Chris Anderson: Quyền của công dân, tương lai của Internet. Tôi xin giới thiệu trên sân khấu của TED người đứng đằng sau những tiết lộ này: Ed Snowden. (Vỗ tay) Ed đang ở một nơi xa xôi nào đó tại Nga điều khiển robot này từ máy tính qua đó anh có thể thấy được những gì robot thấy. Ed, chào mừng tới sân khấu TED. Nói thật cho tôi biết anh có thể nhìn thấy gì? ES: Tôi có thể thấy tất cả mọi người. Thật là hay. (Cười) CA: Ed, có một vài câu hỏi dành cho anh. Trong một vài tháng qua, anh được gọi bằng nhiều tên Gọi anh là người tố giác, kẻ phản bội, và cả anh hùng. Vậy anh chọn những từ nào để miêu tả về bản thân mình? ES: Anh biết đấy, tất cả những ai tham gia cuộc tranh luận này đều vật lộn với việc phân tích con người tôi và tìm cách miêu tả tôi. Nhưng tôi nghĩ đây không phải là câu hỏi đáng bận tâm. Việc tôi là ai đâu có quan trọng. Nếu tôi là kẻ xấu xa nhất trên thế giới này, bạn có thể ghét tôi và không quan tâm nữa. Điều cần quan tâm ở đây là những vấn đề nổi cộm. Là mô hình nhà nước mà chúng ta muốn, loại Internet chúng ta chọn mối quan hệ giữa con người và xã hội. Đó mới là hướng tranh luận mà tôi mong muốn, và dần dần điều đó đang thành hiện thực Nếu phải miêu tả về bản thân tôi sẽ không dùng từ "anh hùng", cũng không phải "nhà yêu nước" hay "kẻ phản bội". Tôi sẽ nói tôi là người Mỹ, một công dân Mỹ giống như bất kì ai khác. CA: Giờ tôi sẽ giới thiệu lại toàn cảnh câu chuyện cho những ai chưa biết. (Vỗ tay) Cũng thời gian này một năm trước đây, anh đang làm cố vấn cho NSA ở Hawaii. Với tư cách là quản trị hệ thống, anh đã tiếp cận hệ thống của họ. và bắt đầu tiết lộ một số tài liệu mật cho các nhà báo mình tin tưởng dẫn tới sự kiện tiết lộ tháng 6. Điều gì đã khiến anh làm vậy? ES: Anh biết đó, lúc ấy tôi đang ở Hawaii, nhiều năm trước đó, tôi làm việc cho bên tình báo, tôi đã chứng kiến rất nhiều những việc làm tôi bất an. Chúng tôi đã đóng góp nhiều tốt cho cộng đồng tình báo, làm những cần phải làm để phục vụ cho mọi người. Nhưng cũng có những việc đã đi quá giới hạn, Có những việc lẽ ra không nên làm và những quyết định được làm bí mật không được tiết lộ ra ngoài không có sự đồng thuận của dân chúng, và thậm chí các nhà lãnh đạo cũng không hề hay biết về chúng. Khi tôi trăn trở những vấn đề này tôi đã tự hỏi: làm thế nào tôi có thể thực hiện tốt nhất trách nhiệm của mình, vừa tối đa hóa lợi ích cộng đồng vừa giảm thiểu nhất các mối nguy hại? Và những giải pháp tôi có thể nghĩ đến, vào cả Quốc hội khi nơi không luật nào không có bất cứ bảo vệ pháp lý nào cho một nhân viên đơn lẻ một nhân viên hợp đồng cho bên tình báo như tôi. Và điều nguy hiểm là tôi có thể sẽ bị chôn vùi cùng với bí mật này, công chúng sẽ không bao giờ phát hiện ra. Tu chính thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do ngôn luận, đó là cho phép báo chí khả năng đối kháng để thách thức và cũng để hợp tác với chính phủ, để tạo ra đối thoại và tranh luận về cách chúng ta có thể thông báo cho công chúng biết những vấn đề sống còn, mà không đẩy an ninh quốc gia vào tình trạng nguy hiểm. Hơn nữa thông qua với cánh nhà báo bằng cách đưa những thông tin mình biết tới người dân Mỹ, hơn là thuyết phục bản thân tự mình đưa ra trước công luận, chúng tôi đã có một cuộc tranh luận thẳng thắn bằng nguồn đầu tư sâu rộng của chính phủ mà lúc đầu tôi đã nghĩ nó sẽ có lợi cho tất cả mọi người. Và những mối nguy hiểm đã được cảnh báo trước, được tận dụng bởi chính phủ chưa bao giờ thành hiện thực. Chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ bằng chứng nào dù chỉ là một ví dụ đơn