Khi bạn còn là một đứa trẻ, tất cả mọi thứ đều là có thể. Thử thách dường như luôn còn đó khi ta lớn lên. Khi tôi lên 4 tuổi, Tôi có cơ hội đi du thuyền lần đầu tiên. Tôi sẽ không bao giờ quên cảm giác thích thú khi chúng tôi sắp tới bờ biển. Tôi sẽ không bao giờ quên cái cảm giác thám hiểm khi tôi trèo lên boong thuyền và lần đầu tiên được thấy cái cabin nhỏ xíu. Nhưng cảm giác thú vị nhất là cảm giác của sự tự do, cái cảm giác mà tôi có được khi chúng tôi kéo những mái chèo. Với một đứa bé bốn tuổi, nó là cảm giác tự do nhất mà tôi có thể tưởng tượng nổi. Tôi quyết định định rằng một ngày, bằng cách nào đó, tôi sẽ chèo thuyền đi khắp thế giới, Vì vậy, tôi làm tất cả những gì có thể trong cuộc đời để đạt được ước mơ ấy. Lúc 10 tuổi, tôi tiết kiệm tiền lẻ trong bữa ăn tối ở trường. Trong tám năm, ngày nào tôi cũng nghiền khoai tây và nướng đậu, mỗi thứ chỉ tốn 4 xu, và nước xốt miễn phí Mỗi ngày tôi xếp những đồng tiền lẻ lên mặt của ống tiết kiệm, và khi chúng đủ một bảng, tôi sẽ đút chúng vào trong và gạch một trong 100 ô vuông mà tôi đã vẽ trên một tờ giấy. Cuối cùng, tôi mua được một chiếc thuyền nhỏ. Tôi dành hàng giờ ngồi trên nó ở trong vườn, mơ về mục tiêu của mình. Tôi đọc mọi cuốn sách có thể về chèo thuyền, và rồi cuối cùng, bị nhà trường nói rằng tôi không đủ thông minh để trở thành bác sĩ thú y, rời trường lúc 17 tuổi để bắt đầu học về trèo thuyền. Hãy tưởng tượng, cảm giác mà 4 năm sau đó, khi ngồi ở trong phòng họp trước mặt một người mà tôi biết có thể biến ước mơ của mình thành hiện thực. Tôi cảm tưởng như cuộc đời mình phụ thuộc vào giây phút ấy, và không thể tin được, ông ấy đồng ý. Tôi đã gần như không thể kím nén sự thích thú khi ngồi trong phòng họp thiết kế một chiếc thuyền mà tôi sẽ lái nó một mình, không ngừng nghỉ đi khắp thế giới. Từ buổi họp đầu tiên đến lúc kết thục cuộc đua, nó là tất cả những gì tôi từng tưởng tượng ra. Giống như trong giấc mơ của tôi, có cả phần tuyệt vời lẫn khó khăn. Chúng tôi né được 1 tảng băng chỉ cách đó 20 feet Chín lần, tôi đã trèo lên đỉnh của cột buồm cao 90 feet . Gió thổi theo hướng chúng tôi ở biển phía Nam. Nhưng mặt trời lặn, cuộc sống hoang giã, và sự hẻo lánh mới thật sự choáng ngợp. Sau 3 tháng trên biển, chỉ mới ở tuổi 24, tôi kết thúc ở vị trí thứ hai. Tôi yêu những điều đó, nhiều đến nỗi mà trong vòng 6 tháng tôi quyết định đi khắp thế giới lần nữa, nhưng lần này không phải là một cuộc đua: cố gắng để trở thành người đi thuyền đơn đi khắp thế giới liên tục nhanh nhất. Lần này, tôi cần một chiếc thuyền khác: lớn hơn, rộng hơn, nhanh hơn, và mạnh hơn. Chỉ cần đưa cho nói một số đo, tôi có thể trèo bên trong cột buồm đến tận đỉnh của nó. Dài 75 feet, rộng 60 feet. Tôi trìu mến gọi nó là Moby, Nó là một chiếc thuyền nhiều thân. Khi chúng tôi làm nó, chưa ai từng thực hiện được chuyến đi đơn, liên tục xung quanh thế giới, dù nhiều người đã thử, nhưng khi chúng tôi làm nó, một người Pháp đã dùng chiếc thuyền lớn hơn 25% và ông ấy không những làm được, mà còn vượt qua kỷ lục từ 93 ngày xuống còn 72. Và kỷ lục ấy giờ đã cao hơn rất, rất nhiều. Và những chiếc thuyền thật thú vị để lái. Nó là một buổi chèo thuyền luyện tập ở bờ biển Pháp. Tôi biết rõ bởi vì tôi đã từng