Return to Video

Tôi đã khám phá ra bí mật của các văn tự cổ ra sao?

  • 0:01 - 0:03
    Vào ngày 26 tháng 1 năm 2013,
  • 0:03 - 0:07
    một nhóm quân của al-Qaeda đã tiến vào
    thành phố cổ của Timbuktu
  • 0:07 - 0:09
    trên rìa phía Nam của sa mạc Sahara.
  • 0:10 - 0:14
    Tại đó, chúng đã đốt cháy một thư viện
    thời trung cổ chứa 30.000 bản ghi chép
  • 0:14 - 0:17
    được viết bằng tiếng Ả Rập
    và một vài ngôn ngữ châu Phi,
  • 0:17 - 0:23
    về đủ mọi lĩnh vực, từ thiên văn
    tới địa lí, lịch sử tới y học.
  • 0:23 - 0:25
    trong đó có một cuốn sách ghi lại
  • 0:25 - 0:28
    có lẽ là liệu pháp chữa trị xưa nhất
    cho chứng rối loạn cương dương ở nam.
  • 0:30 - 0:31
    Chưa được biết ở phương Tây,
  • 0:31 - 0:34
    đây là trí tuệ tập thể
    của cả một châu lục,
  • 0:34 - 0:39
    tiếng nói của châu Phi vào thời điểm
    châu Phi bị cho rằng chưa hề có tiếng nói.
  • 0:39 - 0:42
    Thị trưởng thành phố Bamako,
    người chứng kiến sự kiện,
  • 0:42 - 0:44
    gọi việc đốt các bản ghi chép là
  • 0:44 - 0:46
    "tội ác chống lại
    di sản văn hóa thế giới".
  • 0:47 - 0:48
    Và ông ấy đã nói đúng --
  • 0:48 - 0:52
    hoặc ông đã từng đúng, nếu không phải là
    thực ra ông ấy cũng đã nói dối.
  • 0:53 - 0:55
    Sự thực là, chỉ trước đó thôi,
  • 0:55 - 0:59
    các học giả châu Phi đã xếp bừa một mớ
    các cuốn sách cổ
  • 0:59 - 1:02
    và bỏ ra cho lũ khủng bố đốt đi.
  • 1:02 - 1:05
    Ngày nay, bộ sưu tập vẫn được giấu
    tại Bamako,
  • 1:05 - 1:06
    thủ đô của Mali,
  • 1:06 - 1:08
    mủn ra trong độ ẩm cao.
  • 1:08 - 1:10
    Những gì được cứu vớt bằng mưu mẹo
  • 1:10 - 1:12
    nay lại một lần nữa lâm nguy,
  • 1:12 - 1:13
    lần này là do khí hậu.
  • 1:14 - 1:17
    Nhưng châu Phi, và những chốn xa xôi
    của thế giới,
  • 1:17 - 1:19
    không chỉ là chỗ duy nhất,
    hay thậm chí là chủ yếu
  • 1:19 - 1:23
    có những bản ghi chép có thể thay đổi
    lịch sử văn hóa thế giới
  • 1:23 - 1:25
    đang lâm nguy.
  • 1:26 - 1:31
    Vài năm trước, tôi làm 1 cuộc điều tra
    về các thư viện nghiên cứu ở châu Âu
  • 1:31 - 1:33
    và phát hiện rằng,
    ở chừng mực khiêm tốn nhất,
  • 1:33 - 1:36
    có tới 60.000 bản chép tay
  • 1:36 - 1:38
    trước thế kỉ 15,
  • 1:38 - 1:41
    không thể đọc được nữa
    vì bị nước xâm hại,
  • 1:41 - 1:45
    mờ đi, mốc meo và lên phản ứng hóa học.
  • 1:45 - 1:48
    Con số thực tế còn có thể tăng gấp đôi,
  • 1:48 - 1:50
    mà còn chưa bao gồm
  • 1:50 - 1:53
    các bản ghi thời Phục hưng,
    các bản ghi thời hiện đại
  • 1:53 - 1:56
    và các vật thể di sản văn hóa
    như bản đồ.
  • 1:58 - 2:00
    Giả sử có một công nghệ
  • 2:00 - 2:06
    có thể khôi phục
    những tác phẩm đã mất và vô danh?
