Tôi muốn chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm tôi có được trong năm năm qua khi được đặc ân đi đến những đất nước nghèo nhất thế giới Đây là cảnh tượng mà tôi luôn nhìn thấy khắp nơi các em nhỏ vây quanh chiếc điện thoại thông minh (smartphone) điện thoại smartphone có ảnh hưởng lớn đến cả những nước nghèo nhất Tôi nói với cả nhóm rằng, những gì tôi thấy là một khát khao dâng trào khắp thế giới. Thực ra, với tôi, nó là cuộc đổ bộ của khát khao. Tôi đã nhờ một nhóm các nhà kinh tế xem xét vấn đề này. Nó có đúng như thế không? Có phải khát khao đang trào dâng khắp thế giới? Thế là họ tìm hiểu, như khảo sát Gallup về hài lòng trong cuộc sống và họ biết được rằng nếu bạn được truy cập Internet, mức độ hài lòng sẽ tăng lên. Nhưng có thứ khác cũng rất quan trọng: thu nhập của bạn so sánh với thu nhập bình quân cũng tăng lên. Ví dụ thu nhập bình quân của một quốc gia tăng lên 10% bằng cách so sánh với nước khác sau đó tính trung bình, thì thu nhập bình quân của người dân phải tăng lên ít nhất 5% nhằm duy trì mức độ hài lòng tương đồng. Nhưng khi thu nhập của bạn thấp, để thu nhập bình quân tăng lên 10% thì phải tăng thu nhập của bạn lên đại loại như 20% chẳng hạn. Và khi khao khát bùng lên, câu hỏi đặt ra là: Có phải chúng ta sẽ gặp tình huống khao khát dẫn lối tới cơ hội và bạn trở nên năng động và đạt được tăng trưởng kinh tế, giống như ở Hàn Quốc, nơi tôi sinh ra? Hay là khao khát đưa chúng ta đến thất bại? Đây là quan ngại thực sự, bởi vì giữa năm 2012 và 2015, các cuộc khủng bố gia tăng lên tới 74%, tăng 150% số người tử vong do khủng bố. Ngay giờ này, 2 triệu người sống trong tình trạng đổ nát, xung đột, bạo lực, và đến năm 2030, hơn 60% dân nghèo trên thế giới sẽ phải sống trong tình trạng đổ nát, xung đột và bạo lực. vậy chúng ta làm gì để đạt được những khao khát này? Phải chăng có cách suy nghĩ mới về làm thế nào có thể vươn lên gặt hái được những khát vọng này? Nhưng nếu chúng ta không có thì tôi thực sự rất lo ngại. Khát khao đang lên cao hơn bao giờ hết nhờ tiếp cận dịch vụ internet. Mọi người đều biết người khác sống ra sao. Chúng ta phải có năng lực đáp ứng được những khát khao này phải không? Và để đi sâu hơn về vấn đề này, tôi muốn chia sẻ câu chuyện riêng của tôi. Đây không phải là mẹ tôi, trong cuộc Chiến tranh Hàn quốc, mẹ tôi cõng em trên lưng, em gái ruột, và đi bộ quãng đường dài trên đường thoát khỏi Seoul trong chiến tranh Hàn Quốc. Rồi, trải qua nhiều sự kiện kỳ diệu, mẹ tôi và bố tôi đều giành được học bổng đến thành phố New York. Họ đã gặp nhau ở New York và kết hôn ở New York. Bố tôi cũng là người tị nạn. Vào năm 19 tuổi, bố rời khỏi gia đình ở phương bắc nước Hàn, trốn qua biên giới và chưa bao giờ gặp lại gia đình. Hồi đó, khi hai người kết hôn và sinh sống tại New York, bố tôi làm bồi bàn cho nhà hàng Patricia Murphy. Lòng họ tràn trề hy vọng. Họ hiểu được cuộc sống ở nhưng nơi như thành phố New York những năm 1950. Rồi anh trai tôi được sinh ra, và họ quay trở về Hàn Quốc, theo những gì tôi nhớ họ sống một cuộc sống điền viên, nhưng vào thời điểm đó, Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới và xảy ra bước ngoạt về chính trị. Lúc nào cũng có cuộc biểu tình dưới