là một trong năm thành viên trên tàu. 5 giấy là tất cả những gì nó cần để biến mọi thứ tốt đẹp thành 1 thế giới mù mịt khi những cánh cửa bị đẩy mạnh dưới nước, và 5 giây đó trôi đi thật nhanh. Cứ tưởng tượng rằng dưới chân họ biển sâu như thế nào. Hãy tưởng tượng bạn đơn độc ở vùng biển phía Nam chìm xuống dưới dòng nước lạnh, cách bờ hàng ngàn dặm Hôm đó là Giáng sinh. Tôi đang tiến về biển phía Nam phía dưới Australia. Nó thật khủng khiếp. Tôi đang tiếp cận một vùng biển khác cách đó 2000 dặm từ thị trấn gần nhất. Nơi gần đó nhất là Nam cực, và những người ở gần nhất là những người đang điều hành trạm vũ trụ châu Âu phía trên. (Cười) Bạn thực sự đang ở một nơi rất xa xôi. Nếu bạn cần sự giúp đỡ, và vẫn còn sống, sẽ mất bốn ngày để một chiếc tàu đến chỗ bạn và sau đó là bốn ngày nữa để nó đưa bạn về cảng. Không một chiếc trực thăng nào có thể bay tới đó, và máy bay cũng không thể hạ cánh. Chúng tôi đang tiến phía một cơn bão lớn. Ở đó, gió đang thổi 80 dặm trên giờ, quá mức cho chiếc thuyền và tôi để có thể đối phó. Sống đã cao tới 40 - 50 feet, và bụi nước tư các đỉnh sóng đang thổi ngang giống như tuyết trong một trận bão tuyết. Nếu chúng tôi không chèo đủ nhanh, chúng tôi sẽ bị nhấn chìm bởi cơn bão, bị lật úp và nghiền nát thành từng mảnh. Chúng tôi thực sự đang cố giữ lấy cuộc sống của mình và làm điều đó trong sự mong manh. Tốc độ mà chúng tôi cần trong tuyệt vọng cũng mang đến mối nguy hiểm. Chúng ta đều biết rằng nó giống như lái một chiếc xe 20 dặm/giờ, 30, 40. Nó không quá áp lực. Chúng ta có thể tập trung. Ta có thể bật đài lên. Nếu lái 50, 60, 70, tăng tốc lên 80, 90, 100 dặm/giờ. Và giờ bạn đang rất áp lực và nắm chặt vào tay lái. Giờ lái chiếc xe đó ra ngoài vào buổi tối và loại bỏ thanh gạt nước, kính chắn gió, đèn pha và phanh. Mọi thứ ở biển Nam là như vậy. (Cười) (Vỗ tay) Bạn có thể nghĩ sẽ khá khó khăn để ngủ trong điều kiện đó, kể cả đối với hành khác. Nhưng bạn không là hành khách. Bạn đang một mình trên con tàu cố đứng cho vững, và bạn phải đưa ra mọi quyết định trên boong tàu. Tôi đã hoàn toàn kiệt sức, cả về thể lực lẫn tinh thần. Tám cánh buồm thay trong 12 giờ. Cánh buồm chính nặng gấp 3 lần trọng lượng của tôi, và sau mỗi lần thay, tôi gục xuống sàn ướt đẫm mồ hôi và không khí lạnh gia của biển Nam như đốt cháy phía sau cổ họng tôi. Nhưng ngoài đó, cái thấp nhất của cái thấp thường trái ngược với cái cao nhất của cái cao. Vài ngày sau, chúng tôi ra khỏi được vùng áp thấp. Đối đầu với những thứ khó khăn, chúng tôi lại có thể lái về phía cuộc đua dưới áp lực đó. Trời trong xanh, mưa ngừng, và nhịp tim của chúng tôi, đại dương hung tợn quanh tôi đã chuyển thành những ngọn núi dưới trăng đẹp nhất. Thật khó để giải thích, nhưng bạn như rơi vào trạng thái khác khi bạn ra ngoài đó. Chiếc thuyền là toàn bộ thế giới của bạn, và thứ bạn mang theo khi ra đi là tất cả những gì bạn có. Nếu bây giờ tôi nói với tất cả các bạn "Đi vào Vancouver và tìm tất cả những gì bạn cần cho sự sống còn của mình trong ba tháng tới," đó có thể là một nhiệm vụ. Đó là thức ăn, nhiên liệu, quần áo, kể cả giấy vệ sinh và kem đánh răng. Đó là những gì chúng ta làm, và khi chúng ta đi ta dùng đến những giọt dầu diesel cuối cùng và gói thức ăn cuối cùng. Không có kinh nghiệm nào trong đời có thể giúp tôi hiểu rõ hơn về định nghĩa của từ "có hạn." Những gì ngoài đó là tất cả những gì ta có. Không có nhiều hơn. và tôi chưa bao giờ liên hệ được khái niệm về sự hữu hạn mà tôi cảm nhận được trên thuyền với bất kì thứ gì khác. cho tới khi tôi bước xuống thuyền ở vạch về đích, phá vỡ kỉ lục. (Vỗ tay) Đột nhiên, tôi xâu chuỗi lại các sự kiện. Nền kinh tế toàn cầu cũng không khác biệt. