Tôi muốn kể cho các bạn nghe ba câu chuyện về sực mạnh của các mối quan hệ có thể giải quyết được các vấn đề xã hội sâu xa và phức tạp trong thế kỷ này. Bạn biết đấy, đôi khi những vấn đề về sự nghèo đói, sự bất bình đẳng, bệnh tật, tình trạng thất nghiệp, bạo lực, sự nghiện ngập... chúng tồn tại ngay trong đời sống của mỗi chúng ta. Vì vậy, tôi muốn kể cho các bạn về một người như vậy mà tôi biết. Tôi sẽ gọi cô ấy là Ella. Ella sống tại một thành phố ở Anh, nơi mà bất động sản đang đi xuống. Các cửa hàng bị đóng cửa, quán bar biến mất, khu vui chơi thì bị tàn phá khá nặng nề và bị bỏ hoang, bên trong nhà của Ella, ta có thể cảm thấy được sự căng thẳng và đầy những tiếng ồn chói tai. Vô tuyến được bật to hết cỡ. Hai đứa con của cô ấy, một trai, một gái thì đang đánh nhau Ryan, một đứa con trai khác, thì đang hùa vào chửi rủa trong phòng bếp những con chó bị nhốt đằng sau cửa phòng ngủ. Ella lâm vào bế tắc. Cô ấy đã sống trong sự khủng hoảng 40 năm liền Cô ấy không biết gì cả, và không có cách nào thoát khỏi nó. Cô ấy quen một nhóm người cũng bị ngược đãi, chửi rủa, lừa dối giống mình và, nghịch lý là, một trong những đứa con của cô ấy đã bị trung tâm bảo trợ xã hội đưa đi chăm sóc. Ba người con sống với cô ấy phải chịu một loạt các vấn đề, và không ai trong số chúng được đi học. Ella nói với tôi rằng cô ấy đang bị cuốn vào một vòng luẩn quẩn giống như mẹ cô ấy. Nhưng khi tôi gặp Ella, có đến 73 dịch vụ bảo trợ khác nhau sẵn sàng giúp đỡ cô ấy và gia đình ở thành phố nơi cô ở, 73 dịch vụ bảo trợ khác nhau hỗ trợ cho 24 cục, ban của một thành phố, và Ella, những người giống như cô ấy cùng con cô ấy đã được giúp đỡ bởi hầu hết những dịch vụ bảo trợ ấy. Họ không nghĩ được gì khác ngoài gọi các dịch vụ bảo trợ xã hội để cố gắng hoà giải, dàn xếp một trong những mâu thuẫn đã nổ ra. Và nhà của họ được đến thăm đều đặn bởi các nhân viên bảo trợ xã hội, nhân viên y tế, nhân viên về các vấn đề nhà ở, người giám hộ và cảnh sát địa phương. Chính phủ cho biết hiện tại ở nước Anh có khoảng 100 nghìn gia đình giống với gia đình của Ella Những gia đình đó đang vật lộn mong thoát khỏi cảnh thiếu thốn về kinh tế, xã hội Chính phủ cũng nói số tiền để giải quyết các vấn đề cho mỗi gia đình trên 1 năm là 250 nghìn bảng Anh và vẫn chưa có gì thay đổi cả. Chẳng ai trong số những nhân viên "tốt bụng" hay đến thăm thay đổi được gì Đây là biểu đồ về các gia đình giống như gia đình Ella trong cùng một thành phố Biểu đồ cho thấy sự can thiệp của chính phủ trong vòng 30 năm ở những gia đình đó Cũng giống với trường hợp của Ella, sự can thiệp không nằm trong một kế hoạch tổng thể và mãi chẳng có hồi kết. Không có sự can thiệp nào giải quyết được các vấn đề cốt lõi. Để giải quyết một vấn đề nào đó, nhà chức trách chỉ áp dụng các chính sách ngăn chặn mà thôi Một trong số những cảnh sát nói với tôi: "Xem này. Tôi truyền tải xong thông điệp rồi. Giờ tôi rời đi thôi" Tôi đã dành thời gian sống với các gia đình giống như gia đình Ella ở khắp các