phố nhà tôi ở. sinh viên biểu tình phản đối chính phủ quân sự. Vào thời điểm đó, kỳ vọng của Nhóm Ngân hàng thế giới, cơ quan tôi đang lãnh đạo hiện nay, dành cho Hàn Quốc, là cực kỳ thấp. Quan điểm của họ là không có viện trợ quốc tế Hàn Quốc sẽ khó có thể để cung cấp cho người dân nhiều hơn nhu cầu tối thiểu. Thế nên Hàn Quốc rơi vào tình thế khó khăn, cha mẹ tôi đã chứng kiến cuộc sống ở nước Mỹ. Họ kết hôn ở đó. Anh trai tôi sinh ra ở đó. Và hai người thấy rằng để chúng tôi có cơ hội làm nên kỳ vọng mà hai người đặt lên chúng tôi phải ra đi và trở lại nước Mỹ. Và chúng tôi đã trở lại. Đầu tiên chúng tôi ở Dallas. Bố tôi học lấy bằng nha sĩ lần nữa. Sau đó chúng tôi thế nào lại chuyển tới Iowa, Chúng tôi lớn lên ở Iowa. Tại Iowa, chúng tôi học đầy đủ các khóa. Tôi học trung học cơ sở, rồi vào đại học. Sau có một ngày, xảy ra một việc làm tôi nhớ mãi, bố đón tôi sau năm thứ 2 ở đại học, trong lúc lái xe về nhà, bố hỏi, "Jim, con ước mong điều gì? Con muốn học gì? Con muốn làm gì? Tôi suy nghĩ. Mẹ tôi như là một triết gia, nhồi nhét vào chúng tôi đầy ý tưởng về phản kháng và công bằng xã hội, và tôi trả lời, "Bố, con sẽ học khoa học chính trị và triết học, rồi con sẽ trở thành thành viên chính trị." Bố tôi, nha sĩ người Hàn, tấp xe ngay vào lề đường. (Cười) Bố quay lại nhìn tôi rồi nói, Jim, con học xong chứng chỉ y, rồi có thể học cái con muốn. (Cười) Vâng, tôi từng kể câu chuyện này với các khán giả đa số là người châu Á. Không một ai cười. Họ chỉ lắc đầu. Dĩ nhiên rồi. (Cười) (Vỗ tay) Thế rồi, buồn thay, bố tôi ra đi ở tuổi đời rất trẻ, cách đây 30 năm, ở tuổi 57, bằng tuổi tôi bay giờ, bố tôi mất vào giữa khóa học y của tôi. Bạn thấy đó, tôi thực sự đã học y và nhân chủng học. Tôi học cả 2 ngành ở trường. Nhưng vào ngay thời điểm đó, tôi đã gặp hai người này. Ophelia Dahl và Paul Farmer. Rồi Paul và tôi cùng học một lớp. Chúng tôi cùng học y dược đồng thời lấy bằng thạc sĩ ngành nhân chủng học. Và chúng tôi bắt đầu đặt câu hỏi. Với những người có điều kiện nghiên cứu y dược và nhân chủng học tôi là con của dân tị nạn. Paul lớn lên trong một xe buýt ở khu phế thải tại Florida. Anh thích tự gọi mình là "phế thải trắng". Chúng tôi có cơ may này và chúng tôi tự hỏi, chúng tôi cần phải làm gì? Được hưởng nền giáo dục chỉn chu, vậy trách nhiệm chính của chúng tôi với thế giới này là gì? Và chúng tôi quyết định mình cần tạo ra một tổ chức. Tên là Partners In Health. À, có một bộ phim nói về tổ chức này. (Vỗ tay) Bộ phim tài liệu đó rất hay tên là "Bending the Arc" - Bẻ đường cong. Phim công chiếu ở Sundance hồi tháng Giêng năm nay. Jeff Skoll đang ở đây. Jeff là một trong những người có công làm nên bộ phim này. Chúng tôi bắt đầu nghĩ đến người ta sẽ nghĩ chúng tôi là ai mà có tham vọng chạm đến tầng lớp người nghèo trên thế giới. Đây là chuyến đi đầu tiên của tôi tới Haiti năm 1988, và năm 1988, chúng tôi công bố kiểu công văn thông báo sứ mệnh của mình, là chúng tôi sẽ chọn ưu tiên dành cho người nghèo trong lĩnh vực y tế. Sau một thời gian, chúng tôi tốt nghiệp chuyên ngành nhân chủng học. Chúng tôi đọc tác phẩm của Mác và của tác giả khác. Habermas. Fernand Braudel. Chúng tôi đọc mọi thứ và chúng tôi buộc phải tìm