Gần đây, chúng ta đã nghe nhiều về việc mạng xã hội đã giúp đỡ biểu tình, và đúng như vậy, nhưng sau hơn một thập kỷ nghiên cứu và tham gia vào các chiến dịch xã hội, tôi đã nhận ra rằng cách mà công nghệ giúp đỡ các chiến dịch xã hội ngược lại còn có thể làm suy yếu chúng. Điều này là không thể tránh khỏi, nhưng để vượt qua nó cần sự nghiên cứu kỹ lưỡng về việc tạo ra thành công về lâu về dài. Và bài học này áp dụng vào nhiều lĩnh vực. Ví dụ cuộc biểu tình ở Công viên Gezi của Thổ Nhĩ Kỳ, tháng 7 năm 2013, nơi tôi đã quay lại để nghiên cứu. Twitter chính là chìa khóa của sự tổ chức. Nó có mặt ở khắp mọi nơi trong công viên - cùng với hơi cay. Không phải tất cả đều là công nghệ. Nhưng người Thổ Nhĩ Kỳ đã quen với sức mạnh của Twitter vì một sự cố không may 1 năm trước khi mà một máy bay quân đội đã đánh bom và giết chết 34 tên buôn lậu Kurdish, gần khu vực biên giới, và truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn che đậy thông tin đó. Biên tập viên ngồi trong phòng và đợi cho chính phủ chỉ bảo họ. Một phóng viên không thể chịu đựng được. Anh đã tự mua vé máy bay, và đi đến ngôi làng nơi điều đó xảy ra. Và anh đã đối mặt với cảnh tượng này: một hàng dài các quan tài đang đi xuống đồi, người thân khóc lóc. Anh ta sau đó cho tôi biết anh đã cảm thấy bàng hoàng và không biết phải làm gì, thế là anh rút điện thoại ra, như ai cũng sẽ làm, chụp 1 bức ảnh rồi đưa lên Twitter. Và sau đó, bức hình phát tán rộng rãi và phá vỡ sự kiểm duyệt và buộc truyền thông phải đưa tin về nó. 1 năm sau, khi mà cuộc biểu tình Gezi xảy ra, ban đầu chỉ là cuộc biểu tình chuống lại việc san bằng công viên, nhưng lại trở thành biểu tình chống chính quyền. Không ngạc nhiên khi truyền thông cũng làm lơ, nhưng vào lúc đó lại hơi lố bịch. Khi mà mọi việc khá căng thẳng, khi CNN International đưa tin trực tiếp từ Istanbul. CNN Thổ Nhĩ Kỳ, thay vào đó, lại phát một bộ phim tài liệu về chim cánh cụt. Tôi thích phim tài liệu về chim cánh cụt, nhưng đó không phải là tin chính của ngày. Một người xem tức giận đã chụp lại hình 2 màn hình, và bức ảnh đó cũng lan rộng, và từ đó, người ta gọi truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ là truyền thông cánh cụt. Nhưng lần này, họ đã biết phải làm gì. Họ lấy điện thoại ra và tìm tin thật. Họ biết ra công viên, chụp ảnh và tham gia và chia sẻ trên mạng xã hội. Kết nối kỹ thuật số sử dụng cho mọi thứ, từ thức ăn đến quyên góp. Mọi thứ được tổ chức một phần nhờ vào công nghệ mới. Và sử dụng Internet để huy động và công khai biểu tình thực sự đã có từ lâu. Bạn có biết người Zapatistas, những nông dân nổi dậy ở miền nam Chiapas của Mexico chỉ huy bởi Subcomandante Marcos hấp dẫn, đeo mặt nạ và hút thuốc? Đó có lẽ là chiến dịch đầu tiên mà được toàn cầu chú ý nhờ Internet. Hay Seattle 99, khi mà một nỗ lực cấp cở sở đa quốc gia đã thu hút sử chú ý toàn cầu về một tổ chức đen tối, tổ chức Thương mại Thế giới, cũng bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tổ chức. Và gần đây, nhiều chiến dịch đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia: sự nổi dậy của người Ả Rập từ Ba-ranh đến Tunisia đến Ai Cập và nhiều nước khác; biểu tình