Mọi người nghĩ gì? Đối với những ai đã xem TED Talk đáng nhớ của Ngài Ken thì tôi là ví dụ điển hình cho những gì ông miêu tả một "cơ thể như phương tiện giao thông của não bộ", một giảng viên đại học Có thể bạn nghĩ chẳng công bằng chút nào khi tôi được xếp để nói sau hai bài nói đầu tiên chỉ để ba hoa về khoa học Tôi không thể hòa mình vào nhịp điệu, và sau khi một nhà triết học kiêm cựu bác học nói xong, tôi lại phải thuyết giảng về khoa học "cứng" Có vẻ đây là một chủ đề khô khan đây. Nhưng tôi lại thấy vinh dự. Chưa bao giờ trong sự nghiệp của tôi, một sự nghiệp đã có tuổi, tôi lại có một cơ hội để thuyết trình mà trong lòng cảm thấy hứng khởi như lần này. Thường thì việc nói về khoa học cũng như tập thể dục ở chỗ khô hạn vậy. Tuy vậy, tôi lại thấy hân hoan khi được mời đến đây để nói về nước. Hai từ "nước" và "khô hạn" không hề phản ánh đầy đủ, nhỉ? Thậm chí sẽ hay hơn khi nói về nước ở Amazon cái nôi của sự sống. Sự sống thực sự. Vậy nên nó đã tạo cảm hứng cho tôi. Đấy là lí do tôi ở đây, mặc dù tôi đem cái đầu của mình ra đây. Tôi đang, hoặc sẽ, cố gắng truyền lại cảm hứng này. Tôi mong rằng câu chuyện này sẽ thôi thúc bạn lan truyền nó. Chúng ta đều biết có một sự tranh cãi Rừng Amazon là "lá phổi xanh của thế giới" nhờ vào khả năng trao đổi khí phi thường giữa cánh rừng và khí quyển. Chúng ta cũng biết nó là kho dự trữ đa dạng sinh học. Trong khi nhiều người tin như vậy, ít người lại quan tâm. Nếu bạn ở đó, trong cái đầm lầy này, bạn sẽ phải kinh ngạc Bạn hầu như không hề thấy các loài động vật. Người da đỏ thường nói rằng: "Rừng có nhiều mắt hơn cả lá" Thật chí lí làm sao, và tôi sẽ chứng minh cho bạn. Nhưng hôm nay, tôi sẽ dùng một cách tiếp cận khác. Cách này được gợi ý từ hai sáng kiến ở đây, một cái thì tổng hợp, một cái mang tính triết lí. Tôi sẽ cố gắng sử dụng một cách tiếp cận hơi mang tính vật chất nhưng cũng đảm bảo truyền tải rằng trong tự nhiên, có cả sự triết lý và hài hòa đến kinh ngạc. Sẽ chẳng có nhạc trong bài nói của tôi đâu, nhưng tôi mong bạn sẽ chú ý đến âm nhạc hiện hữu mà tôi sẽ chỉ ra cho bạn. Tôi muốn so sánh về mặt sinh lý - không phải phổi đâu - với các bộ phận khác của con người, đặc biệt là tim. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc nghĩ rằng nước cũng như máu vậy. Hệ tuần hoàn trong cơ thể chúng ta phân phối máu giàu oxy, để nuôi dưỡng và hỗ trợ cơ thể, và nhận lại máu chứa cacbonic để tái tạo. Ở Amazon, mọi việc cũng diễn ra tương tự Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc nói về sức mạnh của quá trình này. Đây là một hình ảnh của nước mưa đang chuyển động. Những gì bạn thấy chính là hàng năm trời trôi nhanh trong vòng vài giây Tình hình mưa toàn cầu. Bạn thấy gì nào? Khu vực xích đạo nói chung và Amazon nói riêng là cực kì quan trọng đối với khí hậu toàn cầu Nó là một cỗ máy mạnh mẽ. Có một sự bốc hơi dữ dội đang diễn ra ở đây Hãy nhìn vào bức ảnh kia với các đường đi của hơi nước bạn sẽ thấy không khí khô màu đen, không khí ẩm màu xám, và mây màu trắng. Những gì bạn thấy là sự hồi sinh phi thường ở Amazon. Hiện tượng nào - nếu không phải là một sa mạc hiện tượng nào khiến nước bốc hơi từ mặt đất lên khí quyển với một sức mạnh lớn lao đến mức có thể thấy từ ngoài vũ trụ? Hiện tượng ấy là gì? Nó có thể là một suối nước nóng đấy. Suối nước nóng chính là nước ngầm được đun nóng bởi mắc-ma phun trào lên mặt đất và luân chuyển nước đi vào khí quyển. Chẳng có suối nước nóng nào ở Amazon cả, trừ khi tôi sai. Tôi chưa từng biết đến cái nào ở đó hết. Nhưng có một cái gì khác lại đóng vai trò tương tự, mặc dù nhịp nhàng hơn: đó là cây xanh, những ông bạn già tốt bụng, thứ giống như suối nước nóng, cũng có thể luân chuyển một khối lượng khổng lồ nước từ đất vào không khí. Có 600 triệu cây xanh tại rừng Amazon, 600 triệu "suối nước nóng." Tất cả được thực hiện với một sự tinh vi phi thường Không cần đến sức nóng của mắc-ma. Cây xanh chỉ cần ánh nắng để hoàn tất quá trình này. Vì vậy, trong một ngày có nắng ở Amazon, một cái cây lớn có thể vận chuyển 1000 lít nước thông qua quá trình thoát hơi nước... 1000 lít. Nếu chúng ta tính trên toàn bộ khu rừng, tức là một diện tích rất lớn, và tính tổng lượng nước được thoát ra nhờ sự thoát hơi, điều tương tự việc đổ mồ hôi của khu rừng, thì chúng ta sẽ được một con số khổng lồ: 20 tỉ tấn nước Trong một ngày, bạn có biết nó nhiều đến mức nào? Sông Amazon, con sông lớn nhất Trái Đất, một phần năm tổng lượng nước ngọt từ các châu lục đổ về đại dương, mỗi ngày đổ 17 tỉ tấn nước ra Đại Tây Dương Lượng hơi nước đi vào khí quyển còn nhiều hơn cả nước sông Amazon. Để bạn dễ hình dung, thì nếu ta lấy một cái ấm khổng lồ, loại mà bạn có thể cắm điện, và cho vào 20 tỉ tấn nước, thì bạn cần bao nhiêu năng lượng để nó bốc hơi hết? Có ai biết không ạ? Một cái ấm khổng lồ nhé! Một cái ấm khổng lồ, phải không ạ? Câu trả lời là 50 nghìn Itaipu. Itaipu vẫn là nhà máy điện lớn nhất thế giới và đất nước Brazil vô cùng tự hào về điều này bởi vì nó cung cấp hơn 30% năng lượng cho Brazil. Và rừng Amazon làm việc này, miễn phí. Đây là một nhà máy phát điện rất hiệu quả, cung cấp cả dịch vụ môi trường. Liên quan đến vấn đề này, ta sẽ nói về thứ mà tôi hay gọi là nghịch lý ngẫu nhiên, vấn đề gây tò mò đây. Nếu bạn nhìn vào bản đồ thế giới, sẽ dễ thấy điều này... rừng phủ khắp vùng xích đạo, và hoang mạc tập trung ở 30 độ vĩ bắc, 30 độ vĩ nam, theo đường thẳng. Nhìn về phía bên kia, ở bán cầu nam, sẽ thấy Atacama; Namibia và Kalahari ở châu Phi; sa mạc Úc Còn ở Bắc bán cầu, có Sahara, Sonoran, v.v... Có một ngoại lệ khá thú vị: Đó là tứ giác trải dài từ Cuaiabá tới Buenos Aires, và từ São Paolo tới dãy Andes. Tứ giác này lẽ ra là một hoang mạc, vì nó nằm trên ranh giới của hoang mạc Tại sao không nhỉ? Tôi gọi nó là nghịch lý ngẫu nhiên. Ở Nam Mỹ có gì mà lại khác biệt? Nếu chúng ta có thể sử dụng sự liên hệ với sự tuần hoàn máu của cơ thể, thì cũng giống như nước luân chuyển trong môi trường, ta sẽ thấy các dòng sông cũng như tĩnh mạch, Chúng rút nước từ môi trường, như rút mô từ thiên