Return to Video

Sai lầm tuyệt vời của Einstein: Trạng thái buộc chéo - Chad Orzel

  • 0:06 - 0:08
    Albert Einstein đóng vai trò quan trọng
  • 0:08 - 0:10
    trong việc khởi xướng cơ học lượng tử
  • 0:10 - 0:12
    từ lý thuyết của ông
    về hiệu ứng quang điện
  • 0:12 - 0:17
    nhưng vẫn rất phiền não
    về ý nghĩa triết học của nó.
  • 0:17 - 0:19
    Và dù hầu hết chúng ta vẫn nhớ đến ông
  • 0:19 - 0:21
    qua công thức E=MC^2,
  • 0:21 - 0:24
    đóng góp lớn cuối cùng của ông với Vật Lý
  • 0:24 - 0:27
    là từ bản báo cáo năm 1935,
  • 0:27 - 0:31
    đồng tác giả với đồng nghiệp trẻ
    Boris Podolsky và Nathan Rosen.
  • 0:31 - 0:36
    Được coi là một ghi chú kỳ cục
    đầy tính triết học vào thập niên 80,
  • 0:36 - 0:37
    Bản báo cáo EPR này
  • 0:37 - 0:41
    trở thành trung tâm hiểu biết mới
    của vật lý lượng tử,
  • 0:41 - 0:44
    với sự mô tả về một hiện tượng kỳ lạ
  • 0:44 - 0:47
    được biết đến với tên gọi
    "trạng thái buộc chéo".
  • 0:47 - 0:49
    Bản báo cáo bắt đầu bằng việc
  • 0:49 - 0:52
    xét một nguồn có thể tách ra các cặp hạt,
  • 0:52 - 0:54
    mỗi hạt có 2 đặc tính có thể đo đạc được.
  • 0:54 - 0:57
    Mỗi đo đạc có 2 kết quả khả dĩ
  • 0:57 - 0:59
    với cùng xác suất.
  • 0:59 - 1:01
    Gán 0 hoặc 1 cho đặc tính thứ nhất,
  • 1:01 - 1:03
    và A hoặc B cho đặc tính thứ hai.
  • 1:03 - 1:05
    Một khi thực hiện đo đạc,
  • 1:05 - 1:09
    những lần đo đạc tiếp theo của
    cùng đặc tính trong cùng hạt
  • 1:09 - 1:11
    sẽ cho ra cùng kết quả.
  • 1:11 - 1:13
    Ý nghĩa kỳ lạ của diễn biến này
  • 1:13 - 1:16
    là không chỉ trạng thái của hạt đơn lẻ
  • 1:16 - 1:18
    là vô xác định cho tới khi được đo đạc,
  • 1:18 - 1:21
    mà chính đo đạc đó xác định trạng thái.
  • 1:21 - 1:24
    Thêm nữa, các đo đạc ảnh hưởng lẫn nhau.
  • 1:24 - 1:27
    Nếu bạn đo một hạt được trạng thái 1,
  • 1:27 - 1:29
    và sau đó đo đạc loại thứ hai,
  • 1:29 - 1:32
    bạn có 50% khả năng đo được A hoặc B,
  • 1:32 - 1:35
    nhưng nếu bạn lặp lại phép đo đầu tiền,
  • 1:35 - 1:37
    bạn có 50% khả năng đo được 0
  • 1:37 - 1:41
    cho dù hạt đã được đo ra kết quả 1.
  • 1:41 - 1:43
    Như vậy, chuyển đặc tính được đo đạc
  • 1:43 - 1:44
    làm hỏng kết quả ban đầu,
  • 1:44 - 1:47
    cho phép ra giá trị mới ngẫu nhiên.
  • 1:47 - 1:49
    Sự việc trở nên kỳ lạ hơn
  • 1:49 - 1:51
    khi bạn quan sát cả hai hạt.
  • 1:51 - 1:54
    Mỗi hạt cho ra kết quả ngẫu nhiên,
  • 1:54 - 1:55
    nhưng nếu so sánh cả hai,
  • 1:55 - 1:59
    bạn sẽ thấy chúng
    luôn hoàn toàn tương đồng.
  • 1:59 - 2:02
    Ví dụ: nếu cả hai hạt được đo ra 0,
  • 2:02 - 2:04
    mối quan hệ luôn giữ nguyên.
  • 2:04 - 2:06
    Trạng thái của cả hai bị ràng buộc.
  • 2:06 - 2:09
    Đo một hạt sẽ cho biết hạt kia
  • 2:09 - 2:11
    với xác suất tuyệt đối.
  • 2:11 - 2:13
    Nhưng sự buộc chéo có vẻ phản bác lại
  • 2:13 - 2:16
    thuyết tương đối nổi tiếng của Einstein
  • 2:16 - 2:19
    vì không có giới hạn
    cho khoảng cách giữa hai hạt.
  • 2:19 - 2:21
    Nếu đo một hạt ở New York vào giữa trưa,
  • 2:21 - 2:24
    và hạt kia ở San Francisco
    một phần tỷ giây sau,
  • 2:24 - 2:27
    chúng vẫn hoàn toàn
    cho ra kết quả như nhau.
  • 2:27 - 2:29
    Nhưng nếu sự đo đạc quyết định giá trị,
  • 2:29 - 2:34
    thì sẽ đòi hỏi một hạt
    gửi tín hiệu nào đó tới hạt kia
  • 2:34 - 2:37
    13,000,000 lần nhanh hơn tốc độ ánh sáng,
  • 2:37 - 2:40
    điều mà theo thuyết tương đối
    là không thể.
  • 2:40 - 2:43
    Vì lý do đó, Einstein đã loại bỏ
    sự buộc chéo
  • 2:43 - 2:46
    và gọi nó là "spuckafte ferwirklung",
  • 2:46 - 2:48
    hay "hành động ma quái từ xa".
  • 2:48 - 2:51
