Chris Anderson: Có lẽ ta nên bắt đầu với việc kể chúng tôi nghe về đất nước ông. Nó là ba chấm ở kia trên địa cầu. Ba chấm đó khá lớn. Tôi nghĩ mỗi chấm tương đương với diện tích California. Hãy kể chúng tôi nghe về Kiribati. Anote Tong: Ừm, hãy để tôi bắt đầu bằng nói rằng tôi biết ơn sâu sắc thế nào vì cơ hội được chia sẻ câu chuyện của tôi với những người thực sự quan tâm. Tôi nghĩ tôi đã chia sẻ câu chuyện của tôi với rất nhiều người không quá quan tâm. Nhưng Kiribati bao gồm ba nhóm đảo: Quần đảo Gilbert ở phía Tây, chúng tôi có Quần đảo Phoenix ở giữa, và Quần đảo Line ở phía Đông. Và thẳng thắn mà nói, Kiribati có lẽ là quốc gia duy nhất mà thực sự ở bốn góc của thế giới, bới vì chúng tôi ở Bắc Bán Cầu, ở Nam Bán Cầu, và cũng ở phía đông và phía tây của Đường Đổi Ngày Quốc Tế. Những đảo này được tạo nên toàn bộ bởi những rạn san hô vòng, và trung bình thì ở trên khoảng hai mét so với mực nước biển. Và đây là cái chúng tôi có. Thường thì không rộng quá hai ki-lô-mét. Và vì thế, trong rất nhiều trường hợp, tôi được mọi người hỏi, "Ông biết đấy, các ông đang phải chịu đựng, tại sao không lùi vào trong?" Họ không hiểu. Họ không có bất cứ khái niệm nào về cái gì bao hàm trong đó. Với nước biển dâng, họ nói rằng, "Ừm, các ông có thể lùi sâu vào đất liền." Và đây là điều tôi nói với họ. Nếu chúng tôi lùi lại, chúng tôi sẽ ngã ở phía bên kia đại dương. Được chưa? Nhưng đây là những kiểu vấn đề mà mọi người không hiểu. CA: Vậy chắc hẳn đây chỉ là một hình ảnh của sự mong manh ở đó. Lúc nào tự bản thân ông đã nhận ra rằng sẽ có thể có mối nguy sắp xảy đến với đất nước ông? AT: Ừm, câu chuyện của biến đổi khí hậu là một vấn đề đã diễn ra qua khá nhiều thập kỉ. Và khi tôi bắt đầu làm việc tại văn phòng hồi năm 2003, tôi bắt đầu nói về biến đổi khí hậu ở Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Hợp Quốc, nhưng không với quá nhiều nhiệt huyết, bởi vì khi đó vẫn có sự bất đồng này giữa những nhà khoa học rằng nó do con người gây ra, hay nó có thật hay không. Nhưng tôi nghĩ rằng cuộc tranh luận đó đã tương đối kết thúc hồi năm 2007 với Bản Báo Cáo Đánh Giá Lần Thứ Tư của IPCC, đưa ra lời tuyên bố vô điều kiện rằng nó có thực, nó do con người gây ra. và nó dự đoán một số kịch bản vô cùng nghiêm trọng cho các quốc gia như của tôi. Và đó là khi tôi trở nên nghiêm túc hơn rất nhiều. Trong quá khứ, tôi nói về nó. Chúng tôi lo lắng. Nhưng khi kịch bản, những dự đoán được đưa ra vào năm 2007, nó trở thành một vấn đề thực sự với chúng tôi. CA: Giờ thì, những dự đoán, theo tôi nghĩ, rằng đến năm 2100, mực nước biển được dự đoán sẽ dâng có lẽ ba feet. Có những kịch bản mà ở đó nó cao hơn mức đó, chắc chắn, nhưng ông sẽ nói gì với người hoài nghi nói, "Ba feet là thế nào? Chúng ta ở trung bình sáu feet trên mực nước biển. Vấn đề là gì?" AT: Ừm, tôi nghĩ nó phải được hiểu rằng một