Lúc nhà toán học người Pháp Laurent Schwartz còn học trung học ông đã bắt đầu lo lắng rằng mình không đủ thông minh để giải toán. Có lẽ bạn cũng hiểu được cảm giác này. Mỗi lúc bạn làm kiểm tra toán, thì tim bạn lại đập rộn ràng và lòng bàn tay bạn bắt đầu ra mồ hôi. Dạ dạy thì chộn rộn và bạn không thể tập trung. Hiện tượng này gọi là lo âu toán học. và nếu bạn từng trải qua thì hãy tin không chỉ có mình bạn. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng có tới khoảng 20% dân số mắc hội chứng này. Một số nhà tâm lý học thậm chí xem đây là một hội chứng chuẩn đoán được. Nhưng mắc chứng lo âu toán học không có nghĩa là bạn dở toán, một chút cũng không. Laurent Schwartz đã từng thắng giải Field, giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán học. Mọi người có thể nghĩ rằng họ lo lắng khi làm toán là vì họ dở toán, nhưng sự thật lại hoàn toàn khác. Họ dở toán là vì họ lo lắng về nó. Một số nhà tâm lý học cho rằng vì lo âu toán học làm giảm một nguồn lực nhận thức gọi là bộ nhớ hoạt động. Đó là hệ thống trí nhớ ngắn hạn giúp con người sắp xếp thông tin cần để giải quyết vấn đề. Lo lắng về việc giải toán, hoặc không làm tốt bài kiểm tra, ăn mòn bộ nhớ hoạt động, có nghĩa là dung lượng cho việc giải toán sẽ giảm xuống. Con người đột nhiên vật lộn với kĩ năng toán học cơ bản, ví dụ như số học, mà lẽ ra họ phải rất thành thạo. Lo âu học thuật không chỉ dừng ở toán học, nhưng có vẻ nó lại xảy ra khá nhiều, và thường gây ra nhiều thiệt hại cho môn toán đó. Vậy thì tại sao lại như vậy? Các nhà nghiên cứu vẫn còn chưa chắc chắn, kết quả nghiên cứu rằng cách mà ba mẹ và giáo viên cho trẻ khám phá toán học có vai trò rất quan trọng. Nếu ba mẹ nói về toán như một môn học nhiều thử thách và khó hiểu, trẻ có thể ghi nằm lòng điều đó. Giáo viên mắc chứng lo âu toán học cũng ảnh hưởng đến học sinh. Áp lực phải giải toán nhanh còn làm gia tăng stress. Và trong một vài nền văn hóa thì giỏi toán là một dấu hiệu biểu thị sự thông minh. Khi danh xưng to lớn như vậy, thì không có gì ngạc nhiên khi học sinh lại lo lắng. Ngay cả Maryam Mirzakhani, một nhà toán học có ảnh hưởng lớn người phụ nữ đầu tiên thắng huy chương Field, cũng từng cảm thấy không tự tin và mất hứng thú với toán, vì giáo viên toán trung học của cô nghĩ rằng cô không tài giỏi. Vậy nên nếu bạn mắc chứng lo âu toán học thì bạn nên làm gì? Kỹ thuật thư giãn, như một bài tập thở ngắn, đã cải thiện kết quả bài kiểm tra của các học sinh mắc chứng lo âu toán học. Viết ra những lo âu của bạn cũng rất có ích. Chiến lược này có thể là cơ hội để bạn tái đánh giá một trải nghiệm căng thẳng, và giải phóng bộ nhớ làm việc. Và nếu có cơ hội, hoạt động thể chất như đi bộ nhanh, hít thở sâu và giãn cơ, ngăn lo âu hình thành. Bạn cũng có thể dùng kiến thức về não bộ của mình để thay đổi tư duy. Bộ não rất linh hoạt, và vùng thuộc về kĩ năng toán luôn có thể phát triển. Đây là một cơ chế trong tâm lý học gọi là phát triển tư duy. Nghĩ rằng bản thân mình có thể phát triển và cải thiện thật sự có thể giúp bạn phát triển và không ngừng cải thiện. Nếu bạn là giáo viên hoặc ba mẹ của trẻ, hãy thử chơi với toán và tập trung vào khía cạnh sáng tạo. Nó có thể tạo lập kỹ năng toán học. và kĩ năng này về sau giúp trẻ tự tin tiếp cận với toán hơn. Quan trọng là bạn nên cho trẻ thời gian và không gian để tư duy tìm ra lời giải đáp. Và nếu bạn là một nhà quản lý, thì hãy chắc là những giáo viên của bạn có thái độ tích cực và tự tin cần thiết đối với toán học để tạo cảm hứng giúp trẻ tự tin hơn. Đồng thời, đừng để ai lan truyền rằng con trai thường giỏi toán hơn con gái. Điều này hoàn toàn sai. Nếu bạn mắc phải lo âu toán học, thì việc biết rằng có chứng bệnh này có khi cũng chẳng giúp gì. Hoặc có thể bạn sẽ yên tâm hơn khi gọi tên được vấn đề của mình. Dù vậy nhưng nếu nhìn xung quanh mình, và thấy có những người cũng như mình thì vẫn sẽ cảm thấy ổn hơn. Hãy nhớ rằng lo âu không phản ánh năng lực của bạn, nhưng nó là thứ bạn phải khắc phục bằng thời gian và nhận thức của mình.