WEBVTT 00:00:00.730 --> 00:00:03.490 Vũ trụ, biên giới cuối cùng. NOTE Paragraph 00:00:05.880 --> 00:00:09.336 Tôi nghe những từ này lần đầu tiên vào năm tôi sáu tuổi, 00:00:09.360 --> 00:00:11.616 và tôi hoàn toàn bị thu hút. 00:00:11.640 --> 00:00:14.016 Tôi muốn khám phá những thế giới mới lạ. 00:00:14.040 --> 00:00:15.536 Muốn tìm sự sống chưa từng có. 00:00:15.560 --> 00:00:18.760 Tôi khao khát nhìn thấy mọi thứ mà vũ trụ mang đến. 00:00:19.840 --> 00:00:23.536 Những giấc mơ và lời mời gọi đó đã khiến tôi dấn thân vào một hành trình, 00:00:23.560 --> 00:00:25.040 một hành trình khám phá, 00:00:25.040 --> 00:00:27.236 từ lúc còn là học sinh, rồi sinh viên đại học, 00:00:27.236 --> 00:00:31.000 rồi khi là một tiến sỹ, và cuối cùng là một nhà thiên văn chuyên nghiệp. 00:00:31.920 --> 00:00:34.940 Tôi đã nhận ra hai điều đáng ngạc nhiên, 00:00:34.940 --> 00:00:36.500 một trong số đó hơi không may, 00:00:36.520 --> 00:00:38.576 khi tôi đang làm luận án Tiến sĩ. 00:00:38.600 --> 00:00:41.016 Tôi nhận ra rằng trên thực tế 00:00:41.040 --> 00:00:44.200 tôi sẽ không cầm lái một con tàu vũ trụ nào trong tương lai. 00:00:45.440 --> 00:00:49.816 Nhưng tôi cũng nhận ra sự kì thú và rộng lớn của vũ trụ; 00:00:50.080 --> 00:00:52.880 thực tế là vũ trụ quá lớn so với tầm bay của các con tàu. 00:00:53.720 --> 00:00:57.080 Vậy nên tôi chuyển hướng sang thiên văn học, để sử dụng kính viễn vọng. NOTE Paragraph 00:00:57.840 --> 00:01:00.616 Giờ thì tôi sẽ cho các bạn xem một bức ảnh bầu trời đêm. 00:01:00.640 --> 00:01:02.770 Bạn có thể thấy ở bất kì đâu trên địa cầu. 00:01:03.040 --> 00:01:07.000 Mọi ngôi sao này đều là một phần của thiên hà của chúng ta - dải Ngân hà. 00:01:07.560 --> 00:01:10.256 Nếu bạn đến một nơi có bầu trời tối hơn, 00:01:10.280 --> 00:01:12.816 ở một nơi tối tăm thú vị, như sa mạc chẳng hạn, 00:01:12.840 --> 00:01:15.276 bạn có thể thấy phần trung tâm của dải Ngân hà 00:01:15.276 --> 00:01:18.240 với hàng trăm triệu vì tinh tú trải ra trước mắt bạn. 00:01:18.840 --> 00:01:20.416 Đó là một bức tranh tuyệt đẹp. 00:01:20.440 --> 00:01:21.776 Rất nhiều màu sắc trong đó. 00:01:21.800 --> 00:01:25.416 Xin nhắc lại rằng đây chỉ là một góc vũ trụ của chúng ta. 00:01:25.440 --> 00:01:28.736 Các bạn có thể thấy một vệt bụi tối kì lạ vắt ngang qua nó. 00:01:28.760 --> 00:01:30.736 Đó là bụi của phần vũ trụ đó 00:01:30.760 --> 00:01:33.416 đã làm mờ đi ánh sáng của các ngôi sao. 00:01:33.440 --> 00:01:35.016 Nhưng chúng ta vẫn làm khá tốt. 00:01:35.040 --> 00:01:38.496 Chỉ bằng mắt thường, chúng ta có thể khám phá một góc nhỏ vũ trụ. 00:01:38.520 --> 00:01:39.856 Chúng ta có thể làm hơn thế. 00:01:39.880 --> 00:01:43.640 Bạn có thể dùng kính viễn vọng tuyệt hảo như Kính Viễn vọng Không gian Hubble. 00:01:44.200 --> 00:01:46.376 Các nhà thiên văn học đã ghép nên bức ảnh này. 00:01:46.400 --> 00:01:48.296 Nó được gọi là Vùng sâu Hubble, 00:01:48.320 --> 00:01:52.656 và họ đã dành hàng trăm giờ chỉ để quan sát một khoảng trời nhỏ 00:01:52.680 --> 00:01:55.320 không lớn hơn móng tay cái đặt cách mắt một cánh tay. 00:01:55.520 --> 00:01:56.776 Và trong bức ảnh này 00:01:56.800 --> 00:01:58.456 bạn có thể thấy hàng ngàn thiên hà 00:01:58.480 --> 00:02:01.936 và chúng ta biết rằng có hàng trăm triệu, hàng trăm tỉ thiên hà 00:02:01.960 --> 00:02:03.336 trong toàn bộ vũ trụ, 00:02:03.360 --> 00:02:06.016 một số giống của chúng ta, một số thì không. 