sự tăng mực nước biển gần rìa sẽ có nghĩa là mất rất nhiều đất liền, bởi vì rất nhiều phần đất liền là thấp. Và ngoài điều đó ra, hiện nay chúng tôi đang gặp những cơn sóng cồn. Nên nó không phải là về dâng lên hai feet. Tôi nghĩ điều rất nhiều người không hiểu là họ nghĩ biến đổi khí hậu là thứ gì đó sẽ xảy ra trong tương lai. Ừm, chúng tôi đang ở điểm tận cùng của quang phổ. Nó đã xảy đến với chúng tôi rồi. Chúng tôi có những cộng đồng những người đã bị sơ tán. Họ phải chuyển đi, và trong mỗi phiên họp quốc hội, tôi nhận những lời phàn nàn từ nhiều cộng đồng khác nhau yêu cầu về sự hỗ trợ để xây dựng đê biển, để xem chúng tôi có thể làm gì cho các vùng nước ngọt nổi vì nó đang bị hủy hoại, và vì thế trong những chuyến đi của tôi tới những đảo khác nhau, tôi thấy chứng cứ của những cộng đồng mà giờ đang phải đối phó với sự mất mát của vụ thu hoạch, sự ô nhiễm vùng nổi nước sạch, và tôi thấy những cộng đồng đó, có lẽ rời đi, phải sơ tán, trong vòng năm đến mười năm. CA: Và sau đó, tôi nghĩ đất nước ông đã phải trải qua gió xoáy tụ đầu tiên của nó, điều này liên quan tới nhau, phải không? Điều gì đã xảy ra ở đây? AT: Ừm, chúng tôi nằm trên xích đạo, và tôi chắc chắn rất nhiều bạn hiểu rằng khi bạn nằm trên đường xích đạo, nó đáng lẽ ở vùng lặng gió. Chúng tôi đáng lẽ không trải qua bão xoáy tụ. Chúng ta tạo ra chúng, và rồi ta gửi chúng đi theo hướng hoặc bắc hoặc nam. (Tiếng cười) Nhưng chúng đáng lẽ không quay lại. Nhưng lần đầu tiên, vào đầu năm nay, cơn Bão xoáy tụ Pam, phá hủy Vanuatu, và trong quá trình, những rìa của nó thực sự đã chạm vào những hòn đảo xa nhất về phía nam của chúng tôi, và toàn bộ Tuvalu chìm dưới nước khi Bão Pam đổ bộ. Nhưng đối với hai đảo xa nhất về phía Nam của chúng tôi, sóng đã đánh đến nửa hòn đảo, và vậy điều này chưa từng xảy ra trước đây. Đây là một trải nghiệm mới. Và tôi vừa mới trở về từ khu vực bầu cử của riêng tôi, và tôi đã trông thấy những cái cây tuyệt đẹp này mà đã ở đó hàng thập kỉ, chúng đã bị hủy hoại hoàn toàn. Vậy đây là điều đã xảy ra, nhưng khi ta nói về mực nước biển dâng, ta nghĩ nó là thứ gì đó xảy ra từ từ, nó đến cùng những cơn gió, nó đến cùng những cơn sóng cồn, và vì vậy chúng có thể bị phóng đại, nhưng điều chúng tôi đang bắt đầu chứng kiến là sự thay đổi trong mô hình thời tiết thứ mà có lẽ là thử thách cấp thiết hơn mà có lẽ chúng tôi sẽ phải đối mặt sớm hơn mức nước biển dâng. CA: Vậy đất nước hiện giờ đã đang chứng kiến những tác động. Khi ông nhìn về phía trước, ý kiến của ông là gì với tư cách là một quốc gia, một dân tộc? AT: Ừm, tôi đã kể câu chuyện này mọi năm. Tôi nghĩ tôi ghé thăm một số của -- tôi đã đến nhiều nơi trên thế giới để cố gắng và khiến mọi người hiểu Chúng tôi có một kế hoạch, chúng tôi nghĩ chúng tôi có một kế hoạch. Và trong một dịp, tôi nghĩ tôi đã trò chuyện ở Geneva và có một quý