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu có hạn thứ mà chúng ta chỉ có một lần trong lịch sử nhân loại. Và nó gần giống như nhìn một thứ gì đó mà bạn không kì vọng dưới một hòn đá và có hai sự lựa chọn: Tôi có thể để hòn đá qua một bên và xem xét về thứ đó, hoặc tôi đặt hòn đá lại và thực hiện ước mơ chèo thuyền đi khắp thế giới của mình. Tôi đã chọn cách thứ nhất. Tôi đặt nó qua một bên và bắt đầu một hành trình mới của sự học hỏi, nói chuyện với các giám đốc, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà kinh tế để cố gắng hiểu cách mà nền kinh tế toàn cầu hoạt động. Và sự tò mò của tôi đưa tôi đến những nơi khác thường. Đây là bức ảnh được được chụp trong lò đốt ở một nhà máy nhiệt điện. Tôi bị thu hút bởi than, thứ căn bản cho nhu cầu năng lượng toàn cầu, những cũng rất gần gũi với gia đình tôi. Ông cố tôi là một thợ mỏ, và ông dành 50 năm cuộc đời mình dưới lòng đất. Đây là bức ảnh của ông, và khi bạn nhìn vào bức ảnh, bạn thấy ai đó từ một thời đại trước. Chẳng ai lại mặc quần với thắt lưng cao như vậy ở thời đại này. (Cười) Nhưng không, đó là tôi với ông cố, và nhân tiện, đó không phải là tai thật của ông ấy. (Cười) Chúng tôi đã rất thân thiết. Tôi thường nhớ trong lòng ông nghe chuyện đào mỏ. Ông nói về tình bạn ở dưới mỏ, và việc những người thợ mở thường để dành những mẩu bánh sandwich cho những con ngựa làm việc cùng họ ở dưới lòng đất. Đó giống như chỉ mới ngày hôm qua. Và trong cuộc hành trình học hỏi, Tôi vào trang web của Hiệp hội than thế giới, và ở giữa trang chủ, nó nói, "Chúng ta còn than cho khoảng 118 năm." Và tôi nói với mình, rằng nó nằm ngoài cuộc đời mình, và nó còn lớn hơn nhiều so với những dự đoán về dầu. Nhưng tôi đã làm một phép tính, và tôi nhận ra rằng ông cố của tôi đã sinh ra trước đó đúng 118 năm, và tôi ngồi trong lòng ông cho đến khi tôi 11 tuổi, và tôi nhận ra số đó chẳng là gì so với thời gian, hay lịch sử Nó làm tôi đưa ra quyết định mà tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ làm: là từ bỏ môn trèo thuyền đơn và tập trung vào thử thách lớn nhất mà tôi từng gặp phải: tương lai của nền kinh tế toàn cầu. Và tôi nhanh chóng nhận ra nó không chỉ là năng lượng. Nó còn là vật liệu. Năm 2008, tôi tìm được một nghiên cứu khoa học xem xét về việc chúng ta có bao nhiêu năm chúng ta có để tiếp tục khai thác vật liệu từ lòng đất: Đồng, 61; thiếc, kém, 40; bạc, 29. Những con số này không thể chính xác, nhưng ta được rằng vật liệu kia là có hạn. Ta chỉ có chúng một lần. Thế nhưng, tốc độ mà ta đang tiêu thụ chúng thì đang tăng lên nhanh chóng, theo hàm luỹ thừa. Với càng nhiều người trên thế giới với nhiều vật dụng hơn, chúng ta đã chứng kiến việc giá cả giảm trong 100 năm ở các hàng hoá cơ bản bị xoá bỏ chỉ trong 10 