Năm 1956, trong một buổi giao tiếp ngoại giao ở Moscow, Vị lãnh đạo của Xô-viết Nikita Khrushchev nói với các đại sứ của khối phía Tây, "My vas pokhoronim!" Người thông dịch viên của ông dịch nó qua tiếng Anh là, "Chúng tôi sẽ chôn bạn!" Câu nói đó gây sốc toàn bộ thế giới phương Tây, làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ khi mà hai bên đang ở hai bờ Chiến tranh lạnh. Nhiều người tin rằng sự cố đó đã đẩy lùi quan hệ Đông-Tây thêm một thập niên. Hóa ra, lời bình của Khrushchev được dịch ra quá sát nghĩa đen. Dựa theo ngữ cảnh, câu nói của ông đúng ra nên được dịch là, "Chúng tao sẽ sống để chứng kiến các ngươi bị chôn vùi," nghĩa là chủ nghĩa cộng sản sẽ bền vững hơn chủ nghĩa tư bản, một bình luận ít đe dọa hơn. Dù cho ý nghĩa ban đầu đã được đính chính lại, tác hại ban đầu của câu nói của Khrushchev đã đặt thế giới vào con đường có thể dẫn đến một cuộc tàn sát hạt nhân. Dựa vào sự phức tạp của ngôn ngữ và trao đổi văn hóa, làm thế nào để những sự cố như thế này không xảy ra thường xuyên? Câu trả lời nằm ở kỹ năng và sự đào tạo của những thông dịch viên để có thể vượt qua rào cản ngôn ngữ. Đa số các trường hợp, sự thông dịch được diễn ra liên tục, với người nói và người dịch dừng lại để người còn lại nói. Nhưng sau khi sự ra đời của công nghệ vô tuyến, một hệ thống thông dịch đồng thời mới được thiết kế vào đầu Thế Chiến II. Ở chế độ đồng thời thông dịch viên có thể dịch ngay lập tức lời của người nói vào micro khi ông ta nói. Không cần dừng lại, những người nghe có thể chọn ngôn ngữ mà họ muốn theo dõi. Bề ngoài, nó trông có vẻ đơn giản, nhưng đằng sau, các thông dịch viên làm việc liên tục để đảm bảo rằng các ý tưởng được truyền đạt đúng ý nghĩa. Và nó không phải là công việc dễ dàng. Bạn cần được đào tạo hai năm thậm chí khi đã thông thạo 2 ngôn ngữ để mở rộng vốn từ và trau dồi kỹ năng để có thể trở thành một thông dịch viên hội nghị. Để làm quen với công việc kỳ lạ là nói ngay khi họ nghe, các học sinh đi theo các người nói và lập lại chính xác từng từ họ nghe trong ngôn ngữ gốc. Dần dần, họ bắt đầu diễn giải những gì được nói, thay đổi cho phù hợp với ngữ cảnh. Đến một thời điểm nào đó, ngôn ngữ thứ hai được đưa vào. Tập luyện theo cách này tạo ra một lối mòn thần kinh trong đầu thông dịch viên, và nỗ lực liên tục để tái thiết lập dần trở thành bản năng thứ hai. Qua thời gian và sự tập luyện, thông dịch viên thành thạo nhiều mánh khác nhau để bắt kịp tốc độ, giải quyết các vấn đề về thuật ngữ, và xử lý những ngữ điệu vùng miền khác nhau. Họ có thể sử dụng từ viết tắt để làm ngắn những tên dài, chọn những từ ngữ chung chung thay vì cụ thể, hoặc sử dụng hình chiếu và các công cụ hình ảnh khác. Họ có thể bỏ một từ trong ngôn ngữ gốc, và thay thế bằng một từ khác chính xác tương đương. Thông dịch viên còn giỏi giữ bình tĩnh trước bất ngờ. Nhớ rằng, họ không biết trước ai sẽ nói gì, hay người nói sẽ nói rõ chữ không. Điều bất ngờ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Hơn nữa, lời dịch thường đến với hàng ngàn người trong một không gian rất đáng sợ, như cuộc họp thường niên của Liên Hiệp Quốc chẳng hạn. Để làm chủ được cảm xúc của mình, họ chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi họp, xây dựng trước bảng từ điển thuật ngữ, đọc miệt mài về đề tài, và xem lại những bài nói trước về chủ đề đó. Cuối cùng, thông dịch viên làm việc theo cặp. Trong khi một người đang dịch những lời thoại đang tới, người còn lại hỗ trợ bằng cách tìm tài liệu, tra cứu từ vựng, và tìm những thông tin liên quan. Bởi vì thông dịch đồng thời đòi hỏi sự tập trung cao độ, cứ 30 phút, cặp thông dịch sẽ đổi vai. Sự thành công phụ thuộc vào sự phối hợp nhịp nhàng và có kỹ thuật. Ngôn ngữ rất phức tạp, và khi những khái niệm trừu tượng và ngữ nghĩa bị nhầm lẫn khi phiên dịch tai họa khôn lường dễ xảy ra. Như Margaret Atwood từng nói, "Chiến tranh xảy ra khi không còn dùng lời nói nữa." Thông dịch viên hội nghi là người hiểu điều đó rõ hơn cả và làm việc chăm chỉ đằng sau hậu trường để đảm bảo không có sơ suất gì xảy ra.