Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi có làm việc tại một công ty cố vấn. Trong buổi hướng dẫn, các lãnh đạo đưa ra rất nhiều lời khuyên. Trong số chúng là một lời khuyên ngắn gọn tôi sẽ không bao giờ quên. Ông ta bảo tôi, "Hãy trở nên dễ bảo." Cứ cho là hồi đó tôi đã rất ngây thơ, tôi ghi tạc lời khuyên của ông ta trong lòng. Tôi tự nhủ bản thân, "Được, tôi sẽ cố làm việc nhóm thật xuất sắc. Tôi sẽ làm mọi thứ được yêu cầu. Tôi sẽ trở nên dễ bảo." Nhưng mãi cho đến khi tôi tốt nghiệp và lần đầu tiên chứng kiến hành động phạm tội của những nhà khoa học và kĩ sư trong cuộc khủng hoảng nước ở Flint, Michgan, thì tôi mới thấy được sự nguy hiểm nhưng cũng vô cùng tầm thường của lối suy nghĩ này. Đừng nhầm nhé. Cuộc khủng hoảng nước ở Flint là một trong những sự bất công khủng khiếp trong vấn đề môi trường của thời đại này. Trong hơn 18 tháng, 100.000 cư dân bao gồm hàng nghìn trẻ nhỏ, đã bị phơi nhiễm với nguồn nước bị nhiễm chì. Chì là độc tố thần kinh mạnh, gây ra các tổn thương về trí tuệ và phát triển của não bộ, và nó cũng rất có hại đối với thai nhi và trẻ nhỏ. Ta đã biết về những mối nguy của nó từ Đế Chế La Mã. Giữa những vấn đề về sức khỏe, 12 người đã tử vong do mắc bệnh Legionnaires. Cơ sở hạ tầng về nước ngọt ở Flint, hay những hệ thống ống ngầm phức tạp, tất cả đã bị hủy hoại nặng nề. Và trong khi chất lượng nước đang dần được cải thiện và các ống cống đang dần được thay thế, hơn hai năm sau, nguồn nước vẫn chưa đủ an toàn để có thể uống được. Vì vậy, người ta vẫn còn rất sốc. Họ tự hỏi bản thân, "Làm sao điều này có thể xảy ra?" Câu trả lời ngắn gọn là: cuộc khủng hoảng xảy ra khi một người giám sát sự cố, được bổ nhiệm bởi thống đốc bang Michigan, quyết định lấy nguồn nước từ một dòng sông ở địa phương để tiết kiệm ngân sách. Nhưng điều này đã kéo dài rất lâu, do các nhà khoa học và kĩ sư tại các cơ quan chính phủ của bang Michigann và của chính phủ liên bang đã không tuân theo những quy định liên bang về xử lý nước sạch. Hơn nữa, họ đã lách luật và tìm cách che đậy. Họ cười nhạo những người dân đến tìm sự giúp đỡ, trong khi công khai khẳng định rằng cái thứ nước máy màu nâu bốc mùi ấy có thể uống được. Chính quyền địa phương, bang và liên bang đã thất bại hoàn toàn để bảo vệ những người dễ tổn thương nhất, và toàn bộ dân số vùng đó đã phải tự mình chống đỡ. Đứng trước sự bất công này, các cư dân ở Flint đã tập hợp lại, trong số đó, có những người phụ nữ tuyệt vời: Những bà mẹ lo lắng cho con mình... Họ đã liên kết lại thành các nhóm dân thường, và các nhóm này bắt đầu phản đối và yêu cầu phải có sự thay đổi. Các nhóm cũng đã tìm đến các nhà khoa học ở ngoài địa phương nhờ giúp đỡ, và đã có một số nhà khoa học phản hồi lại. Trong số họ có một người tên là Miguel Del Toral, một chuyên gia về nước đến từ Cục Bảo vệ Môi trường, ông đã viết bản ghi chép khoa học này và gửi nó đến chính quyền bang Michigan và chính quyền liên bang để họ chú ý đến vấn đề này. Ông đã bị coi là "thằng nhân viên lắm mồm," và đã bị bịt miệng. Hợp tác cùng với những người dân ở Flint, đội nghiên cứu của chúng tôi ở Tech gồm các sinh viên và nhà khoa học hướng dẫn bởi giáo sư Marc Edwards, đã tiến hành kiểm tra trên toàn