Nền dân chủ. Tại phương Tây, chúng ta đang mắc phải một sai lầm lớn vì xem thường nó. Chúng ta cho rằng dân chủ không giống như những bông hoa vốn mỏng manh yếu ớt, mà chỉ coi nó như là một vật trang trí cho xã hội. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ đến nó như là 1 người k khoan nhượng (về chính trị). Chúng ta mù quáng tin rằng chủ nghĩa tư bản dĩ nhiên sinh ra nền dân chủ. Nhưng không phải vậy. Tổng thống Singapore Lý Quang Diệu và những bản sao lớn của ông ở Bắc Kinh đã cho thấy sự nghi ngờ vô lý về sự khả thi của một nền tư bản thịnh vượng, tăng trưởng ngoạn mục, trong khi hệ thống chính trị còn duy trì nền dân chủ tự do. Thật sự, nền dân chủ đang bị kìm hãm tại chính quê hương của nó, tại châu Âu này. Đầu năm nay, khi tôi còn đang đại diện cho Hy Lạp -- chính phủ Hy Lạp mới được bầu -- tại cộng đồng châu Âu với tư cách Bộ trưởng Tài chính, tôi được lệnh không chính thức rằng tiến trình dân chủ của quốc gia mình -- các cuộc bầu cử -- không được phép can thiệp đến các chính sách kinh tế đang được thi hành ở Hy Lạp. Lúc đó, tôi thấy rằng không có chứng minh nào chính đáng hơn của Lý Quang Diệu, hay Đảng Cộng sản Trung Hoa, thật sự là 1 vài người bạn cứng đầu của tôi cứ luôn nói với tôi rằng nền dân chủ sẽ bị cấm cản nếu nó lăm le thay đổi điều gì. Tối nay, tại đây, tôi muốn cho mọi người thấy một nền kinh tế vì dân chủ thực sự. Tôi muốn mọi người cùng tôi tin rằng Lý Quang Diệu, Đảng Cộng sản Trung Quốc và cộng đồng châu Âu đã sai khi tin rằng chúng ta có thể không cần đến dân chủ nữa -- mà là chúng ta cần một nền dân chủ nhiệt huyết và chính thống. Và không có dân chủ, xã hội này sẽ thật tồi tệ, tương lai mù mịt và những phát minh kỹ thuật mới, vĩ đại sẽ bị lãng phí. Nói về lãng phí, cho phép tôi chỉ ra một nghịch lý thú vị đang đe dọa nền kinh tế ta đang nhắc tới. Tôi gọi nó là nghịch lý song đỉnh. Một đỉnh mà bạn hiểu -- bạn biết nó, bạn nhận diện được nó-- đó là núi nợ đang bao phủ khắp nước Mỹ, châu Âu và toàn bộ thế giới. Chúng ta đều nhận ra núi nợ này. Nhưng ít người thấy rõ được đỉnh còn lại. Một núi tiền nhàn rỗi nằm trong tay những người tiết kiệm giàu có và các tập đoàn, vì quá sợ hãi nên không dám đầu tư tiền vào những hoạt động béo bở có thể tạo ra các nguồn thu nhập mà từ đó bạn có thể dẹp bỏ núi nợ và tạo ra những thứ mà loài người thật cần, như năng lượng xanh. Giờ để tôi cung cấp cho mọi người hai con số. Hơn ba tháng trước, tại Mỹ, Anh và châu Âu, chúng tôi đã đầu tư, tổng cộng, 3.4 nghìn tỉ đô vào các mặt hàng làm giàu -- như các nhà máy công nghiệp, máy móc thiết bị, các khối văn phòng, trường học, đường bộ, đường sắt, máy móc, vân vân và vân vân. 3.4 nghìn tỉ đô nghe có vẻ rất nhiều tiền cho đến khi bạn so sánh nó với 5.1 nghìn tỉ đô mà được rải khắp nơi trong các nước có cùng điều kiện, trong các tổ chức tài chính, mà toàn không làm được gì lúc đó cả ngoại trừ lạm phát thị trường chứng khoán và đặt giá thầu lên giá nhà. Cho nên núi nợ và núi tiền nhàn rỗi tạo thành núi song đỉnh, không triệt tiêu lẫn nhau thông qua sự vận hành bình thường của các thị trường. Kết quả là nợ lương, hơn một phần tư người ở độ tuổi 25 đến 54 ở Mỹ, Nhật và châu Âu mất việc. Và kéo theo đó, tổng cầu thấp, mà trong cái vòng xoáy không đáy càng tăng thêm sự bi quan ở các nhà đầu tư, những người, sợ cầu thấp, tái tạo nó bằng cách không đầu tư -- giống y hệt cha đẻ của Oedipus, là