Bạn từng phải đợi hàng giờ tới lượt khám mặc dù đã đặt lịch hẹn? Phòng khách sạn của bạn bị hủy do quá tải? Hay chuyến bay của bạn bỗng bị hoãn? Đây chính là do việc đặt trước vượt mức, một vấn đề do các doanh nghiệp và tổ chức bán hay đặt vé nhiều hơn khả năng đáp ứng. Ngoài việc khiến khách hàng nổi giận, việc đặt vé quá nhiều xảy ra vì lợi nhuận còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực Họ biết không phải ai cũng đúng lịch hẹn, nhận phòng, và đúng giờ bay, vì vậy họ bán ra nhiều hơn có thể đáp ứng. Hàng không là ví dụ điển hình, một phần bởi vì xảy ra quá thường xuyên. Khoảng 50,000 người/năm bị chuyến bay Con số đó gây ít bất ngờ tới ngành hàng không, ngành dùng số liệu thống kê để quyết định chính xác số lượng vé bán. Đó là một công đoạn tinh vi. Vé bán ra quá ít sẽ có nhiều ghế trống. Nếu quá nhiều, hãng phải chịu phạt gồm đổi chuyến, đền tiền vé, phòng cho khách. Và đây là tóm gọn cách các hãng làm việc. Các hãng hàng không thu thập thông tin qua các năm về những hành khách đã đến và bỏ chuyến bay. Ví dụ, họ biết trên một tuyến đường cụ thể, khả năng kịp chuyến của từng hành khách là 90%. Nói một cách đơn giản, ta coi mỗi hành khách đều đi một mình, không theo gia đình hay nhóm. Vậy nếu có 180 chỗ thì có 180 vé bán ra, thì khoảng 162 người sẽ lên máy bay. Nhưng, tất nhiên, sẽ có thể có nhiểu hoặc ít hơn con số trên. Khả năng xảy ra từng trường hợp được gọi là phân phối nhị thức, để có doanh thu tốt nhất. Bây giờ, hãy nhìn vào lợi nhuận. Công ty hàng không thu lợi từ việc bán vé và đền bù cho mỗi hành khách bị rời lịch. Cho rằng giá 1 vé là $250 và không thể đổi sang chuyến muộn hơn. Và giá đền bù cho mỗi vé bị huỷ là $800. Đây chỉ là ví dụ minh hoạ. Giá trị thực tế thay đổi đáng kể. Tức là, nếu không bán thừa vé, bạn thu về $45,000. Nếu thêm 15 vé và ít nhất 15 người bỏ chuyến, bạn kiếm được $48,750. Đó là con số phù hợp nhất. Trong trường hợp xấu nhất, tất cả không ai bỏ chuyến. 15 người sẽ bị rời lịch, và doanh thu sẽ là $36,750, thậm chí ít hơn khi bán 180 vé ngay từ ban đầu. Nhưng vấn đề không chỉ là viễn cảnh tốt hay xấu về tài chính, mà là khả năng xảy ra của nó như thế nào. Vậy khả năng xảy ra của mỗi viễn cảnh ra sao? Chúng ta có thể tính xác xuất bằng phân phối nhị thức. Trong ví dụ này, khả năng cả 195 hành khách đi dường như là 0%. Khả năng 184 người đi là 1.11%, và cứ vậy. Nhân xác suất này với doanh thu trong từng trường hợp lại, sau đó cộng tất cả vào, và trừ đi tổng kiếm được khi bán 195 vé thì ta sẽ có doanh thu ước tính để bán 195 vé. Bằng cách lặp lại cách tính này với những số vé bán dư khác nhau, các hãng hàng không có thể tìm ra số mà đem lại doanh thu lớn nhất. Trong ví dụ trên là 198 vé, khi đó công ty thu được $48,774, nhiều hơn khoảng $4000 mà không bán vé dư. Đó là đối với một chuyến bay. Nhân với một hàng triệu chuyến bay mỗi năm, thì việc đặt thừa vé sẽ tăng rất nhanh. Rõ ràng, tính toán thực tế còn phức tạp hơn rất nhiều. Các công ty dùng nhiều yếu tố để tạo ra mô hình chính xác hơn. Nhưng họ có nên thế? Một số cho việc đặt vé vượt mức là phi đạo đức. Khi bạn tính tiền hai người cho cùng một thứ. Đương nhiên, nếu bạn chắc chắn 100% ai đó sẽ bỏ chuyến, hoàn toàn ổn khi bán vé cho chỗ đó. Nhưng nếu bạn chỉ chắc chắn 95%? Hay 75%? Liệu có một con số cụ thể nào chia tách phi đạo đức với thực tế?