Có một câu nói vẫn được cho là của Mark Twain như thế này, "Trong khi lời nói dối có thể đi được nửa vòng trái đất thì sự thật vẫn còn đang mang giầy." Điều buồn cười là: Có lý do để nghi ngờ việc Mark Twain có từng nói như vậy hay không, do đó, trớ trêu thay, lại đang chứng minh cho câu nói. Và ngày nay, câu nói đó, dù là ai nói đi chăng nữa, cũng đúng hơn bao giờ hết. Trong nhiều thập kỷ trước, phần lớn các hãng truyền thông có phạm vi toàn cầu gồm nhiều tờ báo và mạng lưới lớn có nguồn thu thập tin tức trực tiếp. Những hãng tin như Reuters hay Associated Press tập hợp hay tường thuật lại tin tức mà điều này khá hiếm bị so sánh với ngày nay. Tốc độ truyển tải thông tin ngày nay tạo điều kiện lý tưởng cho một hiện tượng gọi là đưa tin vòng tròn. Đó là khi tờ báo A đưa tin sai, tờ báo B in lại thông tin đó, và tờ báo A khi đó lại trích dẫn nguồn thông tin là từ B. Một dạng đưa tin vòng tròn khác là khi nhiều tờ báo cùng đăng một thông tin sai ban đầu, thông tin đó về sau lại được nhiều nguồn xác nhận là thuộc về một tác giả khác. Ví dụ, năm 1998 có đăng một bài báo ngụy khoa học lập luận rằng việc tiêm chủng định kỳ gây tự kỷ ở trẻ em làm dậy lên phong trào chống tiêm chủng, bất chấp sự thật rằng bài báo gốc liên tục bị cộng đồng khoa học bác bỏ. Những đứa trẻ không được tiêm chủng bị mắc phải những bệnh truyền nhiễm mà trước đó đã được ngăn chặn ở Mỹ, với nhiều bệnh nhiễm trùng chết người. Một ví dụ ít kinh khủng hơn, là các bài châm biếm được trình bày cho giống một bài nghiêm túc sau đó lại được các hãng tin đưa tin lại nhưng không nằm trong mục vui cười. Ví dụ, một bài báo hài hước trên tạp chí Y học nổi tiếng của Anh tên là "Chi phí năng lượng trong các trò chơi máy tính thế hệ mới của thanh thiếu niên" được trích dẫn đến 400 lần trong một tờ báo khoa học nghiêm túc. Nội dung do người dùng tạo ra, như là trên Wiki, cũng là một nhân tố gây ra hiện tượng đưa tin vòng tròn. Khi ngày càng nhiều nhà báo dùng trang này để tìm kiếm thông tin nhanh chóng, thì những thông tin chưa được xác thực từ Wiki có thể xuất hiện trên các tờ báo sau đó lại được dùng làm nguồn trích dẫn cho chính thông tin từ Wiki đó, khiến cho việc bóc trần sự thật càng khó hơn. Những tiến bộ gần đây trong công nghệ thông tin đã đem lại những lợi ích to lớn trong việc phá bỏ rào cản giữa thông tin và con người. Nhưng tham vọng của chúng ta muốn có câu trả lời nhanh chóng có thể lấn át cả mong muốn xác thực thông tin. Và khi sự sai lệch này bị nhân lên bởi hàng tỉ người trên thế giới, gần như ngay lập tức, mọi người sẽ phải thận trọng hơn. Tránh những hãng truyền thông giật gân, tìm những bài phê bình với nguồn thông tin đáng ngờ, và tìm nguồn gốc của tin tức có thể giúp cầm chân lời dối trá, để sự thật có thêm thời gian mang giày.