Trên con đường trưởng thành của trẻ em Mỹ , hai con đường được nhìn thấy trên hành trình. Con đường đầu tiên chúng ta thường gặp: đại học. Một vài bạn có thể nhớ lại cảm giác phấn khích đã có khi bạn bắt đầu nhập học đại học. Một vài bạn có thể đang học đại học và bạn đang cảm nhận sự phấn khởi ngay tại giây phút này. Đại học cũng có vài thiếu sót. Nó cực đắt; nó làm cho người trẻ mang nợ. Nhưng dù sao đi nữa, nó là một con đường khá tốt. Người trẻ rời khỏi trường đại học với niềm kiêu hãnh và những bạn bè tốt với rất nhiều kiến thức về thế giới. Và có lẽ điều quan trọng nhất, có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn so với trước khi học đại học. Hôm nay tôi muốn bàn về con đường thứ hai trong hành trình từ thời thơ ấu đến trưởng thành ở Mỹ. Và con đường đó là nhà tù. Những người trẻ trên hành trình này phải gặp nhân viên quản chế thay vì gặp giáo viên. Chúng phải tới hầu tòa thay vì tới lớp học. đi tới trại cải huấn của bang thay vì một năm cuối cấp phổ thông ở nước ngoài. Chúng khởi đầu những năm tuổi 20 không phải với tấm bằng kinh doanh hoặc Anh ngữ, mà là hồ sơ phạm tội. Con đường này làm chúng ta tiêu tốn rất nhiều, khoảng 40,000 đô la một năm để gửi một người trẻ đến nhà tù ở New Jersy. Nhưng tại đây, người đóng thuế đang lãng phí tiền của và những gì bọn trẻ nhận được là những ô nhà tù lạnh lẽo và một vết nhơ vĩnh viễn khi chúng quay về nhà tìm việc làm. Ngày càng nhiều trẻ em đi trên con đường trong quá trình trưởng thành hơn những năm trước đó tại Mỹ và đó là bởi vì trong 40 năm qua, tỉ lệ giam giữ đã tăng 700 phần trăm. Tôi có một slide cho bài nói này. Đây là nó. Đây là tỉ lệ giam giữ, khoảng 716 người trên 100,000 người trong dân số. Đây là những nước OECD. Hơn thế nữa, chúng ta gửi các đứa trẻ nghèo vào trong tù, quá nhiều trẻ từ cộng đồng Mỹ-Phi và Châu Mỹ La tinh vì vậy nhà tù đang chắn ngang những người trẻ đang cố gắng hoàn thành giấc mơ Mỹ. Vấn đề thậm chí còn tệ hơn thế này nữa bởi vì chúng ta không chỉ gửi trẻ nghèo vào trong tù, chúng ta đang trói buộc trẻ em nghèo bằng lệ phí tòa, bằng quản chế và lệnh tha hạn chế, với bảo đảm ở mức thấp, chúng ta đang đòi hỏi chúng sống giữa những ngôi nhà và nhà tạm giam, và chúng ta đang đòi hỏi chúng thỏa thuận với lực lượng cảnh sát xâm nhập vào cộng đồng da màu nghèo, không nhằm mục đích cải thiện an toàn công cộng, mà bằng số lượng bắt giam, để lót kho bạc thành phố. Đây là thứ ẩn giấu trong thử nghiệm trừng phạt lâu đờit: người trẻ luôn lo lắng rằng họ sẽ bị chặn lại lục xét và bắt giữ bất cứ lúc nào Không chỉ trên đường phố, mà là nhà của họ, ở trường và nơi làm việc. Tôi quan tâm đến con đường khác trên con đường trưởng thành khi bản thân tôi trở thành sinh viên đại học nhập học tại Đại học Pennsylvania vào đầu những năm 2000. Penn nằm cạnh khu dân cư Mỹ-Phi lâu đời. Vì vậy bạn sẽ thấy hai con đường song song tiếp diễn nhau: những đứa trẻ nhập học ngôi trường tư danh giá này, và những đứa trẻ từ các khu phố lân cận, một số vào được đại học, và số còn lại thì được gửi vào tù. Vào năm thứ 2 đại học, tôi bắt đầu làm gia sư cho một cô gái trẻ học phổ thông sống cách trường đại học 10 phút. Chẳng lâu sau, em họ cô ấy trở về nhà từ trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên. Cậu ấy 15 tuổi, năm nhất phổ thông. Tôi bắt đầu làm quen với cậu ấy, với bạn