Bạn sẽ làm gì khi đất nước đang trên đường đến với chủ nghĩa độc tài? Nếu bạn thấy một người đang nắm quá nhiều quyền lực, bạn sẽ ngăn ông ta lại chứ? Cho dù đó là một người bạn, người đồng chí thân thiết nhất của bạn? Những câu hỏi này đã ám ảnh nghị sĩ La Mã Marcus Junius Brutus năm 44 TCN khi Julius Caesar bị ám sát. Phản đối quyền lực chưa giám sát không chỉ là vấn đề chính trị với Brutus mà còn là vấn đề cá nhân. Ông tự xưng là hậu duệ của Lucius Junius Brutus, người đã giúp lật đổ vị vua độc tài được biết với tên gọi Tarwuin Kiêu Hãnh. Thay vì nắm toàn bộ quyền lực trong tay, Brutus cha đã tuyên thệ với người dân rằng sẽ không bao giờ cho phép một vị vua nào cai trị đất nước. Rome trở thành nước Cộng hoà dựa trên nguyên tắc không có bất kỳ ai nắm quá nhiều quyền lực. Giờ đây, 4 thế kỷ rưỡi sau, nguyên tắc đó có nguy cơ bị phá vỡ. Sự nổi lên của Julius Ceasar với chức vụ quan chấp chính đầy quyền lực đã rất được quan tâm. Nhiều năm thắng lợi về quân sự đã đưa ông trở thành người giàu có nhất ở Rome. Và sau khi bánh bại đối thủ Pompey Vĩ đại trong một cuộc nội chiến ác liệt, quyền lực của ông đã lên đến đỉnh cao. Những chiến thắng và sáng kiến của ông như phân phát đất đai cho người nghèo, đã giúp ông nổi tiếng với dân chúng, và rất nhiều nghị sĩ đã cầu cạnh sự ưu ái bằng cách tôn sùng ông. Các tượng đài được dựng lên, các ngôi đền dành riêng cho ông, và tên ông được đặt cho một tháng, ngày nay nó chính là tháng 7. Quan trọng hơn, danh hiệu nhà độc tài, được trao tạm thời cho quyền lực khẩn cấp trong chiến tranh, lại được trao cho Caesar nhiều lần liên tiếp. Vào năm 44 TCN, ông được biết đến như ''dictator perpetuo'', tức là nhà độc tài có khả năng vô thời hạn. Với các nguyên lão, điều đó vượt quá sức chịu đựng, khi hình dung sự trở lại chế độ quân chủ mà tổ tiên đã chiến đấu để loại bỏ, và cũng như với những ai có quyền lực và tham vọng sợ rằng sự cai trị của Caesar sẽ gây trở ngại. Một nhóm các chủ mưu tự gọi mình là những nhà giải phóng bắt đầu bí mật bàn về kế hoạch ám sát. Chỉ huy họ là nguyên lão Gaius Cassius Longinus cùng với bạn ông, đồng thời là anh rể của ông, Brutus. Tham gia vào âm mưu lật đổ là một quyết định khó khăn của Brutus. Mặc dù Brutus đã cùng phe với Pompey trong cuộn nội chiến bất hạnh đó, nhưng Caesar đã đích thân can thiệp và cứu lấy mạng sống của Brutus, và không chỉ dành cho ông sự ân xá mà còn xem ông như một cố vấn thân cận, thậm chí còn bổ nhiệm ông vào các vị trí quan trọng. Brutus đã do dự khi âm mưu chống lại người đã đối xử với mình như con đẻ, nhưng cuối cùng, sự thuyết phục của Cassius và nỗi sợ hãi của chính Brutus trước tham vọng của Caesar đã thắng thế. Thời khắc mà họ chờ đợi đã đến, vào ngày 15 tháng 3. Tại cuộc họp của Viện nguyên lão, tổ chức ngay trước khi Caesar xuất chinh, khoảng 60 kẻ chủ mưu bao vây ông, rút dao dấu dưới lớp áo choàng và đâm vào ông từ mọi phía. Mọi thứ diễn ra như thế, Caesar chống trả quyết liệt cho đến khi ông nhìn thấy Brutus. Ngoài câu nói 'Là ngươi ư, Brute?'' nổi tiếng được viết bởi Shakespeare, chúng ta không biết thực sự Caesar đã nói gì trước khi chết. Vài nguồn lịch sử nói rằng ông không nói một lời nào, một số khác ghi lại câu nói: ''Cả con nữa à, con trai?'' tạo suy đoán rằng Brutus có thể chính là con trai ngoài giá thú của Caesar. Nhưng tất cả đều xác nhận khi Caesar thấy Brutus trong số những kẻ tấn công, ông che mặt lại và bỏ cuộc, ông gục ngã sau 23 nhát đâm. Không may cho Brutus, ông và những kẻ lật đổ khác đã đánh giá thấp sự ảnh hưởng của Caesar đối với dân chúng La Mã, rất nhiều người xem ông như một vị lãnh đạo tài ba, và xem Viện nguyên lão như tầng lớp quí tộc tham nhũng. Thời điểm Caesar bị ám sát, thành Rome rơi vào hoảng loạn. Hấu hết các quan chức khác bỏ chạy, trong khi những kẻ sát nhân tự bảo vệ mình trên đồi Capitoline. Mark Antony, một người bạn và đồng quan chấp chính của Caesar, đã nhanh chóng nắm được thế thượng phong, khi phát biểu đầy cảm xúc trong đám tang của Caesar cuốn đám đông vào cơn lốc đau thương và phẫn nộ. Kết quả là những kẻ giải phóng buộc phải rời khỏi Rome. Quyền lực không còn nằm trong tay kẻ nào đã dẫn đến các cuộc nội chiến, trong lúc đó, Brutus bị đánh bại và ông đã tự kết liễu đời mình. Mỉa mai thay, kết quả cuối cùng lại đi ngược lại với những gì mà các kẻ chủ mưu mong đạt được chính là cái kết của nền Cộng hoà và mọi quyền lực đều nằm trong tay Hoàng đế. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về cuộc ám sát Caesar ngay từ lúc đầu và bây giờ vẫn như thế. Nhắc đến Brurus, ông là hình mẫu cho rất nhiều nhân vật lịch sử với những góc nhìn đối lập nhau. Trong trường ca ''Hoả Ngục'' của Dante, ông bị đầy xuống tâm của địa ngục và mãi mãi bị quỷ Satan nhai ngấu nghiến bởi tội phản bội. Nhưng trong tác phẩm ''Gulliver du kí'' , Swift miêu tả Brutus như một trong những người sống đạo đức và nhân từ nhất. Brutus vừa được xem như một nhân vật đấu tranh hết mình chống lại chế độ độc tài vừa được xem là một kẻ phản bội cơ hội đu theo trào lưu lịch sử và chính trị. Nhưng đến ngày nay, hơn 2000 năm sau, câu hỏi về ý nghĩa của sự tự do, sự đối lập giữa lòng trung thành, lý tưởng chung của số đông, và những kết cục khó lường vẫn còn đáng bàn luận hơn bao giờ hết.