năm. Và nó ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Nó tạo ra sự biến động vô cùng lớn về giá. lớn đến nỗi mà vào năm 2011, các hãng sản xuất ô tô trung bình đã chứng kiến giá vật liệu tăng 500 triệu Euros, tiêu hao một nửa giá trị sản xuất của họ bởi vì những thứ mà họ hoàn toàn không thể kiểm soát được. Và khi tôi càng hiểu, tôi càng thay đổi cuộc sống của mình nhiều hơn. Tôi bắt đầu đi ít hơn, làm việc, sử dụng ít hơn. Nó như thể thực sự thì làm ít là những gì chúng ta phải làm. Nhưng nó không hề dễ dàng với tôi. Nó không đúng cho lắm. Như thể chúng ta đang đánh đổi lấy thời gian. Chúng ta đang níu kéo mọi việc lâu hơn. Kể vả khi mọi người thay đổi, nó cũng không giải quyết được vấn đề. Nó không thể sửa được một hệ thống. Nó rất quan trọng trong sự chuyển đổi, nhưng thứ thu hút tôi là, trong sự chuyển đổi tới cái gì? liệu nó có thực sự hiệu quả. Nó làm tôi cảm thấy bản thân hệ thống, mà ta đang sống trong các khuôn khổ của nó, là sai một cách căn bản, và cuối cùng tôi nhận ra rằng hệ thống của chúng ta, cách mà nền kinh tế hoạt động, cách nền kinh tế được xây dựng, là một hệ thống trong chính nó. Lúc ở biển, tôi phải hiểu những hệ thống phức tạp. Tôi phải lấy rất nhiều nguồn thông tin, tôi phải xử lý chúng, và tôi phải hiểu hệ thống đó để chiến thắng. Tôi phải cố hiểu được nó. Và khi tôi nhìn vào nền kinh tế thế giới, tôi nhận ra nó cũng là một hệ thống, nhưng nó là một hệ thống mà thực sự không lâu bền. Và tôi nhận ra ta đã và đang hoàn thiện hoá nền kinh tế theo đường thẳng trong 150 năm, nơi ta lấy các vật liệu ra khỏi lòng đất, chúng ta làm ra cái gì đó từ nó, và cuối cùng sản phẩm đó bị vứt đi, và đúng, chúng ta có tái chế một số, nhưng cuối cùng lại có nỗ lực hơn để từ bỏ những gì ta có thể, chứ không phải là thiết kế. Nó là một nền kinh tế mà về bản chất không thể hoạt động lâu dài, và ta biết rằng ta chỉ có nguồn vật liệu có hạn, tại sao chúng ta lại tạo ra một nền kinh tế mà sẽ sử dụng hết mọi thứ, sẽ tạo ra rác thải? Bản thân cuộc sống đã tồn tại hàng tỉ năm và sẽ liên tục thích nghi để sử dụng vật liệu một cách có hiệu quả. Nó là một hệ thống phức tạp, nhưng bên trong nó, không hề có rác. Mọi thứ được chuyển hoá. Nó là không phải là nên kinh tế theo đường thẳng, mà là theo vòng tròn. Và tôi thấy giống như một đứa trẻ trong một khu vườn. Lần đầu tiên trong hành trình mới này, tôi có thể thực sự thấy được mục đích. Nếu chúng ta có thể tạo nên nền kinh tế mà sử dụng mọi thứ thay vì tiêu thụ hết, chúng ta có thể tạo nên một tương lai mà có thể tồn tại lâu dài. Tôi đã rất thích thú. Đây là thứ ta cần để hướng đến. Chúng ta biết mình đang hướng đến cái gì. Ta chỉ cần tìm ra cách để đến được đó, và đó chính là suy nghĩ trong tôi khi chúng tôi lập lên tổ chức Ellen MacArthur vào tháng chín năm 2010. Rất nhiều luồng ý tưởng nuôi dưỡng suy nghĩ của chúng tôi và chỉ về một hình mẫu: cộng sinh trong công nghiệp, kinh tế hiệu quả, kinh tế chia sẻ, phỏng sinh, và tất nhiên, 'thiết kế tái sinh'. Vật liệu sẽ được định nghĩa cả về kĩ thuật và sinh học, thiết kế sẽ loại bỏ hoàn toàn nguồn thải. và chúng ta sẽ có một hệ thống có thể vận hành về lâu dài. Vậy nền kinh tế đó sẽ như thế nào? Có lẽ chúng ta sẽ không mua các vật