Return to Video

Tại sao một số người bị dị ứng theo mùa? - Eleanor Nelson

  • 0:07 - 0:08
    Ôi, mùa xuân
  • 0:08 - 0:12
    Cỏ mọc xanh, hoa khoe sắc và cây nảy lộc
  • 0:12 - 0:14
    nhưng nếu bạn bị dị ứng,
  • 0:14 - 0:19
    thì thời khắc bùng nổ sự sống này gợi ra
    nhiều sự khó chịu hơn là niềm vui
  • 0:19 - 0:23
    Bước ra ngoài, chỉ trong vài phút
    bạn hắt hơi và nghẹt mũi
  • 0:23 - 0:24
    Mũi bạn đang chảy nước nhầy
  • 0:24 - 0:26
    Mắt bạn sưng lên và ướt nhèm
  • 0:26 - 0:28
    Cổ họng bạn thì ngứa ngáy
  • 0:28 - 0:33
    Đối với bạn và hàng triệu người khác,
    đó là thời điểm dị ứng theo mùa.
  • 0:33 - 0:35
    Vậy, đằng sau sự công kích dữ dội
    của nước mũi đấy là gì?
  • 0:35 - 0:38
    Câu trả lời nằm ngay trong bạn
  • 0:38 - 0:40
    Đó là hệ miễn dịch của bạn
  • 0:40 - 0:44
    Dị ứng theo mùa, còn gọi là Sốt mùa hè
    hay Dị ứng Viêm mũi
  • 0:44 - 0:49
    là phản ứng của hệ miễn dịch quá nhạy cảm
    trước những thứ không thực sự nguy hiểm
  • 0:49 - 0:51
    Phấn hoa từ cây và cỏ
  • 0:51 - 0:56
    và bào tử nấm li ti
    tìm đường chui vào màng nhầy của bạn
  • 0:56 - 0:59
    và cơ thể bạn tấn công
    những lữ khách vô hại này
  • 0:59 - 1:02
    giống cách chúng tấn công
    những vi khuẩn lây nhiễm
  • 1:02 - 1:04
    Hệ miễn dịch có một bộ nhớ
  • 1:04 - 1:08
    Khi những thực thể lạ bị đánh dấu là
    "Gây nguy hiểm"
  • 1:08 - 1:10
    những tế bào bạch cầu
    tiết ra những kháng thể
  • 1:10 - 1:14
    sẽ xác định thủ phạm cho những lần sau.
  • 1:14 - 1:17
    Chúng sau đó sẽ điều tiết
    hệ miễn dịch của cơ thể
  • 1:17 - 1:21
    Nhưng đôi khi, hệ miễn dịch
    nhầm lẫn khi phân biệt
  • 1:21 - 1:24
    những thực thể vô hại
    như phấn hoa.
  • 1:24 - 1:28
    Khi chúng lại tiếp xúc, những kháng thể
    trên bề mặt của tế bào bạch cầu
  • 1:28 - 1:30
    nhận diện chúng và khóa lại
  • 1:30 - 1:33
    Điều này khiến tế bào tiết ra
    những hóa chất gây viêm
  • 1:33 - 1:35
    như histamine
  • 1:35 - 1:36
    gây kích thích tế bào thần kinh
  • 1:36 - 1:41
    khiến mạch máu trong màng nhầy
    sưng lên và tiết dịch
  • 1:41 - 1:46
    Nói cách khác, chính là ngứa họng, hắt hơi
    nghẹt mũi và chảy nước mũi
  • 1:46 - 1:52
    Dị ứng, đôi khi, dù không phải luôn luôn
    xuất hiện lần đầu suốt thời thơ ấu.
  • 1:52 - 1:56
    Nhưng tại sao một số gặp dị ứng
    và một số khác thì không?
  • 1:56 - 2:00
    Dị ứng thường theo di truyền
    nên gien di truyền có thể là một thủ phạm
  • 2:00 - 2:04
    Thực tế, sai sót trong một gien
    có nhiệm vụ điều chỉnh hệ miễn dịch
  • 2:04 - 2:07
    cũng gây
    tỉ lệ mắc dị ứng cao.
  • 2:07 - 2:10
    Môi trường mà bạn lớn lên
    cũng là nguyên nhân.
  • 2:10 - 2:12
    Bị dị ứng khi còn là bé
  • 2:12 - 2:16
    sẽ làm bạn thực sự ít phát triển
    thành dị ứng sau này.
  • 2:16 - 2:18
    Những người lớn lên ở trang trại,
  • 2:18 - 2:19
    những gia đình lớn,
  • 2:19 - 2:23
    và tại các nước đang phát triển
    thường ít mắc phải dị ứng hơn,
  • 2:23 - 2:28
    Dù có nhiều trường hợp ngoại lệ,
    nhưng phần lớn là do gien
  • 2:28 - 2:30
    Một giả thuyết khác cho rằng
    khi còn nhỏ,
  • 2:30 - 2:33
    họ tiếp xúc với vi khuẩn
    và các kí sinh trùng nhiều hơn
  • 2:33 - 2:37
    điều cùng phát triển với xã hội
    săn bắt - hái lượm.
  • 2:37 - 2:39
    Gọi là giả thuyết vệ sinh
  • 2:39 - 2:41
    ý tưởng là khi hệ miễn dịch
  • 2:41 - 2:45
    chưa từng tiếp xúc với
