Trên đường đến đây, Tôi có một cuộc trò chuyện ngắn khá thú vị với hành khách ngồi kế bên, trong suốt chuyến bay. Anh ta bảo rằng: "Nước Mỹ gần như hết việc rồi..." vì đa phần công việc bây giờ cứ như đùa. nhà tâm lý cho mèo, người trò chuyện với chó, kẻ đuổi theo vòi rồng." Vài giây sau, anh ta hỏi tôi, "Cô làm nghề gì?" Và tôi nhún vai: "Người xây đắp hòa bình." (tiếng cười) Hằng ngày, tôi tường thuật tiếng nói của các bà các chị, và nhấn mạnh những kinh nghiệm họ trải qua, cũng như sự tham gia của họ trong tiến trình hòa bình và giải quyết mâu thuẫn, qua công việc này, tôi nhận ra cách duy nhất để đảm bảo phụ nữ trên toàn thế giới tham gia vào phong trào này là dựa vào tôn giáo. Hiện giờ, vấn đề này rất quan trọng với tôi. Là một phụ nữ trẻ theo đạo Hồi, tôi tự hào về đức tin của mình. Đó là nguồn năng lượng và niềm tin để tôi hoàn thành công việc hằng ngày của mình. Đó cũng là lý do để tôi đứng đây, Nhưng tôi cũng không thể bỏ qua những đau thương giấu dưới lớp vỏ tôn giáo, không chỉ của riêng tôi, mà tất cả những tôn giáo chính yếu trên thế giới. Sự diễn tả nhập nhằng, và lý giải sai lệch cùng với những kinh kệ ngụy tạo đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội, chuẩn mực văn hóa, luật pháp, và đời sống hằng ngày của tất cả chúng ta. đến mức chúng ta khó mà ý thức được điều đó. Ba mẹ tôi rời Libya, Bắc Phi đến Canada vào những năm đầu thập niên 1980. Và tôi là đứa giữa, trong số 11 người con. Đúng vậy, 11 người. Nhưng khi lớn lên, tôi thấy bố mẹ đều là những con chiên ngoan đạo, và có niềm tin tuyệt đối vào tôn giáo, cầu nguyện và ngợi ca Alah vì những lời chúc phúc, đương nhiên cũng nhắc đến tên tôi, lẫn giữa tên hàng tá người khác nữa. Họ rất tốt bụng, vui vẻ và kiên nhẫn, kiên nhẫn vô tận, cái kiểu nhẫn nhịn mà 11 đứa con bắt buộc bạn phải có. Và họ rất công bằng. Tôi chưa hề xem xét tôn giáo dưới góc nhìn văn hóa. Tôi hoàn toàn được đối xử công bằng, như những gì tôi đáng được hưởng. Tôi không hề được dạy dỗ Allah đánh giá con người qua giới tính của họ. Và ba mẹ tôi hiểu lời răn của Đấng tối cao, như một người bạn nhân từ và thiện ý, một người sẵn sàng cho đi, đã hình thành nên thế giới quan của tôi. Bây giờ thì dĩ nhiên, nhờ giáo dục gia đình mà tôi có những lợi thế nhất định. Là một trong 11 anh chị em, đào tạo tôi kỹ năng ngoại giao có hạng. Đến tận bây giờ, tôi vẫn thường bị hỏi hồi xưa học trường nào như: "Cô có học Chính trị ở trường Kennedy không?" tôi nhìn họ và nói: "Không hề, Tôi học Quan hệ Quốc tế ở trường Murabit." Trường cực kỳ khó vào. Bạn phải nói chuyện với mẹ tôi trước mới được nhận. May cho bạn là bà ở đây. Nhưng là một trong 11 đứa con, và có 10 anh chị em, dạy bạn khá nhiều điều về cấu trúc quyền lực và liên minh Dạy bạn phải tập trung, nói thật nhanh hoặc ngậm họng, vì lúc nào cũng bị chen ngang. Dạy bạn tầm quan trọng của việc truyền đạt, bạn phải biết cách đặt câu hỏi để nhận được câu trả lời mình muốn, và bạn phải nói "không "đúng cách để giữ gìn hòa khí. Nhưng bài học quan trọng nhất trong suốt tuổi thơ của tôi, là phải luôn luôn có mặt trên bàn. Khi cái đèn của mẹ tôi bị bể, tôi phải chạy vù ra đó, trong khi mẹ đang cố tìm ra xem đứa nào làm bể cái đèn. Vì tôi phải bảo vệ chính mình. Nếu không, thì tất cả các ngón tay đều chỉ về phía bạn. và bạn sẽ bị phạt, ngay trước khi kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra. Chuyện trên chỉ là ví dụ thôi nhé, không phải chuyện của tôi. Năm 2005, khi tôi 15 tuổi, tôi học xong trung học và chuyển trường. từ Saskatoon, Canada đến Zawiya, quê hương ba mẹ tôi ở Libya. một thành phố truyền thống. Tiện đây cũng nói luôn, trước đây tôi chỉ đến Libya trong kỳ nghỉ. Với một con bé 7 tuổi, đó là một phép màu. Kem lạnh, những chuyến đi dạo bờ biển và những bà con vui vẻ. Mọi chuyện hóa ra lại khác, khi bạn đã là con bé 15 tuổi. Ngay sau đó, tôi được giới thiệu những khía cạnh văn hóa của tôn giáo. Từ "haram" có nghĩa là tôn giáo cấm đoán... và từ "aib" có nghĩa là không phù hợp với văn hóa một cách chơi chữ, vì chúng có một nghĩa như nhau, cũng như một kết quả y hệt. Tôi liên tục có những cuộc đối thoại với bạn cùng lớp, đồng nghiệp, giáo sư, bạn bè, cả bà con, và tôi bắt đầu đặt câu hỏi về quy tắc của mình chính, cũng như chí hướng của bản thân. Thậm chí với nền tảng ba mẹ gầy dựng cho tôi, tôi vẫn không ngừng nghiền ngẫm vai trò của phụ nữ trong đức tin của tôi. Ở trường Quan hệ Quốc tế Murabit, chúng tôi có buổi tranh luận nghiêm túc về chuyện này. và quy tắc đầu tiên là tìm hiểu thật kỹ vấn đề, tôi đã làm vậy, và thật bất ngờ là khá dễ dàng, tìm ra một vị lãnh đạo nữ trong tôn giáo của tôi, một người sáng tạo, mạnh mẽ... trong chính trị, kinh tế, thậm chí trong quân đội. Khadija lãnh đạo phong trào Hồi giáo, trong những ngày đầu tiên. Không có bà thì đã không có chúng tôi. Vậy tại sao chúng tôi không được học về bà? Sao chúng tôi không được học về những người phụ nữ này? Tại sao vị trí người phụ nữ lại bị hạ bệ trong chính lời dạy của tôn giáo? Và tại sao, nếu trong mắt Allah mọi người đều bình đẳng thì đàn ông lại xem khinh chúng tôi ? Với tôi, quay lại với bài học thuở nhỏ Người giữ quyền quyết đinh, người truyền tải thông tin đang ngồi ngay trên bàn kia, và run rủi thay, trong tất cả các tôn giáo, đều không phải phụ nữ. Các viện tôn giáo đều bị đàn ông chiếm lĩnh, và được lãnh đạo bởi đàn ông. Họ là người giữ quyền đặt ra chính sách, và cho tới khi chúng ta hoàn toàn thay đổi hệ thống này, thì đừng mơ mộng viễn vông rằng phụ nữ sẽ hoàn toàn tham dự vào các lĩnh vực kinh tế và chính trị. Nền tảng của chúng ta đã lung lay. Mẹ tôi bảo rằng con không thể xây một tòa nhà hiên ngang trên cái móng nhà yếu ớt. Năm 2011, cách mạng Libya nổ ra, và gia đình tôi đứng ngay tiền tuyến. Và có một chuyện này rất thú vị, xảy ra trong cuộc chiến, gần như là chuyển đổi văn hóa, dù là tạm thời. Và đây là lần đầu tiên tôi thấy mình được chấp nhận và cổ vũ tham dự vào phong trào này. Đó là yêu cầu tất yếu. Tôi và những phụ nữ khác được ngồi vào bàn. Chúng tôi không chỉ chắp tay đứng nhìn. Mà có một phần quyền quyết định. Chúng tôi được chia sẻ thông tin, và có vị thế quan trọng. Và tôi muốn, tôi cần thay đổi này diễn ra lâu dài. Nhưng hóa ra chẳng phải dễ. Chỉ vài tuần sau, những phụ nữ mà tôi từng cộng tác bị trả về với vai trò trước kia của họ. Đa số họ bị những lời động viên, từ lãnh đạo tôn giáo và chính trị, Họ trích dẫn những đoạn kinh Koran như là lý do