giản về những mối nguy này. Nhờ những lý do như vậy tôi cảm thấy thoải mái với quyết định của mình. CA: Giờ chúng ta hãy xem một vài ví dụ anh đã tiết lộ Chúng ta có một slide ở đây, và Ed, không biết anh có nhìn thấy không những slide ở đây. Đây là slide của chương trình PRISM, anh có thể nói với khán giả về những gì mình đã tiết lộ chứ? ES: Bởi vì có một vài tranh luận nhỏ ở đây nên cách tốt nhất để hiểu về PRISM là trước tiên phải nói về việc PRISM không phải là cái gì. Phần lớn các cuộc tranh luận ở Mỹ là về siêu dữ liệu. Họ đã nói rằng đó chỉ là siêu dữ liệu, chỉ là siêu dữ liệu, nhưng thực ra họ đang chạm tới một quyền pháp lý cụ thể được gọi là Mục 215 của Đạo luật Yêu nước. Đạo luật này cho phép nghe trộm, và giám sát trái phép tất cả dữ liệu cuộc gọi trên cả nước gồm người nhận cuộc gọi của bạn thời gian cuộc gọi những nơi bạn đã đi qua. Đó là những sự kiện của siêu dữ liệu. PRISM là nhắm vào nội dung. Đó là chương trình mà thông qua đó chính phủ có thể thâu tóm các tập đoàn, và buộc họ thực hiện những công việc bẩn thỉu cho NSA. Mặc dù một vài công ty trong số đó đã cố chống cự, mặc dù một vài công ty trong số đó mà tôi tin là có cả Yahoo đã tìm đến cả tòa án, nhưng tất cả đều thất bại, bởi họ không được xét xử công khai. Tất cả các phiên tòa đều là bí mật. Và một vài điều chúng ta đã thấy ở PRISM mà có liên quan nhiều đến tôi, có một điểm đang được bàn luận trong chính phủ Mỹ họ nói rằng có tới 15 thẩm phán liên bang đã xem xét và công nhận những chương trình này hợp pháp Nhưng họ không nói với các bạn đó là những thẩm phán bí mật tại một phiên tòa bí mật dựa trên những lý giải bí mật của luật pháp Có đến 34,000 yêu cầu đảm bảo trong suốt 33 năm và trong 33 năm ấy chỉ từ chối yêu cầu của chính phủ 11 lần. Đó không phải những người chúng ta muốn giao quyền quyết định vai trò của các doanh nghiệp Mỹ trong thế giới Internet tự do và rộng mở. CA: Bây giờ, slide mà chúng tôi đang trình chiếu ở đây sẽ cho chúng ta biết thời gian mà các công ty về công nghệ, về Internet bị cáo buộc đã tham gia vào chương trình này và nguồn dữ liệu họ thu thập từ đâu. Bây giờ, họ phủ nhận việc hợp tác với NSA. Vậy dữ liệu bị NSA thu thập như thế nào? ES: Vâng. Những slide của NSA gọi là truy cập trực tiếp. Điều quan trọng với một chuyên gia của NSA, ai đó như tôi đang làm công việc của một chuyên gia tình báo những hacker Trung Quốc, hay đại loại như thế, ở Hawaii, là các dữ liệu có nguồn gốc từ chính các nhà cung cấp dịch vụ. Như vậy không có nghĩa là có một nhóm đại diện các công ty ngồi tán gẫu với NSA và cùng tiến hành những thỏa thuận ngầm cho việc cung cấp những dữ liệu này. Hiện nay mỗi công ty xử lý nó theo những cách khác nhau. Một số có trách nhiệm, số khác lơ là đôi chút. Nhưng điều mấu chốt là những thông tin này bị tiết lộ lại từ chính những công ty trên. Không phải bị lấy trộm. Nhưng có một lưu ý quan trọng ở đây: dù là các công ty thúc đẩy hay yêu cầu theo kiểu này, hãy làm việc này theo một quy trình an toàn hãy làm như thế này ở nơi thật sự có sự kiểm định hợp pháp có cơ sở cho phép cung cấp những dữ liệu của người dùng, chúng tôi đã thấy nhiều vụ ở Washington Post năm ngoái đã không được báo cáo đầy đủ như ở PRISM cho rằng NSA đã tấn công vào các trung tâm dữ liệu của Google và của Yahoo. Vậy nên thậm chí với những công ty hợp tác một cách bắt buộc nhưng đúng luật với NSA, NSA không thỏa mãn với điều này, và vì vậy, chúng ta cần các công ty hết sức cố gắng bảo đảm rằng họ đại diện cho lợi ích của người dùng, cũng như đứng về phía quyền lợi của người dùng. Và năm