ra làm thế nào xác định công việc mình làm? Vì thế ra đời "O for the P" "a preferential option for the poor" chọn ưu tiên cho người nghèo. Điều quan trọng nhất về chọn ưu tiên cho người nghèo là những thứ không phải. Không phải là lựa chọn ưu tiên để bạn có cảm giác anh hùng. Không phải là ưu tiên cho ý tưởng của cá nhân về cách nâng đỡ thoát nghèo. Cũng không phải là chọn ưu tiên cho tổ chức của bạn. Và điều khó khăn nhất, nó không phải là chọn ưu tiên cho cái nghèo của bạn. Mà là chọn ưu tiên cho người nghèo. Thế bạn sẽ làm gì? Vâng, ở Haiti, chúng tôi xây dựng. Mọi người nói với chúng tôi, điều hữu dụng nhất là tập trung vào tiêm phòng và chương trình dinh dưỡng. Nhưng thứ người Haiti cần là bệnh viện. Là trường học. Họ muốn giành cho con mình có cơ hội mà họ nghe biết từ những người khác, từ họ hàng chẳng hạn, những người đã đến nước Mỹ. Họ muốn có cơ may như cha mẹ tôi. Tôi hiểu rõ điều đó. Chúng tôi đã làm. Chúng tôi xây bệnh viện. Chúng tôi dạy học. Và chúng tôi cố gắng làm mọi thứ có thể, để mang cơ hội đến cho họ. Lúc này kinh nghiệm của tôi đã có được nhiều ở Partners in Health trong vùng Carabayllo này, trong khu ổ chuột phía bắc Lima, Peru. Và trong cộng đồng này, chúng tôi triển khai đi đến nhà dân và nói chuyện với họ, và chúng tôi phát hiện ra ổ dịch bệnh lao kháng thuốc. Đây là Melquiades. Khi đó Melquiades là bệnh nhân, 18 tuổi, cậu gặp phải dạng lao kháng thuốc mạnh. Tất cả các thầy thuốc các chuyên gia sức khỏe toàn cầu, đều cho rằng điều trị bệnh lao kháng thuốc sẽ vô hiệu thôi. Nó quá phức tạp, quá tốn kém. Anh không thể làm được. Không thể chữa được đâu. Thêm nữa, họ tỏ ra tức giận với chúng tôi, bởi vì họ cho rằng nếu mà có thể chữa được, họ đã làm từ lâu rồi. Anh nghĩ anh là ai chứ? Chúng tôi đấu tranh với Tổ chức Y tế thế giới và có lẽ đấu tranh nhiều nhất với Nhóm Ngân hàng thế giới. Lúc đó, chúng tôi làm mọi thứ có thể để thuyết phục Melquiades tham gia điều trị, bởi việc này thực sự khó, và trong thời gian điều trị, gia đình Melquiades không chỉ một lần nói, Này, Melquiades không đáng đâu. Sao anh không đi tìm chữa cho người khác? (Cười) Khoảng 10 năm rồi tôi đã không gặp Melquiades và khi chúng tôi có cuộc họp thường niên ở Lima, Peru vài năm trước đây, các nhà làm phim đã tìm cậu và đây là ảnh chúng tôi chụp cùng nhau. (Vỗ tay) Cậu như trở thành một ngôi sao vì cậu tới buổi ra mắt phim, và rất biết cách ứng xử với khán giả. (Cười) Nhưng ngay khi chúng tôi thắng -- Chúng tôi thắng, thắng cuộc tranh cãi. Bạn nên điều trị bệnh lao kháng thuốc -- chúng tôi biết có cuộc tranh cãi tương tự đầu những năm 2000 về bệnh HIV. Tất cả các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới đều nói bệnh HIV không thể chữa trị ở các quốc gia nghèo. Quá đắt đỏ, quá rắc rối, anh không thể làm được. So với chữa trị bệnh lao kháng thuốc. Bệnh này thực sự dễ hơn. Chúng tôi gặp gỡ các bệnh nhân như thế này. Joseph Jeune. Josephn Jeune cũng chưa bao giờ cho rằng biện pháp này hiệu quả. Sau vài tháng chữa trị, và giờ anh trông như thế này. (Vỗ tay) Chúng tôi gọi nó là Hiệu ứng Lazarus điều trị HIV. Khi đến điều trị Joseline trông như thế này Và đây là hình ảnh của cô ấy vài tháng sau. (Vỗ tay) Khi ấy chúng