Đây là James Risen. Có lẽ bạn biết ông là nhà báo đoạt giải Pulitzer làm việc cho The New York Times. Một thời gian dài trước khi ta biết đến Edward Snowden, Risen đã viết một cuốn sách, tiết lộ rằng Cơ quan An ninh Quốc gia đang nghe lén điện thoại của dân chúng. Nhưng đó là 1 chương khác trong quyển sách có sức ảnh hưởng về sau còn lớn hơn. Trong đó, ông mô tả hành động khủng khiếp của tình báo Mỹ khi CIA thật sự trao lại cho Iran bản thiết kế chế tạo bom nguyên tử. Nếu thấy điều này thật điên rồ, hãy đọc nó. Đúng là không thể tin được. Nhưng bạn có biết ai không thích chương đó không? Chính là chính phủ Hoa Kỳ. Trong gần mười năm sau đó, Risen trở thành đối tượng điều tra của chính phủ các công tố viên buộc ông phải ra toà làm chứng chống lại người cung cấp thông tin cho mình. Và suốt thời gian đó, ông trở thành ví dụ điển hình mới nhất cho hành động truy tố nguồn tin mật và theo dõi nhà báo của chính phủ. Căn cứ theo Tu Chính Án Thứ Nhất: báo chí có quyền đăng tải tin mật vì lợi ích của công chúng. Nhưng giới truyền thông không thể nào thực hiện được quyền này một khi họ không lấy được tin, và cũng không bảo vệ được danh tính của những người đã dũng cảm cung cấp tin cho họ. Cho nên, khi chính phủ đến gõ cửa, Risen cũng làm như những người dũng cảm đi trước: từ chối tiết lộ thân phận nguồn tin và nói ông thà vào tù còn hơn. Vậy nên từ 2007 đến 2015, Risen phải sống dưới viễn cảnh bị đưa vào nhà tù liên bang. Vài ngày trước phiên toà xét xử, một chuyện lạ đã xảy ra: Sau nhiều năm cho rằng vụ này phải có Risen ra làm chứng, chính phủ đột ngột từ bỏ mọi ép buộc của họ với Risen. Thì ra họ phát hiện, trong thời đại giám sát điện tử nhà báo và nguồn tin chẳng có mấy nơi để trốn. Thay vì cố ép Risen làm nhân chứng rồi thất bại, họ có thể dùng quá trình sử dụng công nghệ để buộc tội ông. Vậy là bên công tố có được nhật ký cuộc gọi của Risen, hoàn toàn âm thầm, không cần ông có đồng ý không. Họ có được lịch sử email, thông tin tài chính và ngân hàng, báo cáo tín dụng, cả danh sách chuyến bay của ông cũng được ghi lại. Một trong số chúng trở thành bằng chứng buộc tội Jeffery Sterling, người được cho là nguồn tin của Risen, cũng là kẻ tiết lộ bí mật của CIA. Thật đáng buồn khi đây chỉ là một trong số nhiều trường hợp. Tổng thống Obama luôn hứa sẽ bảo vệ những nguồn tin mật, rồi sau đó lại cho Bộ Tư pháp đứng đằng sau truy tố họ nhiều hơn tất cả các chính quyền khác cộng lại. Giờ ta đã biết để lộ thông tin trở thành rắc rối như thế nào, nhất là khi chính phủ xem gần hết mọi chuyện họ làm là bí mật. Từ sau vụ 11/9, hầu như mọi chuyện hệ trọng liên quan tới an ninh quốc gia đều nhờ người tố giác với nhà báo mới có được. Nên chúng ta đành nhìn báo chí thất bại trong công việc của mình, việc mà đáng lẽ Tu Chính Án Thứ Nhất phải bảo vệ vì chính phủ ngày càng có khả năng theo dõi mọi người. Nhưng nếu như chính phủ có thể dùng công nghệ để cánh nhà báo không thực hiện được quyền của mình, thì báo chí cũng có thể sử dụng công nghệ để bảo vệ nguồn tin của mình hiệu quả hơn bao giờ hết. Và họ có thể làm được điều này ngay khi cuộc nói chuyện bắt đầu, thay vì chờ đến lúc sự thật phơi bày mới ra làm chứng. Chưa có phần mềm truyền thông vào lúc Risen viết ra quyển sách nay đã ra đời và có khả năng chống giám sát tốt hơn nhiều so với dùng emails hoặc điện thoại thông thường. Một đơn cử cho loại phần mềm này là SecureDrop, một hệ thống miễn phí dành cho người cung cấp tin mật được nhà hoạt động Internet sáng giá đã qua đời là Aaron Swartz tạo ra và hiện đang được phát triển tại tổ chức phi lợi nhuận mà tôi làm, Quỹ ủng hộ quyền tự do báo chí. Thay vì gửi email, bạn sẽ vào trang web của một cơ quan thông tin, như trang của The Washington Post ở trên đây. Từ đó, bạn có thể tải lên một văn kiện hay gửi thông tin đi rất giống với thao tác trên bất cứ hình thức liên lạc nào. Sau đó, tài liệu này sẽ được mã hoá và lưu vào máy chủ chỉ có cơ quan thông tin mới có quyền truy cập. Chính phủ không thể đòi thông tin một cách bí mật nữa, và đa số những thông tin họ muốn có sẽ không thể có được ngay. Mà thật ra SecureDrop mới chỉ là một phần nhỏ trong bài toán lớn nhằm bảo vệ quyền tự do báo chí trong thế kỷ 21. Ngặt một nỗi, hiện giờ chính phủ trên toàn thế giới đang không ngừng phát triển công nghệ gián điệp nhằm đưa tất cả chúng ta vào chỗ nguy hiểm. Chỉ có phát triển, chúng ta mới có thể đảm bảo điều cần thiết không chỉ là tạo ra những nguồn tin thành thạo công nghệ, phơi bày chuyện sai trái chuyên nghiệp như Edward Snowden. Ta cũng cần bảo vệ nhân viên chăm sóc cựu chiến binh tiếp theo, người báo động cho chúng ta biết các bệnh viện đã quá tải, hay nhân viên môi trường tiếp theo, người đánh hồi chuông cảnh tỉnh về nguồn nước bẩn của nhà máy Flint, hay một thành viên từ Wall Street cảnh báo cho ta về đợt khủng hoảng tài chính tiếp theo. Tóm lại, những công cụ này được tạo ra không chỉ để giúp đỡ cho ai dám đứng ra phơi bày tội ác, mà còn để bảo vệ mọi quyền hiến định của chúng ta. Xin cám ơn. (Vỗ tay)