  • 2:06 - 2:10
    Hãy tưởng tượng trên khắp thế giới
    một kho báu hàng trăm nghìn
  • 2:10 - 2:13
    những bản ghi chưa từng được biết trước đó
  • 2:13 - 2:16
    có thể thay đổi căn bản
    kiến thức của chúng ta về quá khứ.
  • 2:18 - 2:22
    Hãy tưởng tượng những tác phẩm kinh điển
    chưa từng biết tới được chúng ta khám phá
  • 2:22 - 2:26
    sẽ viết lại tiêu chuẩn
    của văn học, lịch sử,
  • 2:26 - 2:27
    triết học, âm nhạc ---
  • 2:28 - 2:31
    hay, táo bạo hơn, có thể
    viết lại bản sắc văn hóa của chúng ta
  • 2:31 - 2:35
    gây dựng những cầu nối mới
    giữa con người và văn hóa.
  • 2:36 - 2:38
    Có những câu hỏi
    đã chuyển biến tôi
  • 2:38 - 2:41
    từ một học giả về thời trung cổ,
    một kẻ đọc chữ
  • 2:41 - 2:43
    thành một nhà khoa học về văn tự.
  • 2:44 - 2:46
    "Kẻ đọc chữ"
    nghe không đáng hài lòng cho lắm.
  • 2:46 - 2:49
    Với tôi, nó gợi lên
    hình ảnh của sự thụ động,
  • 2:49 - 2:51
    của một người ngồi ườn trên ghế bành
  • 2:51 - 2:54
    chờ kiến thức đến với mình
  • 2:54 - 2:55
    trong một gói hàng nhỏ ngay ngắn.
  • 2:56 - 2:59
    Tốt hơn bao nhiêu nếu
    ta là một người tham gia vào quá khứ,
  • 2:59 - 3:02
    một nhà phiêu lưu trong một đất nước
    chưa từng được khám phá,
  • 3:02 - 3:04
    tìm kiếm những văn tự bị ẩn giấu.
  • 3:05 - 3:08
    Là một học giả,
    tôi chỉ là một người đọc đơn thuần.
  • 3:09 - 3:11
    Tôi đọc và dạy
    những tác phẩm kinh điển giống như
  • 3:11 - 3:14
    người ta đọc và dạy hàng trăm năm nay ---
  • 3:14 - 3:17
    Virgil, Ovid, Chaucer, Petrarch --
  • 3:17 - 3:20
    và với tất cả bài báo học thuật
    mà tôi đã xuất bản
  • 3:20 - 3:23
    Tôi thêm vào kiến thức nhân loại
    chút nhận định ngày càng mai một.
  • 3:25 - 3:26
    Điều tôi hằng mong muốn
  • 3:26 - 3:28
    là thành một nhà khảo cổ học của quá khứ
  • 3:28 - 3:30
    một nhà khám phá về văn học,
  • 3:30 - 3:32
    một chàng Indiana Jones không có roi da --
  • 3:32 - 3:34
    hay, thực ra, cũng có roi da.
  • 3:34 - 3:35
    (tiếng cười)
  • 3:35 - 3:38
    Và tôi muốn điều ấy không chỉ cho mình tôi
    mà cho cả sinh viên của tôi nữa.
  • 3:38 - 3:42
    Thế là 6 năm trước, tôi đã
    chuyển hướng nghề nghiệp
  • 3:42 - 3:45
    Lúc đó, tôi đang nghiên cứu về
    "Ván cờ tình yêu"
  • 3:45 - 3:48
    bài thơ dài quan trọng cuối cùng của
    thời Trung cổ châu Âu
  • 3:48 - 3:50
    vốn chưa bao giờ được biên tập.
  • 3:50 - 3:53
    Và nó chưa được biên tập là vì
    nó chỉ tồn tại trong một bản ghi
  • 3:53 - 3:56
    đã bị tổn hại nghiêm trọng
    khi Dresden bị đánh bom
  • 3:56 - 3:57
    trong Thế chiến thứ II
  • 3:58 - 4:00
    đến mức bao thế hệ học giả
    đã tuyên bố nó bị mất.
  • 4:01 - 4:05
    Trong vòng 5 năm, tôi dùng
    đèn tia cực tím
  • 4:05 - 4:07
    cố khôi phục lại những dấu vết ghi chép
  • 4:07 - 4:09
    và công nghệ thời đó
    giúp tôi làm được chừng nào
  • 4:09 - 4:11
    thì tôi tận dụng hết chừng ấy.