ông, người đã phỏng vấn tôi về một vấn đề như thế này, và tôi nói, "Chúng ta đang nhìn thấy những hòn đảo nổi," và anh ta nghĩ nó thật buồn cười nhưng ai đó nói, "Không, điều này không buồn cười. Những con người này đang tìm kiếm những giải pháp" Và rồi tôi đã nhìn vào những hòn đào nổi. Người Nhật có hứng thú xây dựng những hòn đảo nổi. Nhưng, là một đất nưóc, chúng tôi đã có một lời cam kết rằng dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức có thể để ở lại và tiếp tục tồn tại với tư cách là một dân tộc. Thứ mà điều đó đòi hỏi, nó sẽ là một điều gì đó khá đáng chú ý, rất, rất đáng kể. Hoặc chúng tôi sống trên những đảo nổi, hay chúng tôi phải xây dựng các đảo để tiếp tục sống xa khỏi nước khi mực nước biển dâng lên và khi những cơn bão trở nên khắc nghiệt hơn. Nhưng thậm chí khi đó, nó vẫn sẽ rất, rất khó để có được loại tài nguyên mà chúng tôi sẽ cần. CA: Và rồi sự cầu cứu duy nhất là hình thức nào đó của sự di trú ép buộc. AT: Ừm, chúng tôi cũng đang xem xét đến điều đó bởi vì trong trường hợp không gì được tiến hành tự giác từ cộng đồng toàn cầu, chúng tôi đang chuẩn bị, chúng tôi không muốn mắc kẹt như điều đang xảy ra ở châu Âu. OK? Chúng tôi không muốn di cư ồ ạt vào một thời khắc nào đó. Chúng tôi muốn có thể đưa đến cho người dân sự lựa chọn hôm nay, những người lựa chọn và muốn làm điều đó, muốn di cư. Chúng tôi không muốn thứ gì đó xảy ra khi họ bị bắt ép phải di cư mà chưa hề chuẩn bị làm điều đó. Đương nhiên, văn hóa của chúng tôi rất khác, xã hội của chúng tôi rất khác, và một khi chúng tôi di cư tới một môi trường khác, một nền văn hóa khác, sẽ có yêu cầu vô cùng nhiều những sự điều chỉnh. CA: Ừm, đã từng có sự di cư ép buộc trong quá khứ của đất nước ông, và tôi nghĩ chỉ tuần này thôi, chỉ hôm qua, hay hôm kia, ông thăm những con người này. Điều gì đã xảy ra ở đây? Câu chuyện ở đây là gì? AT: Vâng, và tôi xin thứ lỗi, tôi nghĩ một ai đó đã hỏi tại sao chúng tôi lại lẻn đi để đến thăm nơi đó. Tôi có lý do rất hợp lý, bởi chúng tôi có một cộng đồng người Kiribati sống tại phần đó của Quần đảo Solomon, nhưng đây là những người được di chuyển từ Quần Đảo Phoenix, thực ra, trong những năm 1960. Đã có hạn hán trầm trọng, và người dân không thể tiếp tục sống trên hòn đáo, và rồi họ được di chuyển tới sống ở đây, trên Quần Đảo Solomon. Và rồi ngày hôm qua đã rất thú vị khi gặp gỡ những người này. Họ không biết tôi là ai. Họ chưa từng nghe nói về tôi. Một số sau đó nhận ra tôi, nhưng tôi nghĩ họ đang rất hạnh phúc. Sau đó họ rất muốn có cơ hội chào đón tôi theo nghi thức. Nhưng tôi nghĩ điều tôi đã thấy hôm qua rất thú vị bởi vì ở đây tôi nhìn thấy người dân của chúng tôi. Tôi nói bằng ngôn ngữ của chúng tôi, và tất nhiên, họ đáp lại, họ trả lời, nhưng giọng họ, họ bắt đầu không thể nói tiếng Kiribati chuẩn xác. Tôi trông thấy họ, có một người phụ nữ với