cậu và gia đình cậu, tôi hỏi cậu ấy liệu tôi có thể viết về cuộc đời cậu trong luận văn tốt nghiệp đại học. Quyển luận văn tốt nghiệp này trở thành luận án tiến sĩ ở Princeton và giờ thành quyển sách. Vào cuối năm thứ 2 đại học, tôi chuyển đến khu dân cư này và dành 6 năm tiếp theo để tìm hiểu những gì người trẻ phải đối mặt khi họ trưởng thành. Tuần đầu tiên ở khu vực này, tôi nhìn thấy hai bé trai, 5 và 7 tuổi, chơi trò rượt đuổi, đứa lớn hơn đuổi theo đứa kia. Cậu bé trong vai cảnh sát Khi cảnh sát bắt đứa nhỏ hơn, cậu đẩy nó nằm xuống, còng tay nó bằng những cái còng tưởng tượng, lộn một góc tư túi đứa kia ra, hét lên,"Tao tóm được rồi nhé." Cậu ta hỏi thằng bé liệu nó có mang thuốc phiện trong người hoặc nếu nó đã nhận trát hầu tòa. Nhiều lần, tôi thấy trò chơi này lặp lại một số đứa thậm chí ngừng bỏ chạy, và nằm rạp xuống đất hai tay đưa qua khỏi đầu hoặc đứng dựa sát vào tường. Bọn trẻ thậm chí hét vào mặt nhau, "Tao sẽ nhốt mày vào tù, Tao sẽ nhốt mày vào tù và mày sẽ không bao giờ được về nhà!" Một lần tôi nhìn thấy một đứa bé 6 tuổi kéo quần một đứa khác xuống và cố gắng lục soát. Trong vòng 18 tháng sống ở khu này, Tôi ghi nhận lại mỗi lần tôi nhìn thấy cảnh sát viếng thăm những người hàng xóm. Trong vòng 18 tháng đầu tiên này, tôi nhìn thấy cảnh sát chặn người đi xe đạp hay người ngồi trong ô tô, lục soát, gọi tên, và rượt đuổi họ trên phố, lôi người dân lại để thẩm vấn, hoặc bắt giam mỗi ngày, với năm ngoại lệ. 52 lần, tôi nhìn thấy cảnh sát đập vỡ những cánh cửa, rượt đuổi qua những căn nhà hoặc bắt giam người nào đó tại nhà của họ. 14 lần trong một năm rưỡi đầu tiên này, tôi nhìn thấy cảnh sát đấm, bóp cổ, đá hoặc đánh đập những thanh niên trẻ sau khi họ bắt được chúng. Dần dần, tôi quen được hai anh em, Chuck và Tim Chuck 18 tuổi khi chúng tôi gặp nhau, cậu đang ở năm cuối phổ thông Cậu chơi trong đội tuyển bóng rổ và nhận toàn điểm C và B. Em trai cậu, Tim, mới lên 10. Tim rất yêu quí Chuck; cậu lẽo đẽo theo Chuck suốt, xem Chuck là người cố vấn. Họ sống cùng mẹ và ông ngoại trong một ngôi nhà hai tầng với bãi cỏ phía trước và một cổng sau. Mẹ họ đang phải vật lộn với nghiện ngập khi họ đang tuổi lớn. Bà ấy thực sự không thể nào có được một công việc lâu dài. Cả gia đình sống nhờ tiền cấp dưỡng của ông ngoại, thực ra không đủ cho thức ăn và quần áo và học phí cho lũ trẻ. Cả gia đình thật sự đã phải rất nỗ lực. Nên khi chúng tôi gặp nhau, Chuck học năm cuối phổ thông. Cậu ta vừa tròn 18 tuổi. Mùa đông năm đó một đứa trẻ trong sân trường gọi mẹ Chuck là một con điếm có hạng. Chuck dộng khuôn mặt đứa trẻ vào tuyết và cảnh sát trường học cáo buộc cậu với tội hành hung trầm trọng. Đứa trẻ kia không sao ngày tiếp theo Nhưng tôi nghĩ lòng tự trọng của Chuck bị tổn thương nhiều hơn hết thảy. bởi vì dù sao đi nữa Chuck đã 18 tuổi tôi hành hung người khác đã đẩy cậu vào nhà tù người lớn của quận trên đường State ở đông bắc Philadelphia, nơi cậu tạm giam, không đủ tiền bảo lãnh-- cậu không có khả năng trả-- trong khi những ngày xét xử cứ kéo dài, kéo dài suốt năm cuối phổ thông của cậu. Cuối cùng, vào cuối học kỳ thẩm phán của vụ án này bác bỏ mọi cáo buộc và Chuck được về nhà với chỉ vài trăm đô la lệ phí tòa án treo trên đầu cậu. Ngày hôm đó Tim rất vui. Mùa thu năm sau, Chuck cố gắng học lại năm cuối phổ thông, nhưng thư ký của trường