00:02:06.040 --> 00:02:08.696 Rồi bạn nghĩ: "Được, ta có thể tiếp tục hành trình này" 00:02:08.720 --> 00:02:11.416 Dễ mà. Ta chỉ cần dùng một kính viễn vọng thật mạnh 00:02:11.440 --> 00:02:13.240 và nhìn lên trời, không vấn đề gì." 00:02:13.960 --> 00:02:17.976 Thật ra thì chúng ta sẽ bỏ sót nhiều thứ nếu chỉ làm như vậy. 00:02:18.000 --> 00:02:20.736 Vì mọi thứ tôi đã đề cập từ đầu đến giờ 00:02:20.760 --> 00:02:24.656 chỉ đều dính đến dải quang phổ khả kiến, chỉ những thứ mắt chúng ta thấy được, 00:02:24.680 --> 00:02:26.096 và đó là một phần rất nhỏ, 00:02:26.120 --> 00:02:29.480 một phần bé tí ti của những gì vũ trụ cho chúng ta thấy. 00:02:30.160 --> 00:02:34.896 Có hai vấn đề rất quan trọng với việc dùng ánh sáng khả kiến. 00:02:34.920 --> 00:02:37.656 Không chỉ việc chúng ta bỏ sót mọi quá trình còn lại 00:02:37.680 --> 00:02:40.856 vốn phát ra những loại ánh sáng khác, 00:02:40.880 --> 00:02:42.296 mà có đến hai vấn đề. NOTE Paragraph 00:02:42.320 --> 00:02:45.696 Thứ nhất là đám bụi tôi đã đề cập trước đó 00:02:45.720 --> 00:02:48.656 Bụi ngăn ánh sáng khả kiến đến mắt chúng ta. 00:02:48.680 --> 00:02:53.376 Nên khi ta càng nhìn sâu vào vũ trụ, ta càng thấy ít ánh sáng. 00:02:53.400 --> 00:02:54.960 Bụi đã cản chúng đến mắt ta. 00:02:55.520 --> 00:02:58.936 Nhưng còn một vấn đề kì cục nữa với việc sử dụng ánh sáng khả kiến 00:02:58.960 --> 00:03:00.920 để tìm hiểu và khám phá không gian. NOTE Paragraph 00:03:01.640 --> 00:03:03.896 Giờ chúng ta tạm dừng một chút. 00:03:03.920 --> 00:03:06.600 Giả sử bạn đang đứng ở một góc phố đông đúc. 00:03:07.080 --> 00:03:08.576 Xe cộ qua lại tấp nập. 00:03:08.600 --> 00:03:10.590 Một xe cứu thương lao đến rất nhanh. 00:03:10.840 --> 00:03:12.236 Còi hụ chói tai. NOTE Paragraph 00:03:12.240 --> 00:03:15.976 (Giả tiếng xe cứu thương ngang qua) NOTE Paragraph 00:03:16.000 --> 00:03:18.336 Tiếng còi hụ dường như thay đổi cao độ 00:03:18.360 --> 00:03:20.440 khi chiếc xe đi ngang qua bạn và xa dần. 00:03:20.960 --> 00:03:24.840 Người tài xế không hề thay đổi cao độ còi hụ để đùa với bạn. 00:03:26.040 --> 00:03:28.616 Đó chỉ là những gì bạn cảm thấy. 00:03:28.640 --> 00:03:31.376 Sóng âm, khi xe cứu thương đến gần, 00:03:31.400 --> 00:03:32.616 bị nén lại, 00:03:32.640 --> 00:03:34.576 và cao độ tăng lên. 00:03:34.600 --> 00:03:37.376 Khi xe cứu thương đi xa dần, sóng âm giãn ra, 00:03:37.400 --> 00:03:39.456 và cao độ giảm xuống. 