răng đỏ. Cô ấy đang nhai trầu, và đó không phải điều chúng tôi làm ở Kiribati. Chúng tôi không nhai trầu. Tôi cũng gặp một gia đình mà đã kết hôn với dân địa phương ở đây, và vậy đây là điều đang diễn ra. Khi bạn hòa nhập vào một cộng đồng khác, chắc chắn có những thay đổi Chắc chắn xuất hiện sự mất bản sắc nhất định, và đây là điều mà chúng tôi sẽ chờ đợi trong tương lai nếu và khi chúng tôi có di cư. CA: Nó chắc hẳn là một ngày đầy cảm xúc lạ thường bởi vì những câu hỏi về bản sắc này niềm vui được nhìn thấy ông và có lẽ một ý nghĩa được nhấn mạnh về điều họ đã mất. và rất truyền cảm hứng khi nghe ông nói ông sẽ đấu tranh đến cùng để cố gắng duy trì quốc gia ở một vị trí. AT: Đây là mong ước của chúng tôi. Không ai bao giờ muốn rời khỏi nhà mình, và vậy nó đang là một quyết định rất khó khăn với tôi. Là một lãnh đạo, bạn không lập những kế hoạch để rời hòn đảo của bạn, quê hương bạn, và vậy tôi đã được hỏi trong một số dịp, "Vậy ông cảm thấy thế nào?" Và tôi không cảm thấy tốt chút nào. Đó là một điều cảm xúc, và tôi đang cố gắng để sống với nó, và anh biết trong một số trường hợp, tôi bị buộc tội không cố gắng giải quyết vấn đề bởi tôi không thể giải quyết được vấn đề. Nó là điều gì đó phải được thực hiện tập thể. Biến đổi khí hậu là một hiện tượng toàn cầu, và như tôi vẫn thường tranh luận, không may, các quốc gia, khi chúng tôi tới Liên Hợp Quốc -- tôi đang trong một cuộc họp với các nước thuộc Diễn đàn Đảo Thái Bình Dương mà Úc và Niu Di-lân cũng là thành viên, và chúng tôi đã có một cuộc tranh luận Đã có một phần câu chuyện trên tin tức bởi họ tranh luận rằng để giảm thiểu khí thải, nó sẽ là điều họ không thể làm bởi nó sẽ ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp. Và vậy ở đây tôi nói, OK, tôi nghe thấy các anh, tôi hiểu điều anh đang nói nhưng cũng hãy cố gắng để hiểu điều tôi đang nói bởi nếu anh không giảm thiểu lượng khí thải của anh, thì sự tồn tại của chúng tôi vô cùng bấp bênh. Và vậy nó là một vấn đề để bạn cân nhắc, những vấn đề đạo đức này. Nó là về công nghiệp đối chọi với sự tồn tại của một dân tộc CA: Ông biết đấy, tôi hỏi ông hôm qua điều gì làm ông tức giận, và ông nói, "Tôi không tức giận." Nhưng rồi ông ngừng lại. Tôi nghĩ điều này làm ông giận dữ. AT: Tôi sẽ nói anh nghe tuyên bố trước đó của tôi ở Liên Hợp Quốc. Tôi đã rất giận dữ, rất nản và rồi thất vọng. Có một cảm giác của sự vô ích rằng chúng tôi đang đấu một trận chiến mà không có chút hy vọng giành chiến thắng. Tôi phải thay đổi cách tiếp cận của mình. Tôi phải trở nên có lý hơn vì tôi nghĩ mọi người sẽ lắng nghe một ai đó có lý, nhưng tôi giữ lý trí một cách căn bản, cho dù nó là gì đi nữa. (Tiếng cười) CA: Giờ thì, phần cốt lõi của bản sắc quốc gia ông là nghề đánh cá. Tôi nghĩ ông nói gần như tất cả mọi người đều liên quan đến nghề cá theo phương diện nào đó. AT: Ừm, chúng tôi ăn cá mỗi ngày, mỗi ngày, và tôi nghĩ không nghi ngờ gì rằng tỉ lệ tiêu thụ cá của chúng tôi có lẽ là cao nhất trên thế giới. Chúng tôi không có nhiều động vật nuôi trang trại, vậy nên chính cá là thứ chúng tôi dựa vào. CA: Vậy các ông phụ thuộc vào cá, cả về mức độ địa phương và đối với những thu nhập mà đất nước thu được từ ngành thương mại đánh cá ngừ toàn cầu, mặc dù vậy, một vài năm trước các ông đã có một bước tiến rất căn bản Ông có thể nói với chúng tôi về điều đó? Tôi nghĩ điều gì đó đã xảy ra ngay tại đây trong Quần Đảo Phoenix. AT: Để tôi cho anh biết một số kiến thức nền tảng về ý nghĩa của cá với chúng tôi. Chúng tôi có một trong những khu đánh cá ngừ lớn nhất còn lại trên thế giới. Ở Thái Bình Dương, tôi nghĩ chúng tôi sở hữu khoảng 60% của những khu đánh bắt cá ngừ còn tồn tại, và nó vẫn tương đối khỏe mạnh cho một số loài, nhưng không phải tất cả. Và Kiribati là một trong ba chủ sở hữu tài nguyên chính, những chủ sở hữu tài nguyên cá ngừ. Và hiện tại, chúng tôi đang có được tầm khoảng 80 đến 90% thu nhập của mình từ các phí truy cập, phí giấy phép. CA: Của doanh thu quốc gia ông. AT: Doanh thu quốc gia, thứ mà định hướng mọi việc ta làm trong các chính phủ, các bệnh viện, trường học và những thứ có bạn. Nhưng chúng tôi đã quyết định chấm dứt điều này, và nó là một quyết định vô vùng khó khăn. Tôi có thể đảm bảo với anh, về mặt chính trị, với tính chất cục bộ, điều đó không dễ dàng, nhưng tôi đã bị thuyết phục rằng chúng tôi phải làm điều này để đảm bảo nghề cá tiếp tục bền vững. Đã có một số dấu hiệu rằng một số loài, đặc biệt là cá ngừ mắt-to, gặp mối nguy nghiêm trọng. Loài cá ngừ vây-vàng cũng đã bị đánh bắt nặng nề. Cá ngừ vằn vẫn khỏe mạnh. Và vậy chúng tôi phải làm điều gì đó như vậy, và đó là lý do vì sao tôi làm vậy. Một lý do khác vì sao tôi làm vậy là bởi tôi đã không ngừng hỏi cộng đồng toàn cầu rằng để ứng phó với biến đổi khí hậu, để đấu tranh với biến đổi khí hậu, sẽ phải có hy sinh, sẽ phải có sự cam kết. Vậy trong việc yêu cầu cộng đồng toàn cầu phải hy sinh, tôi nghĩ bản thân chúng tôi cần thực hiện sự hy sinh đó. và vậy chúng tôi đã hy sinh. Và việc ngừng đánh bắt cá phục vụ thương mại trong khu vực được bảo vệ thuộc quần đảo Phoenix sẽ đồng nghĩa với sự mất đi doanh thu. Chúng tôi vẫn đang cố gắng định giá sự mất mát đó sẽ là bao nhiêu vì chúng tôi thực sự đã đóng cửa nó vào đầu năm nay, và vậy chúng tôi sẽ theo dõi đến cuối năm nay có nghĩa là thế nào xét về mặt doanh thu mất đi. CA: Vậy có rất nhiều thứ tương trợ vào việc này. Mặt khác, nó có thể sẽ đem lại những vùng đánh bắt cá khỏe mạnh hơn. Ý tôi là, ông có khả năng nâng giá lên đến mức bao nhiêu mức chi phí mà ông đặt ra cho những khu vực còn lại? AT: Những cuộc đàm phán đã rất khó khăn nhưng chúng tôi đã xoay sở để nâng giá một ngày đánh bắt cá của tàu. Với mỗi một tàu