ngoái, tôi đã suy nghĩ rất nhiều chúng tôi thấy những công ty có tên trên trang trình chiếu của PRISM đã có những bước tiến đáng kể để thực hiện điều đó và tôi khuyến khích họ tiếp tục làm vậy. CA: Họ nên làm gì hơn thế nữa? ES: Điều quan trọng nhất một công ty mạng ở Mỹ có thể làm hôm nay, ngay bây giờ, mà không cần tư vấn của luật sư, để bảo vệ quyền lợi người dùng trên toàn thế giới là cho phép mã hóa SSL trên bất cứ trang web nào bạn ghé thăm. Nguyên do của những vấn đề này là vì hiện nay, nếu bạn vào xem một bản"1984" trên Amazon.com, NSA có thể thấy ghi nhận về thao tác này, dịch vụ tình báo của Nga có thể thấy dịch vụ của Trung Quốc có thể thấy, dịch vụ của Pháp, của Đức, của Andorra. Họ đều nhìn thấy bởi vì nó không được mã hóa. Amazon.com là thư viện của thế giới, nhưng họ không định dạng hỗ trợ mặc hóa bạn cũng không thể lựa chọn sử dụng mã hóa khi tra cứu sách trên mạng. Đây là cái chúng ta cần thay đổi, không chỉ với Amazon, tôi không có ý chỉ có Amazon nhưng họ là một ví dụ điển hình Tất cả các công ty cần tập thói quen mặc định mã hóa việc lướt web cho mọi người dùng, dù họ không cần tham gia hay lựa chọn bất cứ phương thức đặc thù nào. Điều đó sẽ gia tăng tính riêng tư và quyền lợi cho mọi người trên toàn cầu. CA: Ed, hãy cùng tôi di chuyển đến vị trí này. Tôi muốn cho anh thấy trang trình chiếu kế tiếp. Đây là chương trình Boundless Informant. Đó là gì? ES: Tôi phải tán dương NSA vì đã có một cái tên thích hợp cho chương trình. Đây là một trong những chương trình mã hóa tôi thích nhất của NSA. Boundless Informant là một chương trình NSA giấu Quốc Hội. Trước đây Quốc Hội hỏi NSA liệu họ có thể cung cấp một con số tương đối chính xác về số lượng thông tin liên lạc của Mỹ đang bị chặn. Họ trả lời không. Họ nói, chúng tôi không theo dõi và không thể theo dõi số liệu đó. Chúng tôi không thể cho các ông biết số lượng thông tin liên lạc mà chúng tôi chặn trên thế giới, vì nói ra điều đó có nghĩa là xâm phạm quyền riêng tư của các ông. Tôi thực sự đánh giá cao quan điểm đó của họ, nhưng thực tế, khi nhìn vào trang trình chiếu này, đó không còn là khả năng, khả năng này đã tồn tại rồi. Nó đã được thực hiện. NSA có định dạng dữ liệu nội bộ riêng để theo dõi sự kết thúc từ cả hai phía liên lạc, và nếu nó nói rằng, cuộc liên lạc này đến từ Mỹ, họ có thể nói với Quốc Hội có bao nhiêu lần liên lạc trong hôm nay ngay lúc đó. Và những gì Boundless Informant cho chúng ta biết có nhiều cuộc liên lạc bị chặn đứng ở Mỹ hơn là ở Nga. Tôi không chắc về mục tiêu mà tổ chức tình báo này nhắm tới. CA: Ed, Washington Post có nêu một câu chuyện, một lần nữa từ dữ liệu của anh. Tiêu đề bài báo nói rằng, "NSA vi phạm luật về riêng tư hàng nghìn lần mỗi năm." Hãy cho chúng tôi biết về việc này. ES: Quốc Hội Mỹ đã chứng thực điều này hồi năm ngoái, nó gây ngạc nhiên cho những người như tôi một người đến từ NSA đã được xem những tài liệu nội bộ thật biết được trong đó có gì, thấy được những lời tuyên thệ chính thức rằng chẳng có sự lạm dụng nào, rằng chẳng có sự vi phạm nào với quy định của NSA, trong khi chúng tôi biết điều gì đang xảy ra. Nhưng điều đặc biệt thú vị về vấn đề này, về sự thật NSA vi phạm quy định và luật lệ của chính họ hàng nghìn lần chỉ trong một năm, bao gồm bản thân một sự kiện, một sự kiện trong số 2776 sự kiện khác, đã tác động đến hơn 3000 người. Trong một sự kiện khác, một cách tình cờ họ đã chặn mọi cuộc gọi ở Washington D.C. Ngạc nhiên là, báo cáo này đã không gây được nhiều chú ý, sự thật là không chỉ có 2776 ca lạm dụng, chủ tịch Ủy ban Thượng Viện, Dianne