Tôi nhớ lần đầu biết rằng Mình sẽ diễn thuyết tại hội thảo Ted. Tôi chạy qua phòng ăn đến một lớp tôi dạy báo tin với học sinh mình "Đoán xem,mấy đứa?" Cô được mời nói chuyện tại Ted. Phản ứng thì đã không như tôi mong đợi. Cả phòng đều im lặng. " Một bài Ted á? Như cái cô bắt tụi em xem về sự kiên trì? hay điều mà nhà khoa học đã làm thật tuyệt với rô-bốt?" Muhammad hỏi. "Đúng, như vậy đó." "Nhưng cô Coach, họ thực sự có quyền thế và thông minh." (cười) "Cô biết điều đó." "Nhưng cô Coach, tại sao cô diễn thuyết? Cô ghét việc đó mà." "Đúng", tôi thừa nhận, "Nhưng quan trọng là cô nói về chúng ta, về những cuộc hành trình cùa em, về chuyến đi của cô. Mọi người cần biết." Các học sinh ở trường cho trẻ tị nạn mà tôi lập ra quyết định kết thúc với lời khích lệ. "Tuyệt! Thử mới biết, cô Coach" (cười) 65.3 triệu người buộc phải chuyển đi khỏi nhà của họ vì nạn khủng bố Số lượng lớn nhất là 11 triệu người từ Syria. 33,952 người bỏ chạy khòi nhà mỗi ngày. Phần lớn họ vẫn ở trong các trại tị nạn, Mà điều kiện sống rất tệ. Chúng ta đang tiếp tay cho sự suy thoái của con người. Chúng ta chưa hề có con số lớn này. Đây là số người tị nạn lớn nhất kể từ thế chiến thứ hai. Bây giờ, bạn sẽ biết tại sao vấn đề này quan trọng với tôi. Tôi là dân Ả Rập nhập cư. Tôi theo đạo Hồi. Tôi có 12 năm làm việc với người tị nạn. À tôi cũng là người đồng tính. Điều giúp tôi được yêu mến ngày nay. (cười) Nhưng tôi là con gái một người tị nạn. Bà tôi rời Syria năm 1964 khi chế độ Assad đầu tiên. Lúc khăn gói ra đi bà đã mang bầu ba tháng, đèo năm đứa con và lái xe đến chỗ người láng giềng ở Jordan, không biết tương lai thế nào với bà và gia đình. Ông tôi quyết định ở lại, không tin mọi chuyện quá tệ. Ông theo bà một tháng sau khi anh em ông bị tra tấn và chính phủ đã chiếm giữ nhà máy của ông. Họ dựng lại cuộc sống từ hai bàn tay trắng và cuối cùng thành những công dân Jordan giàu có độc lập. Tôi chào đời ở Jordan 11 năm sau. Việc chúng tôi biết lịch sử của mình rất quan trọng với bà tôi cả về chuyến đi ấy. Bà cho tôi thăm trại tị nạn lúc lên tám. Tôi không hiểu lý do. Tôi không hiểu sao nó quan trọng với bà đến độ chúng tôi phải tới. Tôi nhớ mình đã nắm tay bà, bước tới trại, bà nói,"Ra chơi cùng lũ trẻ," Lúc bà thăm người phụ nữ trong trại. Tôi không muốn. Lũ trẻ đó không giống tôi. Chúng nghèo. Chúng sống trong trại. Tôi đã từ chối. Bà quỳ xuống bên tôi và nhắc lại, "Đi. Và đừng quay lại cho tới khi con đã chơi. Chớ nghĩ họ không xứng với con hay con không cần học gì từ họ." Tôi miễn cưỡng đi ra. Tôi chưa từng muốn làm bà thất vọng. Vài tiếng sau tôi trở lại, khi đã đá bóng với chúng Chúng tôi bước ra khỏi trại, Tôi hào hứng kể lại lúc đó và lũ trẻ thật tuyệt. "Haram" tôi nói tiếng Hy Lạp."Tội nghiệp" "Tội ư" bà nói, dùng nghĩa khác của từ, là mang tội. "Đừng tội nghiệp chúng, hãy tin vào chúng." Khi tôi chuyển đến Mỹ Tôi mới nhận ra ảnh hưởng lời bà đã nói. Sau tốt nghiệp đại học, tôi nộp đơn được cấp tị nạn chính trị, Nhờ là thành viên một nhóm xã hội. Vài người có lẽ không biết, Nhưng ở vài nước bạn vẫn có thể bị tử hình vì là đồng tính. Tôi phải bỏ quyền công dân là người Jordan. Đó là quyết định khó khăn nhất tôi từng làm, không còn lựa chọn nào khác. Vấn đề là, Khi phải chọn giữa quê hương và sự sống, câu hỏi "Bạn đến từ đâu?" thật nặng nề. Một phụ nữ Syria tôi gặp gần đây tại trại tị nạn ở Hy Lạp nói về điều ấy rõ nhất, khi cô hồi tưởng chính lúc mình rời Aleppo. "Tôi nhìn ra cửa