Return to Video

Tại sao ta nấc cụt? - John Cameron

  • 0:07 - 0:10
    Charles Osborne bắt đầu bị nấc cụt
    từ năm 1922
  • 0:10 - 0:13
    sau khi bị một con lợn thiến
    rơi trúng đầu.
  • 0:13 - 0:17
    Mãi đến 68 năm sau, ông mới khỏi
  • 0:17 - 0:21
    và được ghi vào sách kỷ lục Guinness
  • 0:21 - 0:23
    người có cơn nấc cụt dài nhất thế giới.
  • 0:23 - 0:26
    Một bé gái ở Florida tên Jennifer Mee
  • 0:26 - 0:29
    giữ kỷ lục là người nấc cụt liên tục nhất,
  • 0:29 - 0:34
    50 lần mỗi phút
    trong hơn 4 tuần vào năm 2007.
  • 0:34 - 0:38
    Vậy nấc cụt từ đâu mà có?
  • 0:38 - 0:42
    Các bác sĩ chỉ ra rằng nấc cụt
    xảy ra sau khi có kích thích
  • 0:42 - 0:44
    làm căng dạ dày,
  • 0:44 - 0:45
    như là nuốt không khí,
  • 0:45 - 0:48
    hoặc ăn uống quá nhanh.
  • 0:48 - 0:51
    Một số khác cho rằng
    nấc cụt là do những các xúc mãnh liệt
  • 0:51 - 0:53
    hay phản ứng với những cảm xúc đó như:
  • 0:53 - 0:55
    cười lớn, nức nở,
  • 0:55 - 0:58
    lo lắng và phấn khích.
  • 0:58 - 1:00
    Cùng xem điều gì xảy ra khi ta nấc cụt.
  • 1:00 - 1:06
    Bắt đầu là một cơn co thắt không tự chủ
    hoặc sự co lại đột ngột của cơ hoành,
  • 1:06 - 1:11
    một cơ lớn hình vòm dưới phổi
    mà ta dùng để hít khí.
  • 1:11 - 1:15
    Ngay sau đó là sự đóng kín đột ngột
    của hai dây thanh âm
  • 1:15 - 1:19
    và khoảng mở giữa chúng,
    được gọi là thanh môn.
  • 1:19 - 1:23
    Sự chuyển động của cơ hoành
    làm luồng khí bị hít vào đột ngột
  • 1:23 - 1:29
    nhưng hai dây thanh âm vẫn đóng
    không cho khí vào khí quản, tới phổi.
  • 1:29 - 1:33
    Điều này tạo ra âm thanh đặc trưng: "hic."
  • 1:33 - 1:37
    Đến giờ, vẫn chưa ai
    biết được vai trò của nấc cụt.
  • 1:37 - 1:41
    Có vẻ như chúng không có lợi ích gì
    về mặt y tế hay tâm lí học.
  • 1:41 - 1:46
    Sao lại hít vào chỉ để
    bất ngờ ngăn khí không tràn vào phổi?
  • 1:46 - 1:48
    Những cấu trúc giải phẫu
  • 1:48 - 1:52
    hay cơ chế sinh lí
    không có vai trò rõ ràng
  • 1:52 - 1:55
    luôn khiêu khích
    các nhà sinh vật học tiến hóa.
  • 1:55 - 1:59
    Liệu chúng có đóng vai trò gì
    mà ta chưa phát hiện ra?
  • 1:59 - 2:05
    Hay đó là vết tích của sự tiến hóa,
    từng giữ vai trò quan trọng
  • 2:05 - 2:09
    giờ bị thoái hoá,
    chỉ còn sót lại phần nào?
  • 2:09 - 2:11
    Có ý kiến cho rằng
    nấc cụt có từ
  • 2:11 - 2:15
    cách đây hàng triệu năm
    trước cả khi con người xuất hiện.
  • 2:15 - 2:19
    Phổi được cho là đã tiến hóa
    thành cấu trúc giúp cá nguyên thủy,
  • 2:19 - 2:23
    nhiều loài sống ở
    vùng nước ấm, tù đọng ít oxy
  • 2:23 - 2:28
    có thể tận dụng nguồn oxy dồi dào
    trên mặt nước.
  • 2:28 - 2:31
    Khi tổ tiên của những loài này
    lên cạn,
  • 2:31 - 2:37
    chúng chuyển từ hô hấp bằng mang
    sang thở bằng phổi.
  • 2:37 - 2:42
    Điều này tương tự với sự biến đổi của
    ếch ngày nay nhưng nhanh hơn nhiều
  • 2:42 - 2:46
    khi chúng biến đổi từ nòng nọc có mang
    thành ếch trưởng thành có phổi.
  • 2:46 - 2:51
    Liệu giả thuyết này có cho thấy nấc cụt
