Tôi là một người Haraza, và quê hương của chúng tôi là Afghanistan. Như hàng trăm nghìn đứa trả Hazara khác, tôi được sinh ra xa quê. Những cuộc khủng bố và hành quân chống lại người Hazara đã buộc bố mẹ tôi phải rời Afghanistan. Sự ngược đãi này có một lịch sử lâu dài từ cuối những năm 1800, trong triều đại Vua Abdur Rahman. Ông ta giết 63% dân số Haraza. Ông ta xây tháp bằng đầu của họ. Nhiều người Haraza bị bán làm nô lệ, và nhiều người khác trốn khỏi đất nước đến Iran hoặc Pakistan. Bố mẹ tôi đã đến Pakistan, và định cư ở Quetta, nơi tôi được sinh ra. Sau cuộc tấn công tòa Tháp Đôi ngày 9 tháng 11, tôi có cơ hội đến Afghanistan lần đầu tiên, cùng các nhà báo ngoại quốc. Tôi mới 18 tuổi, và làm thông dịch viên. Sau 4 năm, tôi cảm thấy đủ an toàn để chuyển đến Afghanistan luôn, lúc đó tôi đang làm nhiếp ảnh tư liệu, và đang làm về nhiều câu chuyện. Một trong các câu chuyện quan trọng nhất mà tôi đã làm là về những cậu bé nhảy múa ở Afghanistan. Nó là một câu chuyện thương tâm về một truyền thống kinh khủng. Nó bao gồm trẻ con nhảy múa cho các vị tướng và những người quyền lực. Những cậu bé này thường bị bắt hoặc mua từ những gia đình nghèo, và bị ép làm nô lệ tình dục. Đây là Shukur. Cậu ta bị bắt cóc khỏi Kabul bởi một tên tướng. Cậu ta bị đem tới một tỉnh khác, nơi mà cậu ta phải làm nô lệ tình dục cho tên tướng ấy và bạn bè của hắn. Khi câu chuyện này được đăng trong tờ Washington Post, tôi bắt đầu bị hăm dọa, và bị buộc rời Afghanistan, như bố mẹ tôi đã từng bị. Cùng với gia đình, tôi trở về Quetta. Tình hình ở Quetta đã thay đổi rõ rệt từ khi tôi rời đi vào năm 2005. Từng là một thiên đường hòa bình cho người Hazara, nay đã trờ thành một trong những thành phố nguy hiểm nhất ở Pakistan. Những người Haraza bị chia vào hai khu vực và bị ngăn cản khỏi xã hội và giáo dục và bị trừng phạt. Đây là Nadir. Tôi biết cậu ta từ khi tôi còn bé. Cậu ta bị thương khi xe của cậu ấy bị phục kích bởi bọn khủng bố. Sau đó cậu ấy đã chết vì những vết thương. Khoảng 1600 người Haraza đã bị giết trong nhiều cuộc tấn công, và khoảng 3000 người đã bị thương, còn nhiều người đã bị tàn tật. Những cuộc tấn công vào người Haraza chỉ trở nên tệ thêm, nên không có gì bất ngờ khi nhiều người muốn bỏ trốn. Sau Afghanistan, Iran, Pakistan, Úc là nơi có dân số Haraza đứng thứ 4 trên toàn thế giới. Khi thời điểm rời Pakistan tới, Úc dường như là lựa chọn rõ ràng nhất. Về kinh tế, chỉ một người có thể trốn, và tôi đã được chọn, với hi vọng rằng tôi sẽ tới điểm đến an toàn, và tìm cách đưa gia đình tôi đến sau. Chúng tôi đều hiểu rủi ro, và chuyến đi đáng sợ như thế nào, và tôi gặp nhiều người mất người thân trên biển. Đó là một quyết định liều mạng, rằng bỏ tất cả lại sau lưng, không ai ra quyết định này một cách dễ dàng. Nếu như tôi có thể bay tới Úc, thì tôi sẽ chỉ cần chưa tới 24 tiếng. Nhưng kiếm visa là điều không thể.\ Chuyến đi của tôi dài hơn rất nhiều, phức tạp hơn rất nhiều, và chắc chắn nguy hiểm hơn rất nhiều. Tôi bay tới Thái Lan, và đi xe và thuyền tới Malaysia và Indonesia, trả tiền cho nhiều người và bọn buôn lậu trên đường và dành nhiều thời gian để trốn và nhiều thời gian lo sợ sẽ bị bắt. Ơ Indonesia, tôi gia nhập một nhóm bảy người tìm kiếm nơi ẩn náu. Chúng tôi dùng chung một phòng ngủ ở một thị trấn ngoài Jakarta tên là Bogor. Sau một tuần ở Bogor, ba trong số họ lên đường cho cuộc hành trình đầy nguy hiểm, và sau đó hai ngày chúng tôi nhận được tin rằng một con thuyền đã chìm trên đường tới Đảo Giáng Sinh. Chúng tôi biết được rằng 3 người đó - Nawroz, Jaffar, và Shabbir - đã có mặt trên chiếc thuyền. Chỉ có Jaffar được giải cứu. Shabbir và Nawroz không được