nhiên. Vậy động mạch ở đâu? Có ai đoán được không ạ? Điều gì đã đem lại -- Làm thế nào mà nước có thể đến tưới tiêu các "mô" thiên nhiên và cuối cùng mang trở về các con sông? Có một loại dòng sông mới, bắt nguồn từ biển xanh, chảy qua "biển" cây.. nó không chỉ chảy, mà còn được bơm bởi đại dương xanh lục này... và sau đó nó rơi xuống đất liền. Tất cả nền kinh tế của chúng ta, 70% GDP của Nam Mỹ đến từ tứ giác đó. Nam Mỹ dựa vào con sông này. Con sông vô hình chảy phía trên ta. Ta trôi lơ lửng trên khách sạn bồng bềnh, một trong những dòng sông, lớn nhất Trái Đất, sông Negro. Nó hơi khô và cằn cỗi, nhưng chúng ta đang trôi trên này, và có một dòng sông vô hình chảy phía trên chúng ta. Dòng sông có mạch đập. Đây, nó đây, mạch đập. Đó là lý do chúng ta cũng nói đến quả tim. bạn có thể nhìn thấy các mùa khác nhau ở đây Có mùa mưa. Ở Amazon, đã từng có 2 mùa mùa ẩm và thậm chí là có mùa ẩm ướt hơn. Bây giờ thì chúng tôi có mùa khô. bạn có thể thấy dòng sông đang chảy trong khu vực đó nếu không thì nó sẽ là sa mạc mất. Và nó đã không biến thành sa mạc. chúng tôi, những nhà khoa học--bạn thấy đó, tôi đang đấu tranh tại đây để thay đổi suy nghĩ từ hướng này sang hướng khác những nhà khoa học học cách và lý do mọi thứ hoạt động, v..v và những vấn đề nghiên cứu này đang sinh ra một chuỗi những phát kiến mà chắc chắn sẽ rất tuyệt vời để nâng cao nhận thức chúng ta về sự dồi dào về sự phức tạp, và về kì quan mà chúng ta có bản giao hưởng mà chúng ta sở hữu từ quá trình này. Một trong số chúng đó là: Mưa được tạo ra thế nào? Phía trên rừng Amazon, có một lớp khí sạch, như lớp khí sạch ở trên đại dương vậy. Biển xanh dương có lớp khí sạch phía trên nó và tạo nên những đám mây xinh đẹp Hầu như ở đó không có mưa. Biển cây xanh cũng có chung lớp khí sạch, nhưng tạo rất nhiều mưa Điều gì khác biệt đang diễn ra ở đây? Khu rừng tỏa ra những mùi hương, và những mùi hương chính là những nguyên tử cô đặc và chúng tạo nên các giọt trong khí quyển. Sau đó, những đám mây được tạo nên và gây ra những cơn mưa xối xả. Vòi phun của Khu vườn Địa Đàng. Mối quan hệ giữa một vật thể sống, là khu rừng, và giữa một vật thể vô tri, là khí quyển là một mối quan hệ tài tình ở khu rừng Amazon bởi vì khu rừng cung cấp nước và hạt giống, và khí quyển cung cấp mưa và đưa nước trở lại, đảm bảo cho sự sống của khu rừng. Đi kèm cũng có những nhân tố khác Chúng ta đã nói một ít về trái tim, vậy giờ hãy nói về chức năng khác: lá gan ! Khi khí ẩm, độ ẩm cao và bức xạ nhiệt kết hợp lại với những thành phần hữu cơ này, thứ mà tôi gọi là vitamin C ngoại sinh, lượng vitamin C dồi dào ở dạng khí, thì các cây cỏ sẽ tạo ra chất chống oxi hóa để sau đó phản ứng với các chất ô nhiễm. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng bạn đang hít thở bầu không khí trong lành nhất trên trái đất, ở Amazon, bởi những cây xanh cũng rất cần điều này. Những lợi ích từ cách mà rừng cây hoạt động, cũng là một chu trình tài tình khác. Nhắc đến phân dạng, và mối quan hệ giữa chúng với cách chúng ta hoạt động, chúng ta có thể có những so sánh khác. Giống như đường khí đạo trên ở phổi của chúng ta, không khí ở Amazon được làm sạch từ khối lượng lớn bụi bẩn. Bụi trong không khí mà chúng ta hít thở được làm sạch bởi đường khí đạo Điều này dữ cho khối lượng bụi khỏi ảnh hưởng đến những trận mưa. Khi có hỏa hoạn ở Amazon, khói làm dừng mưa, trời sẽ ngừng mưa, khu rừng sẽ bị khô hạn và dễ bắt lửa. Có một sự tương tự phân dạng khác, Như trong các mạch máu và động mạch, Nước mưa giống như một hồi tiếp. Nó quay trở lại khí quyển. Như các tuyến hạch hộp sọ và các hóc môn, các những loại khí mà tôi đã nói với các bạn trước đó, được tạo ra và giải phóng vào khí quyển, như hóc môn, đóng góp vào việc hình thành mưa. Giống gan và thận, như tôi đã nói, làm sạch không khí. Và, cuối cùng, giống như trái tim: bơm nước từ bên ngoài, từ biển, vào rừng. Chúng tôi gọi nó là cái bơm ẩm sinh học, một giả thuyết mới được giải thích theo một cách đơn giản. Nếu có một sa mạc ở lục địa với biển ngay sát, sự bốc hơi ở biển lớn hơn, và nó hút hết khí ở trên sa mạc. Sa mạc bị kẹt trong điều kiện như thế. Nó luôn luôn khô hạn. Tình huống ngược lại, một khu rừng, sự bốc hơi, như chúng tôi đã chỉ ra, lớn hơn rất nhiều, bởi những rừng cây, và mối quan hệ bị đảo ngược. Không khí trên biển bị hút vào lục địa và độ ẩm cũng đi theo. Bức ảnh vệ tinh được chụp cách đây một tháng -- Dưới kia là Manaus, chúng tôi ở dưới đó -- và nó chỉ ra quá trình này. Đây không phải là con sông nhỏ bình thường chảy vào một con kênh. Đó là một con sông hùng vĩ tưới tiêu khắp vùng Nam Mỹ, ở giữa những thứ khác. Bức ảnh này cho thấy những đường đi, của tất cả những cơn bão được ghi nhận. Bạn có thể thấy rằng, trong ô vuông màu đỏ, có khá ít bão. Không phải ngẫu nhiên đâu. Cái bơm này hút độ ẩm vào lục địa đồng thời tăng vận tốc không khí trên biển, và ngăn cản việc hình thành bão. Để tổng kết và kết thúc phần này, tôi muốn nói về một sự khác biệt nhỏ. Tôi có rất nhiều đồng nghiệp những người đang phát triển những giả thiết này Họ nghĩ, và tôi cũng nghĩ, rằng chúng ta có thể cứu Trái Đất. Tôi không phải chỉ đề cập đến Amazon. Amazon dạy chúng ta một bài học về việc thiên nhiên làm việc một cách tinh khôi như thế nào. Trước đó chúng ta đã không hiểu được những quy trình này bởi phần còn lại của thế giới đã bị xáo tung lên. Tuy nhiên ở đây, chúng ta có thể hiểu điều đó Những đồng nghiệp đề ra rằng, vâng, chúng ta có thể cứu những khu vực khác, bao gồm cả sa mạc. Nếu chúng ta có thể trồng rừng ở những vùng đó, chúng ta có thể đảo ngược biến đổi khí hậu, bao gồm cả hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tôi có một đồng nghiệp yêu quý ở Ấn Độ, tên cô ấy là Suprabha Seshan, cô ấy có một phương châm. Rằng "Làm vườn là giúp cho bầu sinh quyển," "Reajardinando a biosfera" ở tiếng Bồ Đào Nha. Cô ấy làm một việc tuyệt vời là tái xây dựng hệ thống sinh thái. Chúng ta cần làm như thế. Kết thúc phần mở đầu nhanh, chúng ta thấy được sự thật chúng ta đang có ngoài kia, Là hạn hán, biến đổi khí