Feinstein, đã không xem báo cáo này cho đến khi Washington Post liên hệ với bà để xin bình luận về bản báo cáo. Sau đó, bà ấy yêu cầu một bản sao chép từ NSA và đã nhận được nó, chứ chưa từng đọc nó trước đó. Điều này cho thấy gì về tình trạng sơ suất trong cục tình báo Mỹ khi chủ tịch Thượng Viện không biết rằng các quy định đã bị vi phạm hàng nghìn lần mỗi năm? CA: Ed, có một phản hồi cho cả cuộc tranh luận như sau: Thành thật mà nói, tại sao chúng ta cần quan tâm đến việc giám sát này? Ý tôi là, này, nếu bạn không làm gì sai thì chẳng có gì phải lo lắng cả. Quan điểm này có gì không ổn? ES: À, điều đầu tiên là, bạn đang từ bỏ quyền lợi của mình. Bạn nói rằng này, anh biết đấy, tôi không cho rằng tôi cần nên tôi chỉ tin rằng, bạn biết đấy, cứ vứt bỏ chúng đi, chẳng thành vấn đề, những người này đang làm điều đúng đắn. Quyền lợi của bạn quan trọng vì bạn không biết khi nào bạn sẽ cần đến chúng. Ngoài ra, đó là một phần của bản sắc văn hóa, không chỉ ở Mỹ, cả trong xã hội phương Tây và xã hội dân chủ trên khắp thế giới. Người ta có thể nhấc điện thoại lên và gọi cho gia đình, người ta có thể gửi tin nhắn cho người họ yêu thương, người ta có thể mua sách qua mạng, họ có thể du lịch bằng tàu lửa, có thể mua vé máy bay mà không cần băn khoăn những việc này sẽ được các cơ quan chính phủ lưu tâm như thế nào, có thể không chỉ chính quyền của bạn những năm sau này, họ sẽ bị hiểu sai ra sao và họ sẽ nghĩ mục đích của bạn là gì. Chúng ta có quyền riêng tư. Chúng ta yêu cầu sự đảm bảo dựa trên nguyên nhân có thể xảy ra hoặc một số nghi ngờ cá nhân bởi chúng ta nhận ra rằng tin tưởng bất kỳ ai, bất kỳ chính quyền nào, với toàn bộ hoạt động giao tiếp của con người trong bí mật và không có sự sơ suất đơn giản là sự lôi cuốn quá lớn để được bỏ qua. CA: Có một số người giận dữ với những gì anh làm. Tôi nghe được câu nói gần đây của Dick Cheney rằng Julian Assange là vết cắn bọ chét, Edward Snowden là con sư tử thẳng thừng và giận dữ. Ông ấy cho rằng anh phạm phải một trong những hành động phản bội tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Anh sẽ nói gì với những ai suy nghĩ như thế? ES: Dick Cheney lại là một chuyện khác. (Cười) (Vỗ tay) Cám ơn. (Cười) Tôi nghĩ điều này thật thú vị, vì vào thời điểm Julian Assange đang làm những công việc vĩ đại Dick Cheney nói rằng ông ta sẽ chấm dứt chính quyền trên toàn thế giới, bầu trời sẽ bùng cháy, và nước biển sẽ sôi lên, và bây giờ ông ta nói đó là vết cắn bọ chét. Thế nên chúng ta cần nghi ngờ những tuyên bố quá lời nguy hại cho an ninh quốc gia từ những công chức như vậy. Giả dụ có những người tin vào điều này. Tôi sẽ tranh luận rằng họ có nhận thức hạn hẹp về an ninh quốc gia. Đặc quyền của những người như Dick Cheney không bảo vệ được an toàn cho đất nước. Quyền lợi cộng đồng không phải lúc nào cũng giống với quyền lợi quốc gia. Gây chiến với những người không phải kẻ thù ở những nơi không bị đe dọa không làm cho chúng ta an toàn, và điều này đúng ở Iraq và cả trên Internet. Internet không phải kẻ địch. Nền kinh tế không phải kẻ địch. Công ty Mỹ, công ty Trung Quốc, và bất kỳ công ty nào ngoài kia là một phần của xã hội chúng ta. Đó là một phần thế giới kết nối của chúng ta, Có những ràng buộc thân thiết gắn kết chúng ta lại với nhau, nếu chúng ta phá hủy những ràng buộc này bằng cách ngầm phá hoại những chuẩn mực, an ninh, cách cư xử, mà người dân trên toàn thế giới mong muốn chúng ta tôn trọng. CA: Nhưng anh bị cho là đã lấy trộm 1.7 triệu tài liệu. Dường như chỉ vài trăm trong số đó được chia sẻ cho báo chí. Liệu sẽ có thêm các tiết lộ khác? ES: Chắc chắn sẽ có thêm nhiều tiết lộ. Tôi không nghĩ rằng sẽ có câu hỏi nào về việc các báo cáo quan trọng nhất hoàn thành mà chưa xuất hiện không. CA: Đến đây, vì tôi muốn hỏi anh về tiết lộ đặc biệt này. Hãy nhìn cái này. Đây là câu chuyện mà tôi nghĩ đối với rất nhiều chuyên viên ở đây gây sốc nhất mà họ từng nghe trong vài tháng qua. Đó là về một chương trình gọi là "Bullrun". Anh có thể giải thích đó là gì không? ES: Bullrun, một lần nữa chúng ta phải cám ơn NSA bởi sự ngay thẳng của họ, đây là chương trình được đặt tên theo một trận đánh trong cuộc Nội chiến. Đối tác Anh là gọi Edgehill, tên một trận đánh trong Nội chiến Vương quốc Anh. Và lý do tôi tin chúng được đặt tên theo cách đó vì mục tiêu của chúng là cơ sở hạ tầng của chúng ta. Đó là những chương trình mà NSA cố ý khiến cho những đối tác hợp tác lầm tưởng. Họ cho các đối tác biết đây là những tiêu chuẩn an toàn. Họ nói này, chúng tôi cần làm việc với anh để bảo vệ cho hệ thống của anh, nhưng thực tế, họ đưa ra những lời khuyên xấu cho những công ty này, làm suy giảm an toàn hệ thống của họ. Họ đã thiết lập lối cửa sau mà không chỉ mình NSA có thể khai thác, mà bất cứ ai có thời gian và tiền bạc có thể dò tìm và tìm ra rồi sau đó đưa vào mạng lưới truyền thông trên thế giới. Và điều này thật sự nguy hiểm, vì nếu chúng ta để mất một chuẩn mực đặc thù, nếu chúng ta đánh mất niềm tin vào những điều như SSL- mục tiêu đặc biệt của chương trình Bullrun, chúng ta sẽ sống trong một thế giới kém an toàn hơn. Chúng ta sẽ không thể truy cập vào ngân hàng và không thể truy cập thương mại mà không lo lắng có người giám sát các mối liên hệ này hoặc phá hoại vì mục đích của chính họ. CA: Có phải những quyết định tương tự cũng tạo nguy cơ đẩy nước Mỹ vào cuộc tấn công mạng từ những nguồn khác? ES: Hoàn toàn đúng. Một trong những vấn đề, một trong những di sản đáng ngại nhất chúng ta từng thấy vào ngày 11/9, là NSA theo truyền thống đã đội hai trọng trách. Họ phụ trách hoạt động tấn công, đó là hack, nhưng họ cũng phụ trách hoạt động phòng thủ, và theo truyền thống họ luôn ưu tiên phòng thủ hơn là tấn công dựa trên nguyên tắc đơn giản là những bí mật của Mỹ quan trọng hơn. Nếu chúng ta tấn công một công ty Trung Quốc và trộm thông tin mật, hay nếu tấn công văn phòng chính phủ ở Berlin và trộm thông tin mật, điều đó không quan trọng đối với người dân Mỹ bằng việc đảm bảo rằng Trung Quốc không thể truy cập thông tin mật của chúng ta. Nên nếu giảm an toàn việc liên lạc của chúng ta, họ không chỉ đặt thế giới vào nguy hiểm, mà còn đặt nước Mỹ vào nguy hiểm căn bản, bởi sở hữu trí tuệ là cơ sở, nền tảng cho nền kinh tế của chúng ta, và nếu đặt nó vào tình trạng nguy hiểm vì an ninh kém, chúng ta sẽ phải trả giá trong một thời gian dài. CA: Nhưng họ đã tính toán rằng đó là điều đáng làm như một phần hệ thống phòng ngự chống lại khủng bố. Đó là cái giá đáng để trả. ES: Khi nhìn vào kết quả của những chương trình này trong việc ngăn chặn khủng bố, anh sẽ thấy nó không có cơ sở, anh không phải cứ tin tôi, vì chúng ta sẽ có phiên tòa mở đầu tiên, phiên tòa liên bang đầu tiên xem xét lại việc này, ngoài những thu xếp bí mật, gọi những chương trình này là Orwellian và có khả năng trái với hiến pháp Quốc Hội, cơ quan có quyền sử dụng những chỉ dẫn này, và bây giờ khao khát hành động đã đưa ra dự luật để sửa đổi nó, và hai đoàn bồi thẩm độc lập Nhà Trắng đã xem xét tất cả các bằng chứng bí mật nói rằng những chương trình này không bao giờ ngăn được cuộc tấn công khủng bố đơn phương sắp xảy ra ở Hoa Kỳ. Vậy