00:03:39.480 --> 00:03:41.480 Điều tương tự cũng xảy ra với ánh sáng. 00:03:42.040 --> 00:03:44.416 Khi vật thể tiến gần đến chúng ta, 00:03:44.440 --> 00:03:47.616 sóng ánh sáng của chúng bị nén lại và trông chúng xanh hơn. 00:03:47.640 --> 00:03:49.856 Khi vật thể rời xa chúng ta, 00:03:49.880 --> 00:03:52.556 sóng ánh sáng của chúng bị kéo ra và chúng trông đỏ hơn. 00:03:52.560 --> 00:03:55.440 Ta có thể gọi các hiệu ứng này là pha xanh và pha đỏ. NOTE Paragraph 00:03:56.440 --> 00:03:59.376 Vũ trụ của chúng ta đang rộng ra, 00:03:59.400 --> 00:04:03.576 nên mọi thứ dịch chuyển cách ra xa nhau, 00:04:03.600 --> 00:04:06.280 đồng nghĩa với việc mọi thứ trở nên đỏ hơn. 00:04:07.040 --> 00:04:10.776 Cũng lạ lùng như vậy, khi bạn nhìn sâu hơn vào vũ trụ, 00:04:10.800 --> 00:04:15.096 những thiên thể cách rất xa đang dịch chuyển xa dần và nhanh dần, 00:04:15.120 --> 00:04:16.839 nên chúng trở nên đỏ hơn. 00:04:17.560 --> 00:04:20.495 Vì vậy, nếu tôi quay lại với Vùng sâu Hubble 00:04:20.519 --> 00:04:23.216 và chúng ta tiếp tục khám phá vũ trụ sâu thẳm 00:04:23.240 --> 00:04:24.776 chỉ bằng Kính Hubble, 00:04:24.800 --> 00:04:27.496 khi chúng ta nhìn đến một khoảng cách xa nhất định, 00:04:27.520 --> 00:04:29.120 mọi thứ trở nên đỏ rực, 00:04:29.920 --> 00:04:31.896 và điều đó sẽ dẫn đến một vấn đề. 00:04:31.920 --> 00:04:33.976 Cuối cùng, chúng ta đạt khoảng cách xa 00:04:34.000 --> 00:04:36.976 đến mức mọi thứ chuyển sang vùng hồng ngoại 00:04:37.000 --> 00:04:39.000 và chúng ta chẳng thể nhìn thấy gì. NOTE Paragraph 00:04:39.680 --> 00:04:41.376 Cần có cách khắc phục vấn đề này. 00:04:41.400 --> 00:04:43.216 Hoặc là hành trình của tôi bị cản trở. 00:04:43.240 --> 00:04:45.136 Tôi muốn khám phá toàn bộ không gian, 00:04:45.160 --> 00:04:49.080 chứ không chỉ những thứ tôi có thể thấy, bạn biết đấy, trước khi pha đỏ xuất hiện. 00:04:50.160 --> 00:04:51.416 Có một kĩ thuật. 00:04:51.440 --> 00:04:52.836 Đó là thiên văn vô tuyến. 00:04:52.836 --> 00:04:55.196 Giới thiên văn đã sử dụng nó trong nhiều thập kỉ. 00:04:55.196 --> 00:04:56.496 Một kĩ thuật phi thường. 00:04:56.520 --> 00:05:00.036 Trong hình là Kính Viễn vọng Vô tuyến Parkes, thường gọi là "Cái Đĩa". 00:05:00.040 --> 00:05:01.816 Các bạn có lẽ đã xem qua bộ phim này. 00:05:01.840 --> 00:05:03.416 Sóng vô tuyến thật sự tuyệt vời. 00:05:03.440 --> 00:05:05.976 Nó cho phép chúng ta khám phá sâu hơn rất nhiều. 00:05:06.000 --> 00:05:08.696 Bụi không cản được sóng vô tuyến, 00:05:08.720 --> 00:05:10.976 nên các bạn có thể thấy mọi thứ trong vũ trụ, 00:05:11.000 --> 00:05:12.856 và pha đỏ không còn là vấn đề 00:05:12.880 --> 00:05:16.080 vì chúng ta có thể thiết lập máy thu nhận được qua dải tần số rộng. NOTE Paragraph 00:05:16.600 --> 00:05:20.536 Vậy Kính Vô tuyến Parkes nhìn thấy gì khi ta hướng nó vào trung tâm dải Ngân hà? 00:05:20.560 --> 00:05:23.160 Chúng ta hẳn phải thấy gì đó tuyệt diệu, đúng không? 00:05:23.160 --> 00:05:26.056 Chúng ta đúng là có nhìn thấy một điều thú vị. 00:05:26.080 --> 00:05:27.736 Tất cả bụi đã biến mất. 00:05:27.760 --> 00:05:31.200 Như tôi đã nói, sóng vô tuyến xuyên qua bụi, bụi không phải là vấn đề. 00:05:31.840 --> 00:05:33.736 Nhưng cảnh tượng thật khác lạ. 00:05:33.760 --> 00:05:37.576 Chúng ta có thể thấy phần tâm rực sáng của dải Ngân hà, 00:05:37.600 --> 00:05:39.280 và đó không phải ánh sao. 00:05:39.960 --> 00:05:43.096 Ánh sáng đó được gọi là bức xạ tăng tốc điện tử, 00:05:43.120 --> 00:05:47.720 và nó được tạo nên từ các điện tử xoáy xung quanh từ trường vũ trụ. 00:05:48.280 --> 00:05:51.376 Mặt phẳng dải Ngân hà sáng rực với loại ánh sáng này. 00:05:51.400 --> 00:05:54.696 Chúng ta còn có thể thấy những khoáng chất kì dị xuất hiện từ đó, 00:05:54.720 --> 00:05:57.216 và những thiên thể không xuất hiện để xếp thành hàng 00:05:57.240 --> 00:05:59.560 với bất cứ thứ gì chúng ta thấy bằng mắt thường. 