Tôi muốn nói về mại dâm. Tôi không như phần lớn thuyết trình viên mà quý vị nghe về mại dâm trước đây. Tôi không phải cảnh sát hay nhân viên xã hội. Tôi không phải là học giả, nhà báo hay chính trị gia. Và khi bạn đọc lời giới thiệu của Maryam, thì tôi không phải là nữ tu. (Cười) Hầu hết những người tôi vừa kể sẽ nói rằng bán dâm là đồi bại; rằng không ai muốn chọn nghề đó; rằng nó rất nguy hiểm; vì phụ nữ bị lạm dụng và bị giết hại. Thật vậy, phần lớn sẽ nói, "Nên có luật cấm!" Có thể với bạn, điều đó nghe ra rất hợp lý. Với tôi nó cũng hợp lý cho đến những tháng cuối năm 2009, khi đó tôi đang làm 2 công việc ít lương và tạm bợ. Mỗi tháng lương của tôi chỉ vừa đủ bù số tiền tôi rút trước ở ngân hàng . Tôi kiệt quệ và cuộc sống của tôi không có lối thoát. Như nhiều người trước tôi, tôi nghĩ bán dâm là một chọn lựa tốt hơn. Xin đừng vội nói tôi sai lầm -- Tôi từng mơ trúng số. Nhưng nó không xảy ra dễ dàng, và tôi phải trả tiền thuê nhà. Vậy tôi đã đăng ký làm trong một nhà chứa. Nhiều năm trôi qua, tôi có nhiều thời gian suy nghĩ. Tôi xem xét lại ý tưởng của mình về mại dâm trước đó. Tôi đã có nhiều ý tưởng để tìm hướng đi và suy nghĩ về bản chất công việc trong xã hội tư bản. Tôi nghĩ về bất bình đẳng giới và công việc của phụ nữ liên quan đến tình dục và sinh sản. Tôi có kinh nghiệm về bóc lột và bạo lực nơi làm việc. Tôi nghĩ về điều cần thiết để bảo vệ những người bán dâm khỏi những lạm dụng này. Có thể bạn cũng nghĩ đến họ. Trong bài nói chuyện này, Tôi sẽ đưa bạn đi qua 4 cách thức hợp pháp được áp dụng cho mại dâm trên khắp thế giới, và giải thích tại sao các cách đó không ổn; tại sao việc cấm ngành mại dâm lại càng làm trầm trọng vấn đề ở đó người bán dâm càng dễ bị tổn thương. Rồi tôi sẽ nói về điều chúng tôi, người bán dâm, thật sự mong muốn. Cách thức thứ nhất là tội phạm hóa. Nửa thế giới, bao gồm Nga, Nam Phi và phần lớn Hoa Kỳ, quy định mọi người liên quan mại dâm là tội phạm. Vậy bao gồm người mua dâm, kẻ bán dâm và người trung gian. Các nhà lập pháp trong các nước này mong muốn nỗi sợ bị bắt sẽ ngăn cả người ta mua dâm. Nhưng nếu bạn bị ép phải chọn lựa giữa tuân giữ pháp luật và nuôi sống bản thân hay gia đình, bạn sẽ chọn công việc với bất cứ giá nào, và chấp nhận nguy hiểm. Tội phạm hóa là một cái bẫy. Thật sự khó để tìm một việc bình thường khi bạn có tiền án tội phạm. Giới chủ có thể sẽ không thuê bạn. Tóm lại bạn luôn cần tiền, bạn sẽ phải tiếp tục làm nghề không chính thức và ít ràng buộc. Luật pháp buộc bạn tiếp tục bán dâm, đó chính là điều ngược lại với hiệu quả mong muốn. Việc tội phạm hóa làm bạn trở thành đối tượng bị ngược đãi bởi chính công quyền. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể bị ép phải đút lót hay thậm chí phải làm tình với cảnh sát để khỏi bị bắt. Ví dụ, cảnh sát và cai tù ở Campuchia lập hồ sơ các đối tượng bán dâm để điều đó chỉ có thể được gọi là tra tấn: chĩa súng đe dọa, đánh đập, điện giật, cưỡng dâm và bỏ đói. Nhiều thứ đáng lo ngại khác: nếu bạn bán dâm ở những nơi như Kenya, Nam Phi hay New York, một cảnh sát có thể bắt bạn nếu bạn bị chặn lại mà có bao cao su, vì bao cao su có thể là bằng chứng hợp pháp để nói bạn đang bán dâm. Rõ ràng điều đó càng tăng nguy cơ HIV. Hãy tưởng tượng, nếu bị phát hiện mang theo bao cao su, và nó là bằng chứng chống lại bạn. Điều đó là động cơ mạnh để bỏ chúng ở nhà, đúng không? Người bán dâm làm việc trong hoàn cảnh này bị buộc phải lựa chọn rất khó khăn giữa nguy cơ bị bắt và quan hệ không an toàn. Bạn chọn cái nào? Bạn có bỏ bao cao su vào xách để đi làm không? Còn về chuyện, nếu bạn lo lắng mà mang theo thì cảnh sát sẽ cưỡng dâm bạn khi họ bắt bạn vào xe bịt bùng? Cách thứ 2 là hợp thức hóa mại dâm trong một số nước là một phần tội phạm hóa, ở đó việc mua bán dâm là hợp pháp, nhưng lại bao vây các hoạt động đó, như chứa mại dâm hay môi giới bán dâm ngoài đường đều bị cấm. Luật như thế -- ở Anh và Pháp -- muốn nói với người bán dâm như chúng tôi: "Ê, chúng tôi không quan tâm bạn có bán dâm hay không, hãy bảo đảm là việc đó ở trong phòng kín và tuyệt đối riêng tư nhé." Theo cách này, kinh doanh mại dâm được hiểu là hai hay nhiều hơn cùng làm trong ngành mại dâm. Làm chung là phạm pháp, nên nhiều người chúng tôi phải làm một mình, do đó chúng tôi trở nên dễ bị tổn thương do bạo lực. Và cũng sẽ bị bắt bớ nếu chúng tôi chọn cách phạm luật khi làm việc cùng nhau. Cách đây vài năm, một người bạn của tôi bị khủng hoảng sau khi bị tấn công nơi làm việc, vậy tôi bảo cô ấy có thể tiếp khách ở chỗ tôi trong một thời gian. Trong thời gian đó, chúng tôi gặp một gã lỗ mãng. Tôi bảo gã đó biến nếu không tôi gọi cảnh sát. Gã nhìn hai chúng tôi và nói, "Bọn gái gọi chúng mày không thể gọi cớm. Chúng mày làm việc chung mà, thế là phạm pháp đấy." Hắn có lý. Cuối cùng hắn bỏ đi như không chuyện gì xảy ra, nhưng việc biết chúng tôi đang phạm luật cho phép gã đó hăm dọa chúng tôi. Hắn cảm thấy tự tin và bỏ đi. Việc cấm bán dâm ngoài đường cũng gây ra nhiều điều tai hại hơn là lợi ích. Trước hết, để tránh bị bắt, gái đứng đường có thể gặp nguy hiểm khi cố tránh bị phát hiện và điều đó có nghĩa là làm việc một mình hay ở nơi cô lập như trong rừng tối ở đó họ rất dễ bị tấn công. Nếu bạn bị bắt vì bán dâm ngoài đường, bạn phải trả tiền phạt. Làm sao mà bạn đóng phạt rồi không quay lại đứng đường? Đó là vì tiền mà bạn cần và bạn phải ra đường liền ngay sau đó. Vậy tiền phạt lũy tiến, và bạn bị rơi vào vòng luẩn quẩn của việc bán dâm để lấy tiền đóng phạt vì đã bán dâm. Xin phép nói về Mariana Popa người làm ở Redbridge, Đông Luân Đôn. Những cô gái đứng đường ở khu đó thường thì đứng thành nhóm chờ khách để được an toàn nhờ số đông và để nói cho nhau về cách tránh những gã nguy hiểm. Nhưng vì cảnh sát quá thẳng tay với người bán dâm và mua dâm, nên cô phải làm việc một mình để khỏi bị bắt. Cô ta bị đâm chết vào sáng sớm ngày 29 tháng 10, 2013. Lúc đó cô ta làm việc trễ hơn bình thường để cố trả số tiền phạt vì đã nhận lời gạ gẫm. Vậy nếu việc kết tội người bán dâm làm tổn hại họ, thì tại sao không kết tội người mua dâm? Đây là mục đích của cách thứ ba tôi muốn nói đến -- luật về bán dâm của người Thụy Điển hay Bắc Âu. Theo cách nói ẩn của luật này thì việc bán dâm bản chất là có hại nên để giúp người bán dâm bạn vô tình xóa đi quyền chọn lựa của họ. Dù có cải thiện các hỗ trợ cho cái được mô tả là tiếp cận "đòi hỏi cấp bách", thì vẫn không thấy cải thiện được vấn đề. Mại dâm vẫn luôn nhiều ở Thụy Điển như trước. Tại sao lại như vậy? Vì người bán dâm thường không có sự chọn lựa nào khác để tăng thu nhập. Nếu bạn cần tiền, chỉ có áp lực tiền bạc là tồn tại nó bắt buộc bạn phải hạ giá hoặc gợi ý những thao tác tình dục nguy hiểm hơn. Nếu bạn cần nhiều khách hàng, có lẽ bạn cần tìm sự trợ giúp của một người quản lý. Như bạn thấy, thay vì cấm cái được gọi là quảng bá mại dâm, thì một luật như thế còn làm cho cho người mua dâm thêm cơ hội lạm dụng. Để giữ an toàn trong công việc của tôi, tôi tránh nhận cuộc hẹn với người gọi tôi từ số điện thoại ẩn. Nếu cuộc gọi từ nhà hay khách sạn, tôi cố lấy tên đầy đủ và thông tin chi tiết. Nếu tôi làm việc ở Thụy Điển, khách hàng sẽ rất ngại cho tôi các thông tin đó. Có thể tôi không có lựa chọn khác ngoài việc chấp nhận cuộc hẹn của 1 người ẩn danh dù không biết liệu người ấy bạo lực. Nếu bạn cần tiền của họ, bạn cần bảo vệ khách hàng khỏi cảnh sát. Nếu bạn làm việc bên ngoài, có nghĩa là bạn làm việc một mình hay ở nơi biệt lập, thì đó như là bạn gây tội ác cho chính mình. Có nghĩa là bạn vào xe của họ nhanh hơn, ít thời gian thương lượng dẫn đến quyết định vội vàng. Gã này có vẻ nguy hiểm hay chỉ do đang căng thẳng? Bạn có thể lường hết những nguy cơ không? Có thể bạn không lường hết được? Vài điều tôi thường nghe là, "Mại dâm có lẽ là ổn nếu chúng ta chấp nhận nó hợp pháp và quản lý nó." Chúng ta gọi đó là cách tiếp cận hợp pháp hóa, và nó được áp dụng ở những nước như Hà Lan, Đức và ở tiểu bang Nevada, Hoa Kỳ. Nhưng nó lại không phù hợp với quyền con người. Và trong ngành mại dâm được nhà nước quản lý, bán dâm có thể chỉ xảy ra trong một vài nơi được chỉ định hay tụ điểm, và người bán dâm phải buộc tuân theo những quy định đặc biệt, như là đăng ký và kiểm tra sức khỏe bắt buộc. Hợp pháp hóa nghe có vẻ rất hay trên giấy tờ, nhưng những cảnh sát cố tình làm cho việc cấp phép ngành mại dâm trở nên rất đắt đỏ và rất khó thực hiện. Nó tạo ra một hệ thống 2 mức độ: hợp pháp và phi pháp. Đôi khi chúng ta gọi đó là "tội phạm hóa cửa sau." Những chủ nhà chứa giàu và có nhiều quen biết có thể thỏa mãn những quy định, nhưng những người thiếu điều kiện thì xem đó là rào cản không thể vượt qua. Và thậm chí nếu nó khả thi trên nguyên tắc, thì việc xin giấy phép hay nơi hợp lý sẽ tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Nó không phải là sự lựa chọn cho người tuyệt vọng và cần tiền ngay tối nay. Họ tìm đến