bảo cậu rằng cậu đã 19 tuổi và quá tuổi để được học lại. Rồi sau đó thẩm phán ra lệnh bắt giam cậu bởi vì cậu không thể trả 225 đô la phí hầu tòa đã đến hạn trả vài tuần sau khi vụ xử án kết thúc. Vì vậy cậu trở thành đứa bỏ học trốn chạy. Lệnh bắt giam Tim cũng đến trong năm đó sau khi cậu lên 11 tuổi. Chuck có dự định để lệnh bắt giam cậu bị dỡ bỏ. và cậu đang có kế hoạch trả tiền cho phí xét xử khi cậu đang chở Tim đến trường bằng xe hơi của bạn gái. Cảnh sát chặn xe lại, lục xét xe, và hóa ra chiếc xe này bị trộm ở California. Chuck không hề hay biết rằng đây là một chiếc xe bị đánh cắp. Chú của bạn gái cậu mua nó từ một cuộc đấu giá xe cũ ở phía bắc Philly. Chuck và Tim chưa bao giờ ra khỏi khu vực của 3 bang, hay một mình đến California. Dù vậy, cảnh sát khu vực vẫn cáo buộc Chuck tội sử dụng tài sản ăn cắp. Và một thẩm phán cho trẻ vị thành niên, một vài ngày sau đó buộc tội Tim, tuổi 11, đồng lõa trong việc tiêu thụ tài sản ăn cắp khi cậu ta nằm trong 3 năm thử thách. Với hình phạt thử thách treo lơ lửng trên đầu, Chuck kéo em trai mình ngồi xuống và bắt đầu dạy cậu cách chạy trốn khỏi cảnh sát. Chúng sẽ ngồi cạnh nhau ở cổng sau nhìn ra ngoài con hẻm chung và Chuck dạy Tim cách nhận ra xe cảnh sát chìm, làm thế nào để thương lượng trong một cuộc đột kích ban đêm, làm sao và trốn ở đâu Tôi muốn bạn tưởng tượng trong vòng một giây cuộc đời của Chuck và Tim sẽ như thế nào khi chúng phải sống ở khu vực nơi bọn trẻ đi học đại học, chứ không phải nhà tù. Một khu giống nơi tôi đã lớn lên. OK, bạn có thể nói rằng. Nhưng Chuck và Tim, và những đứa trẻ giống chúng, chúng đã gây ra trọng tội! Chẳng phải chúng đáng bị ngồi tù sao? Chẳng phải chúng đáng sống trong nỗi sợ hãi bị bắt giam? Vâng, câu trả lời của tôi là không. Chúng không đáng. Và chắc chắn không phải các điều tương tự mà các người trẻ khác có nhiều đặc quyền hơn đang làm mà không bị trừng phạt. Nếu Chuck học tại trường phổ thông của tôi cuộc ẩu đả sân trường sẽ kết thúc tại đây, như là một vụ ẩu đả trường học. Nó sẽ không bao giờ trở thành vụ tấn công nghiêm trọng. Không có đứa trẻ nào học đại học cùng với tôi có hồ sơ phạm tội. Không một ai cả. Nhưng bạn có thể tưởng tượng sẽ có nhiều vụ nếu cảnh sát chặn lũ đó lại và lục túi để tìm chất kích thích khi chúng đi đến lớp học? hoặc đột kích các bữa tiệc thân mật vào lúc nửa đêm? OK, bạn có thể nói rằng. Nhưng chẳng phải tỉ lệ giam giữ cao góp phần làm giảm tỉ lệ phạm tội? Tỉ lệ phạm tội đang giảm. Đó là điều tốt. Đó hoàn toàn là điều tốt. Tỉ lệ phạm tội đang giảm. Nó giảm chóng mặt vào những năm 90 và trong những năm 2000. Nhưng theo hội đồng các học giả triệu tập bởi Học viện khoa học quốc gia năm ngoái, mối quan hệ giữa tỉ lệ giam giữ cao và tỉ lệ phạm tội thấp khá yếu. Hóa ra tỉ lệ phạm tội tăng hoặc giảm bất kể số lượng người trẻ chúng ta tống giam. Chúng ta thường nghĩ về công lý theo một nghĩa khá hẹp: tốt và xấu, vô tội và có tội. Sự bất công là tình trạng bị kết tội nhầm. Vì vậy nếu bạn bị kết tội bởi bạn đã làm điều gì đó, bạn phải bị trừng phạt vì nó. Có những người vô tội và có tội, có nạn nhân và và kẻ phạm tội. Đôi khi chúng ta nên nghĩ rộng hơn một chút. Nay, chúng ta đang yêu cầu các đứa trẻ sống tại những khu bất lợi nhất, những người có ít sự hỗ trợ từ gia đình nhất, những người đang nhập học những trường tệ nhất quốc