00:06:00.520 --> 00:06:02.676 Dù vậy, rất khó để thực sự hiểu bức ảnh này, 00:06:02.680 --> 00:06:05.456 vì như bạn có thể thấy, độ phân giải của nó rất thấp. 00:06:05.480 --> 00:06:07.656 Sóng vô tuyến có bước sóng dài, 00:06:07.680 --> 00:06:09.976 khiến độ phân giải kém đi. 00:06:10.000 --> 00:06:12.056 Đây còn là ảnh đen trắng, 00:06:12.080 --> 00:06:15.840 nên chúng ta không thực sự biết được màu sắc của mọi thứ trong ảnh. NOTE Paragraph 00:06:16.640 --> 00:06:18.016 Chà, chuyển đến hôm nay. 00:06:18.040 --> 00:06:19.496 Ta có thể tạo kính viễn vọng 00:06:19.520 --> 00:06:22.136 có thể khắc phục những trở ngại này. 00:06:22.160 --> 00:06:25.496 Giờ tôi đang cho các bạn xem ảnh Đài Quan sát Vô tuyến Murchison, 00:06:25.520 --> 00:06:28.296 một nơi thích hợp để dựng nên các kính viễn vọng vô tuyến. 00:06:28.320 --> 00:06:30.616 Bằng phẳng, khô ráo, 00:06:30.640 --> 00:06:33.616 và quan trọng nhất là không có sóng vô tuyến: 00:06:33.640 --> 00:06:36.736 không điện thoại di động, không Wi-Fi, không gì cả, 00:06:36.760 --> 00:06:39.256 hoàn toàn vắng bóng sóng vô tuyến, 00:06:39.280 --> 00:06:42.000 một nơi hoàn hảo để dựng một kính viễn vọng vô tuyến. 00:06:42.880 --> 00:06:45.736 Chiếc kính mà tôi đang giúp dựng nên trong vài năm nay 00:06:45.760 --> 00:06:47.716 gọi là Dàn Vô tuyến Diện rộng Murchison, 00:06:47.720 --> 00:06:50.736 và tôi sắp cho các bạn thấy một chút quá trình dựng nên nó. 00:06:50.760 --> 00:06:54.016 Đây là một nhóm các sinh viên và nghiên cứu sinh 00:06:54.040 --> 00:06:55.296 sinh sống ở Perth. 00:06:55.320 --> 00:06:57.056 Chúng tôi gọi là Quân đoàn Sinh viên 00:06:57.080 --> 00:06:59.896 họ tình nguyện dành thì giờ tạo kính viễn vọng vô tuyến. 00:06:59.920 --> 00:07:01.560 Không tín chỉ cho hoạt động này. 00:07:02.320 --> 00:07:05.216 Và họ đang lắp ráp những ăng-ten lưỡng cực này. 00:07:05.240 --> 00:07:10.200 Chúng chỉ nhận sóng tần số thấp, kiểu như đài FM hay TV của bạn. 00:07:11.000 --> 00:07:14.096 Chúng tôi triển khai chúng tại đây, trên khắp sa mạc. 00:07:14.120 --> 00:07:16.536 Chiếc kính cuối cùng phủ một diện tích 10 km vuông 00:07:16.560 --> 00:07:18.696 ở sa mạc Tây Úc. 00:07:18.720 --> 00:07:21.696 Điểm thú vị là, không có phần nào dịch chuyển. 