hay ẩn trốn trong những nơi có thể bị lợi dụng. Trong hệ thống 2 mức độ đó, người dễ bị tổn thương thường bị buộc làm việc phi pháp, vậy họ vẫn đối mặt với nhiều nguy cơ tội phạm như tôi đã trình bày trên đây. Vậy. Có vẻ như tất cả những cố gắng kiểm soát hay ngăn ngừa mại dâm đều làm cho sự việc thêm nguy hiểm đối với người bán dâm. Vì sợ luật pháp, họ phải làm việc đơn lẻ ở nơi biệt lập, và tạo cho khách hàng và thậm chí cảnh sát có cơ hội lạm dụng vì biết họ sẽ bỏ qua và không tố cáo. Tiền phạt và biên bản tội phạm buộc người ta che đậy việc bán dâm, hơn là dừng bán dâm. Trừng phạt người mua dâm làm cho người bán dâm liều lĩnh nguy hiểm và đẩy họ vào những nhà chứa với nhiều nguy cơ bị lạm dụng. Những luật này cũng tô đậm hình ảnh xấu và sự khinh ghét người bán dâm. Cách đây 2 năm, nước Pháp làm dự luật như Thụy Điển, người dân xem đó như tín hiệu thực hiện những tấn công pháp lý chống lại người bán dâm ngoài đường. Ở Thụy Điển, các thăm dò ý kiến cho thấy có thêm nhiều người muốn bắt nhốt người bán dâm hơn trước khi luật được áp dụng. Nếu sự cấm đoán gây hại, thì bạn hỏi, tại sao công chúng đón nhận? Trước hết, bán dâm luôn là phương tiện kiếm sống của các nhóm nhỏ ít được biết đến: người da màu, nhập cư, người ít may mắn, người đồng tính, chuyển giới, đặc biệt là phụ nữ chuyển giới. Đây là những nhóm bị chú ý nhiều nhất và bị phạt nặng nhất bởi luật cấm. Tôi không nghĩ đây là tình cờ. Những luật này được ủng hộ bởi vì chúng nhắm đến những người mà các cử tri không muốn nhìn thấy hay không biết đến. Tại sao người ta ủng hộ việc cấm? Vâng, nhiều người có nỗi sợ có thể hiểu được về nạn buôn người. Người ta nghĩ rằng phụ nữ nước ngoài bị bắt cóc và bán để làm nô lệ tình dục có thể được cứu bằng cách cấm triệt để mại dâm. Vậy hãy nói về nạn buôn người. Lao động cưỡng bức xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt những ngành có nhận người nhập cư hoặc người dễ bị tổn thương, và điều đó cần được xử lý. Nhưng nó chỉ được xử lý tốt nhất với luật nhắm tới từng vụ lạm dụng đặc biệt này, không phải nhắm tới ngành nghề. Khi 23 người di cư Trung Quốc không giấy tờ chết đuối trong khi mò ốc sò ở Vịnh Morecambe năm 2004, không có lời kêu gọi nào về việc cấm ngành hải sản để cứu những nạn nhân buôn người. Giải pháp là rất rõ ràng để cho người nhân công được bảo vệ hợp pháp, là cho phép họ kháng cự lại lạm dụng và trình báo lại cho chính quyền mà không sợ bị bắt. Cách thức mà nạn buôn người được xác định có ý nói tất cả những người di cư không giấy tờ bị buộc phải vào ngành mại dâm. Thật vậy, nhiều người di cư đã chọn, vì thiếu tiền để sống, đã chọn cách giao mình cho những kẻ buôn người. Nhiều người làm như vậy với ý thức là họ sẽ bán dâm khi họ đến nơi. Và đó thường là trường hợp mà những kẻ buôn người đòi phí cắt cổ, ép buộc người di cư làm việc mà họ không muốn làm và lạm dụng họ khi họ dễ bị xâm hại . Đó là sự thật của mại dâm, nhưng cũng là của người làm nông, ngành