Tôi nghĩ rằng mỗi nhân viên cứu trợ ở Châu Phi trong sự nghiệp của mình đều đã từng một lần mang hết số tiền tài trợ của dự án- có thể là kinh phí cho một ngôi trường hoặc chương trình huấn luyện bỏ hết vào vali, bay đi tới những vùng nghèo nhất và ném chúng qua cửa sổ. Vì đối với một nhân viên cứu trợ, việc trao tận tay số tiền mặt ấy cho những người nghèo khổ nhất trên hành tinh này nghe không có vẻ gì là điên rồ, thay vào đó, là làm họ thỏa mãn. 10 năm trước là thời điểm khoảnh khắc ấy đến với tôi, thật may, đó cũng là lúc tôi nhận ra điều ấy thực sự tồn tại, và có lẽ cũng là điều mà hệ thống cứu trợ thực sự cần đến. Các nhà kinh tế học gọi nó là viện trợ không hoàn lại, chính xác là: viện trợ tiền mặt mà không có bất cứ ràng buộc nào đi kèm. Chính phủ các nước đang phát triển đã và đang thực hiện trong nhiều thập kỷ, ngay lúc này đây, ta có thêm các bằng chứng, công nghệ kỹ thuật mới giúp hiện thực hóa mô hình này trong quá trình cứu trợ. Một ý tưởng đơn giản, phải không? Tại sao tôi lại bỏ ra một thập kỷ để làm những việc này cho người nghèo? Nói thật, tôi tin mình có thể sử dụng số tiền đó cho người nghèo tốt hơn là họ làm cho chính mình. Tôi có hai giả thuyết: Một là, người ta nghèo một phần là vì không được học hành và không có những quyết định hợp lý, hai là, cần những người như tôi để chỉ ra những cái cần thiết và trao nó cho họ. Nhưng thực tế, bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Những năm gần đây, các học giả đang tiến hành tìm hiểu điều gì xảy ra khi hỗ trợ tiền cho người nghèo. Nhiều nghiên cứu chỉ ra trên diện rộng rằng mọi người đã sử dụng tiền cứu trợ để cải thiện cuộc sống của họ. Phụ nữ mang thai ở Uruguay dùng tiền mua thực phẩm tốt hơn và sinh ra những em bé khỏe mạnh hơn. Còn đàn ông Sri Lanka đầu tư tốt hơn vào dự án kinh doanh của mình. Các nhà nghiên cứu làm việc ở Kenya tìm ra rằng mọi người đầu tư vào nhiều loại tài sản, từ vật nuôi cho đến các dụng cụ lao động, cũng như tân trang nhà cửa, rồi thu nhập của họ tăng lên từ các dự án kinh doanh và công việc trang trại trong vòng một năm sau khi tiền mặt được gửi đi. Không có một nghiên cứu nào tìm được bằng chứng người ta tiêu tiền thêm cho rượu, bia, thuốc lá hay có xu hướng lười biếng làm lụng. Thậm chí, họ còn làm việc nhiều hơn. Bạn có thể thấy, chúng chỉ là những nhu cầu vật chất. Ở Việt Nam, những người già được viện trợ dùng số tiền đó để mua quan tài. Nếu ai tự hỏi liệu Maslow đã sai, riêng tôi thì thấy việc ưu tiên nhu cầu tinh thần không có gì là xấu cả. Tôi không biết liệu cho đi thức ăn đồ dùng hay quan tài, sẽ đưa đến câu hỏi: Có đúng không khi thay người nghèo quyết định hàng viện trợ? Có xứng đáng với chi phí bỏ ra? Một lần nữa, cần nhìn vào ví dụ điển hình khi ta tặng quà cho người khác dựa theo gu của mình. Một nghiên cứu rất thành công theo dõi một chương trình ở Ấn độ phát gia súc cho những người tạm gọi là "cực nghèo đói". Họ nhận ra rằng 30% số