  • 4:11 - 4:13
    Và tôi đã làm điều nhiều người làm.
  • 4:13 - 4:15
    Tôi lên mạng,
  • 4:15 - 4:17
    và tìm hiểu được rằng
  • 4:17 - 4:21
    hình ảnh đa quang phổ đã được dùng thế nào
    để khôi phục 2 luận thuyết đã mất
  • 4:21 - 4:24
    của nhà toán học Hy Lạp nổi tiếng
    Archimedes
  • 4:24 - 4:26
    từ những bản viết da cừu thế kỉ 13.
  • 4:26 - 4:29
    Một bản viết da cừu là một bản ghi
    được xóa đi và ghi đè lên nhiều lần.
  • 4:30 - 4:32
    Và thế là, buồn ơi chào mi,
  • 4:32 - 4:35
    tôi quyết định viết thư cho
    nhà khoa học hình ảnh hàng đầu
  • 4:35 - 4:37
    về dự án bản viết da cừu của Archimedes,
  • 4:37 - 4:38
    Giáo sư Roger Easton,
  • 4:38 - 4:40
    với một kế hoạch và một sự cầu xin.
  • 4:40 - 4:42
    Khiến tôi ngạc nhiên là,
    Giáo sư đã hồi âm.
  • 4:44 - 4:48
    Với sự giúp đỡ của ông, tôi đã giành
    một học bổng từ Chính phủ Mỹ
  • 4:48 - 4:52
    để xây một phòng thí nghiệm hình ảnh
    đa quang phổ có thể di chuyển,
  • 4:52 - 4:57
    Và với phòng thí nghiệm này, tôi đã chuyển
    một mớ đen thui và mờ mịt
  • 4:57 - 4:59
    thành một tác phẩm kinh điển
    thời trung cổ.
  • 4:59 - 5:02
    Vậy, hình ảnh đa quang phổ ấy
    đã hoạt động như thế nào?
  • 5:02 - 5:05
    Ý tưởng đằng sau hình ảnh đa quang phổ
  • 5:05 - 5:09
    là điều mà ai có hiểu biết về
    kính hồng ngoại nhìn ban đêm
  • 5:09 - 5:10
    sẽ lập tức tán thưởng:
  • 5:10 - 5:13
    rằng cái chúng ta thấy
    trong vùng ánh sáng nhìn thấy
  • 5:13 - 5:15
    chỉ là một phần bé nhỏ
    của những gì tồn tại.
  • 5:16 - 5:18
    Nguyên lý này cũng giống như
    viết mực vô hình.
  • 5:19 - 5:23
    Hệ thống của chúng tôi sử dụng
    ánh sáng 12 bước sóng
  • 5:23 - 5:26
    giữa tử ngoại và hồng ngoại,
  • 5:26 - 5:29
    và chiếu vào bản ghi chép từ bên trên
  • 5:29 - 5:31
    từ một dãy đèn LED,
  • 5:31 - 5:33
    và một nguồn đèn đa quang phổ khác
  • 5:33 - 5:36
    chiếu xuyên qua từng tờ của bản ghi chép.
  • 5:36 - 5:40
    Có một chuỗi tới 35 hình ảnh
    trên mỗi trang được chụp lại cách này,
  • 5:40 - 5:43
    sử dụng máy ảnh kĩ thuật số công suất lớn
    có cả ống kính
  • 5:43 - 5:45
    được làm từ thạch anh.
  • 5:45 - 5:47
    Trên thế giới chỉ có 5 chiếc như vậy.
  • 5:47 - 5:49
    Và ngay khi chúng tôi chụp các hình ảnh,
  • 5:49 - 5:51
    cho chúng chạy qua
    các thuật toán thống kê
  • 5:51 - 5:53
    để làm chúng đậm hơn và rõ hơn nữa,
  • 5:53 - 5:57
    sử dụng phần mềm vốn được
    thiết kế cho các hình ảnh vệ tinh.
  • 5:57 - 6:00
    và được sử dụng bởi
    các nhà khoa học không gian địa lí.
  • 6:00 - 6:01
    và CIA.
  • 6:02 - 6:04
    Kết quả thật ngoạn mục.