có đúng là chúng ta đang ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố không? Những chương trình này có chút giá trị nào không? Tôi nói không, và cả ba nhánh của chính phủ Hoa Kỳ cũng nói không. CA: Anh có nghĩ có động cơ sâu xa nào ngoài cuộc chiến chống khủng bố không? ES: Xin lỗi, tôi không nghe rõ? CA: Anh có nghĩ có động cơ sâu xa nào ngoài cuộc chiến chống khủng bố không? ES: Vâng. Mấu chốt là chủ nghĩa khủng bố luôn là điều mà thế giới tình báo gọi là sự che giấu hành động. Chủ nghĩa khủng bố kích động sự đáp trả trong trạng thái xúc động, cho phép người ta hợp lý hóa quyền lực và chương trình, mà họ sẽ không đưa ra khác đi được. Dạng chương trình Bullrun và Edgehill, NSA đã yêu cầu quyền hạn từ những năm 90. Họ đề nghị FBI kiến nghị ra Quốc Hội. FBI đã đến Quốc Hội trình bày. Nhưng Quốc Hội và người dân Mỹ nói không. Họ nói, nó không đáng để mạo hiểm kinh tế. Họ nói nó gây ra quá nhiều nguy hại cho xã hội để biện minh cho lợi ích. Nhưng cái chúng ta nhìn thấy là, vào ngày 11/9, họ đã sử dụng thông tin mật, và lý lẽ chính đáng cho sự khủng bố để khởi động chương trình một cách kín đáo không thông qua Quốc Hội, không thông qua nhân dân Mỹ, và đó là kiểu chính quyền sau những cánh cửa đóng kín mà chúng ta cần ngăn lại để bảo vệ bản thân, vì nó làm chúng ta ít an toàn hơn, và không mang lại giá trị nào cả. CA: Được rồi, mời anh lại đây một chút, tôi có vài câu hỏi cá nhân cho anh. Nói đến khủng bố, nhiều người nhận thấy tình hình của anh hiện giờ ở Nga khá kinh khủng. Hiển nhiên anh đã biết chuyện gì đang diễn ra, Bradley Manning đã bị đối xử như thế nào, Chelsea Manning bây giờ đang ra sao, và theo Buzzfeed thì có người trong tổ chức tình báo muốn anh phải chết. Anh sẽ đương đầu với việc này như thế nào? Anh sẽ đương đầu với nỗi sợ hãi như thế nào? ES: Không có gì ngạc nhiên khi có những chính phủ muốn thấy tôi chết. Tôi xin khẳng định rõ lần nữa là tôi đi ngủ vào mỗi buổi sớm suy nghĩ về việc tôi có thể làm gì cho nhân dân Mỹ. Tôi không hề muốn gây nguy hại cho chính phủ của mình. Tôi muốn giúp chính phủ, nhưng sự thật là họ sẵn sàng hoàn toàn lờ đi vì thủ tục, họ sẵn sàng tuyên tội mà không qua xét xử, đây là cái mà chúng ta cần chống lại bởi trong một xã hội, điều này không đúng. Chúng ta không nên bị đe dọa vì chống đối. Chúng ta không nên bị kết tội vì viết báo, Và tôi có thể làm bất cứ điều gì để đạt được cục diện này, Dù phải bất chấp nguy hiểm tôi cũng vui lòng. CA: Tôi thật sự muốn nhận phản hồi từ những khán giả ở đây, vì tôi biết có nhiều phản ứng khác nhau đối với Edward Snowden. Bạn có hai lựa chọn sau, đúng chứ? Bạn có thể xem những gì anh ấy làm cơ bản là sự liều lĩnh sẽ gây nguy hiểm cho Mỹ hoặc bạn có thể xem đó chỉ là hành động dũng cảm sẽ làm cho tương lai của Mỹ và thế giới tốt đẹp hơn? Đây là hai lựa chọn tôi đưa ra. Tôi hiếu kỳ không biết ai sẽ chọn cái đầu tiên, rằng đó là hành động liều lĩnh? Có một số cánh tay đưa lên. Một số cánh tay đưa lên. Thật khó để giơ tay khi anh ấy đang đứng ngay đây, nhưng tôi đã nhìn thấy chúng. ES: Tôi có thể nhìn thấy bạn. (Cười) CA: Và ai đồng tình với lựa chọn thứ hai, cơ bản là hành động anh hùng? (Vỗ tay) (Chúc mừng) Và tôi nghĩ là có nhiều người đã không giơ tay và tôi cho là họ vẫn đang băn khoăn, dường như bởi sự tranh luận quanh bạn không phân theo đường lối chính trị truyền thống. Đó không phải trái hay phải, không thực sự về việc ủng hộ chính quyền, chủ nghĩa tự do, hoặc không chỉ như thế. Phần lớn chuyện này là vấn đề thế hệ. Các bạn đa phần là thế hệ trưởng thành cùng với Internet, và