    loại vi khuẩn tương tự
  • 2:45 - 2:50
    điều đó sẽ khiến chúng sẽ tấn công
    những vật thể vô hại
  • 2:50 - 2:51
    như phấn hoa.
  • 2:51 - 2:55
    Một giả thuyết khác là hệ miễn dịch
    làm mạnh lên nhờ hàng loạt mầm bệnh
  • 2:55 - 2:58
    thường ít phản ứng gay gắt
    với chất gây dị ứng
  • 2:58 - 3:03
    Phấn hoa là nguyên nhân chủ yếu,
    vì ta tiếp xúc với chúng quá nhiều
  • 3:03 - 3:05
    nhưng có một danh sách dài
    các tác nhân:
  • 3:05 - 3:06
    bụi,
  • 3:06 - 3:07
    da, lông động vật
  • 3:07 - 3:08
    nọc độc của côn trùng
  • 3:08 - 3:09
    dược phẩm
  • 3:09 - 3:10
    vài loại thực phẩm
  • 3:10 - 3:14
    có thể khiến hệ miễn dịch của bạn
    mất kiểm soát.
  • 3:14 - 3:16
    Một số phản ứng có thể trở nên đáng sợ.
  • 3:16 - 3:19
    Một chứng dị ứng có thể biến tướng thành
    phản ứng phản vệ toàn diện,
  • 3:19 - 3:21
    thường gây sưng tấy nghiêm trọng,
  • 3:21 - 3:23
    thở dốc
  • 3:23 - 3:25
    huyết áp thấp
  • 3:25 - 3:27
    Nó có thể gây chết người.
  • 3:27 - 3:31
    Cơ thể có phản ứng dị ứng với chính nó
  • 3:31 - 3:32
    gây nên rối loạn tự miễn dịch
  • 3:32 - 3:37
    như bệnh đa xơ cứng, lupus
    và bệnh đái tháo đường tuýp 1.
  • 3:37 - 3:40
    Nhưng thậm chí những triệu chứng dị ứng
    không nguy hiểm đến tính mạng
  • 3:40 - 3:41
    cũng khiến bạn khổ sở.
  • 3:41 - 3:43
    Vậy bạn có thể làm gì để khắc phục?
  • 3:43 - 3:46
    Dược phẩm có thể giúp
    giảm bớt các triệu chứng
  • 3:46 - 3:49
    Loại thông dụng nhất
    ngăn histamine bám lên tế bào
  • 3:49 - 3:53
    Thuốc chống histamine
    ngăn chặn phản ứng gây viêm
  • 3:53 - 3:56
    Steroids có thể giúp giảm
    sự nhạy cảm của hệ miễn dịch
  • 3:56 - 4:00
    Một phương pháp chữa bệnh về lâu dài
    đó là Phương pháp tạo miễn dịch
  • 4:00 - 4:02
    Tiếp xúc có kiểm soát và tính toán
  • 4:02 - 4:05
    rồi tăng dần lượng chất gây dị ứng
  • 4:05 - 4:09
    có thể khiến hệ miễn dịch nhận diện rằng
    chúng không phải là một mối nguy hiểm
  • 4:09 - 4:13
    Và nếu bạn đủ liều lĩnh,
    Có một lựa chọn ít phổ biến là
  • 4:13 - 4:15
    Nuôi kí sinh trùng trong ruột.
  • 4:15 - 4:19
    Khi giun móc xuyên răng của chúng
    vào thành ruột
  • 4:19 - 4:22
    chúng tiết ra hóa chất
    làm trơ hệ miễn dịch
  • 4:22 - 4:26
    Một số nghiên cứu đề nghị rằng giun móc
    có thể điều trị dị ứng
  • 4:26 - 4:28
    mà có thể là
    1 nguyên nhân khác
  • 4:28 - 4:31
    khiến dị ứng trở nên thường gặp
    ở các nước công nghiệp
  • 4:31 - 4:34
    nơi mà giun móc hiếm thấy.
  • 4:34 - 4:38
    Tất nhiên, bạn có thể chờ cho
    bệnh dị ứng theo mùa qua đi
  • 4:38 - 4:41
    Phấn hoa giảm công kích
    vào giữa hè,
  • 4:41 - 4:44
    cũng là vừa tới mùa cỏ phấn hương.
Title:
Tại sao một số người bị dị ứng theo mùa? - Eleanor Nelson
Description:

Xem bài giảng đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/why-do-some-people-have-seasonal-allergies-eleanor-nelsen

Ôi, mùa xuân. Cỏ đua mọc, hoa nở, cây cối đâm chồi. Tuy nhiên, đối với những người bị dị ứng, sự phát triển của cuộc sống mới này có thể mang đến nhiều nỗi sợ hơn là niềm vui. Vậy, nguyên nhân gì phía sau sự tấn công định kỳ hằng năm của các dịch nhầy này? Eleanor Nelsen giải thích chuyện gì diễn ra khi hệ thống miễn dịch của bạn bị nhầm lẫn.

Bài giảng của Eleanor Nelson, hoạt ảnh hóa bởi TED-ed

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:02

Vietnamese subtitles

Revisions