  • 6:04 - 6:07
    Có thể quí vị đã nghe tới
    điều chúng tôi làm
  • 6:07 - 6:08
    với Cuộn sách Biển Chết,
  • 6:08 - 6:10
    vốn đang bị keo hóa.
  • 6:10 - 6:14
    Sử dụng tia hồng ngoại, chúng tôi có thể
    đọc những góc tối nhất
  • 6:14 - 6:16
    của Cuộn sách Biển Chết.
  • 6:17 - 6:18
    Tuy nhiên, có lẽ không ai biết
  • 6:18 - 6:21
    những văn tự Kinh Thánh khác
    cũng đang lâm nguy như thế.
  • 6:21 - 6:25
    Đây là một ví dụ,
    một trang từ bản ghi chép
  • 6:25 - 6:26
    chúng tôi đã chụp,
  • 6:26 - 6:30
    có lẽ là cuốn Kinh thánh Cơ đốc giáo
    quí giá nhất trên đời này.
  • 6:31 - 6:37
    Cuốn Kinh thánh chép tay Vercelli là bản dịch
    cổ nhất của kinh Phúc âm sang tiếng Latin,
  • 6:37 - 6:39
    và có niên đại từ nửa đầu
    của thế kỉ 4.
  • 6:41 - 6:43
    Đây là thời điểm gần nhất mà
    chúng ta có thể
  • 6:43 - 6:47
    tiếp cận Kinh thánh kể từ thời điểm
    khai sinh ra Cơ đốc giáo
  • 6:47 - 6:48
    dưới thời Hoàng đế Constantine,
  • 6:48 - 6:51
    và đó cũng là thời điểm hình thành
    Hội đồng Giám mục Nicaea,
  • 6:51 - 6:54
    khi người ta thống nhất
    tín điều cơ bản của Cơ đốc giáo.
  • 6:55 - 6:58
    Bản ghi chép này, thật không may,
    đã bị hư hại rất nghiêm trọng,
  • 6:58 - 7:00
    và nó bị hư hại là do hàng thế kỉ nay
  • 7:00 - 7:02
    nó đã được sử dụng và chuyển giao
  • 7:03 - 7:05
    trong các lễ tuyên thệ ở nhà thờ.
  • 7:05 - 7:10
    Thực tế, vết bẩn màu tím mà quí vị thấy
    ở góc trên bên trái
  • 7:10 - 7:14
    là nấm cúc, vốn là loại nấm
  • 7:14 - 7:18
    sinh ra từ những bàn tay không được rửa
  • 7:18 - 7:20
    của người mang bệnh lao.
  • 7:21 - 7:24
    Hình ảnh thu được đã giúp tôi
    làm được bản sao đầu tiên
  • 7:24 - 7:26
    của bản ghi chép này
    trong vòng 250 năm qua.
  • 7:28 - 7:31
    Có một phòng thí nghiệm có thể đi tới
    những bộ sưu tập cần đến nó, dù sao
  • 7:31 - 7:33
    cũng chỉ là một phần của giải pháp.
  • 7:33 - 7:36
    Công nghệ đắt đỏ và rất hiếm,
  • 7:36 - 7:40
    và kĩ năng chụp và xử lý hình ảnh
    vẫn còn là bí kíp nghề nghiệp.
  • 7:40 - 7:41
    Có nghĩa là những cuộc khôi phục đỉnh cao
  • 7:41 - 7:46
    nằm ngoài tầm với hầu hết các nhà khoa học
    và chỉ thuộc về các tổ chức giàu có nhất.
  • 7:46 - 7:49
    Đó là lí do tôi thành lập Dự án Lazarus,
  • 7:49 - 7:51
    một sáng kiến phi lợi nhuận
  • 7:51 - 7:55
    để đưa chẩn đoán hình ảnh đa quang phổ
    tới cá nhân các nhà nghiên cứu
  • 7:55 - 7:59
    và những tổ chức nhỏ hơn
    với chi phí hầu như không đáng kể.
  • 8:00 - 8:01
    Trong vòng 5 năm qua,
  • 8:01 - 8:05
    đội ngũ các nhà khoa học hình ảnh,
    các học giả và sinh viên
  • 8:05 - 8:07
    đã đi tới 7 nước khác nhau
  • 8:07 - 8:11
    và khôi phục lại một số bản ghi chép
    bị hư hai quý giá nhất thế giới,
  • 8:11 - 8:14
    bao gồm Cuốn sách Vercelli,
    vốn là cuốn sách tiếng Anh cổ nhất,
  • 8:14 - 8:17
    Cuốn sách Đen của Carmarthen,
    cuốn sách cổ nhất của xứ Wales,
  • 8:17 - 8:20
    và một số quyển kinh Phúc âm sơ khai nhất
    vô cùng quí giá.
