Return to Video

Sự kỳ diệu của Hiệu ứng Giả dược - Emma Bryce

  • 0:06 - 0:10
    Vào năm 1996, 56 tình nguyện viên
    tham gia vào một cuộc thử nghiệm
  • 0:10 - 0:14
    thuốc giảm đau mới
    gọi là Trivaricaine
  • 0:14 - 0:19
    Với mỗi người tham gia, ngón trỏ một tay
    được bôi thuốc giảm đau
  • 0:19 - 0:22
    còn ngón còn lại không bôi
  • 0:22 - 0:25
    Sau đó, cả hai ngón bị kẹp bằng kìm
  • 0:25 - 0:30
    Các đối tượng thử nghiệm nói rằng ngón
    được bôi thuốc đau ít hơn ngón không bôi
  • 0:30 - 0:31
    Điều này không đáng ngạc nhiên
  • 0:31 - 0:35
    ngoại trừ việc Trivaricaine không phải
    là thuốc giảm đau
  • 0:35 - 0:39
    nó chỉ là một hỗn hợp không hề chứa
    thành phần giảm đau
  • 0:39 - 0:43
    Vậy điều gì làm các sinh viên chắc chắn
    là thứ thuốc này có tác dụng?
  • 0:43 - 0:46
    Câu trả lời là hiệu ứng Placebo,
  • 0:46 - 0:48
    một hiện tượng
    không thể giải thích
  • 0:48 - 0:52
    khi mà thuốc, biện pháp điều trị, và
    trị liệu đáng lí không có tác dụng
  • 0:52 - 0:53
    và thường đều là giả
  • 0:53 - 0:56
    thật mầu nhiệm lại
    làm cho người bệnh khỏe hơn.
  • 0:56 - 1:00
    Các bác sĩ đã sử dụng khái niệm Placebo
    từ những năm 1700
  • 1:00 - 1:05
    khi nhận ra sức mạnh của các loại
    giả dược cải thiện triệu chứng bệnh nhân
  • 1:05 - 1:08
    Chúng được sử dụng khi các thuốc thật
    không có sẵn
  • 1:08 - 1:11
    hoặc trong trường hợp bệnh nhân
    tưởng tượng mình bị bệnh
  • 1:11 - 1:16
    Trên thực tế, Placebo tiếng Latin có nghĩa
    là "Tôi sẽ khỏe hơn",
  • 1:16 - 1:19
    gián tiếp ám chỉ quá trình vừa lòng
    các vấn đề của bệnh nhân
  • 1:19 - 1:23
    Placebo phải mô phỏng các trị liệu thật
    để có tác dụng thuyết phục với bệnh nhân,
  • 1:23 - 1:25
    chúng thường có dạng viên thuốc đường
  • 1:25 - 1:27
    tiêm nước trắng
  • 1:27 - 1:29
    thậm chí là phẫu thuật giả
  • 1:29 - 1:34
    Các bác sĩ sớm nhận ra việc nói dối
    bệnh nhân còn có một tác dụng khác
  • 1:34 - 1:36
    trong thử nghiệm lâm sàn
  • 1:36 - 1:40
    Vào những năm 50, các nhà nghiên cứu
    sử dụng Placebo làm phương pháp chuẩn
  • 1:40 - 1:42
    để đánh giá các phương pháp trị liệu mới.
  • 1:42 - 1:44
    Ví dụ, để đánh giá một loại thuốc mới,
  • 1:44 - 1:47
    một nửa số bệnh nhân trong thử nghiệm
    nhận được thuốc thật
  • 1:47 - 1:50
    Còn nửa còn lại sẽ nhận được placebo
    giống hệt thuốc thật.
  • 1:50 - 1:54
    Các bệnh nhân không biết được họ nhận được
    thuốc thật hay thuốc giả
  • 1:54 - 1:56
    nên kết quả thử nghiệm sẽ khách quan
  • 1:56 - 1:58
    các nhà nghiên cứu tin là như thế
  • 1:58 - 2:02
    Sau đó nếu thuốc thật cho thấy kết quả
    rõ rệt so với Placebo,
  • 2:02 - 2:04
    chứng tỏ rằng thuốc thật có tác dụng.
  • 2:04 - 2:10
    Ngày nay, người ta ít sử dụng Placebo theo
    phương pháp đó vì lo ngại về mặt đạo đức
  • 2:10 - 2:13
    Nếu để so sánh một loại thuốc mới với
    thuốc cũ,
  • 2:13 - 2:15
    hoặc với một loại thuốc khác,
  • 2:15 - 2:19
    việc không đưa bất kì biện pháp điều trị
    nào vẫn phù hợp hơn,
  • 2:19 - 2:21
    đặc biệt nếu bệnh nhân đang ốm nặng
  • 2:21 - 2:26
    Trong trường hợp này, Placebo dùng để
    đối chứng nhằm tinh chỉnh cuộc thử nghiệm
  • 2:26 - 2:30
    nhằm so sánh chính xác tác dụng của thuốc
    mới so với thuốc cũ hoặc
