Đây là ông cậu tôi, em trai của ông nội tôi. Ông tên là Joe McKenna. Lúc đó, ông là một người chồng trẻ, là cầu thủ bóng rổ bán chuyên nghiệp và là lính cứu hỏa thành phố New York. Gia đình hay kể rằng ông thích làm lính cứu hỏa, sau đó, vào năm 1983, vào một ngày nghỉ, ông nộp đơn vào đội cứu hỏa. Để chuẩn bị cho ngày đó, ông đánh bóng dàn đồng, các tay vịn trên xe cứu hỏa, dụng cụ trên tường, và những vòi phun chữa lửa, rồi một thiết bị kim loại, to và nặng, rơi khỏi giá và rơi trúng ông. Vài ngày sau, vai của ông bắt đầu đau. Sau đó 2 này, ông phát sốt. Cơn sốt tăng dần, tăng dần. Vợ ông chăm sóc cho ông, nhưng không có gì thay đổi, khi họ gọi bác sĩ địa phương, bác sĩ này cũng không làm gì được. Họ gọi một chiếc taxi và chở bệnh nhân đến bệnh viện. Y tá ở đó nhận thấy ngay là ông bị nhiễm trùng, lúc đó người ta gọi là "nhiễm trùng máu," và dù họ không nói ra, họ vẫn biết ngay họ không làm gì được. Họ không can thiệp được vì nhiều thứ mà chúng ta đang dùng để chữa nhiễm trùng vào lúc đó chưa có. Thử nghiệm đầu tiên của penicillin, khánh sinh đầu tiên, là 3 năm sau. Những người bị nhiễm trùng được cứu sống trước đó, đều là do họ gặp may, phần lớn không thể qua khỏi. Ông cậu tôi không may. Ông ở bệnh viện một tuần, co giật với cơn nóng lạnh, bị mất nước và mê sảng, rồi lịm dần như là các bộ phận yếu dần. Sức khỏe của ông ngày càng tuyệt vọng mọi người từ trạm cứu hỏa xếp hàng để cho máu với hy vọng làm giảm nhiễm trùng bằng cách thay bớt máu. Không được. Ông đã ra đi. Lúc đó ông 30 tuổi. Nếu bạn quay lại ngày xưa, hầu hết mọi người chết giống ông cậu của tôi. Hầu hết mọi người không chết vì ung thư hay bệnh tim, những bệnh do lối sống, gây đau đớn trong xã hội phương Tây ngày nay. Họ không chết vì những loại bệnh này vì họ không sống đủ lâu để các loại bệnh phát triển. Họ chết vì các vết thương-- do con bò húc, do trúng đạn ở chiến trường, do bị tai nạn trong nhà máy của cuộc cách mạng công nghiệp -- và phần lớn là do là nhiễm trùng, chính nó chấm hết khi vết thương bắt đầu. Tất cả đã thay đổi khi có kháng sinh. Trước đây nhiễm trùng bị coi là án tử, đột nhiên nay trở thành cái có thể chữa được. Dường như đó là phép lạ, và từ đó, chúng ta sống trong kỷ nguyên vàng của thuốc tây thần dược. Giờ đây, chúng ta đang đi đến đoạn cuối của thời hoàng kim. Ông tôi chết trong thời kỳ cuối của tiền-kháng-sinh. Nay chúng ta sắp bước qua ngưỡng của thời hậu-kháng-sinh, trong những ngày đầu của thời kỳ này, nhiễm trùng đơn giản như trường hợp ông Joe của tôi sẽ có thể giết người trở lại. Thật vậy, chúng đã sẵn sàng rồi. Người ta lại phải chết do nhiễm trùng vì một hiện tượng được gọi là kháng thuốc. Vắn tắt, điều đó xảy ra thế này. Vi khuẩn chiến đấu chống lại nhau để có nơi sống và thức ăn, bằng cách tạo ra những hợp chất nguy hiểm để triệt tiêu lẫn nhau. Vi khuẩn khác, để tự bảo vệ, phát triển hệ tự vệ chống lại những tấn công hóa học này. Khi chúng ta tạo ra kháng sinh lần đầu, ta đưa những