khách sạn và giúp việc nhà. Cuối cùng, không ai muốn bị bắt phải làm những việc như vậy, nhưng đó là sự thử vận của nhiều người di cư, vi những gì mà họ bỏ lại phía sau. nếu người ta được phép di cư hợp pháp họ sẽ không giao mình cho những kẻ buôn người. Những vấn đề nảy sinh từ vấn đề tội phạm của di cư, như chỉ là khi họ phạm tội với việc bán dâm. Đây là bài học lịch sử. Nếu bạn cố gắng ngăn cấm cái gì đó mà người ta muốn hay cần làm thì liệu việc uống rượu hay vượt biên hay nạo thai hay mại dâm, thì bạn gây phức tạp hơn là bạn giải quyết. Việc cấm đoán tạo ra một khác biệt cho số người đang làm việc đó. Nhưng nó tạo ra khác biệt lớn đến mức ảnh hưởng đến sự an toàn của họ khi làm việc đó. Tại sao người ta lại ủng hộ cấm đoán? Là người theo phong trào phụ nữ, tôi biết bán dâm là một vấn đề bất bình đẳng xã hội sâu sắc. Ở đó, phần lớn người mua dâm bằng tiền là nam giới, và phần lớn người bán dâm là nữ giới nghèo. Bạn có thể đồng ý với tôi và vẫn có thể nghĩ cấm là một chính sách khủng khiếp. Trong một thế giới bình đẳng và tốt đẹp hơn, có thể có ít người bán dâm để kiếm sống, nhưng bạn có thể làm luật cho một thế giới tốt hơn được tồn tại. Nếu ai đó cần bán dâm vì họ quá nghèo hay vì họ vô gia cư hay vì họ không giấy tờ và không thể tìm được một việc hợp pháp, việc lấy đi sự chọn lựa không làm cho họ bớt nghèo không cho họ nhà ở cũng không đổi tình trạng nhập cư của họ. Người ta lo lắng mại dâm đang trở nên tồi tệ. Hãy hỏi chính mình: có phải sẽ tồi tệ hơn là nhịn đói hay đứng nhìn con đói? Không ai muốn trừng phạt người giàu đến nhà chứa hay đi làm móng, dù phần lớn người phục vụ ở đó là người nghèo, phụ nữ di dân. Đó là vấn đề phụ nữ di dân, nghèo và đặc biệt là bán dâm, vấn đề này làm một số nhà nữ quyền lo lắng. Và tôi có thể hiểu tại sao ngành bán dâm lại gây nhiều phản ứng như vậy. Người ta có nhiều cảm nghĩ rất phức tạp khi nói về tình dục. Nhưng chúng ta không thể hoạch định chính sách dựa trên cảm xúc được, nhất là không nên dựa trên ý nghĩ của người bị ảnh hưởng bởi các chính sách này. Nếu chúng ta khăng khăng tiêu diệt nghề mại dâm, thì chúng ta sẽ càng lo lắng hơn về những biểu hiện kỳ lạ của bất bình đẳng giới, hơn là những nguyên nhân sâu xa. Những người bị ám ảnh bởi câu hỏi: " bạn có muốn con gái bạn làm nghề này không?" Đó là một câu hỏi sai. Đúng ra là phải tưởng tượng nó đang làm. Nó có được bảo vệ ở nơi làm tối nay? Sao nó không được an toàn hơn? Vậy chúng ta xem đó là tội phạm, là một phần tội phạm, theo chính sách của Thụy Điển hay Bắc Âu và cách hợp pháp hóa, các chính sách đó đều gây hại. Một điều tôi chưa bao giờ nghe hỏi là: "Người bán dâm muốn gì?" Sau hết, chúng tôi là những người bị tác động của luật này. New Zealand không xem mại dâm là tội phạm năm 2003. Thật đau lòng khi biết rằng Không xem là tội phạm và hợp pháp hóa không phải là đồng nghĩa. Không xem là tội phạm có nghĩa là xóa bỏ điều luật nhằm trừng phạt ngành mại dâm, và đối xử mại