Vào cuối thế kỉ thứ 17, Một sinh viên y khoa tên Johannes Hofer nhận thấy một căn bệnh lạ ảnh hưởng những lính đánh thuê Thụy Sĩ đang phục vụ ở nước ngoài. Những triệu chứng, bao gồm mệt mỏi, mất ngủ, nhịp tim bất thường, khó tiêu, và sốt cao, những người lính thường phải giải ngũ. Hofer đã tìm ra, nguyên nhân không phải là các rối loạn thể chất, mà là nỗi nhớ vùng núi quê hương của họ da diết. Ông gọi đó là tình trạng hoài niệm, với từ "nostos" tiếng Hy Lạp là về nhà và "algos" là nỗi đau hoặc sự khao khát. Ban đầu, hoài niệm được cho là sự đau khổ đặc biệt của người Thụy Sĩ. Các bác sĩ cho rẳng âm thanh từ những chú bò ở dãy Alps gây ra tổn thương màng nhĩ và não bộ. Chỉ huy thậm chí còn cấm lính của họ hát nhạc dân gian Thụy Sĩ vì sợ họ sẽ đào ngũ hoặc tự tử. Nhưng khi làn sóng di cư tăng cao, hoài niệm xuất hiện ở rất nhiều người. Hóa ra, bất kì ai sống cách xa quê hương trong một thời gian đều dễ cảm thấy nhớ nhà. Vào đầu thế kỉ 20, những chuyên gia không còn xem đây là một bệnh thần kinh mà như là một trạng thái tâm thần giống với trầm cảm. Các nhà tâm lí học đã suy đoán rằng bệnh này biểu hiện cho những khó khăn khi phải lãng quên tuổi thơ, hay thậm chí là mong muốn quay lại lúc trong bụng mẹ. Nhưng sau vài thập kỉ, những hiểu biết về bệnh hoài niệm đã thay đổi theo 2 hướng quan trọng. Nó không chỉ là nhớ nhà mà còn là mong muốn trở về quá khứ. Không còn là một căn bệnh kì dị, nó bắt đầu được xem là một trải nghiệm sâu sắc và vui vẻ. Có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất là của một nhà văn người Pháp, Marcel Proust Ông miêu tả việc ông ăn một cái bánh sò mà ông đã từng ăn khi còn bé, và nó đã tạo nên làn sóng cảm xúc ấm áp và mạnh mẽ. Điều gì đã thay đổi cách nghĩ của chúng ta về sự hoài niệm? Một phần của nó có liên quan đến khoa học. Tâm lý học đã chuyển từ lý thuyết đơn thuần sang những quan sát thực tế cẩn thận và có hệ thống. Nên các chuyên gia nhận ra rằng những triệu chứng tiêu cực có thể chỉ đơn giản liên quan đến sự hoài niệm chứ không phải là nguyên nhân gây ra nó. Và, thực tế là, mặc dù là một trạng thái cảm xúc phức tạp có thể bao gồm việc thấy thiếu thốn và buồn bã, hoài niệm không nhất thiết là một trạng thái tiêu cực. Thay vào đó, việc nhớ đến những kỉ niệm đáng nhớ mà họ chia sẻ với những người khác, sự hoài niệm có thể cải thiện sức khỏe tinh thần. Các nghiên cứu cho thấy sự hoài niệm có thể giúp tăng lòng tự trọng và sự gắn kết xã hội, khuyến khích phát triển tâm lí, và thậm chí khiến họ cư xử khoan dung hơn. Vì vậy, thay vì là nguyên nhân của những phiền muộn về tinh thần, hoài niệm có thể là một cách hữu hiệu để đối phó với chúng. Chẳng hạn như khi con người trải qua những trạng thái cảm xúc tiêu cực, họ có xu hướng sử dụng sự hoài niệm để giảm phiền muộn và khôi phục lại sự hạnh phúc Ngày nay, có vẻ như sự hoài niệm ở mọi nơi, một phần vì các nhà quảng cáo đã phát hiện ra uy lực của nó như một kỹ thuật để tiếp thị. Thật hấp dẫn khi nghĩ đó là một dấu hiệu của việc bị mắc kẹt trong quá khứ, nhưng đó không thật sự là bản chất của hoài niệm. Thay vào đó, hoài niệm giúp chúng ta nhớ rằng cuộc sống có ý nghĩa và giá trị, giúp chúng ta tìm thấy sự tự tin và động lực để đối mặt với những thách thức trong tương lai.