00:07:21.720 --> 00:07:23.976 Về cơ bản, chúng tôi chỉ lắp những ăng-ten nhỏ 00:07:24.000 --> 00:07:25.856 trên những tấm lưới làm chuồng gà. 00:07:25.880 --> 00:07:27.296 Chúng tương đối rẻ. 00:07:27.320 --> 00:07:29.296 Dây cáp nhận tín hiệu 00:07:29.320 --> 00:07:31.376 từ các ăng-ten 00:07:31.400 --> 00:07:33.936 rồi chuyển tín hiệu đến các bộ xử lí trung tâm. 00:07:33.960 --> 00:07:35.736 Và đây là kích cỡ của chiếc kính này, 00:07:35.760 --> 00:07:38.416 thực tế là chúng tôi triển khai nó trên khắp sa mạc, 00:07:38.440 --> 00:07:41.240 khiến nó có độ phân giải tốt hơn kính Parkes. NOTE Paragraph 00:07:41.880 --> 00:07:45.416 Sau cùng, dây cáp mang tín hiệu đến bộ xử lí 00:07:45.440 --> 00:07:48.976 vốn sẽ chuyển tín hiệu về một siêu máy tính đặt tại Perth, 00:07:49.000 --> 00:07:51.036 và đó là nơi tôi làm việc của mình. NOTE Paragraph 00:07:51.320 --> 00:07:52.536 (Thở dài) NOTE Paragraph 00:07:52.560 --> 00:07:53.776 Dữ liệu vô tuyến. 00:07:53.800 --> 00:07:55.616 Tôi đã dành năm năm qua 00:07:55.640 --> 00:07:58.496 xử lí những dữ liệu rất phức tạp nhưng cũng cực kì thu hút 00:07:58.520 --> 00:08:00.496 mà chưa ai thực sự để mắt đến bao giờ. 00:08:00.520 --> 00:08:02.656 Tôi dành nhiều thời gian tinh chỉnh nó, 00:08:02.680 --> 00:08:06.576 tiến hành hàng triệu giờ xử lí CPU trên siêu máy tính 00:08:06.600 --> 00:08:08.800 và thực sự cố gắng thấu hiểu những dữ liệu đó. 00:08:09.360 --> 00:08:11.296 Với chiếc kính này, 00:08:11.320 --> 00:08:12.576 với dữ liệu này, 00:08:12.600 --> 00:08:16.536 chúng tôi đã tiến hành khảo sát khắp thiên cầu nam, 00:08:16.560 --> 00:08:21.656 Khảo sát Thiên cầu trong và ngoài Ngân hà của Dàn Vô tuyến Diện rộng Murchison, 00:08:21.680 --> 00:08:23.560 hay GLEAM, như tôi vẫn thường gọi. 00:08:24.440 --> 00:08:25.896 Tôi cực kì phấn khích. 00:08:25.920 --> 00:08:29.301 Khảo sát này sắp được xuất bản, nhưng nó vẫn chưa được công bố, 00:08:29.325 --> 00:08:31.276 nên các bạn là những người đầu tiên 00:08:31.280 --> 00:08:34.290 nhìn thấy bản khảo sát trên toàn bộ thiên cầu nam này. 00:08:34.799 --> 00:08:38.120 Vì thế tôi rất vui mừng chia sẻ vài bức ảnh từ khảo sát với các bạn. NOTE Paragraph 00:08:38.880 --> 00:08:40.775 Hãy tưởng tượng bạn đến Murchison, 00:08:40.799 --> 00:08:42.895 bạn cắm trại dưới bầu trời sao 00:08:42.919 --> 00:08:44.536 và dõi mắt về hướng nam. 00:08:44.560 --> 00:08:46.227 Bạn nhìn thấy thiên cực nam, 00:08:46.251 --> 00:08:47.456 dải Ngân hà xuất hiện. 00:08:47.480 --> 00:08:50.096 Nếu tôi tăng dần ánh sáng vô tuyến, 00:08:50.120 --> 00:08:52.776 đây là thứ mà ta thấy trong khảo sát. 00:08:52.800 --> 00:08:55.856 Các bạn có thể thấy mặt phẳng thiên hà không còn tối vì bụi. 00:08:55.880 --> 00:08:58.296 Nó sáng lên nhờ bức xạ tăng tốc điện tử, 00:08:58.320 --> 00:09:00.816 và có hàng ngàn chấm nhỏ trên bầu trời. 00:09:00.840 --> 00:09:04.136 Đám mây Magellan Lớn, thiên hà gần với dải Ngân hà nhất, 00:09:04.160 --> 00:09:07.376 có màu cam thay vì màu xanh trắng quen thuộc. NOTE Paragraph 00:09:07.400 --> 00:09:10.776 Vậy nên có rất nhiều thứ xảy ra ở đây. Chúng ta hãy cùng nhìn kĩ hơn. 00:09:10.800 --> 00:09:13.216 Nếu ta nhìn lại phần trung tâm dải Ngân hà, 00:09:13.240 --> 00:09:16.456 trong bức ảnh của kính Parkes mà tôi đã cho các bạn xem trước đó, 00:09:16.480 --> 00:09:18.856 bức ảnh trắng đen có độ phân giải thấp, 00:09:18.880 --> 00:09:20.960 sau đó ta chuyển qua chế độ của GLEAM, 00:09:22.200 --> 00:09:26.056 các bạn có thể thấy độ phân giải đã tăng