1 00:00:00,500 --> 00:00:11,933 Tưởng tượng có một nhóm người. 2 00:00:11,933 --> 00:00:14,304 Bạn nghĩ nhóm này cần có bao nhiêu người 3 00:00:14,304 --> 00:00:18,778 để xảy ra khả năng hơn 50% hai người trong cùng nhóm 4 00:00:18,778 --> 00:00:21,218 có cùng ngày sinh? 5 00:00:21,218 --> 00:00:24,187 Ở đây giả sử rằng sẽ không có bất cứ một cặp song sinh nào, 6 00:00:24,187 --> 00:00:26,748 các ngày sinh có khả năng xuất hiện ngang nhau, 7 00:00:26,748 --> 00:00:29,977 và không tính các năm nhuận. 8 00:00:29,977 --> 00:00:33,049 Nghĩ một lát về điều này nhé. 9 00:00:33,049 --> 00:00:35,908 Kết quả có vẻ sẽ thấp đến kinh ngạc. 10 00:00:35,908 --> 00:00:37,708 Trong một nhóm 23 người, 11 00:00:37,708 --> 00:00:44,669 có 50.73% khả năng hai người sẽ trùng ngày sinh. 12 00:00:44,669 --> 00:00:47,239 Nhưng với 365 ngày mỗi năm, 13 00:00:47,239 --> 00:00:50,489 làm sao một nhóm nhỏ như thế 14 00:00:50,489 --> 00:00:53,700 lại xuất hiện những cặp trùng ngày sinh? 15 00:00:53,700 --> 00:00:58,156 Tại sao trực giác của chúng ta lại nhầm lẫn như thế? 16 00:00:58,156 --> 00:00:59,498 Để tìm ra câu trả lời, 17 00:00:59,498 --> 00:01:01,389 hãy xem cách mà một nhà toán học 18 00:01:01,389 --> 00:01:05,219 có thể dùng để tính ra số cặp trùng ngày sinh. 19 00:01:05,219 --> 00:01:09,110 Ta có thể sử dụng phép tổ hợp, 20 00:01:09,110 --> 00:01:14,419 phép toán chuyên tìm ra khả năng của các kết hợp khác nhau. 21 00:01:14,419 --> 00:01:16,950 Bước trước tiên là lật ngược vấn đề. 22 00:01:16,950 --> 00:01:21,330 Cố gắng tính xác suất cặp trùng nhau theo cách trực tiếp là rất khó 23 00:01:21,330 --> 00:01:25,229 vì có rất nhiều cách để bạn gặp được một cặp trùng ngày sinh trong nhóm. 24 00:01:25,229 --> 00:01:31,389 Thay vào đó, tính khả năng khác ngày sinh sẽ dễ hơn. 25 00:01:31,389 --> 00:01:32,820 Việc đó thì có ích gì? 26 00:01:32,820 --> 00:01:35,741 Trong nhóm, hoặc sẽ có một cặp trùng nhau, hoặc là không, 27 00:01:35,741 --> 00:01:38,461 vậy tỉ lệ số cặp trùng nhau và số cặp không 28 00:01:38,461 --> 00:01:41,860 cộng lại sẽ phải đạt 100%. 29 00:01:41,860 --> 00:01:44,271 Có nghĩa là ta có thể tìm được một cặp trùng ngày 30 00:01:44,271 --> 00:01:50,381 bằng cách lấy 100% trừ đi xác suất của các cặp không trùng. 31 00:01:50,381 --> 00:01:53,806 Để tính ra số cặp không trùng, hãy bắt đầu từ khả năng nhỏ nhất. 32 00:01:53,806 --> 00:01:58,281 Ta sẽ tính xác suất chỉ một cặp có ngày sinh khác nhau. 33 00:01:58,281 --> 00:02:00,632 Một ngày của năm sẽ là sinh nhật của người A, 34 00:02:00,632 --> 00:02:06,022 thì sẽ có 364 phương án ngày sinh cho người B. 35 00:02:06,022 --> 00:02:10,593 Khả năng ngày sinh khác nhau của A và B hay bất kì cặp nào khác, 36 00:02:10,593 --> 00:02:14,412 là 364/365. 