Return to Video

Cuộc tìm kiếm nguyên tử kéo dài 2,400 năm - Theresa Doud

  • 0:07 - 0:09
    Một nhà triết học Hi Lạp cổ đại
  • 0:09 - 0:12
    và một người Quaker thế kỷ 19
  • 0:12 - 0:17
    có điểm chung nào
    với các nhà khoa học đoạt giải Nobel?
  • 0:17 - 0:21
    Dù sống cách nhau
    hơn 2,400 năm lịch sử,
  • 0:21 - 0:25
    họ đều góp phần
    trả lời một câu hỏi muôn thuở:
  • 0:25 - 0:27
    Điều gì cấu tạo nên vật chất?
  • 0:27 - 0:31
    Khoảng 440 năm trước Công nguyên,
    Democritus lần đầu đặt giả thuyết
  • 0:31 - 0:35
    rằng mọi thứ đều được
    cấu thành từ các hạt li ti
  • 0:35 - 0:38
    được bao quanh
    bởi không gian trống.
  • 0:38 - 0:42
    Ông thậm chí còn tin rằng những hạt
    này có hình dáng, kích cỡ khác nhau
  • 0:42 - 0:44
    tùy thuộc vào thành phần
    cấu tạo nên chúng.
  • 0:44 - 0:47
    Ông gọi chúng là "atomos"
  • 0:47 - 0:49
    nghĩa là "không thể phân chia"
    trong tiếng Hi Lạp.
  • 0:49 - 0:54
    Ý tưởng của ông bị hầu hết
    các triết gia cùng thời phản đối.
  • 0:54 - 0:57
    Aristotle, chẳng hạn,
    hoàn toàn phản đối,
  • 0:57 - 1:00
    ông cho rằng vật chất
    được cấu tạo bởi bốn yếu tố:
  • 1:00 - 1:03
    đất, gió, nước và lửa,
  • 1:03 - 1:07
    và hầu hết các nhà khoa học
    sau này cũng tin như vậy.
  • 1:07 - 1:12
    Thuyết nguyên tử bị lãng quên
    cho đến tận năm 1808,
  • 1:12 - 1:18
    khi giáo viên phái Quaker, John Dalton,
    cố phản biện lý thuyết của Aristotle.
  • 1:18 - 1:22
    Khi mà thuyết nguyên tử
    của Democritus chỉ toàn là lý thuyết,
  • 1:22 - 1:27
    Dalton chỉ ra rằng những chất giống nhau
    luôn tách thành những nguyên tố giống nhau
  • 1:27 - 1:28
    với cùng một tỷ lệ.
  • 1:28 - 1:31
    Ông kết luận rằng,
    các hợp chất
  • 1:31 - 1:34
    do nguyên tử cấu thành
    với thành phần khác nhau,
  • 1:34 - 1:36
    kích thước và khối lượng xác định,
  • 1:36 - 1:39
    và không thể được chế tạo
    hay bị phá hủy.
  • 1:39 - 1:42
    Công trình này đem đến nhiều
    vinh quang song
  • 1:42 - 1:46
    Dalton, vốn là thuộc phái Quaker,
    đã sống rất giản dị đến cuối đời.
  • 1:46 - 1:50
    Thuyết nguyên tử lúc bấy giờ đã
    được cộng đồng khoa học chấp nhận,
  • 1:50 - 1:53
    nhưng bước phát triển chính
    chỉ đến sau gần một thế kỷ
  • 1:53 - 2:00
    với sự tìm ra electron năm 1897
    của nhà vật lý J.J. Thompson.
  • 2:00 - 2:03
    Trong mô hình được gọi là
    bánh quy chocolate nguyên tử,
  • 2:03 - 2:08
    ông cho rằng nguyên tử là
    một khối đồng nhất với điện tích dương
  • 2:08 - 2:11
    và được lấp đầy
    bởi các electron mang điện tích âm.
  • 2:11 - 2:16
    Thompson giành giải Nobel năm 1906
    cho phát hiện này,
  • 2:16 - 2:19
    nhưng mô hình nguyên tử
    của ông không tồn tại lâu.
  • 2:19 - 2:25
    Bởi, tình cờ thay, ông có
    một vài sinh viên khá thông minh,
  • 2:25 - 2:27
    trong đó phải kể đến
    Ernerst Rutherford,
  • 2:27 - 2:31
    người sau này được coi là
    cha đẻ của thời đại hạt nhân.
  • 2:31 - 2:34
    Trong khi nghiên cứu tác động
    của tia X lên chất khí,
  • 2:34 - 2:38
    Rutherford đã quyết định
    nghiên cứu nguyên tử kỹ lưỡng hơn
  • 2:38 - 2:43
    bằng cách bắn các hạt alpha nhỏ,
    mang điện dương vào một lá vàng mỏng.
  • 2:43 - 2:45
    Theo mô hình của Thompson,
  • 2:45 - 2:47
    sự phân tán mỏng
    điện tích dương của nguyên tử
  • 2:47 - 2:51
    sẽ không thể làm chệch hướng
    các hạt ở bất cứ điểm nào.
  • 2:51 - 2:53
    Hiệu ứng sẽ giống như
    một cú đập bóng tennis
  • 2:53 - 2:56
    đập qua một tờ giấy mỏng.
  • 2:56 - 2:58
    Nhưng trong khi hầu hết
    các hạt đều bay qua lá vàng,