tìm thấy. Chuyện này khiến tôi nghĩ, liệu tôi có đang làm việc đúng? Tôi kết luận rằng tôi không còn lựa chọn ngoài việc tiếp tục. Vài tuần sau, chúng tôi nhận cuộc gọi từ một tên buôn lậu nói rằng con thuyền đã sẵn sàng cho chuyến đi của chúng tôi. Đi trong đêm đến con tàu chính trên một chiếc thuyền máy, chúng tôi lên một con tàu đánh cá quá tải. Tổng cộng có tới 93 người, và đều ở dước boong. Không ai được lên trên. Mỗi người phải trả 6000 đô la cho chuyến đi này. Ngày đầu tiên khá thuận lợi, nhưng đến đêm thứ hai, thời tiết thay đổi. Sóng đánh con tàu làm cho các miếng ván lung lay. Mọi người ở dướng khoang đều khóc, cầu nguyện, gọi tên người thân. Họ la hét. Đó là một khoảnh khắc tồi tệ. Nó như một cảnh phim ngày tận thế, hoặc như các cảnh phim Hollywood khi mọi thứ đổ bể và thế giới sắp kết thúc. Nó đã xảy ra với chúng tôi trong thực tế. Chúng tôi không có hi vọng nào. Con tàu nổi như một hộp diêm trên nước, không có một sự điều khiển nào. Những cơn sóng còn cao hơn cả con tàu, và nước tràn vào nhanh hơn máy bơm có thể thải ra. Chúng tôi đều mất hi vọng. Chúng tôi nghĩ đây là kết thúc. Chúng tôi chứng kiến cái chết của mình, và tôi đã ghi nhận lại. Thuyền trưởng bảo rằng chúng tôi không thể tiếp tục, và phải quay đầu lại. Chúng tôi lên boong và bật tắt đèn pin để gây sự chú ý của các thuyền khác. Chúng tôi cố gắng gây chú ý bằng cách vẫy áo phao và huýt sáo. Cuối cùng, chúng tôi đến một hòn đảo nhỏ. Con thuyền đâm vào đá, tôi bị rơi xuống nước và làm hư chiếc camera, những gì tôi đã quay được. May mắn là cái thẻ nhớ vẫn dùng được. Đó là một khu rừng rậm. Chúng tôi chia thành nhiều nhóm do tranh cãi về việc nên làm gì tiếp. Chúng tôi đều sợ hãi và bối rối. Sau một đêm trên bãi biển, chúng tôi tìm được một cầu tàu và mấy trái dừa. Chúng tôi gọi được một con tàu từ một resort gần đó, và bị giao cho cảnh sát biển Indonesia. Tại Trại Giam Serang, một sĩ quan nhập cư đến lục soát và trộm đồ của chúng tôi. Ông ta lấy của tôi điện thoại, 300 đô la tiền mặt, và giày, để chúng tôi không trốn thoát được. Nhưng chúng tôi quan sát lính canh, xem xét cử động của chúng, và khoảng 4 giờ sáng, khi chúng ngồi quanh một ngọn lửa, chúng tôi tháo bỏ 2 lớp kính từ một cửa sổ hướng ra ngoài và chuồn đi. Chúng tôi leo lên một cái cây cạnh một bức tường có gắn miểng ở trên. Chúng tôi đặt một cái gối lên đó và dùng khăn trải giường quấn xung quanh tay và leo qua bức tường đó, rồi chạy đi bằng chân không. Tôi được tự do, với một tương lai không chắc chắn, và không có tiền. Thứ duy nhất tôi có là chiếc thẻ nhớ với những bức ảnh và đoạn phim. Khi tư liệu của tôi được phát sóng trên SBS Datline, nhiều người bạn biết về tình hình của tôi, và cố gắng giúp đỡ tôi. Họ không cho phép tôi lấy một con tàu và liều mạng. Tôi cũng quyết định ở lại Indonesia và tiếp tục công việc qua UNHCR, nhưng tôi đã rất sợ rằng mình sẽ kẹt lại ở Indonesia trong nhiều năm mà không làm được gì, giống như những người tìm nơi ẩn náu khác. Nhưng mọi chuyện hơi khác đối với tôi. Tôi đã may mắn. Những liên lạc của tôi đẩy nhanh công việc qua UNHCR, và tôi được tái định cư ở Úc vào tháng 5 năm 2013. Không phải người nào tìm nơi ẩn náu cũng may mắn như tôi. Rất khó khăn để sống một cuộc sống với một tương lai không chắc chắn. Vấn đề về những người tìm nơi ẩn náu ở Úc đã bị chính trị hóa quá nhiều và nó đã mất đi tính con người. Những người tìm nơi ở đã bị gán tiếng xấu. Tôi mong rằng câu chuyện của tôi và của các người Hazara khác có thể cho mọi người biết rằng những người này đang phải chịu đau khổ ở đất nước quê hương, và đau khổ thế nào. Tại sao họ lại liều mạng để tìm nơi ở? Xin cảm ơn. (tán thưởng)