tôi cho rằng chúng tôi tranh luận, đấu tranh với các tổ chức kiên quyết cho là nó không hiệu quả Chúng tôi nói, không, ưu tiên cho người nghèo đòi buộc chúng ta phải nâng cao mong muốn đáp ứng khao khátcủa chính người nghèo Rồi họ nói, à, đó là suy nghĩ tốt, nhưng nó không hiệu quả. Bằng cách kỳ lạ, Partners in Health đã đi vào hoạt động, chúng tôi viết sách phản đối chủ yếu Ngân hàng thế giới. Nói như thế bởi vì Ngân hàng thế giới chú trọng quá nhiều vào phát triển kinh tế và nói rằng chính phủ phải thu hẹp ngân sách và giảm chi tiêu công về y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội -- theo chúng tôi điều đó hoàn toàn sai lầm. Chúng tôi tranh luận với Ngân hàng thế giới. Sau đó một điều điên rồ xảy ra. Tổng thống Obama đề bạt tôi làm Chủ tịch Ngân hàng thế giới. (Vỗ tay) Bấy giờ, khi tôi tham gia thẩm định tư cách với đội ngũ của tổng thống Obama, họ có bản sao ấn phẩm "Dying For Growth", họ đọc hết các trang, Và tôi nói, "Được rồi, Các anh định sa thải tôi à?" Họ trả lời, "À không, ổn mà." Rồi tôi được chọn, Tháng 7 năm 2012 tôi bước vào cánh cửa Nhóm Ngân hàng thế giới, và có câu khẩu hiệu trên tường, "Ước mơ thế giới không còn đói nghèo." Vài tháng sau đó, chúng tôi thực sự bắt tay vào hành động: chấm dứt nạn đói nghèo vào năm 2030, thúc đẩy thịnh vượng sẻ chia. Đó là việc chúng tôi làm ở Ngân hàng thế giới. Tôi cảm tưởng như tôi đã mang sứ điệp ưu tiên cho người nghèo đến với Ngân hàng thế giới. (Vỗ tay) Nhưng đây là TED, thế nên tôi muốn chia sẻ với các bạn một vài vấn đề, và đưa ra đề xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hiện giờ các bạn còn biết rõ hơn tôi nhưng tôi có một điều quan ngại. Chúng ta nghe thấy là giảm việc làm. Các bạn đều biết. Dữ liệu của chúng tôi chỉ ra rằng 2/3 các việc làm, cụ thể là các việc làm ở nước đang phát triển, sẽ bị mất do công nghệ tự động hóa. Bây giờ bạn phải tạo ra việc khác thay thế. Một trong những phương thức đó là chuyển nhân viên y tế cộng đồng vào nguồn nhân lực chính thức. Chúng tôi muốn làm thế. (Vỗ tay) Chúng tôi cho là con số này sẽ thành công, khi đầu ra sức khỏe trở nên tốt hơn và khi mọi người có công việc chính thức, chúng ta sẽ có thể đào tạo họ với khóa đào tạo kỹ năng mềm bạn thêm vào họ sẽ trở thành người có ảnh hưởng lớn, và có lẽ là một lĩnh vực phát triển nhất. Nhưng thêm một điều nữa tôi quan ngại: ngay bây giờ với tôi, rõ ràng thấy nghề nghiệp tương lại sẽ gia tăng nhiều theo thời đại số, có một cuộc khủng hoảng trẻ em suy dinh dưỡng. Charles Nelson chia sẻ các bức ảnh này với chúng tôi từ trường Y Havard. Những bức ảnh này chỉ ra bên trái, là đứa bé ba tháng tuổi bị còi cọc: thiếu dinh dưỡng, không phát triển đủ. Và bên kia, một đứa trẻ bình thường, đứa trẻ bình thường có đầy đủ các kết nối thần kinh. Các kết nối thần kinh đóng vai trò quan trọng, vì đó xác định được giá trị con người. Hiện nay chúng ta có thể giảm tỉ lệ này, Chúng ta có thể giảm tỉ lệ trẻ em còi cọc một cách nhanh chóng, nhưng nếu chúng ta không làm, như ở Ấn độ, có 38% trẻ em bị suy dinh dưỡng, làm sao trẻ em cạnh tranh được trong nền kinh tế sau này nếu 40% người lao động tương lại không được đi học và chắc rằng chúng ta quan ngại về kinh tế giúp quốc