sổ và chả có gì. Toàn là gạch vụn. Không cửa hàng, đường phố, trường học Mọi thứ biến mất. Tôi đã ở trong căn hộ mình vài tháng, nghe tiếng bom rơi và nhìn người chết. Nhưng tôi đã luôn nghĩ rằng nó sẽ tốt hơn, không ai có thể bắt tôi rời đi, không ai có thể bắt tôi rời xa nhà mình. Không hiểu sao buổi sáng đó khi nhìn ra ngoài, Tôi hiểu rằng nếu không đi, ba đứa con nhỏ sẽ chết. Vậy nên chúng tôi ra đi. Chúng tôi đi vì phải làm vậy, không vì muốn. Cô ấy nói, không có lựa chọn" Thật khó tin bạn thuộc nơi nào khi bạn không có nhà, khi tổ quốc chối từ bạn vì sợ khủng bố, hay nơi bạn lớn lên bị phá hủy hoàn toàn. Tôi đã không cảm thấy mình có nhà. Tôi không còn là công dân Jordan, nhưng tôi cũng chả phải người Mỹ. Tôi cảm thấy cô đơn điều vẫn khó để diễn tả hôm nay. Sau đại học, tôi khao khát tìm chỗ ở. Tôi đến khắp các bang. Cuối cùng là ở Bắc Carolina. Những người tốt thương tôi giúp trả tiền thuê nhà Cho tôi một bữa ăn, đồ mặc vào buổi phỏng vấn mới. Điều đó càng làm tôi thấy cô đơn và bất lực hơn. Tới khi gặp cô Sarah, một tín đồ Báp-tít Nam Phương cho tôi chỗ ở và công việc, tôi bắt đầu tin vào chính mình. Sarah là chủ dãy quán ăn ở Bắc Carolina. vì sự giáo dục đặc quyền ở bảy trường danh tiếng tôi nghĩ cô ấy mời tôi làm quản lý nhà hàng. Nhưng tôi đã lầm. Tôi bắt đầu với việc rửa bát đĩa, cọ rửa nhà vệ sinh và nướng thịt. Tôi đã nhún mình và thấy được giá trị khi làm việc chăm chỉ. Nhưng quan trọng nhất thấy mình có ích, được yêu thương Tôi đón Giáng sinh với gia đình Sarah, Cùng nhau nhịn ăn ban ngày vào lễ Ramadan. Tôi rất lo lắng khi ra ngoài với Sarah dù dì cô cũng là tín đồ Báp-tít Nam Phương Tôi ngồi cạnh cô trên ghế Và bảo,"Sarah, cô biết tôi đồng tính mà" Điều cô trả lời làm tôi nhớ mãi. "Ổn mà, cưng. Đừng làm gái hư" (Cười) (Vỗ tay) Cuối cùng tôi đến Atlanta, cố tìm cho mình chỗ ở. Hành trình của tôi đổi khác ba năm sau, khi gặp nhóm trẻ tị nạn đá bóng bên ngoài. Tôi đã sai khi vào khu nhà này, Và thấy lũ trẻ chơi bóng ở ngoài. Chân đất và với quả bóng rách những tảng đá làm khung thành. Tôi xem chúng một tiếng đồng hồ, sau đó tôi đã mỉm cười. Những cậu bé làm tôi nhớ nhà. Chúng làm tôi nhớ con đường mình ở từng đá bóng đường phố Jordan với anh, em họ. Rồi tôi chơi cùng chúng. Chúng hơi hoài nghi về sự tham gia của tôi, vì chúng tin con gái không biết đá bóng. Nhưng rõ là tôi chơi được. Tôi hỏi chúng có chơi theo đội không. Không nhưng chúng rất muốn. tôi dần lôi kéo chúng, chúng tôi lập đội đầu tiên Lũ trẻ cho tôi bài học về người tị nạn, đói nghèo và lòng nhân đạo. Ba anh em từ Afghanistan Roohullah, Noorullah và Zabiullah chơi chính trong đội. Một hôm tôi tới muộn và sân cỏ không có ai. Tôi đã rất lo lắng. Đội tôi mê luyện tập. Bỏ tập không giống chúng chút nào. Tôi xuống xe thì hai nhóc chạy ra sau một cái thùng, vẫy tay điên cuồng. " Coach, Rooh bị đánh. Nó hoảng hốt lắm. Máu khắp nơi." "Ý em là sao? sao nó bị đánh?" "Mấy thằng xấu kéo đến đánh nó, Coach. Mọi người bỏ đi. Ai cũng sợ." Chúng tôi nhảy lên xe lái tới chỗ Rooh. Tôi gõ cữa và Noor ra mở. "Rooh đâu? cô phải nói chuyện xem nó ỗn không." "Trong phòng ấy, Coach. Nó không muốn ra ngoài" Tôi gõ cửa. "Rooh, ra đi. Cô muốn gặp em. Xem em có ổn không hoặc phải đi khám." Cậu bước ra. Một vết rạch lớn trên đầu, môi nứt toạc, người đang run rẩy. Tôi nhìn cậu, bảo mấy đứa trẻ gọi mẹ chúng, vì tôi phải đến bệnh viện với cậu bé. Chúng gọi mẹ. Bà ấy ra. Đứng phía sau tôi, bà thét lên bằng tiếng