cá đến đánh bắt cá trong một ngày. chúng tôi đã nâng phí từ -- trước đây là 6000 và 8000 đô-la, hiện nay là đến 10,000, 12,000 đô-la một ngày tàu cá. Và vậy đã có mức tăng đáng kể đó. Nhưng cùng lúc đó, điều quan trọng cần chú ý là, trong khi trong quá khứ những thuyền đánh cá này có thể đánh bắt cá trong một ngày và có lẽ bắt được 10 tấn, giờ đánh bắt được có lẽ 100 tấn, vì họ đã trở nên thật năng suất. Và vậy chúng tôi phải phản hồi tương tự. Chúng tôi phải rất, rất cẩn thận vì công nghệ đã rất phát triển. Đã từng có thời điểm khi hạm đội Brazil chuyển từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương. Họ đã không thể. Họ đã bắt đầu thử nghiệm nếu họ có thể, chính họ. Nhưng giờ họ có nhiều cách làm việc đó, và họ đã trở nên rất năng suất. CA: Ông có thể cho chúng tôi biết một chút những cuộc đàm phán này như thế nào không? Vì ông đang gặp khó khăn với những công ty mà có hàng trăm của hàng triệu đô-la đang bị đe dọa, về bản chất. Ông duy trì tình trạng như thế nào? Có lời khuyên nào ông có thể đem đến cho những nhà lãnh đạo khác đang đối phó với cùng những công ty như vậy về làm thế nào để giành được quyền lợi nhiều nhất cho đất nước ông, giành được nhiều nhất cho bầy cá? Lời khuyên nào ông sẽ đưa ra? AT: Ừm, tôi nghĩ chúng ta tập trung quá thường xuyên vào việc cấp giấy phép để có được tỉ suất sinh lợi, vì thứ chúng tôi có được từ phí cấp giấy phép là khoảng 10% giá trị phí xếp-dỡ hàng hóa của cuộc đánh bắt phía bên cạnh cầu tàu, chứ không trong các cửa hàng bán lẻ. Và chúng tôi chỉ có được khoảng 10%. Điều chúng tôi đang cố gắng thực hiện qua nhiều năm thực chất là tăng sự tham gia của chúng tôi trong công nghiệp, trong vụ thu hoạch, trong quá trình xử lý, và cuối cùng, hy vọng rằng, tiếp thị. Chúng không dễ dàng thâm nhập được. nhưng chúng tôi đang hoạt động để dần đạt được mục tiêu đó, và vâng, câu trả lời sẽ là làm nâng cao. Để tăng tỉ suất sinh lợi của chúng tôi, chúng tôi phải tham gia nhiều hơn. Và vậy chúng tôi đã bắt đầu làm điều đó, và chúng tôi phải tái cấu trúc ngành công nghiệp. Chúng tôi phải nói với những người này rằng thế giới đã thay đổi. Giờ chúng tôi muốn tự mình sản xuất cá. CA: Và trong lúc đó, đối với ngư dân địa phương ở đất nước ông họ vẫn có thể đánh bắt cá, nhưng sự kinh doanh là thế nào với họ? Nó sẽ trở nên khó hơn? Vùng hải phận bị khai thác cạn kiệt? Hay nó đang được vận hành trên một nền tảng bền bỉ? AT: Đối với nghề cá thủ công, chúng tôi không tham gia vào hoạt động đánh bắt cá phục vụ thương mại ngoại trừ việc duy nhất là cung cấp thị trường nội địa. Nghề cá hồi thực sự là phục vụ toàn bộ cho thị trường ngoại địa, chủ yếu tại đây ở Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản. Vậy tôi là một ngư dân, rất đúng nghĩa, và tôi từng có khả năng bắt cá ngừ vây-vàng Giờ thì rất, rất hiếm khi có thể bắt được cá vây-vàng