lên cả trăm lần. 00:09:26.080 --> 00:09:28.936 Giờ chúng ta đã có góc nhìn đầy màu sắc về vũ trụ, 00:09:28.960 --> 00:09:30.316 một góc nhìn rực rỡ. 00:09:30.316 --> 00:09:33.296 Đây không phải góc nhìn có màu bị sai. 00:09:33.320 --> 00:09:35.720 Đây là những màu vô tuyến thực. 00:09:36.600 --> 00:09:39.416 Điều tôi đã làm là tô màu đỏ cho nhóm tần số thấp nhất, 00:09:39.440 --> 00:09:41.056 màu xanh biển cho nhóm cao nhất, 00:09:41.080 --> 00:09:42.656 và màu xanh lá cho nhóm ở giữa. 00:09:42.680 --> 00:09:44.896 Điều đó khiến chúng ta thấy được sắc cầu vồng. 00:09:44.920 --> 00:09:47.176 Và đó không đơn thuần là lỗi màu. 00:09:47.200 --> 00:09:50.136 Màu sắc trong những bức ảnh này thể hiện các quá trình vật lí 00:09:50.160 --> 00:09:51.400 diễn ra trong vũ trụ. 00:09:51.974 --> 00:09:54.736 Ví dụ, nếu các bạn nhìn dọc theo mặt phẳng dải Ngân hà, 00:09:54.760 --> 00:09:56.216 nó sáng nhờ tăng tốc điện tử, 00:09:56.240 --> 00:09:58.616 vốn có màu cam đỏ, 00:09:58.640 --> 00:10:01.760 nhưng nếu ta nhìn kĩ hơn, ta sẽ thấy những chấm xanh nhỏ xíu. 00:10:02.320 --> 00:10:03.896 Bây giờ, nếu ta phóng to ảnh, 00:10:03.920 --> 00:10:06.456 những chấm xanh này là thể plasma bị ion hóa 00:10:06.480 --> 00:10:08.120 xung quanh những sao siêu sáng, 00:10:08.680 --> 00:10:11.456 chuyện xảy ra là các thể plasma này chặn ánh sáng đỏ, 00:10:11.480 --> 00:10:13.120 thành ra chúng có màu xanh. 00:10:13.880 --> 00:10:16.816 Chúng có thể cho chúng ta biết những vùng hình thành sao 00:10:16.840 --> 00:10:18.096 trong dải Ngân hà. 00:10:18.120 --> 00:10:19.736 Và ta thấy chúng ngay lập tức. 00:10:19.760 --> 00:10:22.816 Ta nhìn vào dải Ngân hà, và màu sắc cho ta biết rằng chúng ở đó. NOTE Paragraph 00:10:22.840 --> 00:10:24.416 Bạn có thể thấy đám bong bóng nhỏ 00:10:24.440 --> 00:10:27.856 những hình tròn tí ti dọc mặt phẳng dải Ngân hà, 00:10:27.880 --> 00:10:29.880 chúng là tàn dư siêu tân tinh. 00:10:30.600 --> 00:10:32.296 Khi một ngôi sao phát nổ, 00:10:32.320 --> 00:10:34.776 vỏ ngoài của nó vỡ tung ra 00:10:34.800 --> 00:10:38.096 và ngôi sao sẽ di chuyển trong vũ trụ rồi thu hút vật chất, 00:10:38.120 --> 00:10:40.080 qua đó nó tạo nên một lớp vỏ nhỏ. 00:10:40.800 --> 00:10:44.176 Một bí ẩn có từ lâu đời đối với các nhà thiên văn học 00:10:44.200 --> 00:10:46.280 là các tàn dư siêu tân tinh nằm ở đâu. 00:10:46.960 --> 00:10:51.296 Chúng tôi biết rằng hẳn có rất nhiều điện tử nhiều năng lượng trong mặt phẳng 00:10:51.320 --> 00:10:53.976 để tạo nên bức xạ tăng tốc điện tử mà ta thấy, 00:10:54.000 --> 00:10:56.576 và chúng tôi nghĩ chúng đến từ tàn dư siêu tân tinh, 00:10:56.600 --> 00:10:58.376 nhưng như thế dường như chưa đủ. 00:10:58.400 --> 00:11:02.296 Thật may, trên thực tế thì GLEAM dò tìm các tàn dư siêu tân tinh rất tốt, 00:11:02.320 --> 00:11:05.300 nên chúng tôi hi vọng sẽ sớm có báo cáo về vấn đề đó. NOTE Paragraph 00:11:05.800 --> 00:11:07.056 Giờ thì vậy là ổn rồi. 00:11:07.080 --> 00:11:09.416 Chúng ta đã tìm hiểu thiên hà của chúng ta, 00:11:09.440 --> 00:11:11.816 nhưng tôi muốn đi sâu hơn và xa hơn. 00:11:11.840 --> 