  • 8:20 - 8:23
    đặt tại nơi trước đây là
    nước Georgia thuộc khối Xô Viết cũ.
  • 8:25 - 8:28
    Vậy là, hình ảnh quang phổ
    có thể khôi phục những văn tự đã mất.
  • 8:28 - 8:33
    Tinh vi hơn, nó có thể khôi phục lại
    câu chuyện thứ hai đằng sau mỗi vật thể,
  • 8:33 - 8:38
    câu chuyện một văn tự đã được tạo ra
    như thế nào, bao giờ và do ai,
  • 8:38 - 8:42
    và, đôi khi, điều tác giả
    nghĩ tới tại thời điểm viết ra tác phẩm.
  • 8:43 - 8:46
    Ví dụ, bản nháp của
    Tuyên ngôn Độc lập
  • 8:46 - 8:48
    được viết bởi chính tay tổng thống
    Thomas Jefferson,
  • 8:48 - 8:51
    được đồng nghiệp của tôi chụp lại
    vài năm trước đây
  • 8:51 - 8:52
    tại Thư viện Quốc Hội.
  • 8:52 - 8:55
    Người phụ trách bảo tàng đã nhắc rằng
    có một chữ trong đó
  • 8:55 - 8:57
    đã bị gạch đi và ghi đè lên.
  • 8:57 - 9:00
    Từ được ghi đè lên là "công dân".
  • 9:00 - 9:03
    Có lẽ quí vị đã đoán được
    từ gì ghi ở dưới.
  • 9:04 - 9:05
    "Dân chúng."
  • 9:05 - 9:08
    Đó, thưa các quí ông quí bà,
    là nền dân chủ Hoa Kì
  • 9:08 - 9:11
    đã tiến hóa dưới bàn tay
    của Thomas Jefferson.
  • 9:11 - 9:15
    Hoặc hãy xem Bản đồ Martellus 1491,
  • 9:15 - 9:18
    được chúng tôi chụp lại
    tại Thư viện Beinecke Đại học Yale.
  • 9:18 - 9:20
    Đấy là bản đồ mà Columbus
    đã tham khảo
  • 9:20 - 9:22
    trước khi ông đi đến Tân Thế giới,
  • 9:22 - 9:25
    mang lại cho ông ý tưởng
    châu Á trông như thế nào
  • 9:25 - 9:26
    và Nhật Bản nằm ở đâu.
  • 9:28 - 9:31
    Vấn đề của tẩm bản đồ này là
    mực và chất nhuộm
  • 9:31 - 9:33
    đã xuống cấp theo thời gian
  • 9:33 - 9:35
    để tấm bản đồ to lớn tới gần 7 foot này
  • 9:35 - 9:37
    khiến thế giới giống như
    một sa mạc khổng lồ.
  • 9:38 - 9:41
    Cho tới nay, chúng ta biết rất ít,
    biết chi tiết về những gì
  • 9:41 - 9:43
    Columbus hiểu biết về thế giới
  • 9:43 - 9:45
    và văn hóa thế giới được hình dung ra sao.
  • 9:45 - 9:49
    Chú giải chính trên bản đồ gần như
    không đọc nổi dưới ánh sáng thông thường.
  • 9:49 - 9:52
    Tia cực tím chỉ làm rõ được được ít.
  • 9:52 - 9:54
    Đa quang phổ mang đến cho chúng ta tất cả.
  • 9:55 - 9:58
    Ở châu Á, ta biết được về những
    con quái vật có tai dài đến nỗi
  • 9:58 - 10:01
    có thể che được toàn bộ
    cơ thể của quái vật.
  • 10:01 - 10:05
    Ở châu Phi, một con rắn có thể khiến
    mặt đất bốc khói.
  • 10:07 - 10:09
    Giống như ánh sao,
    có thể truyền tải hình ảnh
  • 10:09 - 10:12
    của Vũ trụ trong quá khứ xa xăm,
  • 10:12 - 10:15
    ánh sáng đa quang phổ có thể đưa chúng ta
    trở lại những thời khắc bối rối
  • 10:15 - 10:17
    khi tạo ra vật thể.
