Vào ngày 10 tháng 3 năm 2011 Trong khi tôi đang ở Viện công nghệ Massachusetts, bang Cambridge gặp gỡ những sinh viên, nhân viên khoa ngành và chúng tôi đã cùng nhau xem xét xem liệu rằng tôi có nên làm chủ tịch kế nhiệm hay không Đúng nửa đêm hôm đó một trận động đất 9 độ richter đổ bộ vào vùng duyên hải Thái Bình Dương ở Nhật Bản Vợ cùng gia đình tôi lúc đó đang ở Nhật, và khi dòng tin bắt đầu được lan truyền, tôi đã rất sợ hãi. Tôi nhìn chăm chăm vào dòng tin đang chạy và lắng nghe những phiên họp báo của những nhà chức trách chính phủ và Công ty Năng lượng Tokyo và nghe ngóng những thông tin từ vụ nổ này tại những lò phản ứng hạt nhân và đám mây phóng xạ này đang tiến về phía nhà chúng tôi cách đó chỉ khoảng 200km Và những người xuất hiện trên TV không nói với chúng tôi bất kì thứ gì chúng tôi cần. Tôi muốn biết rằng điều gì đang xảy ra với lò phản ứng, điều gì đang xảy ra với chất phóng xạ, liệu gia đình tôi có trong vùng nguy hiểm hay không. Do đó, tôi đã làm những gì mà bản năng cho phép và tôi nghĩ đó là việc đúng đắn, đó là lên mạng Internet và cố tìm hiểu nếu tôi có thể giúp một tay hay không. Qua mạng, tôi thấy rằng có rất nhiều người khác giống như tôi đang cố gắng tìm hiểu chuyện gì đang diễn ra, và chúng tôi đã tập hợp lại hình thành một nhóm và chúng tôi gọi đó là Safecast và chúng tôi quyết định sẽ cố gắng để đo nồng độ phóng xạ và thu thập dữ liệu từ những người khác, bởi rõ ràng rằng chính phủ sẽ không làm thế cho chúng tôi. Ba năm sau, chúng tôi sở hữu 16 triệu điểm dữ liệu, chúng tôi vừa mới thiết kế thành công máy đếm Geiger mà các bạn có thể tải những bản thiết kế của nó và đưa nó vào mạng. Chúng tôi có một ứng dụng có thể cho bạn thấy được hầu hết chất phóng xạ ở Nhật Bản cũng như ở bất cứ đâu trên thế giới. Chúng tôi tự nhận thấy chúng tôi đã thực hiện một trong số những dự án khoa học thành công nhất trên thế giới và chúng tôi đã tạo ra các cách thức đo số liệu phóng xạ lớn nhất. Và điều thú vị ở đây chính là làm thế nào - (vỗ tay) - Xin cám ơn. Làm thế nào mà một nhóm những người nghiệp dư những người mà thực sự không hiểu rõ những gì chúng tôi đang làm bằng cách nào đó tìm đến với nhau và làm những gì mà các tổ chức phi chính phủ cũng như Chính phủ chắc chắn không thể thực hiện được? Và tôi gợi ý rằng có lẽ nên làm một thứ gì đó liên quan đến Internet. Nó không phải là may rủi. Nó không phải là điều may mắn, và cũng không phải vì chúng tôi. Nó thành công bởi nó là một sự kiện đã kéo chúng tôi lại với nhau, nhưng đó cũng là một hướng đi hoàn toàn mới được hỗ trợ bởi Internet và rất nhiều yếu tố khác đang diễn ra lúc đó, và tôi muốn nói một chút về những quy luật mới đó là gì. Vậy thì nhớ đến thời kì tiền Internet? (Cười lớn) Tôi gọi đó là B.I. Được chứ? Vậy thì, trong thời kì tiền Internet, cuộc sống thật đơn giản. Mọi thứ đều theo quy luật Ơ-clit, Niu-tơn, một số thứ dựa trên phán đoán. Con người cố gắng phán đoán về tương lai, thậm chí là những nhà kinh tế. Và sau đó Internet xuất hiện, và thế giới trở nên cực kì hỗn độn, cực kì rẻ rúng, cực kì nhanh chóng, và những quy luật Niu-tơn kia mà chúng ta đã từng tôn sùng hóa ra chỉ là những tập tục địa phương, và những gì chúng ta thấy được trong đó là một thế giới hoàn toàn không thể đoán trước được nơi mà hầu hết mọi người đang tồn tại đang làm việc với hàng tá những loại luật lệ và tôi muốn nói một chút về vấn đề này. Trước khi có Internet, nếu bạn nhớ, khi chúng ta cố gắng tạo ra những loại dịch vụ, cái bạn sẽ làm chính là tạo ra lớp phần cứng và lớp mạng và phần mềm và nó trị