ở Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp; cuộc biểu tình Gezi Park; Đài Loan; phong trào Euromaidan ở U-crai-na; Hong Kong. Và hãy nghĩ về những chiến dịch gần đây, như hashtag #BringBackOurGirls. Ngày nay, một mạng lưới Twitter có thể gây ra một chiến dịch toàn cầu. 1 trang Facebook có thể trở thành trung tâm của sự tổng động viên. Tuyệt vời. Nhưng hãy nghĩ đến những khoảnh khắc tôi vừa đề cập đến. Những thành quả họ đạt được, kết quả, không cân xứng với kích cỡ và năng lượng họ đã bỏ ra. Những hy vọng của họ không được đáp ứng bởi những gì họ có sau khi kết thúc. Và điều này đặt ra câu hỏi: Khi công nghệ kỹ thuật số khiến việc tổ chứ các chiến dịch dễ dàng hơn, tại sao các kết quả tốt lại không xảy ra? Trong lúc ta áp dụng kĩ thuật số vào vận động và chính trị, chúng ta có bỏ qua những lợi ích của việc làm này? Bây giờ, tôi tin như vậy. Tôi tin rằng luật lệ cơ bản là: Dễ huy động không có nghĩa là dễ đạt được. Bây giờ, nói rõ hơn, công nghệ có ích theo nhiều cách. Nó rất mạnh mẽ. Ở Thổ Nhĩ Kì, tôi thấy 4 sinh viên cao đẳng tổ chứng một mạng lưới báo chí có tên 140Journos mà đã trở thành trung tâm của các tin tức không bị cắt bỏ của cả nước. Ở Ai Cập, tôi thấy một nhóm 4 người khác sử dụng kết nối kĩ thuật số để tổ chức cung cấp cho 10 bệnh viện, những chiến dịch rất lớn, trong cuộc xung đột gần quảng trường Tahrir năm 2011. Và tôi hỏi người khởi xướng, gọi là Tahrir Supplies, anh đã mất bao lâu để đi từ ý nghĩ đến hành động. "5 phút," anh ta nói. 5 phút. Và anh không có kinh nghiệm nào trong ngành hậu cần. Hay hãy nghĩ đến chiến dịch Ocupy đã làm chấn động thế giới năm 2011. Nó bắt đầu với 1 email từ 1 tờ báo, Adbusters, đến 90000 người truy cập. Khoảng 2 tháng sau email đầu tiên, đã có 600 cuộc biểu tình diễn ra ở Mỹ. Chưa đầy 1 tháng sau cuộc chiếm đóng ở công viên Zuccotti, một cuộc biểu tình toàn cầu được tổ chức ở 82 quốc gia, 950 thành phố. Đó là 1 trong những chiến dịch lớn nhất được tổ chức. Bây giờ, hãy so sánh với Chiến dịch Quyền Dân chủ năm 1955 ở Alabama đã phản đối hệ thống xe buýt phân biệt chủng tộc, thứ họ muốn tẩy chay. Họ đã chuẩn bị trong nhiều năm và quyết định đã đến lúc hành động sau khi Rosa Parks bị bắt giữ. Nhưng làm sao để mọi người biết - ngày mai chúng ta sẽ tẩy chay - nếu bạn không có Facebook, nhắn tin, Twitter? Vì vậy họ đã phải in 52000 tờ rơi bằng cách lẻn vào 1 trường đại học và làm việc bí mật suốt đêm. Sau đó họ nhờ 68 tổ chức Phi-Mỹ trải dài cả thành phố để phân phát tờ rơi. Và công tác hậu cần rất khó khăn, vì đây là những người nghèo. Họ vẫn phải đi làm, dù tẩy chay hay không, vậy là một hệ thống cho đi nhờ xe được tổ chức, 1 lần nữa bằng cách nhóm họp. Không nhắn tin, Twitter, Facebook. Họ phải gặp nhau suốt để chiến dịch hoạt động. Ngày nay, điều đó sẽ dễ hơn. Chúng ta có thể tạo ra 1 cơ sở dữ liệu, những xe có sẵn và xe bạn cần, kết hợp các dữ liệu và dùng tin nhắn. Chúng ta không cần phải gặp nhau nhiều như vậy. Nhưng 1 lần nữa, thử nghĩ xem: Chiến dịch Quyền dân chủ ở Mỹ đã đi qua một chiến trường chính trị, đối mặt và vượt qua sự đàn áp, giành lại được sự nhượng bộ, đi qua và phát triển thông qua rủi ro. Trái lại, 3 năm sau khi chiến dịch Occupy khởi đầu