Ngày nay 40 triệu người Mỹ đang mắc nợ do sự chuyển đổi nền kinh tế của họ. Quá nghèo, không trả nổi học phí đại học, nên giờ họ nợ các chủ nợ hơn 1 nghìn tỉ đô la Mỹ. Họ cố tìm kiếm mọi công việc có thể để trả dứt khỏi món nợ đã bám chặt lấy mình. Ở nước Mỹ, ngay cả một con bạc vỡ nợ cũng có được cơ hội thứ hai. Nhưng gần như là bất khả thi để một người Mỹ dứt được món nợ sinh viên của mình. Ngày xửa ngày xưa trên đất Mỹ, vào đại học không đồng nghĩa tốt nghiệp trong nợ nần. Cha của anh bạn tôi, Paul, tốt nghiệp từ Đại học bang Colorado nhờ vào Luật G.I. Bill. Vào thời của ông ấy, giáo dục đại học là miễn phí hoặc gần như miễn phí, bởi vì nó được xem như một thứ hàng hóa công. Nhưng không còn thế nữa. Khi Paul cũng tốt nghiệp từ Đại học Bang Colorado, anh ấy làm thêm để chi trả cho tấm bằng Ngữ văn Anh của mình. 30 năm trước, học phí bậc đại học khá hợp lí và có thể chi trả, số nợ nần dồn lại, đến khi tốt nghiệp, bạn có thể trả hết. Nhưng không còn thế nữa. Con gái của Paul nối gót cha, duy có một điểm khác biệt: khi cô ấy tốt nghiệp năm năm trước, có một món nợ khổng lồ đi kèm. Những sinh viên như Kate phải đi vay nợ bởi chi phí cho giáo dục đại học đã trở nên không chi trả nổi với rất nhiều nếu không muốn nói hầu hết gia đình Mỹ. Nhưng thế thì sao? Vay tiền để chi trả cho một nền giáo dục đắt đỏ cũng không hẳn là tệ nếu bạn có thể trả được hết nợ bằng khoản thu nhập tăng lên bạn kiếm được nhờ nền giáo dục đó. Nhưng đó mới là vấn đề. Ngay cả một sinh viên tốt nghiệp đại học vào năm 2001 cũng có thu nhập cao hơn 10% so với sinh viên tốt nghiệp năm 2013. Vậy là... học phí tăng lên, công quỹ ít hơn, thu nhập của gia đình giảm, thu nhập cá nhân thấp. Liệu có ai biết rằng hơn 1/4 người buộc phải vay nợ không trả nổi khoản vay đại học không? Thời khắc tồi tệ nhất cũng có thể là thời khắc huy hoàng nhất, bởi những sự thật chắc chắn sẽ soi đến theo cái cách mà bạn không thể bỏ qua. Hôm nay tôi muốn nói đến ba trong số đó. 1.2 nghìn tỷ đô la khoản nợ sinh viên khiến điều này trở nên quá rõ ràng rằng giáo dục đại học là một sản phẩm tiêu dùng mà bạn có thể mua. Tất cả chúng ta bàn về giáo dục theo cách mà các nhà kinh tế đang làm, coi đó là một khoản đầu tư bạn tạo ra để cải thiện loại cổ phiếu con người bằng cách huấn luyện họ làm việc. Khoản đầu tư tạo ra để sắp xếp và phân loại con người nhờ đó các nhà tuyển dụng có thể thuê họ dễ dàng hơn. U.S. News & World Report xếp hạng các trường đại học như thể bản báo cáo tiêu dùng đánh giá các loại máy giặt. Sử dụng đầy những từ ngữ thông tục. Giáo viên được gọi là "người cung cấp dịch vụ", sinh viên là "người tiêu dùng". Xã hội học và Shakespeare, bóng đá và khoa học, đều là "nội dung tiêu dùng" cả. Khoản nợ sinh viên sinh lãi. Chỉ không từ bạn thôi. Khoản nợ của bạn vỗ béo cho nền công nghiệp vay nợ sinh viên. Hai con gorilla nặng 800 pound -- Sallie Mae và Navient -- được đăng lên năm ngoái là khoản lãi gộp từ 1.2 tỷ đô la. Và cũng giống như khoản thế chấp nhà, khoản vay sinh viên có thể dồn góp, đóng gói, cắt lát và băm nhỏ, rồi bán trên Phố Wall. Những