thành phố để chứng minh rằng nguồn nước ở Flint thực sự đã bị ô nhiễm, thậm chí là bị nhiễm độc ở một vài hộ gia đình. Chúng tôi đã chứng minh rằng người dân ở Flint đã phải chịu đựng hàng tháng trời, và đã đem điều này lên Internet để cho cả thế giới được biết. Khi mà tôi tham gia vào chương trình này, khi tôi đồng ý tham gia, tôi không hề biết mình đang dấn thân vào cái gì. Nhưng từng phút giây cuộc hành trình này đều thật sự rất đáng. Đây chính là khoa học phục vụ cộng đồng. Đây chính là lí do tại sao tôi tốt nghiệp đại học, và đây chính là cách mà tôi muốn sống. Và rồi sự liên kết này... Sự liên kết hiếm có của người dân, cố vấn, nhà báo và nhà khoa học này... đã cùng mở ra sự thật qua việc sử dụng khoa học, pháp luật và sự tích cực. Một bác sĩ nhi địa phương đã tìm ra rằng các trường hợp nhiễm độc chì ở trẻ em đã tăng lên gấp đôi ở Flint trong khoảng thời gian của vụ khủng hoảng. Và rồi bang Michigan đã bị bắt buộc phải thừa nhận vấn đề và đề ra các phương án ứng phó. Chính những nhóm này đã giúp nhiều trẻ em ở Flint khác được bảo vệ. Vài tháng sau, Tổng thống Obama đã vào cuộc và công bố tình trạng khẩn cấp liên bang, và giờ Flint đã nhận được hơn 600 triệu đô la dành cho dịch vụ y tế, dinh dưỡng và giáo dục và trùng tu lại cơ sở hạ tầng về nước. Dù vậy, sự ngạo mạn và sự thờ ơ đến mức nhẫn tâm với sức khỏe cộng đồng thể hiện bởi các nhà khoa học và kĩ sư ở các cơ quan chính phủ này thật quá khó tin. Sự thối nát trong những nhóm người này, khi mà mục tiêu công việc chỉ là làm theo quy định và làm cho xong việc, đi ngược lại với việc bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, thật sự rất kinh hoàng. Hãy xem một email được một nhân viên ở Cục Bảo vệ Môi trường viết, cô ta nói, "Tôi không chắc Flint là nơi mà ta có thể vì nó mà mạo hiểm." Sự vô nhân đạo của cả một nền dân số đã trở nên rất rõ ràng. Trái ngược với những nguyên tắc đầu tiên của ngành kĩ sư, tôi cho rằng đây mới nên là nguyên tắc trên hết của lòng nhân đạo: "Phải chú trọng trên hết là sức khỏe, sự an toàn và phúc lợi của toàn xã hội so với tất cả những thứ khác." Đây là một phần của lời thề Hippcrates mà chúng ta chưa nhận biết được, chứ chưa nói là thực hiện theo. Và thế là khi các nhà khoa học và kĩ sư, cũng giống như các bác sĩ, đã không làm theo lời thề. Con người ta có thể bị tổn thương, hay thậm chí là chết. Nếu các nhà chuyên gia hay sinh viên cũng không hiểu được điều này, xã hội chúng ta sẽ phải trả giá đắt. Bị chôn vùi sâu trong lịch sử, ông là một nhân vật tôi vô cùng ngưỡng mộ. Ông là một kĩ sư tên là Peter Palchinsky. Ông sống trong thời Liên bang Xô Viết. Palchinsky đã liên tục gặp rắc rối vì sự thẳng thắn quá mức của mình, và cũng vì ông sẵn sàng chỉ ra sai sót trong chế độ vô lí mà Xô Viết theo đuổi để nhanh chóng đạt được sự công nghiệp hóa. Mọi người đều nghĩ là phải làm theo lệnh từ cấp trên truyền xuống. Bất cứ ai có câu hỏi gì hay đưa lại phản hồi thì đều không được hoan nghênh. Chính quyền Xô Viết đã tạo nên 1 đội quân các kĩ sư lớn nhất chưa từng thấy, nhưng đa phần họ chỉ là bánh răng trong một bộ máy khổng lồ đang dần hỏng hóc. Ngược lại, Palchinsky lại không để ý gì đến các kĩ sư mà quan tâm đến những hậu quả về kinh