đối thoại quốc tế về bất bình đẳng, các chính sách ủng hộ nó vẫn tồn tại. Europe cũng rung chuyển bởi biểu tình chống lại thắt lưng buộc bụng, nhưng châu lục này vẫn giữ vững lập trường. Khi tiếp thu những công nghệ này, chúng ta có đang bỏ qua lợi ích của việc chậm mà chắc? Để hiểu được vấn đề này, tôi quay trở lại Thổ Nhĩ Kì 1 năm sau cuộc biểu tình Gezi và phỏng vấn nhiều người, từ các nhà hoạt động đến chính trị gia, từ đảng cầm quyền đến đảng đối lập. Tôi thấy rằng những người biểu tình Gezi đang tuyệt vọng. Họ chán nản, và họ không đạt được những gì hi vọng. Điều này nhắc tôi cái mà tôi biết trên toàn thế giới từ những người biểu tình khác mà tôi còn giữ liên lạc. Và tôi đã nhận ra 1 phần của vấn đề rằng biểu tình ngày nay giống như leo đỉnh Everest với sự giúp đỡ của 60 người Sherpa, và Internet chính là Sherpa của chúng ta. Điều ta đang làm là chọn con đường nhanh nhất và không thay thế những lợi ích của những công việc chậm hơn. Bởi vì, bạn thấy đấy, kiểu công việc mà tổ chức những nhiệm vụ chán nản, tẻ nhạt không chỉ quan tâm đến những nhiệm vụ đó, họ còn phải tạo ra những tổ chức có thể suy nghĩ theo hướng tập thể và đưa ra những quyết định khó khăn cùng nhau, tạo ra sự đồng lòng và cải tiến, và có thể quan trọng hơn nữa, điều hành mọi việc bất chấp khác biệt. Khi bạn nhìn thấy cuộc mít tinh March on Washington năm 1963, khi bạn nhìn vào bức ảnh đó, đây là cuộc mít tinh mà Martin Luther King đã đọc bài phát biểu "I have a dream", 1963, bạn không chỉ nhìn thấy một cuộc mít tinh và nghe thấy một bài phát biểu hùng hồn, bạn còn có thể thấy sự cần mẫn, chăm chỉ thể hiện trong cuộc mít tinh. Và nếu bạn có quyền lực, bạn nhận thấy bạn phải tận dụng được sức mạnh từ cuộc mít tinh đó, không chỉ là cuộc mít tinh, mà còn là sức mạnh, một cách nghiêm túc Trái lại, nếu bạn để ý cuộc mít tinh toàn cầu Occupy được tổ chức trong 2 tuần, bạn thấy sự bất mãn, bạn không thấy tác động lâu dài. Và quan trong, chiến dịch Quyền Dân Chủ đã cải tiến khôn khéo từ sự tẩy chay các quán ăn kì thị sắc tộc đến biểu tình, mít tinh rồi tự do. Các chiến dịch ngày nay bùng nổ rất nhanh mà không có nền tảng tổ chức mà có thể giúp họ vượt qua thử thách. Họ cảm thấy các cuộc khởi động ngày càng lớn dần nhưng không biết phải làm gì tiếp theo, và hiếm khi có thể chuyển đổi một cách chiến thuật bởi vì họ không đủ khả năng để vượt qua những sự chuyển đổi đó. Bây giờ, tôi muốn nói rõ rằng: Điều kì diệu không nằm trong chiếc máy in rô-nê-ô. Nó nằm ở khả năng làm việc nhóm, suy nghĩ tập thể, điều mà chỉ có thể được hình thành theo thời gian. Để hiểu rõ cụ thể, tôi đã phỏng vấn một quan chức từ đảng cầm quyền ở Thổ Nhĩ Kì, và tôi hỏi ông ta: "Ông đã làm thế nào?" Họ cũng dùng công nghệ kĩ thuật số, nên vấn đề không nằm chỗ đó. Vậy bí mật là gì? Ông ta nói với tôi. Ông nói rằng mấu chốt là ông không bao giờ bỏ đường vào trà. Tôi hỏi: Việc này có liên quan gì? Ông nói rằng, đảng của ông đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tiếp theo sau cuộc bầu cử gần đây, và ông giành cả ngày tiếp xúc cử tri ở nhà, ở tiệc cưới, lễ rửa tội, và rồi ông gặp đồng nghiệp để so sánh. Với nhiều cuộc gặp gỡ, với trà tại mỗi cuộc gặp, ông