giá hàng triệu đô la để tạo ra bất kì thứ gì đó có giá trị lớn lao. Vậy nên khi mất đến hàng triệu đô để tạo ra thứ gì đó có giá trị lớn lao. điều bạn sẽ hướng tới chính là một tấm bằng MBA (Cứ nhân quản trị kinh doanh) để phác thảo nên một kế hoạch và kiếm tiền Từ hệ thống quản lý phiên bản hoặc các công ty lớn, và sau đó chắc bạn sẽ thuê những nhà thiết kế và những kĩ sư, và học sẽ xây dựng nên mọi thứ. Đây chính là thời kì tiền Internet, gọi tắt là B.I, hình mẫu cải tiến. Điều gì đã xảy ra sau khi Internet khiến cái giá của sự cải tiến đi xuống trầm trọng do chi phí lao động, chi phí phân phối, chi phí dành cho truyền thông, và luật của Moore đã tạo ra nó và vì thế cái giá của sự thử nghiệm một thứ mới mẻ trở nên gần như bằng 0, và vì vậy bạn có Google, Facebook, Yahoo, những sinh viên đã không có sự cho phép nào - sự tiến bộ không được phép - đã không được sự cho phép, không có PowerPoints, họ chỉ tạo ra món đồ đó, sau đó họ góp tiền, và sau đó họ phân loại để tìm ra một chiến lược kinh doanh và có lẽ về sau họ đã thuê vài cử nhân MBA. Vậy nên Internet đã tạo nên sự cải tiến, ít nhất là trong công nghệ phần mềm và ngành dịch vụ, để đi từ một mô hình cải tiến theo định hướng quản trị kinh doanh đến một mô hình cải tiến theo định hướng của một kĩ sư, và nó đã thúc đẩy sự cải tiến đến đỉnh, đến những căn phòng áp mái, đến những sự khởi đầu, tách khỏi những viện nghiên cứu lớn, những viện nghiên cứu lâu đời tẻ nhạt đầy quyền lực và tiền bạc cũng như khả năng. Và chúng ta đều biết đến điều này. Chúng ta đều biết nó đã diễn ra trên mạng Internet. Hóa ra, nó cũng đang diễn ra cả với những thứ khác nữa. Tôi sẽ cho một vài ví dụ như sau. Tại Media Lab, chúng tôi không chỉ tạo ra phần cứng. Chúng tôi làm mọi việc. Chúng tôi làm sinh học, chúng tôi làm phần cứng, và Nicholas Negroponte đã nói một câu nổi tiếng rằng: "Thử hay là chết," khi phản đối lại "Công bố hay là chết", đó là cái cách nghĩ truyền thống mang đậm tính lý thuyết. Và ông ấy thường nói rằng, bản dùng thử chỉ phải làm việc một lần duy nhất, bởi cái cách thức chủ yếu mà chúng ta tác động đến thế giới là trung gian qua những công ty lớn được truyền cảm hứng bởi chính chúng ta và tạo ra những sản phẩm như Kindle hay trò chơi trí tuệ Lego. Nhưng ngày nay, với khả năng triển khai mọi thứ vào trong thế giới thực với một chi phí thấp, Hiện giờ, tôi đang đổi mô típ đó, và đây là phát biểu chính thức. Tôi chính thức tuyên bố,"Triển khai hay là chết." Các bạn phải đưa mọi vật vào thế giới thực để nó thực sự đáng công sức, và thỉnh thoảng nó sẽ là những công ty lớn, và Nicholas có thể nói về những vệ tinh. (Vỗ tay) Xin cám ơn. Nhưng chúng ta nên tự mình thoát khỏi nó và không nên lệ thuộc vào những viện nghiên cứu uy tín làm điều đó thay chúng ta. Thế nên năm ngoái, chúng tôi đã gửi một nhóm nhỏ sinh viên đến Thâm Quyến, và họ ngồi trên những tầng máy móc cùng với những nhà sáng chế ở Thẩm Quyến, và điều này thật đáng kinh ngạc. Điều đang xảy ra ở đó chính là các bạn đáng lẽ có những thiết bị sản xuất này và họ đã không tạo ra những nguyên mẫu hay những bản PowerPoint Họ đã đang tháo rời những trang thiết bị sản xuất và cải tiến ngay trên trang thiết bị sản xuất đó. Nhà máy ở trong tim người thiết kế, còn nhà thiết kế thì hiển nhiên đang trong nhà máy. Và thế thì cái bạn sẽ làm là bạn sẽ đi xuống những quầy bán hàng và bạn sẽ thấy những chiếc điện thoại này. Thế thì thay vì bắt đầu những trang website nhỏ lẻ như bọn trẻ ở Palo Alto thường làm, thì những đứa trẻ ở Thâm Quyến tạo ra những chiếc điện thoại di