37 00:02:14,412 --> 00:02:20,514 vào khoảng 0.997 hay 99.7%, khá cao nhỉ. 38 00:02:20,514 --> 00:02:22,562 Giờ hãy thêm một người nữa, tạm gọi là C. 39 00:02:22,562 --> 00:02:25,793 Khả năng cô ấy có sinh nhật khác với hai người còn lại 40 00:02:25,793 --> 00:02:29,532 là 363/365 41 00:02:29,532 --> 00:02:33,964 vì đã có hai ngày sinh thuộc về A và B. 42 00:02:33,964 --> 00:02:38,582 Xác suất của D sẽ là 362/365, và cứ thế, 43 00:02:38,582 --> 00:02:44,474 đến trường hợp của W sẽ là 343/365. 44 00:02:44,474 --> 00:02:46,385 Nhân tất cả những trường hợp này lại, 45 00:02:46,385 --> 00:02:50,942 bạn sẽ tính được khả năng sẽ không có ai trùng ngày sinh. 46 00:02:50,942 --> 00:02:54,064 Kết quả là 0.4927, 47 00:02:54,064 --> 00:03:01,362 vậy có 49.27% khả năng sẽ không ai trong nhóm 23 người này trùng ngày sinh. 48 00:03:01,362 --> 00:03:05,955 Khi trừ số này ra khỏi 100, ta được 50.73% khả năng 49 00:03:05,955 --> 00:03:08,701 có ít nhất một cặp trùng, 50 00:03:08,701 --> 00:03:11,955 tức là quá bán. 51 00:03:11,955 --> 00:03:16,144 Mấu chốt của xác suất cặp trùng nhau cao như vậy trong một nhóm khá nhỏ 52 00:03:16,144 --> 00:03:20,325 là số cặp có thể tạo ra lớn đến không ngờ. 53 00:03:20,325 --> 00:03:26,017 Khi nhóm càng đông, cách ghép cặp ngày càng nhiều và tăng càng nhanh. 54 00:03:26,017 --> 00:03:29,196 Một nhóm năm người sẽ có mười cặp. 55 00:03:29,196 --> 00:03:32,905 Mỗi người trong nhóm này có thể cặp với bất kì ai trong bốn người còn lại. 56 00:03:32,905 --> 00:03:34,835 Nửa số cặp sẽ bị thừa 57 00:03:34,835 --> 00:03:39,615 vì cặp người A với người B cũng chính là cặp người B với người A, 58 00:03:39,615 --> 00:03:41,685 nên chúng ta sẽ chia đôi. 59 00:03:41,685 --> 00:03:43,045 Chính vì thế, 60 00:03:43,045 --> 00:03:45,836 một nhóm 10 người sẽ có 45 cặp, 61 00:03:45,836 --> 00:03:49,835 và một nhóm 23 người sẽ là 253. 62 00:03:49,835 --> 00:03:52,905 Số cặp sẽ tăng lên theo lũy thừa hai, 63 00:03:52,905 --> 00:03:57,665 nghĩa là sẽ tương đương với bình phương số người trong nhóm. 64 00:03:57,665 --> 00:04:00,966 Không may, não của chúng ta lại rất kém 65 00:04:00,966 --> 00:04:04,447 trong trực giác về các vấn đề phi tuyến tính. 66 00:04:04,447 --> 00:04:11,235 Thế nên ban đầu 23 người có vẻ không thể cho ta tới 253 cặp nhau. 67 00:04:11,235 --> 00:04:15,267 Nhưng một khi não chấp nhận điều đó, bài toán ngày sinh trở nên có lí. 68 00:04:15,267 --> 00:04:20,135 Mỗi cặp trong số 253 cặp này có khả năng tạo ra một cặp trùng. 69 00:04:20,135 --> 00:04:22,897 Với lí do đó, trong một nhóm 70 người, 70 00:04:22,897 --> 00:04:26,616 sẽ có tới 2415 cặp có thể xảy ra, 71 00:04:26,616 --> 00:04:33,337 và khả năng hai người trùng ngày sinh sẽ nhiều hơn 99.9%. 72 00:04:33,337 --> 00:04:36,707 Bài toán ngày sinh chỉ là một trong những ví dụ mà toán học cho ta thấy 73 00:04:36,707 --> 00:04:38,917 rằng những điều nghe có vẻ như bất khả, 74 00:04:38,917 --> 00:04:41,410 như việc ai đó trúng số đến hai lần, 75 00:04:41,410 --> 00:04:44,551 thực tế lại không hẳn là không thể. 76 00:04:44,551 --> 00:04:48,868 Đôi khi, những sự trùng hợp lại không hoàn toàn ngẫu nhiên.