1 00:00:07,196 --> 00:00:08,265 Mỗi mùa xuân, 2 00:00:08,265 --> 00:00:12,190 hàng trăm nhà thám hiểm mơ ước chinh phục đỉnh Qomolangma, 3 00:00:12,190 --> 00:00:14,700 hay còn gọi là đỉnh Everest. 4 00:00:14,700 --> 00:00:17,197 Đầu tiên, họ cắm trại dưới núi vài tháng 5 00:00:17,209 --> 00:00:22,011 chờ đợi để chinh phục ngọn núi với độ cao chết người. 6 00:00:22,011 --> 00:00:26,163 Nhưng tại sao mọi người lại mạo hiểm mạng sống để leo lên đỉnh Everest? 7 00:00:26,163 --> 00:00:27,582 Liệu đó có là sự thử thách? 8 00:00:27,582 --> 00:00:28,667 Hay là do phong cảnh? 9 00:00:28,667 --> 00:00:32,017 Hay là cơ hội chạm tới bầu trời? 10 00:00:32,017 --> 00:00:37,563 Với nhiều người, sự mê hoặc đến từ việc Everest là ngọn núi cao nhất Trái Đất. 11 00:00:37,563 --> 00:00:40,328 Có một điểm cần phân biệt rõ ở đây. 12 00:00:40,328 --> 00:00:44,511 Mauna Kea mới thực sự là ngọn núi cao nhất tính từ đáy đến đỉnh, 13 00:00:44,511 --> 00:00:47,597 nhưng do ở độ cao 8850 m so với mực nước biển, 14 00:00:47,597 --> 00:00:51,171 Everest là đỉnh núi cao nhất hành tinh. 15 00:00:51,171 --> 00:00:54,199 Để hiểu được sự hình thành độ cao này, 16 00:00:54,199 --> 00:00:57,612 ta phải nhìn sâu bên trong lớp vỏ trái đất, 17 00:00:57,612 --> 00:01:00,022 nơi các địa mảng va vào nhau. 18 00:01:00,022 --> 00:01:03,410 Bề mặt trái đất như chiếc áo giáp của con tê tê. 19 00:01:03,410 --> 00:01:06,171 Các mảng của vỏ trái đất liên tục nhô lên, 20 00:01:06,171 --> 00:01:07,011 hạ xuống, 21 00:01:07,011 --> 00:01:08,998 và chuyển động xung quanh nhau. 22 00:01:08,998 --> 00:01:13,612 Những địa mảng khổng lồ này chuyển động tương đối nhanh. 23 00:01:13,612 --> 00:01:16,507 Chúng dịch chuyển 2-4 cm mỗi năm, 24 00:01:16,507 --> 00:01:18,919 tương đương với tốc độ móng tay người dài ra. 25 00:01:18,919 --> 00:01:20,524 Khi hai địa mảng va vào nhau, 26 00:01:20,524 --> 00:01:25,035 một mảng sẽ xô vào hay bên dưới mảng kia, làm uốn nếp nơi tiếp xúc, 27 00:01:25,035 --> 00:01:29,963 và dẫn tới hiện tượng nhô lên thành núi. 28 00:01:29,963 --> 00:01:32,083 Đó chính là cách đỉnh Everest hình thành. 29 00:01:32,083 --> 00:01:36,811 50 triệu năm trước, mảng Ấn Độ trôi dạt về phía bắc, 30 00:01:36,811 --> 00:01:38,911 đâm vào mảng Âu-Á lớn hơn nó, 31 00:01:38,911 --> 00:01:42,869 và vỏ trái đất bị biến dạng, kéo theo vận động nâng lên khổng lồ. 32 00:01:42,869 --> 00:01:45,541 Đỉnh Everest nằm ở vùng trung tâm của quá trình này, 33 00:01:45,541 --> 00:01:49,120 trên rìa vùng va chạm của hai địa mảng Ấn và Âu-Á. 34 00:01:49,120 --> 00:01:52,879 Nhưng các ngọn núi hình thành bởi các lực hơn là sự nâng lên. 35 00:01:52,879 --> 00:01:58,286 Khi mặt đất được đẩy lên, các khối khí đồng thời cũng bị dịch lên. 36 00:01:58,286 --> 00:02:02,731 Khối khí này sau được làm lạnh, tạo thành sự ngưng tụ hơi nước 37 00:02:02,731 --> 00:02:04,976 và hình thành nên mưa hoặc tuyết. 38 00:02:04,976 --> 00:02:07,630 Khi rơi xuống, chúng sẽ làm mòn địa hình, 39 00:02:07,630 --> 00:02:12,679 bào mòn hoặc làm vỡ đá tạo thành quá trình gọi là phong hoá. 40 00:02:12,679 --> 00:02:15,468 Nước chảy xuống mang theo các sản phẩm phong hoá 41 00:02:15,468 --> 00:02:17,404 và làm xói mòn địa hình, 42 00:02:17,404 --> 00:02:20,655 tạo nên những thung lũng sâu thẳm và những đỉnh núi cao vút. 43 00:02:20,655 --> 00:02:25,582 Chính sự cân bằng giữa nâng lên và bào mòn đã làm nên hình dạng của những ngọn núi. 44 00:02:25,582 --> 00:02:28,027 Nhưng so sánh những đỉnh chọc trời của dãy Himalaya 45 00:02:28,027 --> 00:02:30,375 với những ngọn đồi hiền hoà ở Appalachia. 