vùng khác nhau trên thế giới bởi vì tôi muốn biết: Chúng ta có thể học được điều gì từ những nơi mà thể chế xã hội không tồn tại? Tôi muốn biết cảm giác khi sống trong gia đình của Ella ra sao Tôi cũng muốn biết chuyện gì sẽ tiếp tục xảy ra và chúng tôi có thể làm gì để mọi chuyện khác đi Điều đầu tiên tôi học được đó là: Chi phí thực sự là một khái niệm nan giải Bởi khi chính phủ nói rằng mỗi gia đình như của Bella tốn tới 250 triệu bảng mỗi năm để giải quyết Điều đó có nghĩa là hệ thống này chiếm 250 triệu bảng mỗi năm Bởi vì thực tế gia đình Ella chẳng được hưởng một đồng nào cả để giải quyết vấn đề Thay vào đó, hệ thống chỉ là một con quay hồi chuyển xoay quanh các gia đình, làm chúng bế tắc như nó vốn thế Tôi cũng dành thời gian với những công chức ở tuyến đầu và tôi rút ra rằng đây là một tình thế tuyệt vọng. Bởi thế, Tom, người làm công tác xã hội cho Ryan (con trai 14 tuổi cuả Ella) phải sử dụng 86% thời gian của mình để phục vụ hệ thống này tham gia các cuộc họp với đồng nghiệp, điền vào các mẫu đơn hội họp nhiều hơn để thảo luận về các mẫu đơn và có lẽ căm phẫn nhất là 14% thời gian còn lại anh ta ở với Ryan chỉ để lấy thông tin cho hệ thống. Anh ta thường hỏi Ryan những câu như "Em có thường xuyên hút thuốc hay uống rượu không? Em bắt đầu tới trường khi nào? Và kiểu tương tác như thế này đã bác bỏ khả năng của một đoạn hội thoại thông thường. Nó gạt đi mọi khả năng giúp tạo nên mối quan hệ giữa Tom và Ryan. Khi chúng tôi làm biểu đồ này, những quan chức quan trọng, những nhà chuyên môn họ nhìn chằm chằm vào nó với một vẻ hết sức ngạc nhiên. Mọi văn phòng của họ đều bàn tán về biểu đồ Trong hàng giờ liền một cách rất tích cực, nhưng cuối cùng thì, vẫn chẳng có gì thay đổi cả Và đã có một khoảnh khắc thất bại toàn tập Và rồi có một sự thông suốt Chúng ta phải làm việc khác đi. Thế là, một bước đi dũng cảm được tạo ra. Những nhà lãnh đạo của thành phố nơi Ella sống đã đồng ý rằng chúng ta có thể bắt đầu bằng việc đảo ngược tỉ lệ của Ryan. Thế là tất cả nhân viên, những người tiếp xúc với Ella hay các gia đình như của Ella đã sử dụng 80% thời gian của mình để làm việc với các gia đình đó chỉ dành 20% còn lại phục vụ cho hệ thống mà thôi. Và thậm chí triệt để hơn nữa, các gia đình sẽ chủ động họ sẽ quyết định ai là người giúp họ Thế là, Ella và một bà mẹ khác đã được đề nghị tham gia một cuộc hội thẩm nơi họ sẽ chọn ra người làm việc với mình trong số những nhà chuyên môn. Và rất, rất nhiều người muốn tham gia cùng chúng tôi bởi vì bạn không tham gia để phục vụ hệ thống bạn tham gia vì bạn có thể và bạn muốn tạo nên sự khác biệt. Ella và bà mẹ kia đã hỏi những người bước qua cánh cửa rằng "Các bạn sẽ làm gì khi con trai tôi bắt đầu đánh đập tôi?" Người đầu tiên bước lên trả lời: "Ồ, tôi sẽ nhìn xung quanh xem có lối thoát hiểm nào không và tôi sẽ lùi lại thật từ từ, và nếu tiếng ồn vẫn tiếp tục, tôi sẽ gọi người giám sát của tôi" Và những bà mẹ đáp: "Ông làm việc vì hệ thống mất rồi. Làm ơn lui xuống