dâm như bất kỳ nghề khác. Ở New Zealand, người ta có thể làm việc với nhau để an toàn, và người chủ bán dâm có nhiệm vụ báo cáo với nhà nước. Người bán dâm có thể từ chối tiếp khách bất cứ lúc nào, với bất kỳ lý do gì, và 96% người bán dâm nói rằng họ cảm thấy luật pháp bảo vệ quyền của họ. Thật ra, ở New Zealand không tăng số người bán dâm, và việc không tội phạm hóa làm cho mại dâm an toàn hơn. Nhưng bài học của New Zealand không chỉ là luật pháp tốt, mà còn được dựa trên sự hợp tác với người bán dâm; được biết đến với Tổ chức Mại dâm New Zealand. Luật làm cho nghề mại dâm được an toàn hơn, khi họ chịu nghe chính người bán dâm. Ở Anh, tôi tham gia nhóm trợ giúp người bán dâm, Đại học Mở cho Người Bán dâm và Cộng đoàn Bán dâm Anh. Và chúng tôi hình thành phong trào đòi hỏi không tội phạm hóa và tự định danh. Biểu tượng chung của phong trào là chiếc dù đỏ. Chúng tôi được ủng hộ bởi những tổ chức toàn cầu như UNAIDS, Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế. Nhưng chúng tôi cần nhiều liên kết hơn. Nếu bạn quan tâm đến bình đẳng giới hay nghèo đói hay di cư hay y tế cộng đồng, thì quyền người bán dâm có thể làm bạn quan tâm. Hãy nhớ đến chúng tôi trong các phong trào của bạn. Điều đó có nghĩa không chỉ lắng nghe người bán dâm khi họ nói mà còn làm cho tiếng nói của họ vang lên. Hãy chống lại những ai bắt chúng tôi im lặng, người dám nói gái mại dâm bị ngược đãi quá mức, bị làm tổn hại quá mức để đòi hỏi điều tốt nhất cho họ, hay nói họ bị chú ý quá nhiều và quá khác biệt trong thực tế cuộc sống, mà không có người đại diện, họ là hàng ngàn nạn nhân không có tiếng nói. Việc phân biệt giữa người bị nạn và người được luật pháp chấp nhận là ảo tưởng. Nó tồn tại chỉ để làm tồi tệ hơn hình ảnh của người bán dâm và nó dễ dàng phớt lờ chúng tôi. Không nghi ngờ, nhiều người trong các bạn làm việc để kiếm sống. Bán dâm cũng là một công việc. Cũng như các bạn thôi, vài người chúng tôi thích việc của mình, vài người thì rất ghét. Cuối cùng, hầu hết chúng tôi có cảm xúc phức tạp. Nhưng điều mà chúng tôi cảm nhận về công việc của mình thì không quan trọng. Và điều mà những người khác cảm nhận về công việc chúng tôi cũng không quan trọng. Điều quan trọng là chúng tôi có quyền làm việc một cách an toàn và theo cách của chúng tôi. Người bán dâm là con người thật. Chúng tôi đã có những kinh nghiệm và những phản ứng trước những trải nghiệm đó. Nhưng những yêu cầu của chúng tôi không phức tạp. Bạn có thể cần tìm người đẹp hộ tống ở New York, người bán dâm ở Campuchia, người đứng đường ở Nam Phi và mỗi cô gái trên bản phân công ở nơi tôi làm tại Soho, và tất cả họ sẽ nói với bạn giống như vậy. Bạn có thể nói chuyện với hàng nghìn người bán dâm và vô số tổ chức hỗ trợ người bán dâm. Chúng tôi muốn không bị tội phạm hóa và có quyền như mọi người lao động. Hôm nay, tôi chỉ là một người bán dâm trên sàn diễn, nhưng tôi muốn mang đến một thông điệp từ khắp nơi trên thế giới. Cảm ơn. (Vỗ tay)