trường cao đẳng, đại học đầu tư vào những khoản nợ được đảm bảo này được lợi nhuận gấp đôi. Một lần từ học phí của bạn, và lần nữa từ lãi suất khoản vay. Với đống tiền kiếm được đó, liệu chúng ta có ngạc nhiên khi vài cơ sở kinh doanh giáo dục đại học đã bắt đầu quảng cáo sai sự thật, câu kéo và lèo lái... kiếm tiền từ thứ ngu dốt mà họ đang giả bộ đào tạo? Thứ ba: tấm bằng là một thương hiệu. Nhiều năm trước giáo viên của tôi từng viết, "Khi sinh viên bị đối xử như những nhà tiêu dùng, họ sẽ trở thành tù nhân của cơn nghiện và lòng đố kỵ." Y như việc có thể bán đi bán lại cho khách các bản nâng cấp của một chiếc iPhone, ta cũng có thể bán cho con người nhiều giáo dục hơn nữa. Đại học là một trường trung học khác, chúng ta đã nói vậy. Nhưng sao phải dừng ở đó? Còn có thể bán thêm cho mọi người các chứng chỉ và tái chứng chỉ, bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Giáo dục đại học cũng được đem mua bán như một món hàng thương mại. Mua một tấm bằng, cũng như việc bạn mua một chiếc Lexus hay chiếc túi Louis Vuitton, để làm mình khác với mọi người. Như thế bạn có thể là thứ đồ khiến người ta ghen tị. Bằng cấp là một thứ thương hiệu. Nhưng những sự thật này thường bị giấu bởi lời mời chào bán hàng om sòm. Chẳng có ngày nào trôi qua mà không có vài kẻ có chức trên ti vi nói với chúng ta rằng, "Bằng đại học là thứ cực cần thiết để bước lên chiếc thang tiến vào cuộc sống trung lưu." Và bằng chứng thường được đưa ra như là một phần thưởng của đại học: người tốt nghiệp đại học trung bình kiếm 56% hơn so với người tốt nghiệp trung học. Hãy cùng xem xét con số đó kĩ hơn, bởi vì có vẻ như, việc này làm sai lệch đi những câu chuyện chúng ta hay nghe về những người tốt nghiệp đại học làm nhân viên pha chế hay thu ngân. Trong 100 người tham gia bất kì hình thức giáo dục sau trung học nào, 45 người không hoàn thành đúng hạn, bởi nhiều lí do, bao gồm cả tài chính. Trong số 55 người tốt nghiệp, 2 người sẽ thất nghiệp, 18 người khác làm việc lương thấp. Vậy, người tốt nghiệp đại học kiếm được nhiều hơn người tốt nghiệp trung học, nhưng liệu nó có bù đắp được cho mức học phí cắt cổ và khoản lương bỏ lỡ khi học đại học? Giờ cả các nhà kinh tế học cũng thừa nhận học đại học chỉ là phần thưởng với những ai hoàn thành nó. Nhưng đó chỉ bởi lương của người học hết trung học đã bị cắt giảm tối đa, hàng thập kỉ nay. Suốt nhiều thập kỉ, người lao động với tấm bằng trung học không có được phần chia công bằng từ những gì họ làm ra. Và nếu họ nhận được những gì họ đáng ra phải có, thì học đại học sẽ là một khoản đầu tư tệ với nhiều người. Phần thưởng đại học ư? Với tôi đó là chiết khấu trung học. 2 trong số 3 người nhập học sẽ không tìm được một công việc thích hợp. Và tương lai, với họ, có vẻ không hứa hẹn mấy -- trên thực tế, nó rõ ràng ảm đạm. Và họ chính là những người phải chịu đựng mặt tồi tệ nhất của khoản vay sinh viên. Và những người này, đáng tò mò và cũng đáng buồn, là những người rao giảng lớn tiếng nhất về thứ gọi là phần thưởng đại học. Đó không chỉ là quảng cáo phi đạo đức, nó còn độc ác. Vậy chúng