như thể là bạn trở nên bực tức một cách cảm tính khi nhìn thấy điều gì mà bạn cho rằng sẽ gây hại cho Internet. Điều này có đúng không? ES: Đúng vậy. Tôi nghĩ đây là sự thật. Vấn đề không phải là trái hay phải. Sự tự do căn bản của chúng ta, và khi tôi nói chúng ta, tôi không chỉ nói người Mỹ, mà bao gồm tất cả mọi người trên thế giới, đó không phải vấn đề của riêng ai. Có những thứ mọi người đều tin, và là nhiệm vụ bảo vệ chung của chúng ta, và cả những người thấy và được hưởng Internet mở và tự do, chúng ta có trách nhiệm phải giữ gìn sự tự do này cho thế hệ kế tiếp, và nếu chúng ta không thay đổi, nếu chúng ta không đứng lên để tạo ra thay đổi cần thiết để giữ gìn an ninh mạng, không chỉ cho chúng ta mà cho tất cả mọi người, thì chúng ta sẽ đánh mất nó, và đó là một mất mát to lớn, không chỉ với chúng ta, mà với cả nhân loại. CA: Vâng, gần đây tôi có nghe được lời tương tự từ người sáng lập ra mạng lưới toàn cầu, ông ấy đang có mặt ở đây, ngài Tim Berners-Lee. Tim ngài muốn lên đây phát biểu chứ, chúng ta có micrô cho Tim chứ? (Vỗ tay) Tim, hân hạnh được gặp anh. Mời anh lên đây. Ngài thuộc phe nào, kẻ phản bội, anh hùng? Tôi có giả thuyết cho vấn đề này, nhưng... Tim Berners-Lee: Câu trả lời của tôi rất dài cho câu hỏi này, nhưng sẽ là anh hùng, nếu tôi phải chọn trong hai. CA: Và Ed, tôi cho là anh đã đọc đề nghị mà ngài Tim đề cập về một Đại Hiến Chương mới để giành lại Internet. Đây có là điều có ý nghĩa không? ES: Có chứ. Ý tôi là, thế hệ của tôi, tôi lớn lên không chỉ nghĩ về Internet, mà tôi lớn lên cùng Internet, và mặc dù tôi chưa từng mong có cơ hội bảo vệ nó theo một cách trực tiếp và thiết thực và là hiện thân lạ thường, hầu như là sự hiện thân, tôi nghĩ nói một cách thơ văn thì thực tế là một trong những đứa con của Internet đã thật sự trở nên gần gũi hơn với Internet là kết quả của sự biểu đạt về chính trị. Và tôi tin rằng một Đại Hiến Chương cho Internet chính xác là điều chúng ta cần. Chúng ta cần mã hóa các giá trị không chỉ bằng văn bản mà bằng kết cấu Internet, và đó là điều tôi hy vọng, tôi xin mời tất cả khán giả, không chỉ ở Vancouver mà trên khắp thế giới, chung tay thực hiện. CA: Ngài có câu hỏi nào cho Ed không? TBL: Vâng, có hai câu, một câu hỏi chung CA: Ed, anh vẫn nghe được chúng tôi chứ? ES: Có, tôi nghe được. CA: À, anh ấy đây rồi. TBL: Việc nghe trộm đường dây của anh gặp phải một chút can thiệp nhỏ. (Cười) ES: Đây là chút vấn đề của NSA. TBL: Thế thì, lui lại thời điểm cách đây 25 năm và suy nghĩ, anh nghĩ điều gì là điều tốt nhất chúng ta có thể đạt được từ mọi cuộc thảo luận đã có về mạng lưới chúng ta mong muốn? ES: Khi chúng ta nghĩ về việc chúng ta có thể đi bao xa, tôi cho đó thật sự chỉ là một câu hỏi giới hạn bởi những cái chúng ta sẵn sàng đặt vào đó. Tôi cho rằng Internet mà chúng ta trải nghiệm trong quá khứ chính xác là cái mà không chỉ một quốc gia mà tất cả mọi người trên thế giới cần, và bằng cách hợp tác, bằng cách tham gia không chỉ bộ phận kỹ thuật, mà như anh nói, tất cả người dùng, tất cả những ai có góp phần thông qua Internet, qua truyền thông xã hội, người chỉ xem thông tin thời tiết, người tin tưởng vào nó mỗi ngày như một phần của cuộc sống, đấu tranh cho điều đó. Chúng ta không chỉ có được Internet mà chúng ta đã có, mà là một Internet tốt hơn, tốt hơn bây giờ, cái mà chúng ta có thể sử dụng để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn không chỉ hơn cái chúng ta hy vọng mà bất kỳ điều gì chúng ta có thể hình dung ra. CA: Đã 30 năm kể từ ngày TED thành lập, 1984. Có rất nhiều buổi nói chuyện