gia phát triển toàn diện. Vậy chúng ta sẽ làm gì? 78 nghìn tỉ đô la là trị giá nền kinh tế toàn cầu. 8.55 nghìn tỉ đô la là trái phiếu lãi suất âm. Nghĩa là bạn đưa tiền cho ngân hàng trung ương Đức sau đó bạn trả họ phí giữ tiền. Đó là trái phiếu lãi suất âm. 24.4 nghìn tỉ đô la nằm trong trái phiếu chính phủ lãi suất thấp. Và 8 nghìn tỉ đô la nằm trong tay người giàu dưới nhiều hình thức khác nhau. Những gì chúng tôi đang cố gắng làm là sử dụng công cụ riêng của chúng tôi à, hơi điên rồi một chút, chúng ta nói về công cụ nợ giảm thiểu rủi ro ban đầu giảm rủi ro, kết hợp tài chính, chúng ta đang nói về bảo hiểm rủi ro chính trị, tăng cường tín dụng -- tất cả những việc này tôi học được ở Nhóm Ngân hàng thế giới mà người giàu sử dụng mỗi ngày và làm cho họ trở nên giàu hơn, nhưng đại diện cho người nghèo chúng tôi chưa sử dụng đủ tích cực mang vốn đầu tư này vào. (Vỗ tay) Vậy việc này có hiệu quả không? Bạn có thể đưa nhà đầu tư tư nhân đến với nước mình và tận dụng hiệu quả không? Vâng, chúng tôi đã làm được đôi lần. Đây là Zambia, nhà máy điện mặt trời. Một giải pháp từ Ngân hàng thế giới chúng tôi làm việc ở đây và làm mọi thứ cần thiết để thu hút các nhà đầu tư cá nhân. Và trong trường hợp này, Zambia đi từ giá điện 25 cent trên 1 số điện, và chỉ bằng vài việc đơn giản, bằng cách đấu giá, thay đổi vài chính sách, chúng tôi đã có thể làm cho giá hạ xuống. Giá thầu thấp nhất, có phải 25 cent 1 cân điện ở Zambia? Giá thầu thấp nhất là 4.7 cent 1 số điện. Việc này hoàn toàn có thể. (Vỗ tay) Nhưng đây là đề xuất tôi gửi đến bạn. Đây là tổ chức tên gọi là Zipline, một công ty hay hay, thực ra họ là các nhà khoa học tên lửa. Họ tìm ra cách dùng máy bay không người lái ở Rwanda. Đây là tôi khởi động máy bay tại Rwanda nó tiếp tế máu đến khắp nơi trên cả nước chưa đến 1 tiếng đồng hồ. Chúng tôi đã cứu nhiều người, chương trình này cứu sống nhiều người (Vỗ tay) Nó mang lại lợi nhuận cho Zipline và tiết kiệm được một số tiền lớn cho Rwanda. Đó là cái chúng tôi cần, và chúng tôi cần từ các bạn. Tôi hỏi bạn, hãy động não một chút nghĩ tới công nghệ bạn đang dùng, công ty bạn khởi nghiệp, thiết kế bạn làm. Hãy nghĩ một chút và hợp tác với chúng tôi để xem liệu chúng ta có thể tìm ra giải pháp hay ho đôi bên cùng có lợi. Tôi sẽ kết thúc với câu chuyện cuối cùng. Tôi đang ở Tanzania, trong một lớp học. Đây là tôi, ở trong lớp trẻ 11 tuổi. Như mọi lần, tôi hay hỏi, "Sau này lớn lên con sẽ làm gì?" Hai cánh tay giơ lên và trả lời, "Con muốn làm Chủ tịch Ngân hàng thế giới." (Cười) Và cũng như bạn, nhóm tôi và các thầy cô giáo đều cười. Nhưng tôi ngăn họ lại. Tôi nói, "À, tôi muốn kể một chuyện. Khi tôi sinh ra ở Hàn Quốc, đất nước lúc đó trông như thế này. Đây là nơi tôi sinh ra. Và khi tôi lên ba, ở trường mẫu giáo, tôi không nghĩ George David Woods, Chủ tịch Ngân hàng thế giới bấy giờ, nếu ông đến thăm Hàn Quốc và đến lớp tôi, ông đáng lẽ phải nghĩ ra Chủ tịch Ngân hàng thế giới tương lai đang ngồi học ở trong lớp đó. Đừng để ai nói với bạn rằng bạn không thể là Chủ tịch Ngân hàng thế giới được." Vâng - xin cảm ơn. (Vỗ tay) Tôi xin nói một điều cuối. Tôi đến từ một nước từng nghèo nhất thế giới. Giờ là Chủ tịch Ngân hàng thế