bào chữa. Và đó là cách họ giành sự ủng hộ từ đám động. Thế nên tôi buộc phải chú trọng tăng cường sức mạnh kinh tế và chính trị của phụ nữ. Tôi tưởng rằng việc này sẽ khiến văn hóa và xã hội thay đổi. Hóa ra, có chút ít đổi thay, nhưng không nhiều. Tôi quyết định biến lời lẽ bảo thủ của họ, thành vũ khí tấn công chính họ. Tôi bắt đầu trích dẫn và tô đậm các đoạn kinh Koran. Năm 2012 - 2013, tổ chức của tôi lãnh đạo phong trào lớn nhất và truyền bá rộng rãi nhất ở Libya. Chúng tôi bước vào những căn nhà, trường học, thậm chí giáo đường. Chúng tôi trực tiếp đối thoại với 50.000 người. và hàng trăm ngàn người khác thông qua bảng báo, quả cáo trên tivi. quảng cáo trên sóng phát thanh và áp phích. Ắt hẳn bạn sẽ tự hỏi làm sao một tổ chức quyền phụ nữ có thể làm điều này ở cộng đồng đã từng bác bỏ sự tồn tại của họ. Tôi dùng kinh Koran. Tôi trích dẫn các đoạn trong kinh Koran, và lời của những nhà tiên tri. lời của Hadiths, ví dụ như' "Phần tốt nhất của bạn là phần tốt nhất của gia đình họ." "Đừng để anh trai bạn ăn hiếp kẻ khác. " Lần đầu tiên, các buổi giảng kinh thứ sáu cho cộng đồng của các thầy địa phương bắt đầu nêu cao quyền nữ giới. Họ bàn luận các vấn đề cấm kị, như là bạo lực gia đình. Các chính sách dần thay đổi. Ở một số cộng đồng nhất định, chúng tôi phải nói rằng Bản tuyên ngôn nhân quyền quốc tế, mà mọi người phản đối vì không phải học giả tôn giáo soạn ra, thực ra các quy tắc tương tự, đã được nhắc đến từ lâu trong sách của chúng ta. Cho nên trên thực tế, Liên Hợp Quốc sao chép của chúng ta mà thôi. Bằng cách thay đổi thông điệp, chúng tôi có thể cung cấp một cách mô tả khác, để thúc đẩy sự phát triển của nữ quyền ở Libya. Điều này hiện nay được thực hiện trên toàn cầu. Và tôi phải nói rằng không dễ chút nào, hãy tin tôi, rất khó. Bên cấp tiến thì bảo bạn đang lợi dụng tôn giáo, và bảo bạn là đồ cổ hủ. Còn bên bảo thủ thì có cả nghìn tên gọi cho bạn. Tôi từng nghe "Ba mẹ mày chắc là xấu hổ về mày lắm." tầm bậy, ba mẹ tôi hâm mộ tôi lắm. thậm chí "Mày chẳng thể tiếp tục đến sinh nhật kế đâu. " Sai nốt, vì tôi đã làm được. Và tôi tiếp tục tin tưởng rằng, quyền nữ giới và tôn giáo không đi đôi với nhau, nhưng chúng tôi phải được ngồi vào bàn. Chúng ta phải ngưng ngay việc từ bỏ vị trí của mình, vì nếu tiếp tục im lặng thì chúng ta sẽ thông đồng với việc bức hại và bắt nạt phụ nữ trên toàn thế giới. Chúng tôi cam kết sẽ đấu tranh cho quyền nữ giới, và chiến đấu với bom đạn và chiến tranh, Và chúng tôi phải chỉ rõ các vấn đề của xã hội cho các cộng đồng bản xứ, để họ phát triển bền vững. Chuyện không dễ dàng, thách thức truyền tải thông tin tôn giáo Bạn phải chia sẻ niềm tin và chấp nhận tổn thương, bị cười nhạo, bị uy hiếp. Nhưng chúng tôi vẫn phải làm. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc sắp xếp lại thông điệp nhân quyền, các nguyên tắc của đức tin, không chỉ cho chúng tôi, cho những người phụ nữ trong gia đình bạn, không chỉ cho quý bà quý cô trong khán phòng này, thậm chí không chỉ cho những phụ nữ khác ngoài kia. Mà để cho xã hội, sẽ thay đổi với sự tham dự của nữ giới. Và cách duy nhất để chúng tôi làm điều này. chỉ có một cách duy nhất, đó là tiếp tục ngồi lại trên bàn. Cám ơn các bạn. (Vỗ tay)