ta làm gì đây? Sẽ thế nào nếu sinh viên và phụ huynh coi giáo dục đại học như một thứ hàng hóa? Có vẻ như mọi người đều vậy. Vậy thì, cũng như mọi thứ hàng hóa khác, bạn sẽ đòi được biết thứ bạn đang chi trả cho là gì. Khi bạn mua thuốc, bạn sẽ được biết một loạt tác dụng phụ. Khi bạn mua sản phẩm giáo dục đại học, đáng ra bạn phải có tờ cảnh báo giúp người tiêu dùng chọn lựa với thông tin đầy đủ. Khi bạn mua một chiếc xe, bạn biết mỗi gallon xăng có thể đi được bao nhiêu mile. Nhưng ai biết phải kì vọng gì từ một tấm bằng, ví dụ như, Canada học. Nhân tiện, đó là một bằng có thật. Sẽ ra sao nếu có ứng dụng cho điều đó? Thứ mà tạo ra quan hệ giữa chi phí cho một tấm bằng với thu nhập mong đợi. Hãy gọi nó là Học phí dựa trên thu nhập hoặc IBT. Ai trong số các bạn viết ứng dụng này đi. Hãy khám phá thực tại. (Cười) Có ba ưu điểm, ba lợi ích của Học phí dựa trên thu nhập. Người dùng nào cũng có thể tìm hiểu anh hoặc cô ấy sẽ kiếm được bao nhiêu với đại học và ngành cụ thể. Người dùng đủ thông tin sẽ khó để trở thành nạn nhân của mánh khóe từ kẻ hám lợi, của những lời rao bán. Và còn để lựa chọn thật khôn ngoan. Tại sao bất kì ai cũng chịu chi cho đại học nhiều hơn chừng 15% từ thu nhập có thêm của họ? Lợi ích thứ hai của Học phí dựa trên thu nhập. Bằng cách liên kết chi phí với thu nhập, những nhà quản lý đại học sẽ buộc phải quản lý chi phí tốt hơn, hay tìm ra những sáng kiến để làm thế. Ví dụ, tất cả sinh viên ở đây đóng học phí tương đương nhau cho mọi chuyên ngành. Rõ ràng là bất công, và cần phải thay đổi. Một sinh viên kĩ sư dùng nhiều tài nguyên, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm và làm việc hơn hơn một sinh viên triết học. Nhưng sinh viên triết học, kết quả, lại đang trợ giúp cho sinh viên kỹ sư. Người mà sau này sẽ tiến lên và kiếm được nhiều hơn. Tại sao hai người mua cùng một món hàng, trả như nhau, nhưng một người lại chỉ nhận được một nửa hoặc 1/3 dịch vụ. Thực tế, người tốt nghiệp đại học, ở vài chuyên ngành, dành 25% thu nhập trả cho khoản vay sinh viên, trong khi những người khác là 5%. Thứ bất công đó sẽ kết thúc khi chuyên ngành được định giá đúng hơn. Giờ thì tất nhiên, tất cả dữ liệu này... và các bạn phải có ai viết app này chứ hả? Tất cả dữ liệu này phải được thiết kế gọn gàng có thể là do hãng kiểm toán công kiểm tra để tránh gian lận thống kê. Chúng ta biết về thống kê, phải không? Nhưng dù là như thế, lợi ích thứ ba và lớn nhất của Học phí dựa trên thu nhập, đó là nó sẽ giải thoát cho người Mỹ khỏi nỗi sợ và sự phá sản có thể bởi mua phải một món hàng lỗi. Có lẽ, đến lúc, người Mỹ già hay trẻ sẽ nhận ra, như diễn giả nói trước tôi đây, tính tò mò của họ, lòng ham học,... khi anh bắt đầu học thứ mình yêu thích, yêu thích thứ được học, theo đuổi đam mê... được kích thích bởi trí tuệ, bước vào con đường tìm tòi tri thức mà họ thực sự mong muốn. Cuối cùng, đó là Eric và Kevin, 2 năm trước, chính xác là kiểu người trẻ này, đã tạo cảm hứng cho tôi, làm việc cùng tôi, và đến nay vẫn vậy, cùng nghiên cứu về những khoản nợ sinh viên tại Mỹ. Cảm ơn vì đã lắng nghe.