00:11:13.920 Tôi muốn vươn ra ngoài dải Ngân hà. 00:11:14.520 --> 00:11:18.296 Khi đó, ta có thể thấy một vật thể kì thú ở góc trên bên phải, 00:11:18.320 --> 00:11:20.536 và đó là một thiên hà vô tuyến cục bộ, 00:11:20.560 --> 00:11:21.800 Centaurus A. 00:11:22.240 --> 00:11:23.496 Nếu ta phóng to lên, 00:11:23.520 --> 00:11:26.920 ta có thể thấy có hai chùm sáng lớn tỏa ra không gian. NOTE Paragraph 00:11:27.600 --> 00:11:30.496 Nếu các bạn nhìn ngay phần chính giữa hai chùm sáng, 00:11:30.520 --> 00:11:32.916 các bạn sẽ thấy một thiên hà tương tự dải Ngân hà. 00:11:32.916 --> 00:11:35.376 Nó có dạng xoắn ốc. Nó có một vệt bụi. 00:11:35.400 --> 00:11:37.016 Nó là một thiên hà bình thường. 00:11:37.040 --> 00:11:40.656 Nhưng những thứ này chỉ xuất hiện nhờ sóng vô tuyến. 00:11:40.680 --> 00:11:43.876 Nếu dùng ánh sáng khả kiến, ta thậm chí còn chẳng biết chúng ở đó, 00:11:43.880 --> 00:11:46.920 và chúng lớn hơn thiên hà chủ hàng ngàn lần. NOTE Paragraph 00:11:47.480 --> 00:11:49.880 Chuyện gì xảy ra vậy? Cái gì tạo ra những thứ này? 00:11:51.160 --> 00:11:54.696 Tại tâm của mọi thiên hà mà chúng tôi biết đến 00:11:54.720 --> 00:11:56.976 đều có một lỗ đen siêu khối. 00:11:57.000 --> 00:12:00.416 Lỗ đen thì vô hình, vậy nên chúng mới được gọi là "lỗ đen". 00:12:00.440 --> 00:12:03.456 Những gì các bạn thấy là ánh sáng bị bẻ cong quanh chúng, 00:12:03.480 --> 00:12:07.776 và đôi lúc, khi một ngôi sao hay đám mây nằm trong quỹ đạo của các lỗ đen, 00:12:07.800 --> 00:12:10.536 nó sẽ bị xé tan bởi lực thủy triều, 00:12:10.560 --> 00:12:13.040 qua đó giúp hình thành cái gọi là đĩa tích tụ. 00:12:13.640 --> 00:12:16.856 Đĩa tích tụ sáng rực dưới tia X, 00:12:16.880 --> 00:12:21.296 và từ trường khổng lồ có thể phóng vật chất vào không gian 00:12:21.320 --> 00:12:23.290 ở tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. 00:12:23.520 --> 00:12:26.680 Vậy nên có thể nhìn thấy những thứ này nhờ sóng vô tuyến 00:12:27.240 --> 00:12:29.550 và đó là điều mà chúng tôi rút ra từ khảo sát. NOTE Paragraph 00:12:30.040 --> 00:12:34.056 Vậy đấy, hay lắm, chúng ta đã nhìn thấy một thiên hà vô tuyến. Thật tuyệt vời. 00:12:34.080 --> 00:12:36.256 Nhưng nếu chỉ nhìn vào phía trên bức ảnh, 00:12:36.280 --> 00:12:38.016 bạn sẽ thấy thiên hà vô tuyến khác. 00:12:38.040 --> 00:12:41.280 Nhỏ hơn một chút, chỉ là vì nó nằm xa hơn. 00:12:41.800 --> 00:12:44.456 Được rồi. Hai thiên hà vô tuyến. 00:12:44.480 --> 00:12:46.056 Ta có thể thấy chúng. Hay lắm. 00:12:46.080 --> 00:12:47.816 Vậy còn những cái chấm khác? 00:12:47.840 --> 00:12:49.400 Có lẽ chúng chỉ là sao. 00:12:49.880 --> 00:12:51.096 Chúng không phải là sao. 00:12:51.120 --> 00:12:52.720 Tất cả đều là thiên hà vô tuyến. 00:12:53.320 --> 00:12:56.216 Từng chấm một trong bức ảnh này 00:12:56.240 --> 00:12:57.976 là một thiên hà cách rất xa, 00:12:58.000 --> 00:13:00.856 đến hàng triệu hàng tỉ năm ánh sáng, 00:13:00.880 --> 00:13:03.496 kèm theo một lỗ đen siêu khối ở vùng trung tâm 00:13:03.520 --> 00:13:07.096 phóng vật chất ra ngoài vũ trụ ở tốc độ gần như ánh sáng. 00:13:07.120 --> 00:13:08.880 Thật không tưởng. 