hậu, những thứ mà chúng ta đã biết. Tôi muốn kể bạn nghe một câu chuyện ngắn Có một lần, cách đây khoảng 4 năm, Tôi dự một buổi diễn thuyết, về một bài khóa của Davi Kopenawa, một đại diện thông thái của người Yanomami, và nó nói về kiểu như: "Chẳng lẽ những người da trắng không biết rằng nếu họ phá hủy khu rừng, thì sẽ chẳng bao giờ còn mưa nữa sao? Và rằng, nếu không còn mưa nữa, sẽ không còn thứ gì để uống, hay để ăn?" Nghe thấy vậy, tôi thảng thốt nhận ra "Ôi trời ! Suốt 20 năm nghiên cứu điều này với siêu máy tính, với hàng trăm, hàng ngàn nhà khoa học, và chúng tôi giờ mới đi tới kết luận đó, vậy mà ông ấy đã biết! " Một điểm quan trọng là người Yanomami chưa bao giờ phá rừng. Sao họ có thể biết là mưa sẽ ngừng? Điều này khiến tôi suy nghĩ và tôi như ngớ ra Làm cách nào mà ông ấy có thể biết? Một vài tháng sau đó, tôi gặp ông ấy ở một sự kiện khác và nói, "Davi, làm sao anh biết được nếu khu rừng bị phá hủy, sẽ không còn mưa nữa?" Ông ấy trả lời: "Linh hồn của khu rừng đã nói với chúng tôi." Với tôi, điều này thay đổi toàn bộ cục diện, một sự thay đổi to lớn. Tôi nói, "Chúa ơi! Tại sao tôi lại phải làm toàn bộ mấy thứ khoa học này chỉ để đưa đến cái kết luận mà ông ấy đã biết?" Sau đó, một điều gì đó đã hoàn toàn thức tỉnh tôi, đó là, trăm nghe không bằng một thấy, Xa mặt thì cách lòng. Đó là điều tiên quyết mà thuyết gia trước đã chỉ ra: Chúng ta cần thấy -- Ý tôi là, chúng ta, xã hội phương Tây, thứ đang trở nên toàn cầu và văn minh -- chúng ta cần phải thấy. Nếu chúng ta không thấy, chúng ta không ghi nhận thông tin. Chúng ta sống trong thờ ơ. Vì thế, tôi đề xuất như sau -- đương nhiên, các nhà thiên văn học sẽ không thích ý tưởng này -- nhưng hãy xoay kính Hubble ngược xuống. Và hãy nhìn xuống dưới này, hơn là nhìn về nơi xa xăm vũ trụ. Vũ trụ rất tuyệt vời, nhưng chúng ta đang có một sự thật thực tiễn, là chúng ta đang sống trong một ngân hà bí ẩn, và chúng ta bàng quang về nó. Chúng ta đang dẫm nát thiên hà xinh đẹp này là nơi đã che chở và nuôi dưỡng ta. Bất cứ nhà vật lý thiên văn nào cũng sẽ nói với bạn Trái Đất là một sự bất ổn định có hệ thống. Sự ổn định và thoải mái mà chúng ta tận hưởng, bất kể sự khô hạn của sông Negro, và tất cả những đợt nóng và lạnh và những cơn bão, v..v. Không có thứ gì như vậy ở trong vũ trũ này mà ta từng biết cả. Bởi vậy, hãy xoay kính Hubble về phía chúng ta, và hãy nhìn về Trái Đất đi. Hãy bắt đầu với Amazon! Hãy lặn ngụp hãy vươn tới sự thật mà chúng ta sống trong đó mỗi ngày, và nhìn thật kĩ vào nó, bởi vì đó là thứ chúng ta cần làm. Davi Kopenawa không cần điều này. Ông ấy đã có một thứ mà tôi đã bỏ lỡ. Tôi được giáo dục bởi TV. Tôi nghĩ thứ tôi mất đó là những ghi chép do tổ tiên để lại, một sự đánh giá về thứ tôi không biết, thứ tôi chưa thấy. Ông ấy không phải là một Thomas hoài nghi. Ông ấy tin, với lòng thành kính của mình vào thứ mà tổ tiên ông ấy và những linh hồn dạy. Chúng ta không thể làm điều đó, vì vậy hãy nhìn vào khu rừng. Cho dù cùng với kính Hubble ở trên kia -- đây