1 00:00:07,022 --> 00:00:10,718 Tại sao đa số miệng cống có hình tròn? 2 00:00:10,718 --> 00:00:15,049 Chắc chắn nó giúp cho việc vận chuyển và lắp đặt theo bất cứ đường nào 3 00:00:15,049 --> 00:00:17,785 nhưng còn một lí do thú vị nữa 4 00:00:17,785 --> 00:00:23,130 liên quan đến một tính chất hình học đặc biệt của hình tròn và các hình khác. 5 00:00:23,130 --> 00:00:26,859 Hãy tưởng tượng một hình vuông phân cách hai đường thẳng song song. 6 00:00:26,859 --> 00:00:31,905 Khi nó xoay tròn, đường thẳng bị đẩy ra rồi lại quay trở lại. 7 00:00:31,905 --> 00:00:33,579 Nhưng hãy thử làm điều này với một hình tròn 8 00:00:33,579 --> 00:00:37,042 và hai đường thẳng giữ nguyên khoảng cách với nhau, 9 00:00:37,042 --> 00:00:39,037 bằng đường kính của hình tròn. 10 00:00:39,037 --> 00:00:41,612 Điều này khiến hình tròn khác với hình vuông, 11 00:00:41,612 --> 00:00:46,688 nó được gọi là một đường cong có bề rộng không đổi. 12 00:00:46,688 --> 00:00:50,220 Một hình khác với tính chất này là tam giác Reuleaux. 13 00:00:50,220 --> 00:00:53,309 Để tạo ra hình này, ta bắt đầu với một tam giác đều, 14 00:00:53,309 --> 00:00:58,779 sau đó lấy một đỉnh làm tâm đường tròn tiếp xúc hai đỉnh còn lại. 15 00:00:58,779 --> 00:01:03,586 Vẽ hai đường tròn nữa bằng cách này, với tâm là hai đỉnh còn lại, 16 00:01:03,586 --> 00:01:07,704 và nó đây, tại phần giao nhau của ba hình tròn. 17 00:01:07,704 --> 00:01:11,464 Vì tam giác Reuleaux có thể xoay tròn giữa hai đường thẳng song song 18 00:01:11,464 --> 00:01:13,583 mà không thay đổi khoảng cách giữa chúng, 19 00:01:13,583 --> 00:01:18,335 nó có thể hoạt động như bánh xe, với một chút sáng tạo về kỹ thuật. 20 00:01:18,335 --> 00:01:23,167 Và nếu bạn xoay một hình khi quay tâm của nó theo một đường tròn, 21 00:01:23,167 --> 00:01:28,010 chu vi của nó vạch ra một hình vuông với các góc tròn, 22 00:01:28,010 --> 00:01:32,512 cho phép mũi khoan tam giác khoan ra những lỗ hình vuông. 23 00:01:32,512 --> 00:01:34,986 Bất kì đa giác nào với số cạnh lẻ 24 00:01:34,986 --> 00:01:38,518 có thể được dùng để tạo ra một đường cong có bề rộng không đổi 25 00:01:38,518 --> 00:01:41,215 sử dụng phương pháp ta áp dụng lúc trước, 26 00:01:41,215 --> 00:01:44,807 tuy nhiên có nhiều hình khác không được tạo nên bởi cách này. 27 00:01:44,807 --> 00:01:49,792 Ví dụ như, nếu bạn lăn một đường cong có bề rộng không đổi quanh một cái khác, 28 00:01:49,792 --> 00:01:51,656 bạn sẽ tạo ra một đường thứ ba. 29 00:01:51,656 --> 00:01:55,997 Tập hợp các đường cong này khiến các nhà toán học thích thú. 30 00:01:55,997 --> 00:01:57,827 Họ cho chúng ta định lý Barbier, 31 00:01:57,827 --> 00:02:01,230 với nội dung là chu vi của bất kì đường cong có bề rộng không đổi, 32 00:02:01,230 --> 00:02:05,630 không chỉ đường tròn, bằng pi lần đường kính. 33 00:02:05,630 --> 00:02:09,677 Một định lý khác cho ta biết nếu một tập đường cong với bề rộng không đổi 34 00:02:09,677 --> 00:02:11,537 có bề rộng bằng nhau, 35 00:02:11,537 --> 00:02:13,762 thì chúng có chu vi bằng nhau, 36 00:02:13,762 --> 00:02:17,646 nhưng tam giác Reuleaux sẽ có diện tích nhỏ nhất. 37 00:02:17,646 --> 00:02:20,826 Đường tròn, có thể coi là một đa giác Reuleaux 38 00:02:20,826 --> 00:02:24,356 với số cạnh vô cùng, có diện tích lớn nhất. 39 00:02:24,356 --> 00:02:28,795 Trong không gian ba chiều, ta có thể tạo ra mặt với bề rộng không đổi, 40 00:02:28,795 --> 00:02:30,686 như khối tứ diện Reuleaux, 41 00:02:30,686 --> 00:02:32,715 tạo ra bằng cách lấy một khối tứ diện, 42 00:02:32,715 --> 00:02:37,953 mở rộng một hình cầu từ mỗi đỉnh cho đến khi nó chạm các đỉnh đối diện, 43 00:02:37,953 --> 00:02:42,970 và bỏ tất cả trừ vùng các hình cầu giao nhau. 44 00:02:42,970 --> 00:02:44,672 Các mặt có bề rộng không đổi 45 00:02:44,672 --> 00:02:49,039 duy trì một khoảng cách không đổi giữa hai mặt phẳng song song. 46 00:02:49,039 --> 00:02:52,377 Vậy nên nếu bạn có thể ném một đống tứ diện Reuleaux lên sàn nhà, 47 00:02:52,377 --> 00:02:57,614 và trượt một tấm ván lên chúng trơn tru như thể chúng là những hòn bi. 48 00:02:57,614 --> 00:03:00,443 Giờ quay trở lại với những cái miệng cống. 49 00:03:00,443 --> 00:03:02,748 Một tấm lợp miệng cống hình vuông 50 00:03:02,748 --> 00:03:07,311 có thể lọt qua đường chéo của miệng cống và rơi xuống. 51 00:03:07,311 --> 00:03:12,105 Nhưng đường cong với bề rộng không đổi sẽ không rơi xuống ở bất kì hướng nào. 52 00:03:12,105 --> 00:03:14,803 Thông thường chúng có hình tròn, nhưng hãy chú ý, 53 00:03:14,803 --> 00:03:19,073 và bạn có thể bắt gặp một miệng cống có hình tam giác Reuleaux.