vì chúng đang bị thu hoạch với con số hàng trăm tấn bởi dân chài dùng lưới kéo. CA: Vậy đây là hai cô bé rất xinh đẹp từ đất nước ông. Ý tôi là, khi ông nghĩ tới tương lai của chúng, thông điệp nào ông sẽ gửi tới chúng và thông điệp nào ông sẽ gửi tới thế giới? AT: Ừm, tôi đã không ngừng nới với cả thế giới rằng chúng ta thực sự phải làm điều gì đó về điều đang xáy ra với khí hậu vì với chúng tôi, tất cả là vì tương lai của những đứa trẻ này. Tôi có 12 đứa cháu, ít nhất. Tôi nghĩ tôi có 12, vợ tôi biết. (Tiếng cười) Và tôi nghĩ tôi có tám đứa con. Đó là vì tương lai của chúng. Mỗi ngày tôi nhìn những đứa cháu của tôi, chúng khoảng bằng tuổi với những cô bé này, và tôi có tự hỏi, và tôi đôi khi giận dữ, vâng, tôi có giận dữ. tôi tự hỏi là điều gì sẽ xảy đến với chúng. Và vậy nó là về chúng rằng chúng tôi nên nói với tất cả mọi người, rằng nó không phải là về mục tiêu quốc gia của riêng họ, bởi vì biến đổi khí hậụ, thật đáng tiếc, thật không may, được nhiều nước coi như một vấn đề quốc gia. Nó không như vậy. Và đây là lời tranh luận tôi thường có gần đây với các đối tác của mình, những người Úc và Niu Di-lân, bởi họ nói, "Chúng tôi không thể cắt giảm thêm được nữa." Đây là điều một trong những nhà lãnh đạo, nhà lãnh đạo Úc, đã nói, chúng tôi đã làm xong phần phận sự của mình, chúng tôi sẽ giảm đi. Tôi nói, Vậy còn những phần còn lại? Vì sao các anh lại không giữ nó? Nếu các anh có thể giữ phần khí thải còn lại trong ranh giới của mình, trong biên giới của mình, chúng tôi sẽ không có câu hỏi nào. Các anh có thể tiếp tục bao nhiêu các anh muốn Nhưng đáng tiếc, các anh đang gửi chúng qua chúng tôi, và nó đang ảnh hưởng đến tương lai những đứa trẻ ở đất nước tôi. Và vậy chắc chắn tôi nghĩ nó là cốt lõi vấn đề của biến đổi khí hậu ngày nay. Chúng tôi sẽ họp mặt ở Paris cuối năm nay, nhưng cho tới khi chúng ta có thể nghĩ đến nó như là một hiện tượng toàn cầu, bởi chúng ta đã tạo ra nó, bởi cá nhân, hay với tư cách quốc gia, nhưng nó ảnh hưởng tất cả những người khác, và ấy vậy mà, chúng ta từ chối làm điều gì đó về vấn đề này, và chúng ta ứng phó với nó như là một vấn đề quốc gia. mà không phải như vậy -- nó là một vấn đề toàn cầu, và nó phải được ứng phó một cách tập thể. CA: Mọi người rất tệ trong việc phản hồi với đồ thị và những con số, và chúng ta không muốn suy nghĩ về nó. Bằng cách nào đó, với con người, ta đôi khi tốt hơn chút ít trong việc phản hồi với điều đó. Và có vẻ như rất khả thi rằng quốc gia của ông, mặc dù vậy, thực sự vì các vấn đề căng thẳng các ông đối mặt. các ông có thể chưa là đèn báo động với thế giới mà chiếu sáng rõ ràng nhất, mạnh mẽ nhất. Tôi chỉ muốn nói cảm ơn ông, tôi chắc chắn rằng, thay mặt cho tất cả chúng tôi, vì sự lãnh đạo phi thường của ông và vì đã xuất hiện tại đây Ngài Chủ Tịch nước, cảm ơn ngài rất nhiều. AT: Cảm ơn anh. (Tiếng vỗ tay)