là góc nhìn mắt chim, phải không? Thậm chí khi điều này xảy ra, chúng ta cũng sẽ thấy thứ mà chúng ta không biết. Người Tây Ban Nha gọi nó là hỏa ngục xanh. Nếu bạn đi vào những tán cây rậm đó và bị lạc, và, hãy coi như là, nếu bạn đi theo hướng Tây, Thì nó sẽ kéo dài 900km về phía Colombia, và thêm 1,000 về một nơi nào đó. Nên bạn có thể suy ra vì sao nó được gọi là hỏa ngục xanh Nhưng hãy xem những gì đang xảy ra trong đó. Nó là một tấm thảm sống. Mỗi một màu là một loài cây. Mỗi một cây, một ngọn cây có đến 10,000 loài côn trùng sinh sống chưa kể đến cả triệu loài nấm, vi khuẩn, v..v. Tất cả đều vô hình. Thậm chí chúng còn chính là thiên hà xa lạ với chúng ta hơn là những ngân hà xa cả tỉ năm ánh sáng từ Trái Đất, thứ mà Hubble đem về mỗi ngày trên những tờ báo. Tôi sẽ kết thúc buổi thuyết trình tại đây -- Tôi còn ít phút nữa -- để tôi cho các bạn xem loại sinh vật tuyệt vời này. Khi chúng ta nhìn thấy một cánh bướm trong rừng, chúng ta cảm giác như ai đó đã để mở cánh cửa thiên đàng, và sinh vật này đã thoát khỏi đó, bởi nó quá đẹp. Tuy nhiên, tôi không thể kết thúc mà không chỉ cho các bạn một khía cạnh công nghệ. Chúng ta là những kẻ kiêu căng về công nghệ. Chúng ta tước đoạt công nghệ từ thiên nhiên. Bàn tay của rô bốt là công nghệ, của tôi là của sinh học, và chúng ta không nghĩ gì thêm về nó nữa cả. Hãy nhìn vào cánh bướm, một ví dụ về sức cạnh tranh công nghệ vô hình của cuộc sống, ngay giữa khả năng sống sót của chúng ta trên hành tinh này, và hãy zoom cận cảnh nó. Lần nữa, với kính Hubble. Hãy nhìn vào cánh con bướm. Các học giả đã cố gắng để giải thích: Tại sao nó màu xanh? Hãy zoom cận cảnh nó Thứ mà bạn thấy là kiến trúc vô hình có thể làm xấu hổ những nhà kiến trúc sư tài ba nhất thế giới Tất cả mọi thứ ở quy mô tí hon Bên cạnh vẻ đẹp và chức năng của nó, có một khía cạnh khác. Với thiên nhiên, những thứ được sắp xếp theo một cấu trúc phi thường luôn có một chức năng nào đó. Chức năng này của con bướm --- nó không mang màu xanh; Nó không chứa sắc tố xanh. Nó có những thiên thể photon trên bề mặt, dựa theo những người nghiên cứu nó, và là những thiên thể cực kì tinh vi. Công nghệ của chúng ta không hề có thứ gì như thế. Hitachi đang tạo ra một màn hình sử dụng công nghệ này, và nó sử dụng sợi quang học để truyền tải -- Janine Benyus, người đã ở đây rất nhiều lần, nói về nó: công nghệ mô phỏng sinh học. Thời gian của tôi đã hết. Vậy nên, tôi sẽ gói gọn nó lại với thứ cơ bản nhất của mọi khả năng và năng lực của đa dạng sinh học, thứ sản xuất ra tất cả những dịch vụ tuyệt vời này: tế bào sống. Đó là một cấu trúc chỉ nhỏ vài micromet, là một kì quan bên trong. Đã có những bài thuyết trình TED về nó, tôi sẽ không nói nhiều, nhưng mỗi chúng ta trong căn phòng này, gồm cả tôi, có 100 tỷ tỷ những cỗ máy nhỏ bé đó trong cơ thể, để chúng ta sống khỏe. Hãy tưởng tượng tất cả những gì đang có trong rừng Amazon: 100 tỷ tỷ. Con số này lớn hơn cả số sao trên bầu trời. và chúng ta chả nhận thức gì về nó. Xin cám ơn rất nhiều ( vỗ tay)