  • 10:17 - 10:21
    Qua kính này, ta chứng kiến
    những sai sót, những sự đổi ý,
  • 10:21 - 10:24
    những ý tưởng ngây ngô,
    chưa bị kiểm duyệt,
  • 10:24 - 10:27
    những khiếm khuyết trong
    trí tưởng tượng của con người
  • 10:27 - 10:29
    đã khiến những vật thể thiêng liêng
    và tác giả của chúng
  • 10:29 - 10:31
    trở nên chân thật hơn,
  • 10:31 - 10:34
    khiến lịch sử gần gũi với chúng ta hơn.
  • 10:35 - 10:36
    Thế còn tương lai thì sao?
  • 10:36 - 10:39
    Có quá nhiều điều của quá khứ,
  • 10:39 - 10:42
    và quá ít người có kĩ năng
    để cứu lấy những vật thể này
  • 10:42 - 10:46
    trước khi chúng biến mất vĩnh viễn.
  • 10:46 - 10:50
    Đó là lí do tôi bắt đầu giảng dạy về
    môn học lai mới này,
  • 10:50 - 10:52
    mà tôi gọi là "khoa học văn tự".
  • 10:52 - 10:53
    Khoa học văn tự là mối tơ duyên
  • 10:53 - 10:56
    giữa những kĩ năng truyền thống
    của học giả văn chương --
  • 10:56 - 10:58
    khả năng đọc các ngôn ngữ cổ
    và các bản chép tay cổ,
  • 10:58 - 11:00
    kiến thức về cách tạo ra các văn tự
  • 11:00 - 11:02
    để có thể tìm ra nguồn gốc
    và tuổi đời văn tự --
  • 11:02 - 11:05
    với những kĩ thuật mới như
    khoa học chẩn đoán hình ảnh,
  • 11:05 - 11:08
    phản ứng hóa học của mực và chất nhuộm màu
  • 11:08 - 11:10
    nhận diện kí tự quang trên máy tính.
  • 11:11 - 11:13
    Năm ngoái, một học sinh trong lớp tôi,
  • 11:13 - 11:15
    mới năm nhất
  • 11:15 - 11:16
    biết tiếng Latin và tiếng Hy Lạp,
  • 11:16 - 11:19
    đã xử lý một bản da cừu
  • 11:19 - 11:22
    mà chúng tôi đã chụp tại
    một thư viện nổi tiếng ở Rome.
  • 11:22 - 11:27
    Khi cậu ta làm việc, những chữ Hy Lạp
    nhỏ li ti dần hiện ra sau các văn tự.
  • 11:28 - 11:30
    Mọi người xúm xung quanh,
  • 11:30 - 11:32
    và cậu ấy đọc được một dòng
    từ tác phẩm đã mất
  • 11:32 - 11:35
    của nhà biên soạn hài kịch
    Hy Lạp Menander.
  • 11:36 - 11:38
    Đây là lần đầu tiên trong vòng
    một nghìn năm qua
  • 11:38 - 11:41
    những chữ ấy được đọc to thành lời.
  • 11:42 - 11:45
    Ở thời khắc ấy, cậu sinh viên năm nhất
    đã trở thành học giả.
  • 11:45 - 11:48
    Thưa quí ông và quí bà,
    đó chính là tương lai của quá khứ.
  • 11:49 - 11:50
    Xin cảm ơn quí vị rất nhiều!
  • 11:50 - 11:53
    (tiếng vỗ tay)
Title:
Tôi đã khám phá ra bí mật của các văn tự cổ ra sao?
Speaker:
Gregory Heyworth
Description:

Gregory Heyworth là một nhà khoa học văn tự, ông cùng với phòng thí nghiệm của mình tìm ra phương pháp mới đọc những bản ghi chép và bản đồ cổ xưa bằng công nghệ chẩn đoán hình ảnh quang phổ. Trong bài nói chuyện quyến rũ này, hãy xem Heyworth rọi ánh sáng lên một phần lịch sử đã mất, giải mã những văn tự chưa từng được đọc từ hàng ngàn năm nay. Làm thế nào để những tác phẩm kinh điển đã mất viết lại những trang kiến thức của chúng ta quá khứ?

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:07

Vietnamese subtitles

Revisions