dụng chiếu sáng, mà sẽ trả tiền cho dịch vụ này và các nhà sản xuất sẽ thu lại được các vật liệu và thay thế các loại đèn khi họ có những sản phẩm hiệu quả hơn. Nếu như bao bì không còn độc hại nó có thể phân huỷ trong nước và cuối cùng ta lại có thể uống? Nó sẽ không bao giờ trở thành rác. Nếu như các động cơ có thể sản xuất lại, và chúng ta có thể thu lại được các nguyên liệu và giảm thiểu được đáng kể nhu cầu năng lượng. Nếu như ta có thể lấy lại được nguyên liệu từ các bảng mạch, tái sử dụng, sau đó phục hồi một cách căn bản các vật liệu trong nó. trong bước thứ hai? Nếu như ta có thể thu gom thức ăn thừa, rác thải? Nếu như ta có thể biến chúng thành phân bón, nhiệt, năng lượng, cuối cùng liên kết lại hệ thống các chất dinh dưỡng và xây dựng lại nguồn lực tài nguyên thiên nhiên? Và ô tô -- thứ ta muốn khi phải đi ra ngoài. Chúng ta không cần sử hữu vật liệu bên trong chúng. Liệu ô tô có thể trở thành một dịch vụ và cung cấp cho ta sự di động trong tương lai? Tất cả chúng nghe thật tuyệt vời, nhưng nó không chỉ là ý tưởng, chúng là có thực, và nằm ở vi trí quan trọng nhất của nền kinh tế xoay vòng. Thứ chờ đợi phía trước ta là việc phải mở rộng và nâng tầm quy mô của chúng. Vậy làm cách nào để chuyển từ dạng đường thẳng thành dạng vòng? Đội của tôi ở tổ chức nghĩ rằng bạn có thể làm việc với những trường đại học hàng đầu thế giới, với những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, với những buổi triệu tập lớn nhất trên thế giới, và với các chính phủ. Làm việc với những nhà phân tích giỏi nhất và đặt câu hỏi, "Liệu nền kinh tế vòng tròn có thể tránh lệ thuộc vào nhu cầu nguyên liệu? Nhiệu kinh tế dạng vòng có thể xây dựng lại tài nguyên? Liệu nó có thể thay thế việc dùng phân bón hoá học hiện tại?" Có là câu trả lời cho việc tách rời, và có, chúng ta có thể thay thế việc dùng phân bón hiện tại tới 2.7 lần. Nhưng điều tôi hứng thú nhất về nền kinh tế vòng tròn là khả năng truyền cảm hứng cho những người trẻ. Khi thế hệ trẻ thấy nên kinh tế qua thấu kính vòng tròn đó, họ sẽ thấy những cơ hội hoàn toàn mới ở cùng một tầm nhìn. Họ có thể sử dụng sự sáng tạo và kiến thứ của họ để xây dựng lại hoàn toàn hệ thống, và nó đang ở đó để chúng ta nắm bắt, và chúng ta làm điều này càng nhanh, nó sẽ càng tốt. Vậy liệu ta có thể đạt được điều này trong thế hệ nối tiếp? Liệu nó thực sự có thể thực hiện được? Tôi tin là có thể. Khi tôi nhìn vào cuộc đời của ông cố mình, mọi thứ là có thể. Khi ông sinh ra, chỉ có 25 chiếc ô tô trên thế giới; người ta mới chỉ vừa phát minh ra nó. Khi ông 14 tuổi, lần đầu tiên trong lịch sử người ta có thể bay. Giờ đây có 100,00 chuyến bay mỗi ngày. Khi ông 45 tuổi, người ta tạo ra chiếc máy tính đầu tiên. Nhiều người nói nó sẽ không thể phổ biến, nhưng có, chỉ 20 năm sau, chúng ta biến nó thành một vi mạch mà ngày hôm nay có tới hàng ngàn cái trong căn phòng này. 10 năm trước khi ông mất, chúng ta có chiếc điện thoại di động đầu tiên. Nó không phải là điện thoại đi động, nói đúng ra, nhưng bây giờ thì đúng, và khi ông cố tôi qua đời, Internet đã xuất hiện. Giờ đây ta có thể làm mọi việc, nhưng quan trọng hơn, bây giờ chúng ta có một kế hoạch. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay)