36 - 11:40
    những gì được ghi trên đồng xu,
    tôi có thể thấy khuôn mặt trên đồng xu.
  • 11:40 - 11:43
    Thậm chí những vị khách ngồi ở hàng đầu
    cũng không thể thấy được.
  • 11:44 - 11:47
    Thế nhưng nếu chúng ta xoay
    kính thiên văn Giant Magellan
  • 11:47 - 11:50
    đường kính 80 feet (24,3m) mà
    chúng ta nhìn thấy trong hội trường này,
  • 11:50 - 11:53
    và hướng nó ra xa 200 dặm (321,8km),
  • 11:53 - 11:59
    nếu tôi đang đứng ở São Paulo,chúng ta
    có thể nhìn thấy khuôn mặt trên đồng xu này.
  • 11:59 - 12:03
    Đó là độ phân giải và là sức mạnh
    phi thường của kính thiên văn này.
  • 12:04 - 12:06
    Và nếu chúng ta --
  • 12:06 - 12:10
    (Vỗ tay)
  • 12:10 - 12:15
    Nếu một phi hành gia đáp lên mặt trăng,
    cách đây 1/4 triệu dặm,
  • 12:15 - 12:18
    và thắp một ngọn nến --
    một ngọn nến duy nhất --
  • 12:18 - 12:21
    chúng ta có thể phát hiện ra nó,
    bằng cách dùng GMT.
  • 12:21 - 12:23
    Khá phi thường.
  • 12:25 - 12:31
    Đây là một hình ảnh giả lập của một quần tụ
    trong một thiên hà gần đây.
  • 12:31 - 12:34
    "Gần" trong thiên văn học chỉ
    mang tính tương đối.
  • 12:34 - 12:36
    Nó cách khoảng 10 triệu năm ánh sáng.
  • 12:36 - 12:38
    Và quần tụ này trông như thế này.
  • 12:38 - 12:40
    Giờ các bạn nhìn vào 4 vật thể sáng đó,
  • 12:40 - 12:44
    và so sánh chúng với hình ảnh trên
    kính thiên văn Hubbe Space.
  • 12:44 - 12:48
    Bạn có thể nhìn thấy nét mờ nhạt mà
    những ngôi sao xuyên qua.
  • 12:48 - 12:54
    Và giờ cuối cùng -- nhìn xem tuyệt như thế nào
    -- đây là những gì mà GMT sẽ nhìn thấy.
  • 12:54 - 12:56
    Giờ, nhìn vào những hình ảnh sáng đó
    thêm lần nữa.
  • 12:56 - 13:01
    Đây là những gì chúng ta thấy từ một trong những
    kính thiên văn mạnh nhất tồn tại trên Trái Đất.
  • 13:01 - 13:04
    và giờ, một lần nữa, nhìn xem những gì
    GMT sẽ thấy.
  • 13:05 - 13:06
    Cực kỳ chuẩn xác.
  • 13:07 - 13:08
    Vậy, chúng tôi đang ở đâu?
  • 13:08 - 13:12
    Chúng tôi đang san bằng đỉnh một ngọn núi
    ở Chile.
  • 13:12 - 13:13
    Chúng tôi thổi tung chúng.
  • 13:13 - 13:16
    Chúng tôi đã kiểm tra và đánh bóng
    tấm gương đầu tiên.
  • 13:16 - 13:19
    Chúng tôi đã đúc xong
    tấm gương thứ hai và ba.
  • 13:19 - 13:21
    Và hiện đang chuẩn bị đúc tấm thứ tư.
  • 13:21 - 13:23
    Chúng tôi đã có một loạt hoạt động kiểm duyệt
    trong năm nay,
  • 13:23 - 13:25
    Ban hội thẩm quốc tế đã đến
    và kiểm duyệt chúng tôi,
  • 13:25 - 13:28
    kết luận, "Các bạn có thể bắt đầu
    xây dựng."
  • 13:28 - 13:31
    Và chúng tôi lên kế hoạch xây dựng
    kính thiên văn này với 4 tấm gương đầu tiên.