Ba Tư. Mấy cậu bé lăn ra cười. Tôi rất bối rối, vì chả có gì đáng cười. Chúng giải thích cho tôi điều cô ấy nói, "Con nói HLV là một phụ nữ đạo Hồi." Nhìn từ đằng sau, tôi cũng chả giống bà ấy. (Cười) Tôi quay lại, nói" tôi theo đạo Hồi". "Ašhadu ʾan lā ʾilāha ʾilla (A)llāh," vừa thuật lại một câu tuyên ngôn đức tin Bối rối, và đã chắc chắn hơn, cô ấy nhận ra điều này là thật, Dáng điệu người Mĩ với quần áo ngắn, không mạng che mặt, nhưng tôi thực sự là tín đồ Hồi giáo. Gia đình họ trốn khỏi phong trào sinh viên Hồi giáo. Hàng trăm người trong làng đã bị sát hại. Cha họ bị lừa tham gia phong trào này, trở lại sau vài tháng, vẫn cái vẻ bề ngoài của ông. Cả gia đình trốn sang Pakistan, và hai cậu con trai lớn, một 8 một 10 tuổi, phải dệt thảm 10 tiếng một ngày phụ giúp gia đình. Họ đã rất mừng khi biết được chấp nhận tái định cư ở Mĩ, trong 0.1 phần trăm số người may mắn được chấp nhận. Họ đã thành công lớn. Chuyện của họ không là duy nhất. Mọi gia đình tị nạn tôi từng làm việc với họ đều như vậy. Tôi tiếp xúc với những đứa trẻ đã từng thấy cảnh mẹ mình bị cưỡng hiếp, bố bị chặt tay. Một đứa trẻ thấy viên đạn găm vào đầu bà mình, vì bà từ chối quân phiến loạn biến nó thành lính trẻ. Những chuyến đi của họ đang ám ảnh. Nhưng tôi luôn thấy hy vọng, kiên trì, quyết tâm, niềm yêu đời và sự thấu hiểu khi xây dựng lại cuộc sống. Tôi ở lại nhà lũ trẻ một đêm, người mẹ về khi dọn xong 18 phòng khách sạn trong một ngày. Bà ấy ngồi xuống, Noor xoa chân bà, Bà ấy nói nó sẽ phụng dưỡng bà khi tốt nghiệp xong. Bà mỉm cười dù rất mệt. "Thượng đế nhân từ. Cuộc sống tốt. Chúng tôi may mắn khi ở đây." Hai năm trước, chúng tôi thấy thành kiến với người tị nạn leo thang. Điều này có trên toàn cầu. Con số vẫn gia tăng vì ta không thể làm gì để ngăn chặn và để dừng nó lại. Vấn đề không phải là chặn người tị nạn đến nước chúng ta. Vấn đề là không nên buộc họ rời chính nước của mình. (Vỗ tay) Xin lỗi. (Vỗ tay) Bao nhiêu sự đau khổ, Bao nhiêu đau khổ nữa chúng ta phải nhận? Bao nhiêu người buộc phải bỏ nhà đi trước khi chúng ta nói,"Đủ rồi!"? Một trăm triệu? Chúng ta không chỉ xấu hổ, đổ lỗi và khước từ họ vì những điều tàn bạo mà họ hoàn toàn không làm, Cách chúng ta đáp trả làm họ tổn thương, khi chúng ta chào đón họ vào nước mình. Chúng ta lấy đi lòng tự trọng của họ đối xử với họ như tội phạm. Tôi gặp một học sinh trong văn phòng cách đây vài tuần. Cô bé đến từ I-rắc. Em bật khóc nức nở. "Tại sao họ ghét chúng em?" "Ai ghét em?" "Mọi người, họ ghét vì chúng em là người tị nạn, vì bọn em theo đạo Hồi." Trước kia, tôi có thể đinh ninh với học sinh mình là đa số mọi người không ghét người tị nạn. Nhưng lần này tôi không thể. Tôi không thể giải thích vì sao ai đó đã cố xé khăn trùm của mẹ em khi họ đang mua đồ ở hiệu tạp hóa, hay tại sao cầu thủ đội bạn gọi em là tên khủng bố và bảo em xéo về nước mình. Tôi không thể khẳng định với em việc bố em hy sinh phần đời còn lại phục vụ trong quân đội Mĩ như một phiên dịch viên sẽ khiến em được nhận là công dân Mĩ hơn. Chúng ta chấp nhận rất it người tị nạn trên toàn cầu. Chúng ta tái định cư ít hơn 0.1 phần trăm. 0.1 phần trăm đó có lợi cho chúng ta hơn họ. "Tị nạn" được xem như một thứ bẩn thỉu một điều đáng xấu hổ.. Họ không có gì phải xấu hổ. Chúng ta thấy nhiều sự tiến bộ trong cuộc sống -- trừ lòng nhân ái. 65.3 triệu người phải bỏ nhà ra đi vì chiến tranh -- con số lớn nhất trong lịch sử. Chính chúng ta mới phải hổ thẹn. Cảm ơn. (Vỗ tay)