cho" Người tiếp theo là một cảnh sát. Ông ta nói: "Tôi sẽ vật con trai cô xuống sàn và sau đó tôi không chắc mình sẽ làm gì" Và những bà mẹ nói "Cảm ơn ông" Thế là, họ đã chọn những nhà chuyên môn dám thành thật họ không cần thiết phải có câu trả lời Những người không dùng biểu ngữ khi nói chuyện đã cho thấy lòng nhân đạo của mình và họ đã thuyết phục được những bà mẹ. rằng họ sẽ gắn bó với các bà mẹ bất chấp mọi khó khăn thậm chí ngay cả khi họ không mềm mỏng lắm. Sau đó, các nhóm chuyên môn và các gia đình được cung cấp một phần ngân sách và họ có thể sử dụng tiền theo bất kì hình thức nào họ muốn. Và nhờ vậy, một số gia đình đã ra ngoài ăn bữa phụ. Họ tới quán ăn McDonald's và ngồi đó, nói chuyện, lắng nghe nhau lần đầu tiên trong suốt một thời gian dài. Một gia đình khác hỏi nhóm chuyên gia liệu nhóm có giúp đỡ họ trang trí nhà cửa được không. Một bà mẹ khác đã dùng tiền được cấp để bắt đầu khởi nghiệp như một doanh nghiệp xã hội. Và thực sự trong một thời gian ngắn, những điều mới mẻ bắt đầu nảy nở: một mối quan hệ giữa nhóm chuyên môn và những người lao động. Sau đó những thay đổi đáng kể đã diễn ra. Có lẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi cuộc hành trình của Ella đã có những bước ngoặt lớn, thăng có trầm có. Nhưng ngày hôm nay, cô ấy đã hoàn thành khóa học về công nghệ thông tin. Cô ấy đã kiếm được thu nhập từ công việc đầu tiên của mình, các con cô cũng đã được quay lại trường học, và những người hàng xóm, những người mà trước đó chỉ hi vọng sẽ chuyển đi nơi khác sống đã chấp nhận làm hàng xóm của Ella. họ rất ổn vì điều đó. Giữa họ đã có những tình bạn mới Và tất cả mọi người đều đang trong quá trình thay đổi những gia đình và người lao động trước đây. Nhưng mối quan hệ giữa họ cũng đang được ủng hộ để thay đổi. Tôi kể với các bạn câu chuyện về Ella bởi vì tôi tin rằng những mối quan hệ chính là chìa khóa quan trọng chúng ta có để giải quyết các vấn đề nan giải. Tuy nhiên, ngày nay, những mối quan hệ đó đang dần biến mất bởi chính trị, bởi chính sách xã hội hay bởi thể chế phúc lợi. Chúng ta thực sự phải thay đổi điều này. Vậy ý tôi là gì khi nói về những mối quan hệ? Tôi chỉ đang nói về mối liên kết giữa con người với nhau, một loại tình cảm của sự liên quan, sự gần gũi mối liên kết đó đã giúp chúng ta hạnh phúc, tạo động lực để chúng ta thay đổi để dũng cảm như Ella và thử những cái mới. Và, bạn biết đó, không phải là ngẫu nhiên mà những công chức hay các nhà chuyên gia lại hỗ trợ Ella và gia đình cô ấy. Không phải vì họ có quan hệ tốt với nhau mà vì mối quan hệ giữa họ đã được ghi rõ ràng trong quy chế phúc lợi quy chế đã được soạn thảo ở Anh và đang có hiệu lực ở khắc nơi trên thế giới. Các đồng nghiệp của William Beveridge, nhà kiến trúc sư của nhà nước phúc lợi xã hội đầu tiên và là tác giả của báo cáo Beveridge, đã có ít lòng tin vào Beveridge, người được họ gọi là "con người thiên về xúc cảm". Thay vào đó, họ tin vào ý tưởng về một thể chế lạnh lùng vô cảm và những viên chức đã