động mới. Chúng tạo ra những chiếc điện thoại mới như bọn trẻ ở Palo Alto tạo ra những websites, và vì thế có một rừng những cải tiến mới tiếp diễn trong lĩnh vực điện thoại di động. Những gì chúng làm là tạo ra một chiếc điện thoại di động, đi xuống dưới quầy bán hàng và bán vài cái, chúng nhìn vào những thứ đồ của những đứa trẻ khác, và đi lên, tạo nhiều hơn vài nghìn cái khác, lại đi xuống. Điều này không có vẻ giống như một thứ phần mềm hay sao? Nó nghe giống như một sự phát triển phần mềm nhanh nhẹn kiểm tra A/B và sự lặp lại, và những gì chúng ta đã nghĩ cái bạn có thể chỉ làm với phần mềm thì những đứa trẻ ở Thâm Quyễn đang làm điều đó trong phần cứng. Đối tác tiếp theo của tôi, tôi hi vọng, sẽ là một trong những nhà cải tiến này từ Thâm Quyến. Và vì vậy, cái bạn thấy là điều đó đang thúc đẩy sự đổi mới tột đỉnh Chúng ta hãy nói về máy in 3D và những thứ tương tự, và thực sự rất tuyệt, nhưng đây là Limor. Cô ấy là một trong những sinh viên tốt nghiệp yêu thích của chúng tôi, và cô ấy đang đứng trước một cỗ máy của Samsung Techwin Máy bóc và lắp ráp của Samsung Techwin Thứ này có thể lắp ráp 23,000 linh kiện/giờ lên cùng một bảng điện tử. Đây chính là một nhà máy thu nhỏ trong một chiếc hộp. Vậy điều đã từng khiến cho một nhà máy đầy những công nhân làm thủ công trong cái hộp nhỏ này ở New York, Cô ấy có thể sở hữu một cách hiệu quả - Cô ấy thực sự không cần phải tới Thâm Quyến để sản xuất như thế này. Cô ấy có thể mua chiếc hộp này và có thể sản xuất nó. Vậy thì sản xuất, chi phí cải tiến, chi phí thử nghiệm, phân phối, sản xuất, phần cứng, trở nên rất thấp đến nỗi mà sự cải tiến đang được đẩy lên tột đỉnh và những sinh viên cũng như những người khởi nghiệp đang có khả năng tạo ra nó. Đây là một điều đang diễn ra, sẽ xảy ra và sẽ thay đổi cũng giống như nó đã làm với phần mềm. Sorona là một quá trình DuPont sử dụng công nghệ gen vi sinh để chuyển hóa tinh bột ngô thành polyeste. Nó hiệu quả hơn 30% so với phương pháp hóa thạch, và nó thân thiện với môi trường hơn. Công nghệ gen và công nghệ sinh học đang tạo ra rất nhiều những cơ hội mới cho hóa học, tin học, bộ nhớ, Chúng ta có lẽ sẽ tạo ra nhiều, hiển nhiên là những thiết bị y tế, nhưng chúng ta có lẽ sẽ sớm thành những chiếc ghế trưởng thành và những tòa nhà cao tầng. Vấn đề là, Sorona có giá khoảng 400 triệu đô la và đã mất 7 năm để tạo ta nó. Nó gợi các bạn nhớ đến thời kì máy vi tính khổng lồ Một điều là, chi phí cải tiến trong công nghệ sinh học cũng đang giảm dần. Đây là màn hình bộ sắp xếp trình tự gen Đã từng mất tới hàng triệu triệu đô la để sắp xếp trình tự các mã gen. Còn bây giờ các bạn có thể thực hiện nó trên một màn hình như thế này và trẻ con cũng có thể thực hiện điều này trong những phòng áp mái. Đây là thiết bị lắp ráp gen thế hệ 9, vậy thì ngay bây giờ khi bạn cố in một mã gen, cái bạn cần làm là có một ai đó trong một nhà máy với những chiếc ống hút để trộn mọi thứ vào nhau thủ công, bạn có một cái bị lỗi trên 100 cặp, và nó tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc. Thiết bị mới này lắp ráp các mã gen lên một con chip và thay vì 1 lỗi/100 cặp ba-zơ, nó là 1 lỗi/10,000 cặp ba-zơ trong phòng thí nghiệm này, chúng ta sẽ có khả năng in gen của toàn thế giới trong một năm, 200 triệu cặp ba-zơ một năm. Đây giống như khi chúng ta đi từ những bán dẫn radio được làm thủ công đến lõi Pentium Điều này sẽ trở thành lõi Pentium của công nghệ sinh học thúc đẩy công nghệ sinh học đến những căn phòng kí túc xá và những công ty vừa khởi nghiệp Vậy nó đang diễn ra trong phần