  • 2:58 - 3:01
    một vài lại bị đập ngược trở lại,
  • 3:01 - 3:06
    cho thấy rằng lá vàng
    như một tấm lưới dày với mắt lưới lớn.
  • 3:06 - 3:10
    Rutherford kết luận rằng nguyên tử
    gồm hầu hết là khoảng không
  • 3:10 - 3:12
    với chỉ một vài electrons,
  • 3:12 - 3:15
    trong khi hầu hết khối lượng
    tập trung tại phần lõi,
  • 3:15 - 3:17
    mà ông đặt tên là hạt nhân.
  • 3:17 - 3:20
    Các hạt alpha
    xuyên qua khoảng trống
  • 3:20 - 3:24
    nhưng bị bật lại khi đập vào hạt nhân
    đặc và mang điện tích dương.
  • 3:24 - 3:27
    Thuyết nguyên tử
    đến đó vẫn chưa hoàn thiện.
  • 3:27 - 3:32
    Đến năm 1913, một sinh viên khác
    của Thompson là Niels Bohr
  • 3:32 - 3:34
    đã phát triển
    mô hình nguyên tử của Rutherford.
  • 3:34 - 3:38
    Bị thu hút bởi công trình trước đó
    của Max Planck và Albert Einstein,
  • 3:38 - 3:41
    ông giả thuyết rằng các electron
    quay quanh hạt nhân
  • 3:41 - 3:44
    với năng lượng
    và khoảng cách cố định,
  • 3:44 - 3:47
    có thể nhảy từ mức năng lượng này
    sang mức khác,
  • 3:47 - 3:50
    song không thể tồn tại
    trong khoảng không ở giữa.
  • 3:50 - 3:53
    Mô hình hành tinh nguyên tử
    của Bohr rất được quan tâm,
  • 3:53 - 3:56
    song ngay sau đó,
    nó để lộ vài điểm không hợp lý.
  • 3:56 - 4:00
    Các thí nghiệm chỉ ra rằng,
    không chỉ là những hạt đơn lẻ,
  • 4:00 - 4:04
    electron còn đồng thời
    hoạt động như sóng,
  • 4:04 - 4:08
    không bị giới hạn tại một điểm
    cụ thể nào trong không gian.
  • 4:08 - 4:11
    Và trong khi xây dựng
    nguyên lý bất định nổi tiếng của mình,
  • 4:11 - 4:14
    Werner Heisengerg đã chỉ ra rằng
    không thể xác định được
  • 4:14 - 4:18
    vị trí và vận tốc chính xác
    của electrons
  • 4:18 - 4:21
    khi chúng chuyển động
    xung quanh một nguyên tử.
  • 4:21 - 4:23
    Ý tưởng rằng electrons
    không thể được định vị
  • 4:23 - 4:26
    nhưng tồn tại trong một chuỗi
    các vị trí khả dĩ định trước
  • 4:26 - 4:30
    giúp phát triển mô hình lượng tử
    của nguyên tử hiện tại,
  • 4:30 - 4:33
    một lý thuyết hấp dẫn
    với mức độ phức tạp khác
  • 4:33 - 4:36
    và ý nghĩa của chúng
    vẫn chưa hoàn toàn được thấu hiểu.
  • 4:36 - 4:39
    Trong khi hiểu biết về nguyên tử
    tiếp tục phát triển,
  • 4:39 - 4:42
    nguyên lý căn bản về cấu trúc
    nguyên tử vẫn không đổi,
  • 4:42 - 4:45
    vì vậy, hãy ăn mừng chiến thắng
    của lý thuyết nguyên tử
  • 4:45 - 4:47
    bằng những màn pháo hoa.
  • 4:47 - 4:50
    Khi các electrons trong nguyên tử
    thay đổi mức năng lượng,
  • 4:50 - 4:55
    chúng hấp thu và giải phóng năng lượng
    dưới dạng sóng ánh sáng,
  • 4:55 - 4:58
    tạo nên những màu sắc tuyệt diệu
    mà ta nhìn thấy.
  • 4:58 - 5:01
    Cũng có thể tin rằng Democritus,
    đâu đó, cũng đang nhìn ngắm,
  • 5:01 - 5:04
    và hài lòng khi biết rằng
    hơn hai ngàn năm sau,
  • 5:04 - 5:08
    những nguyên lý của ông,
    ngay từ đầu, đã hoàn toàn đúng.
Title:
Cuộc tìm kiếm nguyên tử kéo dài 2,400 năm - Theresa Doud
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/the-2-400-year-search-for-the-atom-theresa-doud

Làm thế nào biết được cấu tạo của vật chất? Cuộc tìm kiếm nguyên tử là một hành trình dài, bắt đầu từ 2,400 năm về trước, với nghiên cứu của một nhà triết học người Hy Lạp, sau đó là một người Quaker và một vài nhà khoa học từng đoạt giải Nobel khác. Cùng Theresa Doud đi vào chi tiết lịch sử của thuyết nguyên tử.

Bài học của Theresa Doud, hoạt hình thực hiện bởi TED-Ed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:23

Vietnamese subtitles

Revisions