  • 13:31 - 13:35
    Chúng tôi muốn tiến hành nhanh chóng,
    và thu thập dữ liệu khoa học --
  • 13:36 - 13:40
    cái mà những nhà thiên văn học chúng tôi
    gọi là "tia sáng đầu tiên" , vào năm 2121.
  • 13:41 - 13:44
    Và toàn bộ kính thiên văn sẽ được
    hoàn tất vào giữa thập kỷ tới,
  • 13:45 - 13:46
    với tất cả 7 tấm gương.
  • 13:47 - 13:50
    Hiện nay, chúng ta ở tư thế nhìn ngược
    lại vũ trụ ở khoảng cách rất xa,
  • 13:50 - 13:51
    bình minh của vũ trụ.
  • 13:52 - 13:56
    Chúng ta sẽ có thể nghiên cứu các
    hành tinh với những dữ liệu chuẩn xác.
  • 13:56 - 14:00
    Nhưng đối với tôi, một trong những điều
    thú vị nhất trong việc xây dựng GMT
  • 14:00 - 14:03
    là cơ hội được thật sự khám phá
    ra điều gì đó
  • 14:03 - 14:06
    mà chúng ta không biết là gì -- thậm chí
    cũng ko thể tưởng tượng ra lúc này,
  • 14:06 - 14:08
    một điều hoàn toàn mới.
  • 14:09 - 14:12
    Và hy vọng của tôi là với công trình này
    và những phương tiện khác,
  • 14:12 - 14:18
    nhiều các bạn nam nữ trẻ sẽ được
    truyền cảm hứng để vươn tới các vì sao.
  • 14:18 - 14:19
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 14:19 - 14:21
    Cảm ơn (tiếng Bồ Đào Nha)
  • 14:21 - 14:27
    (Vỗ tay)
  • 14:27 - 14:28
    Bruno Giussani: Cảm ơn, Wendy.
  • 14:28 - 14:31
    Ở lại với tôi, vì tôi có
    một câu hỏi cho cô.
  • 14:31 - 14:33
    Cô đã đề cập đến các phương tiện
    khác nhau.
  • 14:33 - 14:38
    Kính thiên văn Magellan đang được tiến hành,
    nhưng còn có ALMA và một số khác ở Chile.
  • 14:38 - 14:40
    và những nơi khác, trong đó có Hawaii.
  • 14:41 - 14:45
    Đây là một sự hợp tác và bổ sung,
    hay là một cuộc cạnh tranh?
  • 14:45 - 14:49
    Tôi biết có những cuộc đua về nguồn tài trợ,
    nhưng còn về mặt khoa học thì thế nào?
  • 14:49 - 14:52
    Wendy Freedman: Về lĩnh vực khoa học,
    chúng cực kỳ bổ sung cho nhau.
  • 14:52 - 14:55
    Có những kính thiên văn trong không gian,
    kính thiên văn trên mặt đất,
  • 14:55 - 14:57
    kính thiên văn với phạm vi
    bước sóng khác nhau,
  • 14:57 - 15:00
    có những kính thiên văn giống nhau,
    nhưng khác công cụ --
  • 15:00 - 15:04
    tất cả chúng sẽ quan sát những phần
    câu hỏi khác nhau mà chúng ta đưa ra.
  • 15:04 - 15:08
    Vì thế khi chúng tôi phát hiện ra những hành tinh khác,
    chúng tôi có thể kiếm tra những quan sát ấy,
  • 15:08 - 15:10
    chúng tôi có thể đo đạc bầu khí quyển,
  • 15:10 - 15:13
    có thể quan sát không gian
    với độ phân giải rất cao.
  • 15:13 - 15:14
    Vì thế, chúng thật sự bổ sung cho nhau.
  • 15:14 - 15:17
    Anh nói đúng về vấn đề tài trợ,
    chúng tôi cạnh tranh với nhau;
  • 15:17 - 15:19
    nhưng về mặt khoa học, đó là sự bổ sung.
  • 15:19 - 15:22
    BG: Wendy, cảm ơn cô đã đến với TEDGlobal.
  • 15:22 - 15:23
    WF: Cảm ơn.
  • 15:23 - 15:25
    (Vỗ tay)
Title:
This new telescope might show us the beginning of the universe
Speaker:
Wendy Freedman
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
15:38

Vietnamese subtitles

Revisions