00:13:09.680 --> 00:13:13.416 Bản khảo sát này còn nhiều thông tin hơn những gì tôi trình bày ở đây. 00:13:13.440 --> 00:13:15.976 Nếu chúng ta phóng to đến quy mô chuẩn của khảo sát, 00:13:16.000 --> 00:13:20.096 các bạn có thể thấy tôi phát hiện ra 300.000 thiên hà vô tuyến. 00:13:20.120 --> 00:13:23.016 Quả thực đó là một hành trình cực kì ấn tượng. 00:13:23.040 --> 00:13:25.696 Chúng tôi đã tìm ra tất cả những thiên hà vô tuyến này 00:13:25.720 --> 00:13:29.280 cùng lúc với những lỗ đen siêu khối đầu tiên. 00:13:29.960 --> 00:13:33.280 Tôi rất tự hào về công trình này, nó sẽ được xuất bản vào tuần sau. NOTE Paragraph 00:13:33.280 --> 00:13:36.096 Như vậy vẫn chưa hết. 00:13:36.120 --> 00:13:40.456 Tôi đã khám phá những rìa xa nhất của dải Ngân hà qua bản khảo sát này, 00:13:40.480 --> 00:13:43.440 nhưng có gì đó hơn thế nữa trong bức ảnh này. 00:13:44.320 --> 00:13:47.616 Tôi sẽ đưa các bạn trở về thuở sơ khai. 00:13:47.640 --> 00:13:51.296 Khi vũ trụ hình thành, chính vụ nổ lớn 00:13:51.320 --> 00:13:55.376 đã biến vũ trụ thành một đại dương khí hydro, 00:13:55.400 --> 00:13:56.896 khí hydro trung tính. 00:13:56.920 --> 00:13:59.696 Khi các ngôi sao và các thiên hà đầu tiên xuất hiện, 00:13:59.720 --> 00:14:01.816 chúng ion hóa khí hydro. 00:14:01.840 --> 00:14:05.280 Vì vậy mà trạng thái của vũ trụ chuyển từ trung tính sang ion hóa. 00:14:06.160 --> 00:14:09.336 Điều đó ghi dấu một tín hiệu xung quanh ta 00:14:09.360 --> 00:14:11.096 Nó tràn ngập quanh ta ở mọi nơi 00:14:11.120 --> 00:14:12.536 chẳng khác gì Thần Lực. 00:14:12.560 --> 00:14:16.280 Vì chuyện đó đã xảy ra từ rất rất lâu rồi, 00:14:17.000 --> 00:14:18.800 tín hiệu đã có pha đỏ, 00:14:19.560 --> 00:14:22.856 hiện tại tín hiệu đó ở tần số rất thấp. 00:14:22.880 --> 00:14:25.336 Cùng tần số như trong khảo sát của tôi, 00:14:25.360 --> 00:14:26.736 nhưng rất mờ nhạt. 00:14:26.760 --> 00:14:30.640 Nó chỉ bằng một phần tỉ tín hiệu của bất kì thiên thể nào trong khảo sát. 00:14:31.320 --> 00:14:36.216 Vì thế kính viễn vọng của chúng tôi có lẽ không đủ nhạy để bắt được tín hiệu đó. 00:14:36.240 --> 00:14:38.736 Tuy nhiên, có một kính viễn vọng mới. 00:14:38.760 --> 00:14:40.436 Vậy, tôi không thể có tàu vũ trụ, 00:14:40.436 --> 00:14:41.696 nhưng mong là tôi sẽ có 00:14:41.720 --> 00:14:44.576 một trong những kính vô tuyến lớn nhất thế giới. 00:14:44.600 --> 00:14:48.216 Chúng tôi đang dựng Dàn Kính Cây số Vuông, một kính viễn vọng vô tuyến mới, 00:14:48.240 --> 00:14:50.976 sẽ lớn hơn Dàn Vô tuyến Diện rộng Murchison cả ngàn lần, 00:14:51.000 --> 00:14:54.216 nhạy hơn cả ngàn lần, và có độ phân giải tốt hơn. 00:14:54.240 --> 00:14:56.456 Chúng tôi sẽ tìm ra hàng chục triệu thiên hà. 00:14:56.480 --> 00:14:58.816 Và có lẽ, sâu thẳm trong tín hiệu đó, 00:14:58.840 --> 00:15:03.016 tôi sẽ nhìn thấy giữa những ngôi sao và các thiên hà xuất hiện đầu tiên, 00:15:03.040 --> 00:15:05.400 chính là sự khởi đầu của thời gian. NOTE Paragraph 00:15:05.920 --> 00:15:07.136 Xin cảm ơn. NOTE Paragraph 00:15:07.160 --> 00:15:09.920 (Tiếng vỗ tay)