tế, chính trị và xã hội từ hành động của họ. Hay nói cách khác chính là tập trung về khía cạnh xã hội hơn. Những lí lẽ quả cảm của ông bj xem là một mối đe dọa đến sự thiết lập chính trị, và rồi Joseph Stalin đã xử tử ông vào năm 1929. Quan điểm về kĩ trị của Palchinsky rất khác so với quan điểm rất phổ biến, thường thấy ở một số những nhà nghiên cứu thiếu lửa làm việc ở phòng nghiên cứu biệt lập, hay những kĩ sư làm việc ở những khu riêng biệt. Không nghi ngờ gì nữa, họ rất thông minh, nhưng lại bị cách biệt với thế giới hiếm khi thể hiện cảm xúc, giống như Spock trong phim "Star Trek" ấy, bạn biết chứ. Chính là người này đây. (Cười lớn) Ta thử xem có là được kiểu chào giống Spock không nhé Tôi không nghĩ mình làm được... Thấy chưa, tôi không làm giống Spock được. Tạ ơn chúa là tôi không làm giống Spock được. (Cười lớn) Tôi chợt nhớ đến sự khác biệt này khi có một bài báo được phát hành gần đây trên một tạp chí khoa học rất nổi tiếng. Bài báo này đã mô tả công việc chúng tôi ở Flint bị chi phối bởi "lí tưởng tuổi trẻ," và "cảm tính rất kịch mang đậm chất Hollywood." Nó yêu cầu các nhà khoa học phải bảo vệ quỹ và viện nghiên cứu của họ bằng mọi giá, mặc cho nguyên do có chính đáng như thế nào đi chăng nữa. Và nếu bạn cho rằng bạn phải tham gia vào việc nào đó, ngay cả khi đó là trường hợp khẩn cấp, hãy cố tìm một nhóm các nhà hoạt động xã hội, một tổ chức phi chính phủ nào đó, và có được sự hỗ trợ đầy đủ của cộng đồng học thuật... hay bất cứ cái gì tương tự... trước khi bạn tham gia vào một việc gì đó. Không một bài báo nào nhắc đến bổn phận về mặt đạo đức và chuyên môn của chúng ta trong việc ngăn các mối nguy đến với cộng đồng, hay việc chúng ta có tất cả những chuyên gia, nguồn lực, hay thậm chí là chức vụ để hoàn thành được công việc này. Tôi không nói rằng mọi nhà khoa học nên làm một nhà hoạt động xã hội. Việc lên tiếng có thể để lại hậu quả rất thật và đôi khi là khủng khiếp. Nhưng để lên án ý tưởng, khả năng này thật toàn diện để bạn có thể bảo vệ được nguồn quỹ nghiên cứu, cũng chỉ là thể hiện của sự hèn nhát, và đó không phải là điều mà chúng ta muốn truyền lại cho học sinh của mình. Và rồi bạn có thể nghĩ, "Được thôi, việc này nghe hay đấy, nhưng bạn sẽ không bao giờ thay đổi được những điểm văn hóa mang tính tổ chức này, hay đặt hệ tư tưởng vào trong đầu học sinh và các chuyên gia để họ có thể nhìn nhận công việc như một sản phẩm cộng đồng... ... như khoa học phục vụ cộng đồng vậy." Có thể là như vậy. Nhưng liệu lí do cho việc này có phải là ta đang không đào tạo sinh viên theo đúng cách? Bởi vì nếu bạn quan sát kĩ hơn, hệ thống giáo dục của ta ngày nay đang tập trung hơn vào việc tạo nên cái mà cựu giáo sư của trường ĐH Yale Deresiewicz gọi là "con cừu tuyệt vời" họ là những người trẻ thông minh và tham vọng, nhưng lại sợ mạo hiểm, nhút nhát và không có định hướng, và nhiều khi là rất tự mãn. Trẻ em hiện nay thì bạn biết đấy... Chúng ta yêu thích khoa học kể từ khi ta còn bé, nhưng bằng cách nào đó lại dành phần lớn quãng thời gian ở cấp 3 và đại học chỉ để nhảy qua những khó khắn, và làm những thứ để làm CV thêm long lanh thay vì ngồi xuống và xem lại bản thân muốn làm gì và bản thân muốn trở thành cái gì. Và