người, vì sợ hãi bởi lời tiên tri của nhà tiên tri cho rằng con trai mình khi lớn lên sẽ giết chết mình, đã vô tình thiết kế thêm những mầm mống đảm bảo rằng Oedipus, con trai ông, sẽ giết ông. Đây chính là sự bất mãn của tôi với chủ nghĩa tư bản. Sự lãng phí gộp, toàn bộ số tiền nhàn rỗi này, nên được dành vào mục đích cải thiện chất lượng đời sống, cũng như phát triển nhân tài, và thực sự tài trợ vào công nghệ kỹ thuật như công nghệ xanh, mà là hoàn toàn cần thiết để bảo tồn Địa Cầu. Liệu tôi có đúng không khi tin rằng dân chủ chính là lời giải đáp? Tôi tin là như thế, nhưng trước khi ta tiếp tục, hãy thử nghĩ xem vậy thế nào là dân chủ? Nhà bác học Aristotle đã định nghĩa dân chủ như một thể chế mà ở đó người tự do và người nghèo, chiếm đa số, kiểm soát chính phủ. Bây giờ, dĩ nhiên nền dân chủ người A-ten đã loại trừ quá nhiều người. Phụ nữ, người nhập cư và đương nhiên, những người nô lệ. Nhưng sẽ là một sai lầm nếu ta loại bỏ tầm quan trọng của nền dân chủ Athen cổ đại ấy trên cơ sở những người mà nó loại trừ. Điều còn xác đáng hơn, và vẫn còn tiếp diễn như thế về nền dân chủ Athen, đó là sự bao gồm cả những người lao động nghèo, những người không những đã giành được quyền tự do ngôn luận, mà quan trọng hơn cả, họ đã giành được quyền ý kiến về chính trị giúp họ có được vai vế ngang hàng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến đất nước. Giờ, dĩ nhiên, nền dân chủ Athen đã không tồn tại lâu dài được. Giống như ngọn nến cháy sáng rực rỡ nhưng nhanh lụi tàn. Và quả thực là, dân chủ tự do của chúng ta ngày nay không bắt nguồn từ Aten cổ đại. Chúng bắt nguồn từ Magna Carta, trong cuộc Cách mạng Vinh Quang năm 1688, mà thực ra là trong hiến pháp nước Mỹ. Trong khi nền dân chủ Athen tập trung vào những công dân vô chủ và trao quyền cho người lao động nghèo, nền dân chủ tự do của ta được sáng lập dựa trên truyền thuyết Magna Carta, cái mà, sau tất cả, là một đặc quyền cho những kẻ làm chủ. Và sự thực là, dân chủ tự do chỉ nổi lên khi nó có thể tách biệt hoàn toàn lĩnh vực chính trị ra khỏi lĩnh vực kinh tế, để hạn chế hoàn toàn tiến trình dân chủ trong lĩnh vực chính trị, rời khỏi lĩnh vực kinh tế -- thế giới đoàn thể, nếu bạn muốn -- là một khu vực phi dân chủ. Bây giờ, trong những nền dân chủ ngày nay, sự tách biệt kinh tế với chính trị, khoảnh khắc nó bắt đầu diễn ra, đã dẫn đến một cuộc đấu tranh sử thi không lay chuyển được giữa cả hai, với một nền kinh tế chiếm thế thượng phong so với nền chính trị, ăn sâu vào sức mạnh của nền chính trị ấy. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao các chính trị gia không còn như xưa? Không phải vì DNA của họ thoái hóa. (Cười) Là bởi vì một người có thể ở trong chính phủ nhưng không có quyền lực, là bởi vì quyền lực đã chuyển từ chính trị sang kinh tế, hai mảng tách biệt nhau. Thực ra, tôi đã nói về sự bất mãn của mình với chủ nghĩa tư bản. Nếu bạn nghĩ về nó, nó hơi có phần giống như loài thú ăn mồi sống vậy, mà rất thành công khi giết chết loại con mồi nó phải ăn để sống nhưng cuối cùng lại chết đói. Tương tự, nền kinh tế đã xâm chiếm và chiếm ưu thế so với chính trị đến mức nó đang tự phá hoại nó, gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế. Sức mạnh đoàn thể đang gia tăng, hàng hóa chính trị đang mất giá, sự bất bình đẳng đang gia tăng, tổng cầu đang giảm và các lãnh đạo tập đoàn không đủ dũng cảm để đầu tư tiền mặt của họ. Vậy