không thể từ chối vì rất thô lỗ, ông thậm chí không bỏ một cục đường vào một tách trà, bởi vì như thế sẽ có rất nhiều đường và ông không thể tính nổi, và lúc đó tôi nhận ra tại sao ông nói chuyện rất nhanh. Chúng tôi gặp nhau vào buổi chiều và ông đã uống quá nhiều caffein. Nhưng đảng của ông thắng lớn 2 cuộc bầu cử trong cùng năm với cuộc biểu tình Gezi với khoảng cách an toàn. Để chắc chắn, chính phủ có nhiều nguồn để khai thác lợi ích. Đó không phải là một trò chơi, nhưng sự khác biệt là 1 bài học. Và như nhiều câu chuyện khác, đây không chỉ về công nghệ. Đó là những gì công nghệ cho phép ta làm so với những gì ta muốn làm. Những chiến dịch xã hội ngày nay muốn được vận hành không theo quy tắc. Họ không muốn lãnh đạo từ phía cơ quan cấp cao. Họ muốn tránh xa chính trị vì sợ tham nhũng và bị kết nạp. Họ có 1 quan điểm. Nền dân chủ đại diện đang bị đàn áp ở nhiều quốc gia bởi các thế lực. Nhưng vận hành cách này sẽ gây khó khăn cho họ để bền vững lâu năm và dùng sức mạnh cho cả hệ thống, khiến nhiều người nản chí bỏ cuộc, và nhiều chính trị tham nhũng hơn. Và chính trị và nền dân chủ không có những khó khăn hiệu quả, vì nguyên nhân dẫn đến những chiến dịch gần đây rất quan trọng. Biến đổi khí hậu là rảo càn. Bất bình đẳng đang kìm hãm sự phát triển, tiềm năng và nền kinh tế của con người. Chủ nghĩ độc đoán đang kìm hãm nhiều nước. Chúng ta cần hành động để hiệu quả hơn. Bây giờ, nhiều người cho rằng vấn đề là chiến dịch không được hình thành bởi người chấp nhận rủi ro nhiều như trước, và điều đó không đúng. Từ Gezi đến Tahrir đến mọi nơi, tôi đã thấy những người mạng sống bị nguy hiểm. Và cũng không đúng, như Malcolm Gladwell đã nói, rằng người biểu tình ngày nay tạo nên sự gắn kết yếu hơn. Không, họ đến biểu tình, chỉ như trước, với bạn bè, cộng đồng, và thỉnh thoảng kết bạn mới. Tôi vẫn gặp các bạn của tôi trong những cuộc biểu tình Zapat toàn cầu 1 thập kỉ trước, và sự kết nối giữa những người xa lạ không phải không đáng. Khi tôi bị xịt hơi cay ở Gezi, những người tôi không biết giúp đỡ tôi thay vì chạy đi. Ở Tahrir, tôi thấy người biểu tình, làm việc vất vả để giúp người khác an toàn và được bảo vệ. Và phổ biến bằng công nghệ thật tuyệt, bởi vì thay đổi suy nghĩ là nền tảng của thay đổi chính trị. Nhưng chiến dịch ngày nay phải hơn là tham gia đông đúc và còn phải tìm cách suy nghĩ tập thể, phát triển các yêu cầu chính sách, tạo sự đồng lòng, tìm ra các bước chính trị và kết nối với đòn bẩy, bởi vì những ý định tốt, lòng dũng cảm và sự hi sinh sẽ không đủ. Và cũng có nhiều nỗ lực. Ở New Zealand, một nhóm thanh niên đang phát triển một nền tảng gọi là Loomio cho người quyết định tham gia biểu tình. Ở Thổ Nhĩ Kì, 140Journos đang tổ chức một buổi tọa đàm để ủng hộ cộng đồng cũng như báo chí nhân dân. Ở Argentina, một nền tảng mở tên DemocracyOS đang kêu gọi tham gia đến Quốc hội và đảng chính trị. Tất cả đều tuyệt vời, và chúng ta cần nhiều hơn, nhưng câu trả lời không chỉ nằm ở quyết định onlie, bởi vì đối với nền dân chủ ngày nay, ta cần phải đổi mới hàng ngày từ tổ chức đến chính trị đến xã hội. Bởi vì để thành công lâu dài, đôi khi bạn cần trà không đường cùng với Twitter. Cảm ơn. (Vỗ tay)