    là di tích của quá trình biến đổi cổ
  • 2:51 - 2:54
    từ nước lên cạn?
  • 2:54 - 2:57
    Sự hít vào
    mang nước chảy qua mang
  • 2:57 - 3:03
    sau đó, thanh môn đóng lại đột ngột,
    ngăn nước tràn vào phổi.
  • 3:03 - 3:04
    Có chứng cứ cụ thể
  • 3:04 - 3:08
    cho thấy khuôn thần kinh
    tham gia hình thành nấc cụt
  • 3:08 - 3:14
    giống với khuôn tham gia
    quá trình hô hấp ở loài lưỡng cư.
  • 3:14 - 3:18
    Một nhóm các nhà khoa học khác tin rằng
    phản xạ còn tồn tại đến ngày nay
  • 3:18 - 3:22
    bởi vì nó thực sự rất có lợi.
  • 3:22 - 3:25
    Họ chỉ ra rằng
    nấc cụt chỉ có ở động vật có vú,
  • 3:25 - 3:29
    mà không tồn tại ở loài chim,
    thằn lằn, rùa
  • 3:29 - 3:33
    hay bất cứ loài động vật
    thở bằng phổi nào khác.
  • 3:33 - 3:38
    Hơn nữa, những đứa trẻ trước khi sinh ra
    đã nấc cụt
  • 3:38 - 3:41
    và trẻ con thì nấc cụt
    nhiều hơn người lớn.
  • 3:41 - 3:43
    Điều này có thể được giải thích
  • 3:43 - 3:47
    bằng hoạt động nuôi dưỡng
    chỉ có ở động vật có vú.
  • 3:47 - 3:51
    Động vật có vú hình thành
    phản ứng nấc cụt cổ
  • 3:51 - 3:56
    để loại không khí ra khỏi dạ dày
    như một kiểu ợ với mức to hơn.
  • 3:56 - 4:00
    Sự nới rộng đột ngột của cơ hoành
    làm tăng lượng khí từ dạ dày,
  • 4:00 - 4:05
    trong khi thanh môn đóng lại
    ngăn không cho sữa tràn vào phổi.
  • 4:05 - 4:08
    Đôi khi, một cơn nấc sẽ kéo dài
  • 4:08 - 4:11
    và ta thường trị nó bằng các mẹo như:
  • 4:11 - 4:14
    uống liên tục từng ngụm nước lạnh,
  • 4:14 - 4:15
    nín thở,
  • 4:15 - 4:17
    ăn một thìa mật ong hoặc bơ lạc,
  • 4:17 - 4:19
    thổi vào một túi giấy
  • 4:19 - 4:22
    hoặc bất ngờ bị dọa.
  • 4:22 - 4:26
    Không may là các nhà khoa học
    vẫn chưa tìm ra cách chữa nấc
  • 4:26 - 4:29
    đảm bảo và hiệu quả vượt trội.
  • 4:29 - 4:32
    Nhưng cách
    chắc chắn không hiệu quả
  • 4:32 - 4:34
    thì tất cả chúng ta đều biết.
Title:
Tại sao ta nấc cụt? - John Cameron
Speaker:
John Cameron
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/why-do-we-hiccup-john-cameron

Kỉ lục nấc cụt dài nhất kéo dài 68 năm... vì một con lợn thiến rơi. Dù những trường hợp nghiêm trọng như vậy thì hiếm hoi, nhưng nấc cụt lại là một hiện tượng mà tất cả chúng ta đều đã quá quen thuộc. Vậy trước hết, những tiếng "hic" này từ đâu mà có? Hãy cùng John Cameron đến cơ hoành để tìm hiểu.

Bài giảng của John Cameron, minh họa bởi Black Powder Design.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:50
Nhu PHAM approved Vietnamese subtitles for Why do we hiccup?
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for Why do we hiccup?
Nhu PHAM accepted Vietnamese subtitles for Why do we hiccup?
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for Why do we hiccup?
Nguyet Minh edited Vietnamese subtitles for Why do we hiccup?
Nguyet Minh edited Vietnamese subtitles for Why do we hiccup?
Nguyet Minh edited Vietnamese subtitles for Why do we hiccup?
Nguyet Minh edited Vietnamese subtitles for Why do we hiccup?
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions