Khi tôi còn bé, hiểm họa chúng tôi sợ nhất là chiến tranh hạt nhân. Đó là lý do chúng tôi có thùng như thế này trong tầng hầm, chứa đầy các thùng nước và thức ăn. Khi chiến tranh hạt nhân xảy ra, chúng tôi định đi xuống tầng hầm, ngồi xổm xuống và ăn thức ăn trong thùng. Ngày nay nguy cơ lớn nhất trong thảm họa toàn cầu không giống như vậy. Thay vào đó, nó như thế này. Nếu cái gì tước đi sinh mạng hơn 10 triệu người trong vài thập kỉ tới, nhiều khả năng đó là virus lây nhiễm mức độ cao hơn là chiến tranh. Không phải tên lửa, mà là vi khuẩn. Phần đa lý do là chúng ta đã đầu tư số tiền lớn để ngăn ngừa hạt nhân. Nhưng thực sự đầu tư rất ít vào hệ thống ngăn ngừa dịch bệnh. Chúng ta chưa sẵn sàng cho dịch bệnh sắp tới. Hãy nhìn vào dịch bệnh Ebola. Chắc hẳn các bạn đã đọc về nó trên báo, rất nhiều thách thức khó khăn. Tôi đã theo sát nó qua các công cụ phân tích tình huống chúng tôi sử dụng để theo dõi tình hình loại trừ bệnh bại liệt. Khi bạn nhìn xem điều đang diễn ra, vấn đề không phải là có hệ thống làm việc chưa đủ hiệu quả, mà là không có một hệ thống nào cả. Thực tế, có nhiều mảnh ghép quan trọng bị thiếu. Chúng ta không có sẵn nhóm nhà nghiên cứu dịch bệnh gửi đi xem xét trực tiếp loại bệnh, nghiên cứu mức độ lây lan. Các ca bệnh chỉ được biết trên báo chí. Thông tin đến quá trễ trước khi được công bố và cực kỳ thiếu chính xác. Chúng ta không có sẵn đội y khoa. Chúng ta không có phương thức tập dượt cho mọi người. Hiện nay, tổ chức Bác sĩ không biên giới điều phối thành công các tình nguyện viên. Nhưng dù thế, ta còn chậm hơn nhiều so với việc chúng ta nên đưa hàng ngàn người làm việc vào những quốc gia này Và một đại dịch lớn sẽ yêu cầu chúng ta phải có hàng trăm ngàn người làm việc. Đã không có ai ở đó để xem xét phương án điều trị. Không có ai chẩn đoán triệu chứng. Không có ai tìm hiểu nên sử dụng công cụ nào. Ví dụ, chúng ta có thể lấy máu người sống sót, xử lý và cấy plasma vào cơ thể người để phòng bệnh. Nhưng chúng ta chưa bao giờ thử. Chúng ta đã bỏ lỡ nhiều điều. Và những điều này thực sự là thất bại toàn cầu. WHO được tài trợ kiểm soát dịch bệnh, nhưng họ không làm những việc này. Trên màn ảnh, việc làm này hoàn toàn khác biệt. Có một nhóm nhà dịch tễ học đẹp trai sẵn sàng lên đường, họ đi vào và ngăn chặn thành công ổ dịch nhưng nó chỉ thuần chất Hollywood. Dự phòng thất bại có thể khiến cho dịch bệnh sắp tới tàn phá mãnh liệt hơn cả Ebola. Hãy nhìn tình hình phát triển của dịch Ebola trong năm qua. Khoảng 10,000 người đã chết, và hầu hết ở ba nước Đông Phi. Có 3 lý do tại sao nó không lan rộng nữa. Đầu tiên là có nhiều nhân viên y tế làm những công việc dũng cảm. Họ tìm người dân và ngăn ngừa bệnh lan rộng. Thứ hai là bản chất của virus. Virus Ebola không lây nhiễm qua đường không khí. Và khi mắc bệnh, hầu như những người bị bệnh đều nằm liệt giường. Thứ ba, dịch bệnh không lan tràn vào khu đô thị. Đó chỉ là may mắn. Nếu nó lan tràn vào các khu đô thị, số lượng các ca nhiễm sẽ lớn hơn rất nhiều. Nên lần tới, chúng ta có thể sẽ không gặp may như vậy. Có thể có virus lây nhiễm vào con người vẫn khiến họ đủ khỏe để đi máy bay, hay ra chợ. Nguồn virus có thể là đại dịch tự nhiên như khuẩn Ebola, hay có thể là khủng bố sinh học. Có những điều sẽ làm cho mọi việc trở nên tồi tệ ngàn lần. Hãy nhìn vào ví dụ thực tế virus lây lan trong không khí, Dịch Cúm Tây Ban Nha năm 1918. Đây là điều sẽ xảy ra: Virus lan truyền trên thế giới cực kỳ nhanh, rất nhanh. Bạn có thể thấy hơn 300 triệu người chết do đại dịch đó. Vậy nên đây là một vấn đề nghiêm trọng. Chúng ta cần phải quan tâm. Nhưng trên thực tế, chúng ta có thể xây dựng hệ thống phản hồi tốt. Chúng ta có nhiều lợi ích từ khoa học và công nghệ ở đây. Chúng ta có di động để thu thập thông tin từ cộng đồng và đưa thông tin tới họ. Chúng ta có bản đồ vệ tinh có thể xem mọi người đang ở đâu, đi đến chỗ nào. Chúng ta có nhiều tiến bộ về sinh học có thể thay đổi đáng kể thời gian quay vòng để tìm hiểu về mầm bệnh và có thể chế tạo thuốc và vắc-xin phù hợp với mầm bệnh đó. Vậy là chúng ta có các công cụ, nhưng những công cụ này cần được đặt vào trong hệ thống y tế toàn cầu. Và chúng ta cần trang bị sẵn sàng. Bài học tốt nhất, theo tôi, về cách chuẩn bị một lần nữa là những gì chúng ta làm vì chiến tranh. Với người lính, chúng ta có toàn thời gian, đợi xuất phát. Đội quan dự phòng có thể tăng lên số lượng lớn. NATO có đơn vị lưu đoọng có thể điều động nhanh chóng. NATO tiến hành nhiều trò chơi chiến tranh, họ được huấn luyện tốt chứ? Liệu họ có hiểu về nhiên liệu và hậu cần và tần sóng radio giống nhau? Vâng, họ luôn sẵn sàng ra đi. Đó là những việc chúng ta cần đối phó với dịch bệnh. Những mảnh ghép quan trọng là gì? Thứ nhất, chúng ta cần có hệ thống y tế mạnh ở các nước nghèo. Đó là nơi các bà mẹ có thể sinh nở an toàn, trẻ em được tiêm đủ vắc-xin. Nhưng, cũng nơi đó chúng ta sẽ chứng kiến sự bùng nổ rất sớm. Chúng ta cần có đội y tế dự phòng: rất nhiều người đã được đào tạo và có nền tảng họ sẵn sàng lên đường với các chuyên gia. Và tiếp đến chúng ta cần sắp xếp đội y tế đi với quân đội, tận dụng năng lực của quân nhân như di chuyển nhanh, làm hậu cần và đảo bảo an ninh khu vực. Chúng ta cần làm mô phỏng, trò chơi vi trùng, không phải trò chơi chiến đấu, để xem lỗ hổng ở đâu. Lần trước một trò chơi vi trùng được đưa ra ở Mỹ năm 2001, trò chơi đó không nhận được phản hồi tốt lắm. Tỉ số của trận đấu là: vi trùng: 1, con người: 0. Cuối cùng, ta cần nhiều Nghiên cứu&Phát triển tiên tiến về vắc-xin & chẩn đoán. Đã có nhiều đột phá lớn, giống như virus Adeno liên hợp có thể đạt được hiệu quả nhanh chóng. Hiện tại tôi chưa có con số chính xác chi phí hết bao nhiêu, nhưng tôi chắc chắn nó sẽ khiêm tốn hơn nhiều so với thiệt hại tiền tàng. Ngân hàng thế giới ước tính nếu chúng ta gặp phải dịch cúm toàn cầu, tài sản thế giới sẽ giảm xuống hơn 3 nghìn tỉ đô và hàng triệu triệu người chết. Món đầu tư này đem lại lợi ích to lớn vượt xa việc sẵn sàng chiến đấu với dịch bệnh. Chăm sóc sức khỏe thiết yếu, nghiên cứu phát triển, những điều này sẽ làm giảm đi bất bình đẳng y tế toàn cầu và làm cho thế giới an toàn rất nhiều. Vì thế tôi cho rằng điều này hoàn toàn cần phải được ưu tiên. Không cần phải hoảng sợ. Chúng ta không phải tích trữ mỳ ăn hoặc trốn dưới tầng hầm. Nhưng chúng ta cần bắt tay làm ngay vì thời gian không chờ đợi chúng ta. Trên thực tế, nếu có một điều lạc quan nó có thể đến từ vụ dịch bệnh Ebola, có thể xem đó là một cảnh báo sớm, tiếng gọi cảnh tỉnh, hãy sẵn sàng. Nếu bắt đầu ngay bây giờ, chúng ta có thể sẵn sàng cho dịch bệnh sắp tới. Xin cảm ơn. (Vỗ tay)