giới. Tôi không thể và sẽ không còn cơ hội nữa. Việc này rất cấp bách. Khao khát đang trào dâng. Khao khát trào dâng ở mọi nơi. Các bạn ở đây, hãy hợp tác với chúng tôi. Chúng ta biết có thể tìm ra giải pháp tương tự Zipline và giúp người nghèo nhảy vọt vào thế giới tươi đẹp hơn, nhưng sẽ không xảy ra nếu không cùng nhau hợp tác. Bạn trong tương lai, đặc biệt là con cháu bạn, bạn trong tương lai sẽ phụ thuộc vào mức độ quan tâm và chia sẻ chúng ta mang tới để đảm bảo chúng ta trong tương lai có cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em trên thế giới. Cảm ơn bạn rất nhiều. (Vỗ tay) Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn. (Vỗ tay) Chris Anderson: Anh chắc sẽ nghĩ mọi người bất ngờ nghe bài nói như thế này từ Chủ tịch Ngân hàng thế giới. Quá ngầu. Tôi có đề nghị anh nói chi tiết hơn về đề xuất của anh. Có rất nhiều nhà đầu tư, doanh nhân trong khán phòng. Anh sẽ hợp tác với họ thế nào? Đề xuất của anh là gì? Jim Y.Kim: Tôi có thể hơi điên rồ chút không? CA: Dĩ nhiên. JYK: Vậy đây là việc chúng tôi đã làm. Công ty bảo hiểm chưa đầu tư vào cơ sở hạ tầng nước đang phát triển, bởi vì họ không thể chịu được rủi ro. Họ cầm tiền của người đóng bảo hiểm. Chúng tôi đàm phán với Hiệp hội phát triển quốc tế Thụy Điển đưa cho chúng tôi ít tiền, chúng tôi mang tiền đi và gây lời được một trăm triệu, và lần lầu tiên bị lỗ, nghĩa là nếu điều xấu xảy ra chúng tôi chịu 10% số lỗ số tiền còn lại của bạn vẫn an toàn. Và nó tạo ra 90% phần đó là 3B, mức đầu tư, thế nên các công ty bảo hiểm đầu tư vào. Vì thế với chúng tôi, chúng tôi đang dùng tiền công quỹ và sử dụng nó để giảm rủi ro cho các công cụ hiện hành để đưa người khác đến kinh doanh. Thế nên tất cả các bạn đang sở hữu hàng trăm triệu đô la, hãy đến với chúng tôi. (Cười) CA: Vậy ra cái anh đang tìm kiếm là các thỏa thuận đầu tư tạo công ăn việc làm cho thế giới phát triển. JYK: Chính là như vậy. Chẳng hạn sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra năng lượng xây dựng cầu đường, bến cảng. Những thứ này tạo ra việc làm, ngoài những gì chúng ta đang nói, có lẽ bạn cho rằng công nghệ mình đang sử dụng hay doanh nghiệp mình đang vận hành sẽ không thích hợp trong thế giới phát triển, nhưng hãy nhìn vào Zipline. Zipline đã không thành hiện thực nếu chỉ có chất lượng công nghệ, Bởi vì họ liên kết với người Rwanda từ sớm và sử dụng trí tuệ nhân tạo thêm nữa, Rwanda có băng thông lớn nên những vật thể bay này đều nằm trong kiểm soát của họ. Vậy chúng tôi sẽ giúp bạn làm điều đó. Chúng ta sẽ trao đổi. Thậm chí sẽ cung cấp tài chính. Chúng tôi sẽ giúp bạn. CA: Ngân hàng thế giới sẵn sàng sẽ chi bao nhiêu để hỗ trợ những hợp tác này? JYK: Chris, anh hay làm khó tôi kiểu này. CA: Tôi cố ý làm thế. JYK: Đây là những gì chúng tôi sẽ làm. Chúng tôi có 25 tỉ mỗi năm để đầu tư vào nước nghèo. những nước nghèo nhất. Và khi đầu tư qua 3 năm liên tiếp 25 tỉ mỗi năm. chúng tôi phải nghĩ làm thể nào sử dụng số tiền đó hiệu quả. Tôi không thể cho bạn con số chính xác. Còn phụ thuộc vào chất lượng mỗi dự án. Hãy đưa ý tưởng cho chúng tôi. và tôi nghĩ tài chính là không vấn đề. CA: Được rồi, bạn đã nghe rồi đó. Jim, cảm ơn anh rất nhiều. JYK: Cảm ơn. Cảm ơn. (Vỗ tay)