được cử đi làm việc dưới thể chế. Tuy nhiên, Beveridge đã có tác động vào cách nhìn nhận các vấn đề xã hội của nhà nước hiện đại. Tác động đó thực không thể coi thường được. 100,000 bản báo cáo Beveridge đã được bán hết trong những tuần đầu tiên ra mắt. Người người xếp hàng dưới mưa vào một đêm tháng 11 để được cầm trên tay bản báo cáo, nó được đọc khắp các đất nước, các thuộc địa, khắp châu Âu và trên khắp nước Mỹ. Nó để lại tác động vô cùng lớn đối với cách vận hành của các nhà nước phúc lợi trên toàn thế giới. Nền văn hóa, thói quan liêu, thể chế chính trị hiện diện trên toàn cầu, và tất cả số chúng đều có một điểm giống nhau. Chúng đã dần ăn sâu vào chúng ta thậm chí đến mức chúng ta coi chúng là điều hiển nhiên. Và tôi nghĩ rằng tôi cần phải nói điều thật sự quan trọng này. Vào thế kỉ 20, những thể chế chính trị đó đã thành công rực rỡ. Chúng đã giúp kéo dài tuổi thọ, xóa bỏ được nhiều bệnh tật giải quyết các vấn đề về nhà ở và phổ cập giáo dục trên diện rộng. Nhưng tại thời điểm đó, Beveridge đã gieo lên những thách thức của ngày hôm nay. Bởi vậy, để tôi kể cho các bạn câu chuyện thứ 2 Theo bạn thì điều gì có thể giết chết chúng ta hơn cả việc hút thuốc lá? Đó chính là sự cô đơn. Theo thống kê của chính phủ, cứ 1 người trên 60 tuổi trong số 3 người không nói chuyện hay tiếp xúc với người khác trong 1 tuần. Cứ 1 người trên 10 người trong tổng số 850 nghìn người không nói chuyện với ai khác trong vòng một tháng. Và chúng ta không phải là người duy nhất quan tâm tới vấn đề này; toàn bộ phương Tây cũng đều quan tâm. Thậm chí nó trở thành vấn đề hóc búa đối với một số nước như Trung Quốc, nơi những người già bị bỏ lại một mình ở quê nhà vì quá trình đô thị hóa, di cư ồ ạt. bởi vậy những điều lệ mà Beveridge đã nghĩ ra và công bố không thể giải quyết vấn đề này. Sự cô độc giống như một thách thức về quan hệ tổng thể, nó không thể được giải quyết bằng các biện pháp quan liêu truyền thống. Vì thế, vài năm trước, để hiểu được vấn đề này, tôi đã bắt đầu làm việc với một nhóm 60 người cao tuổi ở phía Nam Luân Đôn, nơi tôi đang sống. Tôi đi mua sắm rồi chơi bin-gô (giống lô-tô) nhưng thực ra tôi quan sát và lắng nghe là chủ yếu. Tôi muốn biết chúng ta có thể làm gì khác đi. Và nếu như bạn hỏi những người già đó, họ sẽ nói với bạn rằng họ muốn 2 điều. Họ muốn ai đó trèo lên thang và thay bóng đèn cho họ, hay ai đó chờ họ khi họ ra khỏi bệnh viện. Họ muốn một sự hỗ trợ thực tế. Và họ muốn vui vẻ. Họ muốn ra ngoài, làm những điều thú vị với những người có cùng quan điểm, kết bạn - việc mà chúng ta hay làm ở mỗi giai đoạn của cuộc đời. Thế là, chúng tôi đã thuê một đường dây điện thoại và một vài người khéo tay, để bắt đầu dịch vụ có tên là "Tuần Hoàn" Thông qua số 0800 hoàn toàn miễn phí, dịch vụ đã thu hút rất nhiều thành viên. Họ có thể gọi bất cứ khi nào họ cần hỗ trợ. Có rất nhiều lý do mọi người gọi cho chúng tôi. Họ gọi vì thú cưng của họ bị ốm, vì DVD của họ bị hỏng hay họ quên mất cách sử dụng điện thoại di động, hay chỉ để thông báo rằng họ vừa ra viện và họ muốn có ai đó chờ họ ở bên ngoài. Và dịch vụ "Tuần Hoàn" cũng cung cấp các chương trình xã hội đa dạng, đan vá, phóng phi tiêu, đi thăm quan bảo tàng, du ngoạn bằng khinh khí cầu. Nhưng đây mới là điều thú vị - điều thực sự gây ra sự thay đổi sâu sắc: những tình bạn đã được hình thành qua thời gian, bắt đầu thay thế những yêu cầu thực tế của họ. Để tôi kể với các bạn về Belinda. Belinda là thành viên của "Tuần Hoàn" và cô ấy chuẩn bị nhập viện để phẫu thuật hông, cô ấy đã gọi tới "Tuần Hoàn" để nói rằng chúng tôi sẽ không gặp cô ấy trong một thời gian. Damon, người vận hành "Tuần Hoàn" trong vùng đã gọi lại cho cô ấy và nói "Tôi có thể giúp gì cho cô?" Belinda nói "Ồ, không sao. Tôi ổn mà" Jocelyn đang đi mua sắm. Tony thì đang làm vườn. Melissa và Joe thì đang nấu nướng và tán gẫu. Thế nên, 5 thành viên của "Tuần Hoàn" đã tự tổ chức tới chăm sóc Belinda. Belinda đã 80 tuổi, mặc dù cô ấy luôn nói tâm hồn mình chỉ mới 25, cô ấy cũng nói rằng cô ấy cảm thấy bế tắc và khá buồn khi tham gia "Tuần Hoàn". Nhưng việc khuyến khích cô ấy trong suốt buổi gặp mặt dần hình thành lên một tình bạn tự nhiên, tình bạn mà ngày nay, đang dần thay thế những nhu cầu của các dịch vụ đắt tiền Đó là mối quan hệ tạo nên sự khác biệt. Bởi vậy, tôi nghĩ rằng ba yếu tố trên đã khuyến khích chúng ta trân trọng những mối quan hệ cũng là chìa khóa giải quyết các vấn đề xã hội ngày nay. Đầu tiên, bản chất của vấn đề đang thay đổi và chúng ta cần có một giải pháp khác. Thứ 2, Thứ 3 là công nghệ. Tôi đã nói về 2 yếu tố đầu tiên rồi. Còn về yếu tố thứ 3: Công nghệ đã giúp chúng ta tiếp cận được với nhau và đã hộ trợ hàng nghìn người. Công nghệ chúng ta sử dụng hoàn toàn đơn giản. Nó gồm những thứ có sẵn như dữ liệu, điện thoại di động. "Tuần Hoàn" đã sử dụng những công nghệ đơn giản nhằm khuyến khích các nhóm ở địa phương nhỏ hỗ trợ hàng nghìn thành viên. Và bạn có thể so sánh với tổ chức trong vùng vào những năm 70. Khi mô hình này không khả thi thì chất lượng hay tuổi thọ mà công nghệ cung cấp cũng không có. Do đó, những mối quan hệ được củng cố bằng công nghệ có thể giúp mọi người tiếp thu ý tưởng của Beveridge. Báo cáo của Beveridge nhắm vào các thể chế với các nguồn hạn chế, hay việc bòn rút nguồn tiền nặc danh. Tại chỗ làm cuả tôi ở tuyến trên tôi đã từng chứng kiến 80% nguồn viện trợ được dùng để giữ bí mật. thế là những nhà chuyên gia phải quản lí Những đơn từ hành chính phức tạp ngày càng nhiều Chủ yếu là về việc xin bắt ai đó ngừng nhận viện trợ hay về việc rút tiền. và Tuần Hoàn và những dịch vụ về quan hệ mà chúng tôi và những người khác lập ra đã đảo ngược tình trạng này. Nó nói lên một điều: càng nhiều người bao nhiêu, càng nhiều mối quan hệ bấy nhiêu, càng có nhiều giải pháp hơn. Bởi vậy, tôi muốn kể với các bạn câu chuyện thứ 3 và cũng là cuối cùng của tôi Câu chuyện về nạn thất nghiệp. Ở Anh, cũng như phần lớn mọi nơi trên thế giới, Các chính sách phúc lợi xã hội đã được thiết lập