kể từ đó theo lối chung mà thật sự George Orwell đã hiểu lầm. Không phải Người Giấu Mặt theo dõi chúng ta. Chúng ta, qua sức mạnh của mạng lưới, và màn hình trong, đang xem Người Giấu Mặt. Tiết lộ của anh giống như anh đã tìm ra cách giải quyết vấn đề, quan điểm khá lạc quan, nhưng anh vẫn tin rằng có cách để làm điều gì đó cho nó. Và anh cũng vậy. ES: Đúng vậy, thế nên có lý lẽ cho rằng khả năng của Người Giấu Mặt tăng lên đáng kể. Có một bài báo pháp luật gần đây ở Yale thiết lập cái gọi là Nguyên tắc Bankston-Soltani, cho rằng mong muốn về sự riêng tư của chúng ta bị vi phạm khi năng lực giám sát của chính quyền trở nên kém quan trọng, và mỗi khi điều này xảy ra, chúng ta cần xem lại và cân bằng lại quyền riêng tư. Hiện nay, điều này không xảy ra từ khi năng lực giám sát chính phủ tăng lên vài cấp khuếch đại, và đó là lý do tại sao chúng ta đối mặt với những vấn đề hôm nay, nhưng vẫn còn hy vọng, vì năng lực cá nhân cũng tăng lên nhờ vào kỹ thuật. Tôi là bằng chứng sống rằng cá nhân có thể cạnh tranh trực tiếp chống lại những đối thủ quyền lực nhất và những cục tình báo quyền lực nhất trên thế giới và chiến thắng, và tôi nghĩ rằng đó là điều chúng ta cần hy vọng, và chúng ta cần xây dựng để có thể không chỉ truy cập bởi những chuyên viên kỹ thuật mà cho những công dân bình thường trên thế giới. Viết báo không phải là phạm tội, liên lạc không phải là phạm tội, và chúng ta không nên bị giám sát trong sinh hoạt hằng ngày. CA: Tôi không chắc ngài bắt tay với một cái máy như thế nào, nhưng tôi sẽ tưởng tượng, có một bàn tay ở đây. TBL: Điều đó sẽ đến sớm thôi. ES: Hân hạnh được gặp anh, tôi hy vọng vẻ mặt tươi cười của tôi nhìn cũng đẹp như tôi nhìn thấy ở các bạn. CA: Xin cám ơn, Tim. (Vỗ tay) Gần đây báo The New York Times đã yêu cầu ân xá cho anh. Anh sẵn lòng nhận lấy cơ hội này quay trở lại Mỹ chứ? ES: Chắc chắn rồi. Thật sự không có vấn đề, những nguyên tắc là nền tảng của dự án này là quyền lợi cộng đồng và những nguyên tắc thiết lập báo chí ở Hoa Kỳ và trên thế giới, và tôi nghĩ nếu báo chí nói như vậy, chúng ta ủng hộ họ, đó là điều cần diễn ra, đó là lý lẽ mạnh nhất, nhưng không phải là lý lẽ cuối cùng. và tôi cho rằng đó là điều mà cộng đồng nên quyết định. Nhưng đồng thời, chính quyền gợi ý rằng họ muốn có thỏa thuận, họ muốn tôi thỏa hiệp với các nhà báo về cái tôi đang làm, để quay về, và tôi muốn khẳng định rõ rằng tôi không làm điều này để được an toàn, tôi làm vì đây là điều đúng đắn, và tôi sẽ không dừng việc hành động vì quyền lợi tập thể chỉ để tư lợi cá nhân. (Vỗ tay) CA: Trong khi chờ đợi, nhờ sự giúp đỡ của Internet và công nghệ này, anh đã ở đây, trở lại Bắc Mỹ, không hẳn Hoa Kỳ, Canada, theo hình thức này. Tôi hiếu kỳ, không biết cảm giác như thế nào? ES: Canada khác hơn so với tôi mong đợi. Ở đó ấm hơn nhiều. (Cười) CA: Tại TED, sứ mệnh là "những ý tưởng xứng đáng lan tỏa". Nếu anh có thể tóm lược nó trong một câu, ý tưởng xứng đáng lan tỏa của anh là gì lập tức ngay thời điểm này? ES: Tôi sẽ nói năm ngoái là một lời nhắc nhở rằng nền dân chủ sẽ sụp đổ sau những cánh cửa đóng kín, nhưng chúng ta như những cá nhân được sinh ra sau những cánh cửa đóng giống như vậy, và chúng ta không được phép từ bỏ sự riêng tư để có chính quyền tốt. Chúng ta không được phép từ bỏ sự tự do để có sự an toàn. Và tôi nghĩ bằng cách làm việc cùng nhau chúng ta có thể đạt được cả chính quyền mở và đời sống riêng tư, và tôi mong đợi được làm việc với tất cả mọi người trên toàn thế giới để nhìn thấy điều đó xảy ra. Xin chân thành cám ơn. CA: Ed, cám ơn anh. (Vỗ tay)