nên tư bản chủ nghĩa càng thành công khi tách quần chúng ra khỏi nền dân chủ, song đỉnh càng cao hơn và sự lãng phí càng nhiều về nguồn nhân lực và sự giàu có của nhân loại. Rõ ràng là, nếu điều này là đúng, chúng ta phải thống nhất lĩnh vực kinh tế và chính trị lại và tốt hơn là nên kiểm soát quần chúng, giống như ở Athen cổ đại ngoại trừ là không có nô lệ hoặc sự loai trừ phụ nữ và người nhập cư. Giờ này, ý tưởng này không còn là mới. Những người theo chủ nghĩa Mác đã có ý tưởng này cách đây 100 năm và nó đã không được thuận lợi, đúng chứ? Bài học chúng ta hoc được từ sự sụp đổ của Liên Xô cũ là chỉ có phép màu thì dân nghèo mới được lại trao quyền, như họ đã từng ở thời Athen cổ đại, mà không phải tạo ra những hình thức tàn bạo và lãng phí mới. Nhưng có một giải pháp: loại bỏ tầng lớp lao động nghèo. Chủ nghĩa tư bản đang làm thế bằng cách thay thế nhân công giá rẻ bằng máy móc tự động, người máy, robot. Vấn đề nằm ở chỗ miễn là nền kinh tế và chính trị còn tách biệt nhau, sự tự động hóa càng làm song đỉnh cao hơn, sự lãng phí và mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc hơn, bao gồm -- sớm thôi, tôi tin rằng -- ở những nơi như Trung Quốc. Vậy nên chúng ta cần phải cấu hình lại, chúng ta cần tái hợp nền kinh tế với lĩnh vực chính trị, nhưng chúng ta nên làm điều đó bằng cách dân chủ hóa lĩnh vực được hợp nhất, e rằng chúng ta sẽ đến hồi kết với một chế độ chuyên quyền giám sát điên cuồng khiến cho bộ phim Ma trận trông giống như một cuốn phim tài liệu. (Cười) Vậy nên vấn đề ở đây không là chủ nghĩa tư bản có tồn tại hay không những đổi mới công nghệ đang được sinh ra Mà còn thú vị hơn là liệu chủ nghĩa tư bản sẽ được kế tục bởi cái gì đó giống như Ma trận hay một thứ gì đó gần gũi hơn với một xã hội như Star Trek, nơi mà những loại máy móc phục vụ con người và con người dành nhiều sức lực để khám phá vũ trụ và hòa mình vào những cuộc tranh luận về ý nghĩa cuộc đời ở các cuộc họp chính trị cổ đại, như thành A-ten (Hy Lạp cổ), có công nghệ cao. Tôi cho rằng chúng ta có đủ khả năng để lạc quan. Nhưng sẽ mất những gì sẽ như thế nào để có được một nơi lý tưởng như Star Trek, thay vì một nơi tồi tệ như Matrix? Trong giới hạn thực tế, cho phép tôi chia sẻ ngắn gọn, về một vài ví dụ. Ở cấp độ doanh nghiệp, tưởng tượng một thị trưởng vốn, nơi bạn có thể làm việc để kiếm vốn, và là nơi nguồn vốn của bạn theo bạn từ công việc này sang công việc khác, từ công ty này sang công ty khác, và công ty -- bất kỳ công ty nào bạn đang làm việc tại thời điểm đó -- được sở hữu duy nhất bởi những người đang làm việc tại đó vào lúc ấy. Rồi mọi thu nhập bắt nguồn từ vốn, từ lợi nhuận, và khái niệm về lao động trả lương sẽ không còn được dùng nữa. Sẽ không còn sự tách biệt giữa những người sở hữu nhưng không làm việc trong công ty và những người làm việc nhưng không sở hữu công ty; sẽ không còn chiến tranh giữa tư bản và người lao động; không còn khoảng cách lớn giữa đầu tư và tiết kiệm; thật sự, không còn song đỉnh cao chót vót nữa. Ở cấp độ kinh tế chính trị toàn cầu hãy tưởng tượng về thời điểm mà đồng tiền quốc gia có tỷ giá hối đoái trôi tự do, với loại tiền tệ kỹ thuật số, mang tính toàn cầu, phổ quát là loại được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ban hành, G-20, thay mặt cho toàn thể nhân loại. Và hãy tưởng tượng xa hơn khi mà toàn bộ thương mại quốc tế được tính bằng đồng tiền này-- chúng