hợp chất này vào phòng thí nghiệm và tạo những phiên bản riêng, và vi khuẩn đáp trả lại những tấn công của ta theo cách của chúng. Đây là điều đã xảy ra: Penicillin được tung ra vào năm 1943, và kháng penicillin rộng rãi vào năm 1945. Vancomycin ra đời năm 1972, kháng vancomycin xuất hiện 1988. Imipenem ra đời năm 1985, và kháng imipenem xuất hiện năm 1998. Daptomycin, một trong những thuốc mới, ra đời năm 2003, và kháng daptomycin xuất hiện liền vào năm sau 2004. Trong 70 năm, chúng ta đã chơi trò nhảy cừu -- đó là thuốc và kháng thuốc, và rồi thuốc khác, rồi lại kháng thuốc khác -- và bây giờ cuộc vui sắp tàn. Vi khuẩn phát triển kháng thuốc nhanh đến mức mà các công ty dược nhận thấy việc sản xuất kháng sinh không còn là quan tâm hàng đầu của họ nữa, vậy, có những nhiễm trùng lan rộng khắp thế giới trong trường hợp đó, hơn 100 loại kháng sinh có bán trên thị trường, chỉ 2 loại thuốc thích hợp, hay chỉ một, hay là không có. Đây chính là trường hợp tương tự. Năm 2000, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh và Phòng ngừa, gọi là CDC, xác định một trường hợp trong một bệnh viện ở North Carolina bị nhiễm trùng kháng tất cả các loại thuốc trừ hai loại. Hôm nay, nhiễm trùng đó, được biết với tên gọi KPC, đã lan truyền khắp nước Mỹ ngoại trừ 3 tiểu ban, và đến Nam Mỹ, Châu Âu và Trung Đông. Năm 2008, các bác sĩ ở Thụy Điển chuẩn đoán một người đàn ông từ Ấn Độ bị một nhiễm trùng lạ kháng lại tất cả các loại thuốc chỉ trừ một loại. Gen mà nhiễm trùng này tạo ra kháng thuốc, được biết với tên gọi MDM, và lan truyền từ Ấn đến Trung Quốc, Châu Á, Châu Phi, Châu Âu và Canada, và Mỹ. Người ta hy vọng những loại nhiễm trùng này chỉ là những ca đơn lẻ, nhưng trên thực tế, ở Mỹ và Châu Âu, trong 1 năm, 50.000 người chết vì nhiễm trùng mà không có thuốc chữa. Một dự án được tài trợ bởi chính phủ Anh gọi là chương trình Đánh giá Kháng Kháng sinh ước tính tổng số tử vong trên toàn thế giới là 700.000 trong 1 năm. Đó là con số tử vong quá lớn, chưa hết, còn trường hợp có nguy cơ mà bạn không tính hết, đó là những trường hợp bệnh nhân ở bệnh viện những ca chăm sóc đặc biệt hoặc bệnh nhân ngoại trú ở giai đoạn cuối, những trường hợp nhiễm trùng bị cách li với chúng ta, trong các hoàn cảnh mà chúng ta không thể xác định được. Điều bạn không nghĩ về, không ai trong chúng ta nghĩ về cả, đó là kháng sinh nâng đỡ hầu hết mọi sự sống hiện đại. Nếu chúng ta mất kháng sinh, đây là cái chúng ta sẽ mất: Thứ nhất, chúng ta mất sự bảo vệ cho con người có hệ miễn dịch yếu-- bệnh nhân ung thư, SIDA, bệnh nhân cấy ghép, trẻ đẻ non. Tiếp đến, chúng ta mất cơ hội xử lý cấy ghép vào cơ thể: ống stent chống đột quỵ, máy bơm cho bệnh tiểu đường, máy lọc máu, thay khớp nhân tạo. Bao nhiêu người độ tuổi "baby boom" cần thay hông và đầu gối do chơi thể thao? Một nghiên cứu mới đây thấy rằng nếu không có kháng sinh, thì trong sáu người đang sống, một người sẽ bị chết. Tiếp đến, chúng ta có lẽ sẽ không làm phẫu thuật được nữa. Nhiều ca phẫu thuật được dự kiến phải dùng kháng sinh phòng ngừa. Không được sự bảo vệ này, chúng ta mất đi khả năng mở những nơi trú ẩn an toàn cho cơ thể. Vậy sẽ không thể mổ tim, không thể sinh thiết tiền liệt tuyến, không thể đẻ mổ. Chúng ta phải biết sợ nhiễm trùng mà hiện tại nó có vẻ rất tầm thường. Viêm họng liên cầu đã từng gây ra suy tim. Nhiễm trùng da đã từng phải phẫu thuật cắt bỏ. Dù ở trong những bệnh viện sạch nhất, việc sinh con cũng giết khoản 1 sản phụ trong số 100. Viêm phổi lấy đi 3 trẻ em trong số 10 trẻ mắc bệnh. Còn nhiều thứ khác nữa, chúng ta mất đi sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn biết rằng bất cứ tổn thương nào cũng có thể giết chết bạn, bạn có dám cưỡi xe mô tô, lao xuống dốc trượt tuyết, leo thang để trang trí đèn Noel, thả con bạn trên sàn nhà láng bóng? Rồi, người đầu tiên dùng penicillin, một viên cảnh sát Anh tên là Albert Alexander, người bị nhiễm trùng đến mức da đầu rỉ mủ và các bác sĩ đã phải bỏ đi một con mắt, anh ta bị nhiễm bởi một việc rất đơn giản. Anh ta đi vào vườn và bị bụi gai làm trầy sướt mặt. Dự án Anh mà tôi nói đến ước tính trên thế giới có 700.000 ca tử vong mỗi năm và dự đoán nếu chúng ta không thể giữ được sự kiểm soát đến 2050, không lâu hơn, toàn thế giới sẽ có 10 triệu ca tử vong mỗi năm. Làm sao chúng ta ra đến mức này với điều mà chúng ta phải dự đoán là những con số khủng khiếp? Câu trả lời khó khăn là, do chính chúng ta. Kháng thuốc là một quá trình sinh học không thể khác được, nhưng chúng ta chịu trách nhiệm về việc làm nó xuất hiện nhanh. Chúng ta làm điều đó khi dùng kháng sinh vô tội vạ với sự cẩu thả khủng khiếp. Penicillin được bán khắp nơi cho đến thập kỷ 1950. Trong nhiều nước đang phát triển. phần lớn kháng sinh này vẫn còn bán. Ở Hoa Kỳ, 50% kháng sinh này được dùng một cách không cần thiết trong các bệnh viện. 45% đơn thuốc được viết trong các phòng khám cho kháng sinh không hiệu quả. Đó đúng là điều xảy ra trong ngành y tế. Nhiều nơi trên thế giới, người ta ăn phần lớn thịt động vật có kháng sinh, không phải để chữa bệnh, nhưng vì người ta vỗ béo chúng và để phòng ngừa dịch bệnh trong các trang tại. Ở Hoa kỳ, có thể 80% kháng sinh được dùng mỗi năm cho động vật chăn nuôi, tạo ra vi khuẩn kháng và lan truyền trong trang trại trong nguồn nước, trong rác thải, trong thịt động vật. Nuôi trồng thủy sản cũng phụ thuộc kháng sinh, đặc biệt là ở châu Á, và trồng cây ăn trái cũng cần kháng sinh để bảo vệ táo, lê, cam quít chống sâu bệnh. Vì vi khuẩn có thể truyền ADN của chúng cho nhau như là một người đi du lịch gửi hành lý tại sân bay, một khi chúng ta để kháng thuốc xuất hiện, thì sẽ không biết chúng lan truyền đến đâu. Điều đó đã có thể đoán trước. Thực tế, điều đó đã được dự đoán bởi Alexander Fleming, người đã tìm ra penicillin. Ông ta được nhận giải Nobel năm 1945, trong buổi phỏng vấn ngay sau đó ông ta đã nhấn mạnh: "Người vội vàng dùng penicillin phải chịu trách nhiệm về