người nhận đã quay lại và bán số gia súc đó để lấy tiền mặt. Điều hài hước là cứ mỗi tài sản trị giá 100 đô được phát ra, họ phải bỏ ra thêm 99 đô để thực hiện việc phân phát. Thử nghĩ xem, thay vì vậy, ta sử dụng công nghệ để đưa tiền mặt trực tiếp từ trung tâm viện trợ hoặc từ bất kỳ ai trong chúng ta đến tận tay người nghèo. Ngày nay, ba phần tư người Kenya sử dụng tiền lưu động tức tiền trong tài khoản có thể sử dụng bằng điện thoại di động . Người gửi có thể phải trả phí 1,6 % và với một động tác nhấn nút gửi tiền trực tiếp vô tài khoản người nhận không qua trung gian. Nếu như công nghệ làm gián đoạn cuộc sống của chính chúng ta, công nghệ thanh toán ở những nước nghèo có thể cản trở viện trợ. Điều đó có thể truyền đi nhanh đến mức có thể tiếp cận hàng tỷ người nghèo trên thế giới. Đó là lý do chúng tôi sáng tạo ra GiveDirectly. Tổ chức đầu tiên sẵn lòng giúp chuyển tiền mặt cho người nghèo. Chúng tôi từng chuyển tiền cho 35,000 người dân quê ở Kenya và Uganda với giá trị là 1000 đô la cho mỗi lần cho mỗi gia đình. Đến nay, chúng tôi đã tìm được người nghèo nhất ở những làng nghèo nhất, trên thế giới này. Họ sống trong những ngôi nhà làm bằng bùn và rơm chứ không phải là xi-măng và sắt thép. Giả sử đó là nhà bạn. Chúng tôi đến trước cửa với chiếc điện thoại Android. Chúng tôi sẽ hỏi tên, chụp hình bạn, căn chòi của bạn, sử dụng bộ định vị. Đêm đó, chúng tôi sẽ gửi toàn bộ dữ liệu lên hệ thống và mỗi phần sẽ được kiểm tra bởi một nhóm độc lập, sử dụng công nghệ như hình ảnh vệ tinh. Sau đó, chúng tôi sẽ trở lại, và bán cho bạn một chiếc điện thoại di động đập đá nếu bạn chưa có, một vài tuần sau đó chúng tôi sẽ gửi tiền cho bạn. Điều mà 5 năm trước từng được xem là không thể giờ đã có thể được thực hiện một cách hiệu quả và minh bạch. Càng nhiều người nghèo nhận được tiền, càng rõ ràng rằng nó hoạt động hiệu quả và ta càng phải ngẫm nghĩ lại về những thứ khác mà ta đã cho. Ngày nay, lý do đằng sau sự viện trợ rất dễ hiểu, ít ra, ta cũng có thể viện trợ được thứ gì. Sự tự mãn chính là thứ cản trở chúng ta, khi chúng ta nói với nhau rằng làm từ thiện thì tốt hơn là không làm gì, chúng ta có xu hướng đầu tư không hiệu quả vào ý tưởng nảy sinh như đổi mới, viết báo cáo, vé máy bay và những chuyến xe chở hàng. Sẽ ra sao nếu suy nghĩ, liệu có phải là tốt hơn khi đưa tiền mặt trực tiếp cho họ? Những tổ chức sẽ phải chứng minh rằng họ giúp người nghèo tốt hơn là khi để họ tự sử dụng số tiền đó. Tất nhiên, việc cho họ tiền sẽ không tạo ra hàng hóa công giống như việc triệt tiêu bệnh tật hay xây dựng nhà tình thương, nhưng nó có thể vươn lên một tầm cao mới khi giúp từng hộ gia đình cải thiện đời sống. Tôi tin vào viện trợ. Tôi tin rằng hầu hết viện trợ đều tốt hơn việc ném tiền khỏi máy bay. Và tôi chắc rằng rất nhiều viện trợ ngày nay không tốt bằng việc đưa tiền trực tiếp cho người nghèo. Tôi hy vọng một ngày nào đó, nó sẽ thành hiện thực. Xin cảm ơn. (Vỗ tay)