  • 2:30 - 2:33
    các loại thuốc khác
  • 2:33 - 2:38
    Tất nhiên, chúng ta biết placebo cũng có
    tác dụng riêng của nó,
  • 2:38 - 2:39
    Nhờ vào hiệu ứng Placebo,
  • 2:39 - 2:42
    các bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn
    sau 1 loạt các loại bệnh
  • 2:42 - 2:43
    bao gồm bệnh tim,
  • 2:43 - 2:44
    hen,
  • 2:44 - 2:46
    và các cơn đau nghiêm trọng,
  • 2:46 - 2:50
    mặc dù họ chỉ nhận được giả dược hoặc
    phẫu thuật giả
  • 2:50 - 2:53
    Chúng ta vẫn đang cố gắng tìm hiểu
    phương pháp.
  • 2:53 - 2:55
    Một vài người tin rằng
    thay vì có tác dụng thật
  • 2:55 - 2:59
    hiệu ứng Placebo chỉ là sự nhầm lẫn
    giữa các nhân tố khác nhau
  • 2:59 - 3:03
    như việc bệnh nhân cố gắng làm hài lòng
    bác sĩ bằng việc giả vờ khỏe hơn
  • 3:03 - 3:04
    Mặt khác,
  • 3:04 - 3:08
    các nhà nghiên cứu nghĩ rằng nếu một người
    tin vào tác dụng của liệu pháp giả
  • 3:08 - 3:12
    Thực chất sự kì vọng của họ vào việc
    hồi phục kích thích các nhân tố tâm lí
  • 3:12 - 3:14
    làm cải thiện các triệu chứng.
  • 3:14 - 3:18
    Placebo có vẻ có khả năng ảnh hưởng
    rõ rệt đến huyết áp,
  • 3:18 - 3:19
    nhịp tim,
  • 3:19 - 3:23
    và sự giải phóng các chất giảm đau,
    như endorphin
  • 3:23 - 3:29
    giải thích đối tượng trong nghiên cứu
    nói rằng Placebo giúp giảm sự khó chịu
  • 3:29 - 3:32
    Placebo còn thể giảm nồng độ các
    hóc-môn gây căng thẳng,
  • 3:32 - 3:33
    như adrenaline,
  • 3:33 - 3:36
    làm chậm các tác dụng xấu của bệnh
  • 3:36 - 3:40
    Vậy, chúng ta có nên ăn mừng các tác dụng
    kì lạ của Placebo không?
  • 3:40 - 3:41
    Không nhất thiết.
  • 3:41 - 3:44
    Nếu ai đó tin biện pháp trị liệu giả
    làm khỏi bệnh,
  • 3:44 - 3:49
    họ có thể bỏ thuốc hoặc bỏ các liệu pháp
    đã được chứng minh có tác dụng.
  • 3:49 - 3:52
    Thêm vào đó, các tác dụng tích cực có thể
    giảm theo thời gian,
  • 3:52 - 3:54
    và thường là như vậy.
  • 3:54 - 3:56
    Placebo còn làm sai lệch các
    kết quả lâm sàng
  • 3:56 - 3:59
    làm các nhà khoa học càng có thêm
    động lực tìm hiểu
  • 3:59 - 4:01
    tại sao placebo lại có tác dụng
    lên con người
  • 4:01 - 4:04
    Bất chấp tất cả những gì chúng ta biết về
    cơ thể con người,
  • 4:04 - 4:07
    vẫn còn đó nhiều điều khó giải thích
    vẫn đang tồn tại,
  • 4:07 - 4:09
    chẳng hạn như hiệu ứng Placebo.
  • 4:09 - 4:13
    Vậy còn điều kì diệu nào chưa được
    khám phá trong cơ thể con người ?
  • 4:13 - 4:16
    Thật dễ dàng khám phá thể giới
    xung quanh
  • 4:16 - 4:19
    và quên mất rằng một trong những tạo vật
    hấp dẫn nhất
  • 4:19 - 4:21
    nằm ngày trước mắt chúng ta.
Title:
Sự kỳ diệu của Hiệu ứng Giả dược - Emma Bryce
Speaker:
Emma Bryce
Description:

Xem chi tiết bài giảng tại: http://ed.ted.com/lessons/the-power-of-the-placebo-effect-emma-bryce

Hiệu ứng Giả dược là một hiện tượng y học chưa thể giải thích được. Ở đó, việc sử dụng thuốc, các phương pháp điều trị, và liệu pháp tuy không có tác dụng - và thường là giả - lại giúp bệnh nhân cảm thấy khá hơn một cách kỳ diệu. Vậy tất cả diễn ra như thế nào? Emma Bryce sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn bí mật của những điều kỳ diệu này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:38

Vietnamese subtitles

Revisions