cái chết của người bị nhiễm trùng do vi khuẩn kháng penicillin." Ông ta nói thêm : "Tôi hy vọng thứ nguy hiểm này cần được hạn chế." Chúng ta có thể ngăn chặn được không? Có những công ty sản xuất kháng sinh mới, loại siêu vi này chưa bao giờ xuất hiện. Tệ thật, chúng ta cần những thuốc mới này, chúng ta lại khuyến khích: tài trợ phát hiện, bằng sáng chế, giải thưởng, để nhử các công ty khác tiếp tục tìm kháng sinh. Nhưng điều đó có lẽ không đủ. Đây là lý do: sự phát triển luôn đi trước. Cứ trong 20 phút, vi khuẩn tạo một thế hệ mới. Thế mà các công ty dược phải cần 10 năm để tìm ra được một thuốc mới. Mỗi thời chúng ta dùng một loại kháng sinh, chúng ta cho hàng triệu vi khuẩn cơ hội giải mã hệ thống miễn dịch của mình. Không có một loại thuốc nào mà chúng không thể đánh bại. Đây là cuộc chiến không cân sức, nhưng chúng ta có thể thay đổi. Ta có thể xây dựng hệ thống nhận dữ liệu để báo một cách tự động và chuyên biệt về cách dùng kháng sinh. Ta có thể thiết lập cổng kiểm soát cho việc kê đơn thuốc để mọi đơn thuốc phải được kiểm tra lại. Chúng ta có thể đòi hỏi ngành nông nghiệp từ bỏ dùng kháng sinh. Chúng ta có thể xây dựng một hệ thống giám sát để cho chúng ta biết kháng thuốc sắp đến sẽ ở đâu. Đó là những giải pháp kỹ thuật. Có thể chúng chưa đủ, trừ phi chính chúng ta phải tự giúp mình. Kháng thuốc là một thói quen. Tất cả chúng ta biết sẽ rất khó để thay đổi thói quen này. Nhưng trong xã hội, chúng ta đã làm được trong quá khứ. Người ta đã từng xả rác ra đường, không mang dây an toàn trên xe, hút thuốc lá nơi công cộng trong nhà. Chúng ta không làm những việc đó nữa. Chúng ta không coi thường môi trường nữa không đùa với những tai nạn nữa không để người khác có nguy cơ bị ung thư, vì chúng ta biết những thứ này quá đắc đỏ và gây thiệt hại, nên ta không làm nữa. Chúng ta đã thay đổi quy định xã hội. Chúng ta cũng có thể thay đổi tiêu chuẩn về cách dùng kháng sinh. Theo tôi quy mô của kháng thuốc là quá lớn, nhưng nếu bạn đã từng mua một bóng đèn huỳnh quang vì bạn lo ngại cho môi trường, hoặc đọc nhãn hiệu trên một hộp bánh vì bạn nghĩ về việc phá rừng để trồng cọ lấy dầu, bạn biết điều đó như là làm một bước nhỏ để giải quyết vấn đề vô cùng to lớn. Chúng ta cũng có thể làm những việc tương tự cho vấn đề kháng sinh. Chúng ta có thể không kê đơn kháng sinh khi không chắc điều đó là đúng đắn. Chúng ta có thể dừng việc ra đơn thuốc cho trẻ nhiễm trùng tai trước khi không chắc hậu quả của nó. Chúng ta có thể hỏi các nhà hàng, các siêu thị, về nguồn gốc các thực phẩm. Chúng ta có thể hứa với mọi người không bao giờ mua thức ăn, tôm hoặc trái cây có dùng kháng sinh, và nếu chúng ta đã làm những điều đó, chúng ta có thể làm chậm lại thời hậu kháng sinh. Nhưng chúng ta phải làm sớm đi. Penicillin đã bắt đầu thời kháng sinh vào năm 1943. Đúng 70 năm sau, chính chúng ta bước lên làn ranh của thảm họa. Chúng ta sẽ không có 70 năm để tìm ra đường để quay lại đâu. Cám ơn rất nhiều. (Vỗ tay)