vì vậy, những biểu hiện của sự đồng cảm của các bạn sinh viên đại học đã giảm rất nhiều trong 2 thập kỉ qua, trong khi những kẻ tự đề cao bản thân lại đang trên đà tăng. Cũng có thêm một điểm ngày một lớn dần: là sự thiếu liên kết giữa các sinh viên ngành kĩ thuật với cộng đồng. Chúng ta được đào tạo để xây cầu, hay giải quyết các vấn đề phức tạp chứ không phải để nghĩ và sống như 1 công dân của thế giới. Các năm học đại học của tôi chủ yếu là để chuẩn bị cho công việc sau này Và tôi không thể miểu tả được lúc ấy ngột ngạt và khó chịu như thế nào. Và rồi, nhiều người cho rằng giải pháp để có những kĩ sư, nhà khoa học vĩ đại nghiêng về đào tạo chuyên môn nhiều hơn, Có lẽ là như vậy. Nhưng những cuộc thảo luận về việc đưa ra các quyết định đạo đức, hay xây dựng bản thân, hay phân biệt phải trái? Hãy xem một dự án này mà tôi vô cùng yêu thích và ngưỡng mộ. Nó được gọi là "Dự án Người hùng Tưởng tượng." Một công trình của Tiến sĩ Phil Zimbardo, người đã rất nổi tiếng với thí nghiệm nhà tù Stanford, dự án này là để đào tạo những em học sinh đang đi học trên toàn thế giới để các em nhìn nhận bản thân chính là một người chuẩn bị làm người hùng hay đang được hướng dẫn để làm người hùng. Những khối óc non trẻ này làm việc dần dần để phát triển kĩ năng và đức tính để khi cơ hội đến, không kể đến là cơ hội như thế nào, các em đều có thể đứng lên là làm điều đúng đắn. Hay nói cách khác, bất cứ ai cũng có thể trở thành người hùng. Hãy nghĩ về ý tưởng này. Tại sao ta lại không giảng dạy khoa học và kĩ thuật như vậy... khi mà hành động anh hùng và phục vụ cộng đồng được xem như giá trị cốt lõi bởi vì đúng thật là những hành động anh hùng mới là liều thuốc giải cho không chỉ có sự thờ ơ của xã hội mà còn là cho cái ác có hệ thống như ta đã được thấy ở Flint. Vì vậy, hãy cứ mơ mộng với tôi rằng một nhà khoa học/kĩ sư ở thế kỉ 21 là như đây: những cá nhân có động lực muốn làm chủ khoa học là để họ có thể phục vụ xã hội, và họ cũng nhận thức được sức mạnh to lớn của kiến thức và những quyết định học đưa ra; họ là những người luôn thúc đẩy sự dũng cảm về mặt đạo đức, và là những người nhận ra mâu thuẫn và tranh cãi không nhất định là điều xấu xa. Nếu lòng trung thành của ta đặt trọn vào xã hội và hành tinh này, sẽ luôn có những người đứng lên như chúng tôi đã làm ở Flint... không vì muốn trở thành vị cứu tinh hay người hùng trên truyền thông, mà trở thành những nhà hoạt động vị tha và cực kì tốt bụng mà ta có thể tin tưởng. Hãy thử tưởng tượng ta có được hệ tư tưởng tập trung vào xã hội như vậy trong lớp, trong các chuyến đi và trong các hoạt động ở đại học hay thậm chí là cấp 3, để tư tưởng non trẻ của các em sẽ mãi làm theo những lí tưởng này để khi các em bước vào đời, cho dù đó là tư vấn, học thuật, hoạch định chính sách... hay thậm chí là lên làm tổng thống. Một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại đang đặt ra trước mắt ta; nước uống bị ô nhiễm cũng chỉ là một ví dụ. Chúng ta chắc chắn có thể sử dụng nhiều hơn... Không, chúng ta đang rất cần những người dám đứng lên thật nhiệt tình và những nhà khoa học hay kĩ sư hướng đến cộng đồng, những người mà cố gắng làm điều đúng đắn nhưng rất khó để quản lí. Cảm ơn. (Vỗ tay)