46 00:02:30,375 --> 00:02:33,019 Rõ ràng, không phải mọi ngọn núi đều giống nhau. 47 00:02:33,019 --> 00:02:35,981 Đó là vì thời gian cũng là một trong các tác nhân. 48 00:02:35,981 --> 00:02:40,290 Khi các mảng kiến tạo lần đầu va chạm, quá trình nâng lên diễn ra rất nhanh. 49 00:02:40,290 --> 00:02:43,157 Các đỉnh núi cao lên với những dốc đứng. 50 00:02:43,157 --> 00:02:46,800 Tuy nhiên, qua thời gian, trọng lực và nước đã bào mòn chúng. 51 00:02:46,800 --> 00:02:49,463 Cuối cùng, sự bào mòn bắt kịp sự nâng lên, 52 00:02:49,463 --> 00:02:52,525 các đỉnh núi bị ăn mòn nhanh hơn cả khi chúng được nâng lên. 53 00:02:52,525 --> 00:02:55,965 Yếu tố thứ ba góp phần trong sự hình thành những ngọn núi là khí hậu. 54 00:02:55,965 --> 00:03:00,768 Ở nhiệt độ âm, một phần tuyết sẽ không tan hoàn toàn, 55 00:03:00,768 --> 00:03:03,861 thay vào đó, chúng sẽ dần dần kết đọng lại thành băng, 56 00:03:03,861 --> 00:03:08,944 Điều đó tạo nên vùng băng tuyết, xuất hiện ở độ cao khác nhau trên trái đất 57 00:03:08,944 --> 00:03:11,229 phụ thuộc vào khí hậu. 58 00:03:11,229 --> 00:03:14,926 Ở hai cực, băng tuyết nằm ở mực nước biển. 59 00:03:14,926 --> 00:03:19,339 Gần xích đạo, bạn phải leo lên năm km trước khi không khí đủ lạnh 60 00:03:19,339 --> 00:03:21,398 để có thể hình thành băng. 61 00:03:21,398 --> 00:03:24,807 Khối băng tích tụ bắt đầu trôi xuống dưới sức nặng kinh khủng của nó 62 00:03:24,807 --> 00:03:28,736 tạo nên một dòng di chuyển chậm gọi là sông băng, 63 00:03:28,736 --> 00:03:30,896 mài mòn những tảng đá ở phía dưới. 64 00:03:30,896 --> 00:03:33,642 Núi càng dốc, sông băng càng chảy nhanh, 65 00:03:33,642 --> 00:03:37,276 và bào mòn đá phía dưới nhanh hơn. 66 00:03:37,276 --> 00:03:41,028 Sông băng có thể làm xói mòn địa hình nhanh hơn cả mưa và sông. 67 00:03:41,028 --> 00:03:45,129 Sông băng ở trên những đỉnh núi làm phẳng chúng rất nhanh, 68 00:03:45,129 --> 00:03:49,663 san bằng phần ngọn như lưỡi cưa tuyết khổng lồ. 69 00:03:49,663 --> 00:03:54,364 Vậy, làm thế nào núi băng Everest có thể cao đến thế? 70 00:03:54,364 --> 00:03:57,802 Biến cố va chạm địa mảng nơi mà nó phát sinh 71 00:03:57,802 --> 00:04:00,541 đã làm nó đồ sộ ngay từ lúc ban đầu. 72 00:04:00,541 --> 00:04:03,156 Với lại, ngọn núi này nằm gần vùng nhiệt đới, 73 00:04:03,156 --> 00:04:07,714 vì vậy vùng băng tuyết rất cao và sông băng khá nhỏ, 74 00:04:07,714 --> 00:04:10,266 không đủ lớn để làm phẳng phần đỉnh. 75 00:04:10,266 --> 00:04:13,252 Ngọn núi này tồn tại ngay cả trong điều kiện bão tuyết dữ dội 76 00:04:13,252 --> 00:04:15,702 mà vẫn giữ được độ cao ấn tượng. 77 00:04:15,702 --> 00:04:17,699 Tuy nhiên điều đó chưa chắc là mãi mãi. 78 00:04:17,699 --> 00:04:20,495 Chúng ta sống trong thế giới đầy biến động nơi địa mảng, 79 00:04:20,495 --> 00:04:22,077 khí hậu toàn cầu, 80 00:04:22,077 --> 00:04:23,971 và khả năng bào mòn của hành tinh 81 00:04:23,971 --> 00:04:28,128 có thể một ngày sẽ kết hợp lại để san bằng đỉnh Everest. 82 00:04:28,128 --> 00:04:32,406 Nhưng ít nhất bây giờ, nó vẫn là huyền thoại trong tâm trí các nhà leo núi, 83 00:04:32,406 --> 00:04:33,498 các nhà thám hiểm, 84 00:04:33,498 --> 00:04:35,137 và cả những người mơ mộng.