ta hãy gọi nó là "cosmos-vũ trụ" trong các đơn vị cosmos -- mà mỗi chính phủ đồng ý trả tiền vào một quỹ chung một khoảng tiền các đơn vị cosmos tỷ lệ với thâm hụt thương mại. hoặc với thặng dư thương mại của nước họ. Và hãy tưởng tượng rằng quỹ đó được sử dụng để đầu tư vào công nghệ xanh, đặc biệt là ở những nơi trên thế giới mà quỹ đầu tư bị khan hiếm. Đây không phải là một ý tưởng mới. Đây là ý tưởng, một cách hiệu quả, John Maynard Keynes đã đề ra vào năm 1944 tại Hội nghị Bretton Woods. Vấn đề là vào thời điểm đó, họ không có công nghệ để thực hiện điều đó. Giờ chúng ta có, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế chính trị được thống nhất. Thế giới mà tôi đang mô tả với các bạn là có đồng thời chủ nghĩa tự do, trong đó ưu tiên các cá nhân được trao quyền, Chủ nghĩa Mac, vì nó sẽ sự phân chia giữa tư bản và lao động, và nền kinh tế vĩ mô Kê-nơ, kinh tế vĩ mô toàn cầu. Nhưng trên hết, nó là 1 thế giới nơi mà chúng ta có thể nghĩ đến 1 nền dân chủ đích thực. Một thế giới như thế sẽ xuất hiện? Hay chúng ta sẽ rơi vào cảnh tồi tệ của 1 nơi như Matrix? Câu trả lời nằm ở sự lựa chọn chúng ta sẽ cùng quyết định. Đó là sự lựa chọn của chúng ta, và chúng ta nên thực hiện một cách dân chủ. Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Bruno Giussani: Yanis ... Bạn đã tự mô tả bản thân mình trong bios như là 1 người theo chủ nghĩa Mác tự do. Vậy có liên quan gì về phân tích CN Mác hôm nay? Yanis Varoufakis: À, nếu có bất kì sự liên quan nào có trong bài nói, thì đó là CN Mác Bởi vì toàn bộ quan điểm về sự tái thống nhất chính trị và kinh tế là-- nếu chúng ta không làm, thì sự đổi mới công nghệ sẽ tạo ra một sự giảm mạnh trong tổng cầu, là những gì mà Larry Summers đề cập đến như là 1 sự đình trệ có trăm năm 1 lần. Với sự khủng hoảng này việc di cư từ một nơi trên thế giới, như là bây giờ, không những làm mất ổn định nền dân chủ của chúng ta mà thế giới thậm chí còn đang lộ ra sự không quan tâm đến tự do dân chủ. Vậy nên nếu phân tích này đứng vững được thì Mác tất nhiên là có liên quan. Nhưng Hayek cũng vậy, đó là lý do tôi là 1 người theo CN tự do Mác, mà Keynes cũng giống vậy, vậy nên tôi vô cùng bối rối. (Cười) BG: Thật ra, có lẽ chúng tôi cũng như vậy. (Cười) (Vỗ tay) YV: Nếu anh không bối rối, anh không phải suy nghĩ, đúng k? BG: Đó là 1 cách nói triết lý rất, rất là Hy Lạp -- YV: Đó là Einstein, thật ra -- BG: Trong bài nói anh có đề cập đến Singapore và Trung Quốc, và tối qua trong bữa ăn dành cho người diễn thuyết, bạn đã bày tỏ 1 quan điểm khá mạnh về cách phương Tây nhìn vào Trung Quốc, Bạn có muốn chia sẻ về nó không? YV: Thật ra, có một sự đạo đức giả rất lớn. Trong nền tự do dân chủ, chúng ta đang cố làm ra vẻ dân chủ. cũng bởi vì chúng ta hạn chế phạm vi, như tôi đã nói, dân chủ với lĩnh vực chính trị, trong khi lại để một lĩnh vực khác nơi mà mọi hành động -- lĩnh vực kinh tế -- hoàn toàn không có tính dân chủ. Trong nếu tôi được phép kích động Trung Quốc ngày nay thân với Anh Quốc hơn nhiều so với thế kỷ 19. Bởi vì còn nhớ, chúng ta có xu hướng liên kết CN tự do với dân chủ đó là sai lầm, theo lịch sử. CN tự do, tự do, như John Stuart Mill. John Stuart Mill đã từng đặc biệt hoài nghi về quá trình dân chủ. Vậy nên những gì bạn đang thấy ở TQ là một quá trình rất tương tự với những gì đã xảy ra ở Anh trong suốt cuộc CM Nông nghiệp, đặc biệt là quá trình chuyển đổi từ GĐ1 sang GĐ2. Và để trừng phạt Trung Quốc vì làm những việc mà các nước phương Tây đã từng trong thế kỷ 19, thái độ đạo đức giả. BG: Tôi dám chắc rằng nhiều người ở đây đang thắc mắc về trải nghiệm của bạn khi là Bộ trưởng Tài chính Hy lạp năm nay. YV: Tôi đã biết nó sẽ tới. BG: Vâng. BG: 6 tháng sau, bạn thấy thế nào khi nhìn lại nửa năm đầu đó? YV: Cực kỳ phấn khích, từ quan điểm cá nhân. và cũng rất thất vọng, vì chúng ta đã từng có cơ hội khôi phục lại Châu Âu. Không riêng gì Hy lạp, mà là toàn Châu Âu. Để thoát khỏi sự tự mãn và sự phủ nhận liên tục rằng đã có -- và đang có đường lối xây dựng sai lầm lớn khắp khu vực Châu Âu, mà đang đe dọa, 1 cách to lớn, đến toàn bộ tiến trình Liên Minh Châu Âu. Chúng ta đã từng có cơ hội dựa trên cơ sở chương trình Hy Lạp -- mà tiện thể, là chương trình đầu tiên để bày bỏ sự phủ nhận đó -- để đặt vào vị trí đúng. Và, không may, các thế lực trong khu vực Châu Âu, trong cộng đồng Châu Âu, được lựa chọn để duy trì sự phủ nhận ấy. Nhưng bạn biết việc gì xảy ra. Đây là kinh nghiệm của Liên Xô. Khi bạn cố gắng duy trì sống sót 1 hệ thống kinh tế mà không thể tồn tại được, thông qua quyết định chính trị và chủ nghĩa độc đoán, bạn có lẽ thành công trong việc kéo dài nó, nhưng khi sự biến đổi xảy ra nó xảy ra rất đột ngột và rất thê thảm. BG: Bạn nhìn thấy trước biến đổi nào? YV: Vâng, không nghi ngờ rằng nếu chúng ta không thay đổi lối xây dựng của Châu Âu, thì Châu Âu sẽ không có tương lai. BG: Bạn có mắc sai lầm nào khi còn là Bộ trưởng Tài chính? YV: Mỗi ngày. BG: Ví dụ như? YV: Bất cứ ai khi nhìn lại -- (Vỗ tay) Không, nhưng nghiêm trọng. Nếu có Bộ trưởng Tài chính nào hay ai khác về lĩnh vực đó, kể cho bạn sau 6 tháng làm việc, đặc biệt là trong vị trí áp lực như thế mà không mắc lỗi gì cả, thì họ là những người lợi hại. Dĩ nhiên tôi đã mắc lỗi. Lỗi lầm lớn nhất là khi kí đơn gia hạn hợp đồng vay nợ cuối tháng 2. Tôi đã tưởng rằng có sự quan tâm thật bên phía các chủ nợ để tìm thấy điểm chung. Và đã không phải Họ chỉ đơn thuần chú trọng vào việc đè nát chính phủ, chỉ vì họ không muốn phải giải quyết những đường lối xây dựng sai lầm đang hoạt động khắp khu vực Châu Âu. Và vì họ không muốn thừa nhận rằng 5 năm qua họ đã thực hiện 1 chương trình thảm khốc ở Hy Lạp. Chúng ta đã làm mất 1/3 GDP danh nghĩa Điều này còn tồi tệ hơn so với Cuộc Đại Suy Thoái. Và không ai đã ra dọn dẹp những người cho vay mà đã áp đặt chính sách này để nói,"Đây là một sai lầm to lớn" BG: Mặc dù tất cả, mặc dù tính chất công kích của cuộc thảo luận này, bạn vẫn còn duy trì Châu Âu khá chuyên nghiệp. YV: Tất nhiên rồi. Nhìn này, những lời chỉ trích của tôi về EU và khu vực Châu Âu là đến từ 1 người đang sinh sống tại Châu Âu. Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là Châu Âu sẽ không còn tồn tại. Bởi vì nếu nó không tồn tại, các lực lượng ly tâm sẽ được giải phóng sẽ điên cuồng, và họ sẽ tiêu diệt Liên Minh Châu Âu. Và đó sẽ là thảm họa không chỉ đối với Châu Âu mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta có lẽ có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Và nếu chúng ta tự cho phép mình rơi vào con đường hậu hiện đại của những năm 30, mà có vẻ đối với tôi là những gì chúng ta đang làm, rồi đó sẽ bất lợi như nhau tới tương lai các nước Châu Âu và không thuộc Châu Âu. BG: Chúng tôi rất hy vọng anh đã sai lầm. Yanis, cảm ơn đã đến với TED. YV: Cảm ơn (Vỗ tay)