gia, những người phải đối mặt với khó khăn trên thị trường lao động, những người sống ở khu vực mà bạo lực là vấn đề hàng ngày, Chúng ta đang yêu cầu những đứa trẻ này phải đi trên những đường kẻ nhỏ nhất mà không bao giờ được làm gì sai. Tại sao chúng ta không hỗ trợ những trẻ phải đối mặt với những thử thách này? Tại sao chúng ta chỉ cung cấp còng tay, thời gian ngồi tù và cuộc đời trốn chạy? Liệu chúng ta có thể làm gì đó tốt hơn? Liệu chúng ta có thể tạo nên hệ thống tư pháp hình sự ưu tiên việc phục hồi, ngăn ngừa, tái hòa nhập công dân, hơn là trừng phạt? (Vỗ tay) Một hệ thống tư pháp hình sự ghi nhận di sản loại trừ mà người nghèo da màu ở Mỹ phải đối mặt và điều đó không thúc đấy và duy trì những ngoại lệ. (Vỗ tay) Và cuối cùng, một hệ thống tư pháp hình sự tin vào người trẻ da đen hơn là đối xử với họ như những kẻ thù cần phải bị bao vây. (Vỗ tay) Tin tốt là chúng ta đã bắt đầu. Vài năm trước, Michelle Alexander viết quyển "The New Jim Crow" cho phép người Mỹ nhìn nhận việc tạm giam như là vấn đề quyền công dân theo cách họ chưa từng thấy bao giờ. Tổng thống Obama và chánh án Eric Holder đã tuyên bố mạnh mẽ về cải cách tuyên án, trong việc xem xét sự chênh lệch chủng tộc trong tỉ lệ bắt giam. Chúng ta đang nhìn thấy các tiểu bang xóa bỏ luật chặn lại và lục soát bởi nó vi phạm quyền công dân. Chúng ta đang nhìn thấy các thành phố và tiểu bang hợp pháp hoá việc sở hữu cần sa. New York, New Jersey và California đã giảm số lượng tù nhân, đóng cửa nhà tù, trong khi tỉ lệ phạm tội giảm mạnh. Texas cũng đang tham gia cuộc chơi, trong việc đóng cửa nhà tù, và đầu tư cho giáo dục. Liên minh kỳ lạ này đang xây dựng từ bên phải và bên trái, bao gồm các cựu tù và chính khách bảo thủ tài chính, gồm các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ, gồm những người trẻ tuần hành trên đường để phản đối bạo lực cảnh sát chống lại những thiếu niên da đen không vũ khí, và người già, người giàu có-- một trong số đó là khán giả bên dưới-- bơm tiền vào sáng kiến giải phóng Trong một quốc hội bị chia rẽ sâu sắc việc tái lập hệ thống tư pháp hình sự không chỉ là vấn đề cánh hữu và cánh tả có đồng quan điểm. Tôi không nghĩ tôi sẽ nhìn thấy khoảnh khắc chính trị này trong cuộc đời. Tôi nghĩ rằng nhiều người đã làm việc không mệt mỏi để viết về nguyên nhân và hậu quả của tỷ lệ bắt giam lâu đời cũng không nghĩ họ sẽ thấy được khoảnh khắc này trong đời. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta hiện nay, chúng ta có thể làm được gì? Chúng ta có thể thay đổi những gì? Tôi muốn kết thúc bài nói bằng lời kêu gọi những người trẻ, những người trẻ theo học đại học và những người trẻ đang nỗ lực để không bị vào tù hoặc đã ngồi tù và trở về nhà. Những con đường dẫn tới trưởng thành này trông có vẻ chia cắt, nhưng những người trẻ tham gia con đường này đưa chúng ta tới tuổi trưởng thành, họ có một điểm chung: Cả hau đều có thể trở thành lãnh đạo trong cuộc cải cách hệ thống tư pháp hình sự Người trẻ luôn luôn dẫn đầu trong cuộc chiến đòi quyền bình đẳng, cuộc chiến để nhiều người được thừa nhận phẩm giá và cuộc chiến cho cơ hội tự do. Nhiệm vụ dành cho thế hệ trẻ trong thời điểm này, khoảnh khắc thay đổi đột biến, khả năng chấm dứt việc bắt giữ số lượng lớn và xây dựng một hệ thống tư pháp hình sự mới, nhấn mạnh vào từ công lý. Xin cảm ơn. (Vỗ tay)