    Ông cho rằng cơ học lượng tử
    không hoàn thiện,
  • 2:51 - 2:54
    một sự ước lượng của thực tế sâu xa hơn
  • 2:54 - 2:57
    mà ở đó cả hai hạt
    có trạng thái được định trước,
  • 2:57 - 2:59
    đang lẩn trốn chúng ta.
  • 2:59 - 3:01
    Những người ủng hộ
    lý thuyết lượng tử chính thống,
  • 3:01 - 3:03
    dẫn đầu bởi Niels Bohr
  • 3:03 - 3:07
    giữ quan điểm rằng trạng thái lượng tử
    cơ bản là vô xác định,
  • 3:07 - 3:10
    và sự buộc chéo cho phép
    trạng thái của một hạt
  • 3:10 - 3:12
    phụ thuộc vào đối tác xa xôi của nó.
  • 3:12 - 3:15
    Trong 30 năm, Vật Lý vẫn ở ngõ cụt,
  • 3:15 - 3:18
    cho tới khi John Bell phát hiện ra rằng
  • 3:18 - 3:20
    chìa khóa để kiểm tra lập luận EPR
  • 3:20 - 3:24
    là nhìn vào trường hợp liên quan đến
    phép đo đạc khác nhau trong hai hạt.
  • 3:24 - 3:26
    Lý thuyết về biến số ẩn địa phương
  • 3:26 - 3:29
    dẫn dắt bởi Einstein, Podolsky và Rosen,
  • 3:29 - 3:33
    giới hạn gắt gao mức độ thường xuyên
    ta có thể ra kết quả 1A hay B0
  • 3:33 - 3:37
    bởi vì kết quả lẽ ra
    phải được xác định trước.
  • 3:37 - 3:39
    Bell chỉ ra rằng
    cách tiếp cận thuần lượng tử,
  • 3:39 - 3:42
    nơi mà trạng thái thực sự không xác định
    cho đến khi đo đạc,
  • 3:42 - 3:44
    có giới hạn khác nhau
  • 3:44 - 3:46
    và dự đoán kết quả đo lường lẫn lộn
  • 3:46 - 3:49
    điều mà trong kịch bản được định trước
    không thể làm được.
  • 3:49 - 3:52
    Trong khi Bell đang tìm cách
    kiểm tra lập luận EPR,
  • 3:52 - 3:55
    các nhà Vật Lý đã tìm ra và thực hiện nó.
  • 3:55 - 3:57
    Bắt đầu từ John Clauster thập niên 70
  • 3:57 - 3:59
    và Alain Aspect đầu thập niên 80,
  • 3:59 - 4:03
    hàng tá thí nghiệm kiểm tra dự đoán EPR,
  • 4:03 - 4:05
    và tất cả cùng phát hiện một điều:
  • 4:05 - 4:07
    cơ học lượng tử là đúng.
  • 4:07 - 4:12
    Sự tương đồng giữa trạng thái bất định
    của các hạt buộc chéo là thật
  • 4:12 - 4:16
    và không thể giải thích
    bằng biến số sâu xa nào khác.
  • 4:16 - 4:18
    Bản báo cáo EPR trở thành sai lầm
  • 4:18 - 4:19
    nhưng vậy lại tuyệt.
  • 4:19 - 4:21
    Bằng việc dẫn dắt các nhà Vật Lý
  • 4:21 - 4:24
    nghĩ sâu hơn về nền tảng
    của vật lý lượng tử,
  • 4:24 - 4:27
    nó dẫn tới việc xây dựng lý thuyết xa hơn
  • 4:27 - 4:29
    và giúp khởi xướng nghiên cứu
    về các vấn đề
  • 4:29 - 4:31
    như thông tin lượng tử,
  • 4:31 - 4:33
    ngày nay là lĩnh vực mạnh với tiềm lực
  • 4:33 - 4:36
    để phát triển máy tính
    với sức mạnh chưa từng có.
  • 4:36 - 4:39
    Đáng tiếc rằng, sự ngẫu nhiên
    của kết quả đo đạc
  • 4:39 - 4:41
    ngăn cản kịch bản khoa học viễn tưởng,
  • 4:41 - 4:43
    như sử dụng các hạt buộc chéo
  • 4:43 - 4:46
    để gửi tin nhắn nhanh hơn ánh sáng.
  • 4:46 - 4:47
    Như vậy, thuyết tương đối vẫn an toàn,
  • 4:47 - 4:49
    cho đến giờ.
  • 4:49 - 4:51
    Nhưng vũ trụ lượng tử thì kỳ lạ hơn nhiều
  • 4:51 - 4:54
    những gì Einstein muốn tin tưởng.
Title:
Sai lầm tuyệt vời của Einstein: Trạng thái buộc chéo - Chad Orzel
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/einstein-s-brilliant-mistake-entangled-states-chad-orzel

Khi bạn nghĩ tới Einstein và Vật Lý, E=mc^2 có lẽ là điều đầu tiên xuất hiện trong đầu. Nhưng một trong những đóng góp lớn nhất của ông trong lĩnh vực lại đến từ dạng chú thích lẻ trong bài báo cáo năm 1935 mà ông đồng sáng tác -- bài báo cuối cùng đã sai. Chad Orzel nêu cụ thể hơn về bài báo cáo "EPR" của Einstein và sự sáng suốt của nó trong hiện tượng lạ về trạng thái buộc chéo.

Bài học bởi Chad Orzel, hoạt họa bởi Gunborg/Banyai.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:10

Vietnamese subtitles

Revisions