để bắt mọi người đi làm, để giáo dục con người, và giúp họ sống khỏe mạnh. Nhưng ở đây, hệ thống này đã thất bại. Và vì thế câu trả lời là phải cố gắng làm cho các hệ thống cũ kỹ này hiệu quả hơn và tác động qua lại hơn phải tăng số lần/tốc độ xử lý , chia dân thành các nhóm nhỏ hơn nữa cố gắng làm cho dịch vụ đến với người dân hiệu quả hơn -- nói cách khác ngược hoàn toàn với hệ thống trước đây Nhưng đoán xem, hầu hết mọi người tìm việc bây giờ bằng cách nào? Qua việc truyền miệng Hóa ra ở Anh bây giờ, việc làm mới chẳng cần phải quảng cáo. Bạn của bạn sẽ nói cho bạn biết về công việc Bạn của bạn sẽ gợi ý bạn về công việc. Mạng lưới xã hội đa dạng sẽ giúp bạn tìm việc. Có lẽ một vài người ngồi đây đang nghĩ: "Nhưng tôi tìm việc qua quảng cáo cơ mà" nếu bạn nghĩ kĩ lại, liệu có phải bạn của bạn đã cho bạn biết về quảng cáo đó không? sau đó có phải họ đã khuyến khích bạn nộp đơn xin việc? Nhưng đừng ngạc nhiên, những ai cần đến mạng lưới xã hội này nhất có lẽ là những người bị cô lập nhất. Biết rõ điều này và cũng biết về giá trị và thất bại của hệ thống hiện tại, chúng tôi đã tạo nên một thứ gì đó mới mẻ: những mối quan hệ xuất phát từ trái tim. Chúng tôi nghĩ ra một dịch vụ khuyến khích mọi người gặp gỡ nhau ở trong và ngoài cơ quan, cùng nhau làm việc một cách có tổ chức và thử sức với những cơ hội mới. Sẽ khó để so sánh kết quả của hệ thống mới với mô hình kiểu cũ nhưng trông có vẻ, với 1000 thành viên đầu tiên chúng tôi đã làm 1 trong 3 yếu tố tốt hơn các dịch vụ khác ở việc phân chia chi phí. và chúng tôi cũng sử dụng công nghệ nhưng không phải để kết nối mọi người theo cách mà các dịch vụ xã hội khác làm. Chúng tôi sử dụng nó để giúp mọi người gặp gỡ nhau, kết nối với nhau trực tiếp xây dựng lên những mối quan hệ thực sự và hỗ trợ nhau tìm việc làm. Vào năm 1948, trước khi qua đời Beveridge đã viết bản báo cáo thứ 3 Trong đó, ông nói rằng ông đã mắc một sai lầm vô cùng nghiêm trọng. Ông đã bỏ mặc người dân và cộng đồng ngoài kia. Và sai lầm này đã dẫn tới việc quan tâm con người Và con người bắt đầu quan tâm tới nhau, Trong khi phân loại những thể chế quan liêu mối quan hệ giữa người với người đang bị rẻ rúng. Nhưng không may, ít người đọc bản báo cáo thứ 3 này hơn những báo cáo trước đó của Beveridge. Nhưng ngày hôm nay, chúng tôi cần phải mang mọi người và cộng đồng gần nhau hơn như hệ thống mới và dịch vụ mà chúng tôi tạo ra Tôi sẽ gọi nó là "Phúc lợi xã hội quan hệ" Chúng ta cần bỏ lại sau lưng những quy tắc lạc hậu cũ kĩ, quan liêu không còn phù hợp nữa. Thay vào đó, chúng ta cần phải cùng nhau chia sẻ như cách chúng ta giúp gia đình của Ella. Cách này có thể giải quyết vấn đề về sự cô độc. Cách này có thể hỗ trợ việc làm và các kĩ năng cần cho mọi người trong thị trường lao động hiện nay. cách này cũng giải quyết các thách thức về giáo dục, y tế và nhiều vấn đề khác đang tồn tại trong xã hội. Chìa khóa chỉ là: các mối quan hệ. Những mối quan hệ là một thứ quan trọng mà chúng ta có. Cảm ơn! (Vỗ tay)