mềm và phần cứng và trong cả công nghệ sinh học, và vì thế, đây là nền tảng của lối suy nghĩ mới về sự đổi mới Nó là một sự đổi mới từ dưới lên trên, nó dân chủ, nó hỗn loạn, rất khó kiểm soát. Nó không xấu, nhưng rất khác biệt, và tôi nghĩ rằng những quy luật truyền thống mà chúng ta có đối với những tổ chức, công ty không hiệu quả nữa, và hầu hết chúng ta ở đây hành động theo những quy tắc khác nhau. Một trong những quy tắc yêu thích của tôi là sức mạnh của sự kéo đó là ý tưởng của việc nâng cao những nguồn lực từ mạng lưới khi bạn cần chúng hơn là tích trữ chúng và kiểm soát mọi thứ. Thế nên trong trường hợp của Safecast, Tôi đã không biết bất kì thứ gì khi trận động đất xảy ra, nhưng tôi đã có thể tìm thấy Sean người sáng lập của cộng đồng hackerspace, và Peter, cũng là một hacker phần cứng người đã tạo ra chiếc máy Geiger đầu tiên của chúng tôi, và Dan, người đã xây dựng Three Mile Island kiểm soát hệ thống sau khi Three Mile Island đã nguội. Và những con người này tôi có lẽ chẳng bao giờ có thể tìm được sớm hơn và tốt hơn khi tôi tìm thấy họ đúng thời điểm đó trên mạng. Tôi là một người đã ba lần trượt đại học, thế nên việc học ngoài trường lớp là điều rất gần gũi với tôi, nhưng với tôi, giáo dục là những gì người ta làm với chúng ta và việc học là những gì bạn làm cho chính mình. (Vỗ Tay) Và nó có cảm giác như là, và tôi là người thiên vị, nó có cảm giác như họ đang cố gắng làm cho bạn nhớ toàn bộ đống sách bách khoa toàn thư trước khi họ cho bạn ra ngoài và chơi đùa và với tôi, tôi đã có Wikipedia trên chiếc di động của mình, và nó có cảm giác như họ giả vờ bạn sẽ đạt tới những đỉnh cao tất cả bằng nổ lực của bạn với 2 cây viết chì cố gắng tìm hiểu xem phải làm gì trong khi thực tế, các bạn luôn kết nối bạn luôn có những người bạn, và bạn có thể sử dụng Wikipedia bất cứ khi nào bạn cần, và thứ bạn cần phải học là cách để học. Trong trường hợp của Safecast, một đám nghiệp dư khi chúng tôi bắt đầu vào ba năm trước, tôi sẽ chỉ ra rằng chúng tôi là một nhóm không hiểu biết hơn bất kì tổ chức nào về cách để thu thập và công bố dữ liệu và làm khoa học nghiệp dư. Hướng đi hơn là Đường đi. Điều này, ý tưởng ở đây là chi phí để viết ra một kế hoạch hay vạch ra thứ gì đó thì rất tốn chi phí và nó không thật chính xác hay hữu dụng. Thế nên trong câu chuyện của Safecast, chúng thôi biết chúng tôi cần thu thập dữ liệu, chúng tôi biết chúng tôi muốn công bố dữ liệu đó, và thay vì cố gắng lên một kế hoạch rõ ràng, đầu tiên chúng tôi bảo, oh, hãy lấy những chiếc máy Geiger nào. Oh, ta đã hết chúng rồi. Hãy làm chúng nào. Không có đủ cảm biến. Được rồi, thế thì chúng ta có thể làm một chiếc máy Geiger di động. Chúng ta có thể lái vòng quanh. Chúng ta có thể tìm được những tình nguyện viên. Chúng ta không có đủ tiền. Hãy đưa nó lên Kickstarter. Chúng ta không thể lên kế hoạch tất cả những thứ này, nhưng nhờ có một sự hiểu biết mạnh mẽ, cuối cùng chúng tôi đã đến được nơi cần đến, và với tôi, nó rất giống với sự phát triển phần mềm linh hoạt, nhưng ý tưởng của những sự thấu hiểu này rất quan trọng. Thế nên tôi nghĩ tin vui là thậm chí thế giới cực kì phức tạm, những gì bạn cần làm rất là đơn giản. Tôi nghĩ đó là dừng suy nghĩ rằng bạn cần lên kế hoạch mọi thứ, bạn cần tích trữ mọi thứ, và bạn cần phải chuẩn bị, và tập trung vào sự kết nối, luôn luôn học hỏi, nhận thức rõ ràng, và thực tế. Vậy nên, tôi không thích từ "futurist" (người theo chủ nghĩa vị lai) Tôi nghĩ chúng ta nên là những "now-ist" (người đương thời), như chúng ta ngay lúc này. Cảm ơn các bạn (Vỗ tay)